ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH<br />
<br />
ĐỐI CHIẾU NHÓM THÀNH NGỮ CHỈ<br />
TÂM LÝ TÌNH CẢM TRONG<br />
TIẾNG NGA VÀ TIẾNG VIỆT<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2009<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết<br />
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong công trình<br />
nào khác, trừ phần trích dẫn, tham khảo có ghi xuât xứ.<br />
Tác giả luận văn<br />
<br />
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận<br />
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trong Khoa<br />
Ngôn ngữ học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà<br />
Nội. Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Nguyễn Đức Tồn,<br />
người thầy đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành<br />
luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, các đồng nghiệp và<br />
bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc<br />
dù tôi đã rất cố gắng viết luận văn này song chắc chắn không thể tránh khỏi<br />
những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được những góp ý quí báu của quí<br />
thầy cô và các bạn.<br />
Học viên<br />
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong hệ thống một ngôn ngữ, thành ngữ đồng hành cùng với từ, ngữ<br />
và các đơn vị ngôn ngữ khác tạo thành sự đa dạng cũng như đặc trưng<br />
riêng cho ngôn ngữ đó. Có thể nói, thành ngữ là một bộ phận độc đáo của<br />
mỗi ngôn ngữ, bởi nó phản ánh đặc trưng văn hóa dân tộc của mỗi ngôn<br />
ngữ, trong đó có những giá trị vật chất và giá trị tinh thần của dân tộc bản<br />
ngữ. Chính vì lý do này mà thành ngữ luôn thu hút được sự quan tâm của<br />
nhiều nhà nghiên cứu.<br />
Trong cuộc sống hiện đại, những giá trị này vẫn còn được lưu giữ lại<br />
trước nhất và đầy đủ nhất trong ngôn ngữ, trong đó thành ngữ nói chung,<br />
thành ngữ chỉ các trạng thái tâm lý tình cảm nói riêng là sự phản ánh sâu sắc<br />
và giầu hình ảnh chiều sâu của tư duy cũng như những tư tưởng tôn giáo, lễ<br />
giáo; những quan niệm về văn hóa và phong tục truyền thống; thậm chí là cả<br />
những thói quen thường nhật…..của người bản ngữ.<br />
Việt Nam và Liên bang Nga có mối quan hệ hữu nghị sâu sắc. Liên<br />
bang Nga là nước anh em đã giúp đỡ Việt Nam vượt qua rất nhiều khó khăn<br />
trong cả thời chiến tranh chống Mĩ và thời bình xây dựng lại đất nước. Tiếng<br />
Nga cũng đã từng là một ngoại ngữ bắt buộc trong các trường trung học phổ<br />
thông của Việt Nam từ thế kỷ trước và hiện nay vẫn thu hút đươc nhiều sự<br />
quan tâm trong các trường chuyên ngữ và đại học chuyên ngữ. Bởi lẽ đó, đối<br />
chiếu thành ngữ chỉ các trạng thái tâm lý tình cảm giữa tiếng Nga và tiếng<br />
Việt sẽ cho ta một cái nhìn toàn vẹn hơn về dân tộc Nga, những quan niệm,<br />
truyền thống, văn hóa, phong tục và quan trọng nhất là đời sống tinh thần, thế<br />
giới nội tâm của dân tộc Nga. Đồng thời qua đó chúng ta cũng lại càng hiểu rõ<br />
hơn dân tộc mình.<br />
<br />
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về thành ngữ nói chung và thành ngữ chỉ<br />
trạng thái tâm lý tình cảm nói riêng trong tiếng Nga và tiếng Việt<br />
Ở Việt Nam, trong giới Việt ngữ, công trình đầu tiên đề cập đến thành<br />
ngữ tiếng Viêt có lẽ là của V. Barbier, một tác giả người Pháp với cuốn Les<br />
expressions comparatives de la langue anamite (Thành ngữ so sánh tiếng<br />
Việt-Quy Nhơn, 1925). Mấy năm sau, tác giả Cẩm Giang (1933) có bài viết<br />
Phê bình sách thành ngữ của ông Bửu Cân đăng trên tờ Nam Phong (1933, số<br />
190), đặc biệt Dương Quảng Hàm (1943) còn nêu sự khác biệt giữa tục ngữ<br />
và thành ngữ.<br />
Tuy nhiên phải đến những năm 70 của thế kỷ trước trong giới Việt ngữ<br />
mới có nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm đến địa hạt thành ngữ. Một số công<br />
trình về từ vựng học và thành ngữ, tục ngữ bắt đầu được công bố. Năm 1978,<br />
cuốn từ điển Thành ngữ tiếng Việt do Nguyễn Lực và Lương Văn Đang sưu<br />
tầm được xuất bản đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong việc nghiên cứu<br />
thành ngữ. Khoảng 20 năm trở lại đây, các nhà ngôn ngữ học đã đi sâu<br />
nghiên cứu về nguồn gốc hình thành và những đặc trưng văn hóa - dân tộc<br />
của thành ngữ. Các tác giả có những đóng góp quan trọng là Hoàng Văn Hành<br />
(1980), Đỗ Hữu Châu (1981), Nguyễn Thái Hòa (1982), Phan Xuân Thành<br />
(1980, 1983), Nguyễn Đức Tồn (1988), Nguyễn Văn Khang (1994).<br />
Việc nghiên cứu về tâm lý tình cảm được thể hiện trong thành ngữ chỉ<br />
mới được chú ý khoảng mươi năm trước đây. Tuy vấn đề này đã được đề cập<br />
đến ít nhiều trong các tác phẩm của các tác giả trên, hoặc được trình bày rải<br />
rác ở trong một số các bài báo chuyên đề chứ chưa có một tác phẩm chuyên<br />
khảo nào dành cho vấn đề này. Đã có một số tác giả tiến hành đối chiếu thành<br />
ngữ tâm lý tình cảm giữa hai thứ tiếng trong luận văn thạc sĩ như Lâm Thị<br />
Hòa Bình với luận văn Đối chiếu thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý trong tiếng<br />
Anh và tiếng Việt (2000) hay tác giả Vi Trường Phúc với luận văn Đặc điểm<br />
của các thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán, có đối chiếu với tiếng<br />
Việt (2005) hoặc Nguyễn Văn Trào với bài báo Thành ngữ biểu thị tình cảm<br />
<br />