ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ<br />
----------<br />
<br />
TRẦN HOÀI NAM<br />
<br />
NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO HỆ THỐNG CẢM BIẾN<br />
VI LỎNG PHÁT HIỆN VẬT THỂ TRONG KÊNH DẪN<br />
<br />
Ngành: Công Nghệ Kỹ thuật Điện tử, Truyền thông<br />
Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử<br />
Mã số: 8510302.01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG<br />
<br />
HÀ NỘI – 2018<br />
<br />
Mục lục<br />
<br />
Mục lục ................................................................................................. 1<br />
MỞ ĐẦU .............................................................................................. 2<br />
Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG........................................................ 4<br />
1.1.<br />
Một số ứng dụng của Công nghệ Nano Sinh học .............. 4<br />
1.2.<br />
Vi cảm biến kiểu tụ điện .................................................... 5<br />
Chương 2. THIẾT KẾ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG CẢM BIẾN VI<br />
LỎNG PHÁT HIỆN VẬT THỂ TRONG KÊNH DẪN....................... 8<br />
2.1.<br />
Cấu trúc cảm biến. ............................................................. 8<br />
2.2.<br />
Mô phỏng phần cứng. ........................................................ 9<br />
2.3.<br />
Thiết kế mạch điều khiển tập trung tế bào. ...................... 13<br />
Chương 3. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM ........................................ 17<br />
KẾT LUẬN ........................................................................................ 21<br />
Kết luận.......................................................................................... 21<br />
Hạn chế và hướng phát triển .......................................................... 21<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 23<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Tổng quan<br />
Những nghiên cứu trong công nghệ sinh học thường đòi hỏi một<br />
số lượng khá lớn những trang thiết bị và phòng thí nghiệm, cụ thể là<br />
những phân tích DNA, những nghiên cứu về các loại thuốc, những<br />
trang thiết bị thu thập thông tin về người bệnh như film chụp X-quang,<br />
cắt lớp…Để đáp ứng được nhu cầu trong vấn đề trên, một kỹ thuật<br />
hàng đầu trong lĩnh vực này được nghiên cứu chế tạo đó là các chíp<br />
sinh học (Biochip). Biochip được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, phổ<br />
biến nhất là trong nghiên cứu về gene, trong nông nghiệp, kiểm<br />
nghiệm thực phẩm; dùng để nghiên cứu về độc chất, protein, hóa sinh;<br />
phát hiện các loại vi trùng gây bệnh, xuất hiện trong thức ăn, nước<br />
uống và trong cơ thể con người; hay phát hiện nhanh các tác nhân<br />
trong chiến tranh hóa, sinh học.<br />
<br />
Hình 1: Một số mẫu chíp sinh học (nguồn: Internet)<br />
Microfluidic (kênh dẫn vi cơ lỏng) là một lĩnh vực mới thú vị của<br />
khoa học và kỹ thuật cho phép phân tích kiểm soát trên quy mô rất<br />
nhỏ và thiết bị nhỏ gọn, tiết kiệm chi phí, hiệu quả hơn hệ thống thông<br />
thường khác. Chúng có khả năng đáp ứng nhu cầu của các phản ứng<br />
<br />
2<br />
<br />
tốc độ nhanh bằng cách giảm kích thước các kênh dòng chảy và các<br />
không gian phản ứng, qua đó giảm không gian khuếch tán. Công nghệ<br />
vi cơ lỏng ứng dụng trong rất nhiều ngành: Kỹ thuật, Vật lý, Hóa học,<br />
Công nghệ vi chế tạo và Công nghệ sinh học. Công nghệ này đang<br />
từng bước trở thành công nghệ mũi nhọn cho phép chế tạo những vi<br />
hệ thống sử dụng những vi thể tích chất lỏng, (còn được biết đến với<br />
cái tên “phòng thí nghiệm siêu nhỏ tích hợp trên một con chip” labon-chip).<br />
Các cảm biến trên cơ sở hệ vi cơ lỏng có khả năng phát hiện vi<br />
rút cúm A, tế bào ung thư,… Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực<br />
khác nhau như: nuôi cấy tế bào, lọc tách các thành phần sinh học, hóa<br />
học…<br />
Mục tiêu của đề tài<br />
Đề tài này thực hiện nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm<br />
một cấu trúc hệ thống cảm biến vi lỏng phát hiện vật thể trong kênh<br />
dẫn hướng tới các ứng dụng trong lĩnh vực y sinh học…. Cấu trúc đề<br />
xuất hoạt động dựa trên nguyên lý điện dung vi sai với khả năng hoạt<br />
động trong các điều kiện môi trường đặc thù. Thiết kế các mạch tích<br />
hợp điều khiển, xử lý điện tử đánh giá khả năng hoạt động và kết quả<br />
phát hiện vật thể trong kênh dẫn.<br />
<br />
3<br />
<br />
Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG<br />
1.1.<br />
<br />
Một số ứng dụng của Công nghệ Nano Sinh học<br />
<br />
Công nghệ sinh học nghiên cứu vào sự phát triển và tồn tại của<br />
các dạng tế bào và mô đa chức năng ở thực vật, động vật, cũng như sự<br />
ảnh hưởng từ một tế bào sinh vật đến hoạt động của cả hệ thống sinh<br />
học.<br />
<br />
Hình 2: Phạm vi ứng dụng của công nghệ nano sinh học [4]<br />
Phạm vi ứng dụng của công nghệ sinh học nano rất rộng, từ lĩnh<br />
vực y học, dược phẩm, sinh học, tới các ngành công nghiệp thực phẩm<br />
và nông nghiệp. Trong lĩnh vực sinh học và y tế, công nghệ sinh học<br />
nano được ứng dụng để nghiên cứu bộ gene học (genomics), tin sinh<br />
học (bioinformatics), xác định trình tự gene, tìm kiếm và sàng lọc<br />
dược phẩm, tế bào… Đặc biệt, các hệ thống dẫn chuyển và hướng<br />
đích dược phẩm trên cơ sở công nghệ nano ngày càng được quan tâm<br />
nghiên cứu và đưa vào ứng dụng, bởi vì trên thực tế hầu hết dược<br />
phẩm không chỉ có các tác dụng dược lý hữu ích mà còn có những tác<br />
dụng phụ. Các hệ thống này bao gồm những hạt nano (nanoparticles)<br />
<br />
4<br />
<br />