ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
<br />
SIRIWONG HONGSAWAN<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ<br />
TRONG TIẾNG THÁI VÀ TIẾNG VIỆT<br />
<br />
LUÂN AN TIÊN SĨ NGÔN NGƢ HOC<br />
̣<br />
́<br />
́<br />
̃<br />
̣<br />
<br />
HÀ NỘI - 2009<br />
<br />
MỞĐẦ<br />
U<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Nghiên cứu đối chiếu hành động bác bỏ (HĐBB) trên cứ liệu tiếng Thái và tiếng<br />
Việt có thể cho thấy những nét tương đồng và khác biệt vê ngôn ngữ, về tính lịch sự, về<br />
̀<br />
cách ứng xử văn hóa và cách thức tư duy thể hiện trong hành động ngôn từ (HĐNT) của<br />
hai dân tộc. Hiện nay vẫn còn ít tài liệu tham khảo cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài về<br />
các HĐNT xét theo góc độ đối chiếu, đặc biệt là đối chiếu tiếng Thái với tiếng Việt.<br />
Khi nói đến những nghiên cứu về ngữ dụng học và đặc biệt về hành động (HĐ) giao<br />
tiếp có liên quan đến tiếng Thái và tiếng Việt, người ta chỉ chủ yếu nhắc đến một số luận<br />
văn thạc sĩ và một vài (rất ít) luận án tiến sĩ của Thái Lan và Việt Nam. Quả thật, từ năm<br />
1996 đến nay có một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ thực hiện tại Thái Lan và Việt<br />
Nam sử dụng lý thuyết “Hành đông ngôn tư ” của John L. Austin và John R. Searle. Ở<br />
̣<br />
̀<br />
Thái Lan có những luận văn và luận án như “The Speech Act of Apologizing in Thai”<br />
(วัจนกรรมการขอโทษในภาษาไทย) của Thasanee Makthavornvattana (1998), “The<br />
Speech<br />
<br />
Act<br />
<br />
of<br />
<br />
Promising<br />
<br />
in<br />
<br />
Thai<br />
<br />
Children:<br />
<br />
a<br />
<br />
Metapragmatic<br />
<br />
(วัจนกรรมการคัดค้านของเด็กไทย: การศึกษาเชิงอภิวัจนปฏิบัติศาสตร์<br />
<br />
)<br />
<br />
Study”<br />
<br />
của<br />
<br />
Sinee<br />
<br />
Wanitchanon (1998), “Linguistic Device in Examination in Chief, Cross-Examination,<br />
Re-Examination<br />
<br />
in<br />
<br />
(กลวิธีทางภาษาในการถามซัก ถามค้าน ถามติง<br />
<br />
Trial”<br />
<br />
ในการพิจารณาคดี) của Sareeya Thabthan (2000), “Responding to Apologies in Thai”<br />
(การตอบรับคาขอโทษในภาษาไทย) của Passapong Pewporchai (2002), “Indirectness as<br />
Communicative<br />
<br />
Strategy<br />
<br />
in<br />
<br />
Japanese<br />
<br />
Language”<br />
<br />
(กลวิธีการสื่อสารโดยการพูดอ้อมในภาษาญี่ปุ่น ) của Watcharachai Khobluang (2004),<br />
“Strategies<br />
<br />
for<br />
<br />
Expressing<br />
<br />
Conflict<br />
<br />
in<br />
<br />
Thai”<br />
<br />
(กลวิธีการแสดงความเห็นโต้แย้งในภาษาไทย) của Supasinee Pothiwit (2004), v.v. Còn<br />
trong văn liệu tiếng Việt, đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu như: “Ngữ nghĩangữ dụng câu hỏi chính danh (Trên ngữ liệu tiếng Việt)” của Lê Đông (1996), “Một số<br />
khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mĩ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen” của<br />
Nguyễn Quang (1999), “Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao (các hành thức thoại dẫn)”<br />
<br />
của Mai Thị Hảo Yến (2000), “Cơ sở giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián<br />
tiếp trong hội thoại” của Đặng Thị Hảo Tâm (2002), “Một số đặc điểm ngôn ngữ-văn<br />
hóa ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh)” của<br />
Nguyễn Phương Chi (2004), “Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong<br />
tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)” của Trần Chi Mai (2005), “Hành động phản bác trong<br />
tiếng Việt” của Nguyễn Thị Kim Dung (2006), v.v. Có thể thấy, trong một bối cảnh<br />
nghiên cứu chung như vậy, việc nghiên cứu HĐBB trong phối cảnh đối chiếu giữa tiếng<br />
Thái và tiếng Việt quả thật là một khoảng trống cần được bổ khuyết càng sớm càng tốt.<br />
Ngày nay trong xu thế hội nhập của toàn cầu hóa, việc thương lượng, đàm phán<br />
kinh tế giữa các quốc gia là lĩnh vực của những chấp thuận và BB, vậy cần phải biết cách<br />
BB và biết cách giữ hòa khí v.v. Đối với HĐBB, chúng tôi cho rằng đây là một đề tài<br />
nghiên cứu đầy hứa hẹn vì cấu trúc ngôn ngữ dùng để thực hiện HĐBB rất phong phú.<br />
Đặc biệt là HĐNT này liên quan đến một loạt nhân tố ngữ dụng thú vị, chẳng hạn như<br />
phải chọn chiến lược bác bỏ (BB) như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, sử dụng những<br />
biểu thức điều biến (modification) nào để có thể bảo đảm được tính lịch sự. Có thể nói<br />
BB là một trong những HĐ dễ làm mất lòng người đối thoại nhất, vì thế việc nghiên cứu<br />
loại HĐNT này sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trung tâm nhất của ngữ dụng học.<br />
Theo từ điển tiếng Việt (1997) của Hoàng Phê (Chủ biên), BB là: “…bác đi, gạt đi<br />
không chấp nhận” [40, 22]. Còn theo từ điển tiếng Việt (2001) của Bùi Quang Tịnh, BB<br />
là: “không nạp, không nhận” [57, 30]. Hiệu lực của lời nói BB được Nguyễn Thị Thìn<br />
(2003) mở rộng, cụ thể hóa ở phương diện phạm vi, đó là: “…phủ định một lời khẳng<br />
định, đoán định, phê phán buộc tội trước đó của người đối thoại” [55, 174]. BB là một<br />
trong những HĐ dễ đe dọa đến thể diện người nghe nhất cho nên trong tiếng Thái và<br />
tiếng Việt có những chiến lược làm giảm thiểu sự mất thể diện. Ở đây, cũng cần phân biệt<br />
BB với từ chối. BB khác với từ chối vì BB là BB về mặt thông tin, tức là có một người<br />
đưa ra một nhận định (tiếng Anh gọi là “statement” hoặc “assertion”) sau đó có người<br />
phủ định (PĐ) thông tin đó. Còn từ chối là không chấp nhận lời mời. Ví dụ, có người<br />
mời: “Em có muốn đi ăn cơm với anh không?” Người được mời có thể từ chối: “Em<br />
không đi được vì em có hẹn rồi”.<br />
<br />
Mặc dù tiếng Thái và tiếng Việt có nguồn gốc khác nhau (tiếng Thái có nguồn gốc<br />
“Thái Kadai” và tiếng Việt có nguồn gốc “Nam Á” [96, 1] ), có diện mạo ngữ âm, từ vựng,<br />
ngữ pháp khác nhau, chúng tôi vẫn đặt ra giả thuyết nghiên cứu là: bên cạnh những<br />
điểm khác biệt thì HĐNT nói chung và BB nói riêng trên cứ liệu hai thứ tiếng ắt có nhiều<br />
điểm tương đồng, thể hiện những phương diện chung nào đó trong chiến lược giao tiếp.<br />
Việc tìm hiểu HĐBB theo hướng đối chiếu, so sánh như vậy là rất quan trọng trong việc<br />
dạy và học tiếng với tư cách là một ngoại ngữ.<br />
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
2.1. Đối tượng của luận án là HĐBB, một loại HĐNT luôn luôn đe dọa xúc phạm<br />
thể diện, và do đó nó đặt ra nhiều vấn đề có liên quan về lịch sự, về ứng xử văn hóa. Nói<br />
cách khác, đối tượng nghiên cứu của luận án là HĐBB trong tính toàn diện của nó. Việc<br />
nghiên cứu HĐBB trong tính toàn diện, nhiều chiều kích của nó sẽ cho phép hiểu sâu hơn<br />
những đặc trưng văn hóa ứng xử của người Thái Lan và người Việt Nam.<br />
2.2. Cũng như các HĐ khác, BB có trường hợp gián tiếp, có trường hợp trực tiếp.<br />
Khi nào người ta bác bỏ gián tiếp (BBGT) là vấn đề rất thú vị, có liên quan đến những<br />
nguyên tắc giao tiếp chung, nhưng cũng liên quan đến những đặc thù văn hóa riêng của<br />
các cộng đồng dân tộc.<br />
2.3. HĐBB là HĐ có rất nhiều dấu hiệu tường minh (explicit), đã ổn định hay đang<br />
trên đường ổn định. Trong trường hợp lí tưởng nhất, khi dấu hiệu BB là ổn định, có thể<br />
thấy quan hệ giữa BB (một HĐ) và một loại câu, đó là câu PĐ1 (một kiến trúc ngôn ngữ).<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án<br />
Luận án đặt cho mình mục đích và nhiệm vụ sau đây:<br />
3.1. Khảo sát HĐBB trên cứ liệu tiếng Thái và tiếng Việt.<br />
3.2. Tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt trong cấu trúc hình thức và ngữ<br />
nghĩa của những phát ngôn dùng để thực hiện HĐBB trong tiếng Thái và tiếng Việt.<br />
<br />
1<br />
<br />
Ở đây, cần nhắc lại rằng bác bỏ không nhất thiết phải dùng câu phủ định (đây là trường hợp chọn lối bác bỏ gián<br />
tiếp), và ngược lại, câu phủ định không nhất thiết chỉ dùng để bác bỏ, mà có thể dùng để miêu tả cũng như thực hiện<br />
nhiều hành động ngôn từ khác.<br />
<br />
3.3. Phân tích ảnh hưởng của phép lịch sự đối với HĐBB, qua đó đưa ra những<br />
nhận xét về cách ứng xử văn hóa và cách thức tư duy của hai dân tộc Thái và Việt được<br />
thể hiện qua HĐBB.<br />
4. Đóng góp mới của luận án<br />
Về ý nghĩa lý luận, luận án góp phần làm rõ những tương đồng và khác biệt của<br />
HĐBB trong tiếng Thái và tiếng Việt ở cả hai mặt hình thức tổ chức và ngữ nghĩa-ngữ<br />
dụng. Sau nữa, đối với một loại HĐNT có nhiều điểm thú vị như BB, luận án cũng đặt<br />
cho mình nhiệm vụ bước đầu giải thích những tương đồng, khác biệt của HĐ này trong<br />
tiếng Thái và tiếng Việt từ góc độ tư duy và văn hóa.<br />
Về ý nghĩa thực tiễn, chúng tôi cho rằng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có tác<br />
dụng tích cực trong việc biên soạn các tài liệu giảng dạy và xây dựng phương pháp học<br />
ngoại ngữ theo lí thuyết HĐNT, ứng dụng trong lĩnh vực dịch thuật, góp phần tăng sự<br />
hiểu biết về phép lịch sự, về ứng xử văn hóa ngôn từ và về phương thức tư duy của người<br />
Thái Lan và người Việt Nam. Tất cả đều là chìa khóa cho sự hợp tác thành công và có<br />
hiệu quả giữa hai dân tộc.<br />
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và tƣ liệu nghiên cứu<br />
5.1. Phương pháp nghiên cứu: Để làm sáng tỏ HĐBB trên cứ liệu tiếng Thái và<br />
tiếng Việt, luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp qui nạp<br />
và phương pháp diễn dịch, vận dụng chúng một cách linh hoạt, trong đó phương pháp qui<br />
nạp là phương pháp chủ đạo.<br />
Phương pháp qui nạp được thực hiện qua việc thu thập tư liệu về HĐBB trong tiếng<br />
Thái và tiếng Việt, từ đó đi đến khái quát hóa hai chiến lược BB với những biểu hiện cụ<br />
thể của chúng.<br />
Phuơng pháp diễn dịch được thể hiện trong luận án thông qua nguyên lí lịch sự,<br />
diễn giải nguyên lí này với tư cách là nguyên lí phổ quát chi phối giao tiếp ngôn từ nói<br />
chung và BB nói riêng.<br />
Đi vào những vấn đề cụ thể, luận án sử dụng một loạt các thủ pháp nghiên cứu ngôn<br />
ngữ học như thủ pháp miêu tả định tính, thủ pháp so sánh đối chiếu và thủ pháp phân tích<br />
<br />