ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
--------------------------------------<br />
<br />
LÊ THỊ HỒNG NHUNG<br />
<br />
TÌM HIỂU CÁC HIỆN TƢỢNG NGỮ PHÁP<br />
ĐƢỢC GIỚI THIỆU TRONG CÁC GIÁO TRÌNH<br />
DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI<br />
(TỪ NĂM 1980 ĐẾN NAY)<br />
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học<br />
Mã số<br />
<br />
: 66 22 01<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thiện Nam<br />
<br />
HÀ NỘI - 2009<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 5<br />
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6<br />
3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 7<br />
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 8<br />
5. Tư liệu ................................................................................................................................ 9<br />
6. Bố cục của Luận văn ........................................................................................................ 10<br />
PHẦN NỘI DUNG<br />
Chƣơng 1. NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN<br />
1.1. Vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam ........................................... 13<br />
1.1.1. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................ 13<br />
1.1.2. Về các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam<br />
hiện nay .......................................................................................................................... 14<br />
1.2. Một số vấn đề lí luận liên quan đến ngữ pháp học nói chung và<br />
ngữ pháp trong giảng dạy một ngoại ngữ ............................................................................ 17<br />
1.2.1. Quan niệm về ngữ pháp ............................................................................................. 17<br />
1.2.2. Ngữ pháp trong việc giảng dạy một ngoại ngữ ......................................................... 18<br />
1.2.3. Vai trò của việc chú giải ngữ pháp trong giáo trình dạy tiếng Việt<br />
cho người nước ngoài .......................................................................................................... 20<br />
1.3. Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp trên cơ sở phân định từ loại .................................. 22<br />
Chƣơng 2. TÌM HIỂU SỰ THỂ HIỆN CÁC CHÚ GIẢI NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO<br />
TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI<br />
2.1. Tìm hiểu vị thế của ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt<br />
cho người nước ngoài được biên soạn từ năm 1980 đến nay .............................................. 24<br />
2.2. Thống kê các giáo trình khảo sát và phân chia theo trình độ ........................................... 40<br />
2.3. Kết quả thống kê và nhận xét các hiện tượng ngữ pháp ................................................... 42<br />
2.3.1. Số lượng các phần chú giải ngữ pháp và chủ điểm ngữ pháp .................................... 42<br />
2.3.2. Cách gọi tên, ngôn ngữ trong chú giải, trình tự và cách thức chú giải<br />
ngữ pháp .................................................................................................................................... 47<br />
2.3.3. Cách thức giới thiệu và kiểu loại các chủ điểm ngữ pháp .............................................. 67<br />
<br />
2.4. Tiểu kết ......................................................................................................................... 75<br />
Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VIỆC GIỚI THIỆU VÀ CHÚ GIẢI CÁC HIỆN<br />
TƢỢNG NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI<br />
NƢỚC NGOÀI<br />
3.1. Về việc giới thiệu hiện tượng ngữ pháp trong các giáo trình ....................................... 76<br />
3.1.1. Sự phân bố về số lượng chủ điểm ngữ pháp trong mỗi bài học ................................ 76<br />
3.1.2. Sự phân bố về nội dung chủ điểm ngữ pháp trong mỗi bài học ................................ 77<br />
3.1.3. Một số hiện tượng ngữ pháp chưa mang tính cơ bản ................................................ 80<br />
3.1.4. Cùng một hiện tượng ngữ pháp – chú giải khác nhau ............................................... 80<br />
3.1.5. Sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành ngôn ngữ .................................................... 82<br />
3.1.6. Một số sơ suất trong khâu biên tập ............................................................................ 84<br />
3.2. Về việc xây dựng chuẩn cho chú giải ngữ pháp ........................................................... 85<br />
3.2.1. Tiêu chuẩn đúng......................................................................................................... 85<br />
3.2.2. Tiêu chuẩn đủ............................................................................................................. 86<br />
3.2.3. Tiêu chuẩn về tính đơn giản...................................................................................... 87<br />
3.3. Tiểu kết ......................................................................................................................... 88<br />
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................................ 90<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 94<br />
PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................................... 99<br />
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT<br />
Chủ điểm ngữ pháp<br />
<br />
: CĐNP<br />
<br />
Chú giải ngữ pháp<br />
<br />
: CGNP<br />
<br />
Giáo trình<br />
<br />
: GT<br />
<br />
Danh từ<br />
<br />
: DT<br />
<br />
Động từ<br />
<br />
: ĐT<br />
<br />
Tính từ<br />
<br />
: TT<br />
<br />
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU<br />
1. Bảng 2.1: Số lượng tương quan số bài học – phần chú giải ngữ pháp – chủ điểm<br />
ngữ pháp trong các giáo trình. [tr. 46-47]<br />
2. Bảng 2.2: Số lượng phân bố chú giải ngữ pháp và chủ điểm ngữ pháp trung bình<br />
trong 1 giáo trình theo trình độ. [tr. 48]<br />
3. Bảng 2.3: Số lượng phần chú giải ngữ pháp và chủ điểm ngữ pháp được giới thiệu<br />
trung bình trong 1 bài học. [tr. 49]<br />
4. Bảng 2.4: Số lượng chú giải ngữ pháp được bố trí trung bình trong 1 bài học. [tr. 50]<br />
5. Bảng 2.5: Số lượng các chủ điểm ngữ pháp được giới thiệu trong 1 chú giải ngữ<br />
pháp ở 1 bài học. [tr. 51]<br />
6. Bảng 2.6: Các cách gọi tên phần chú giải ngữ pháp ở các giáo trình. [tr. 52]<br />
7. Bảng 2.7: Ngôn ngữ trong chú giải ngữ pháp ở các giáo trình. [tr. 53-54]<br />
8. Bảng 2.8: Tỉ lệ số lượng giáo trình sử dụng loại ngôn ngữ trong chú giải ngữ pháp theo<br />
trình độ. [tr. 54]<br />
9. Bảng 2.9: Trình tự giới thiệu chú giải ngữ pháp trong các giáo trình. [tr.56]<br />
10. Bảng 2.10: Số lượng các giáo trình có trình tự giới thiệu chú giải ngữ pháp.<br />
[tr. 57]<br />
11. Bảng 2.11: Số lượng giáo trình sử dụng các cách thức chú giải. [tr. 62]<br />
<br />
12. Bảng 2.12: Cách thức nêu chủ điểm ngữ pháp trong các giáo trình. [tr. 65]<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Hiện nay, tiếng Việt đã trở thành một nhu cầu và phương tiện cần thiết cho bất cứ<br />
người nước ngoài nào muốn học tập và tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam. Nhất<br />
là từ sau chính sách mở cửa (1986), với sự chuyển mình trên tinh thần tự do giao lưu quốc<br />
tế, trao đổi về mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hoá… và phương châm “làm<br />
bạn với tất cả các nước”, Việt Nam đã trở thành điểm đến của bạn bè trong khu vực và trên<br />
thế giới. Việc học tiếng Việt ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu với người nước ngoài<br />
muốn học tập, làm việc hay sinh sống tại Việt Nam.<br />
Theo đó, nhu cầu và mục đích học tiếng Việt như một ngoại ngữ cũng không ngừng<br />
mở rộng và phát triển. Việc nghiên cứu “Tiếng Việt như một ngoại ngữ” đã trở thành một<br />
vấn đề hết sức cần thiết với những yêu cầu ngày càng cao về mối liên hệ tổng thể trên nhiều<br />
lĩnh vực khoa học có liên quan như ngôn ngữ học, đối chiếu ngôn ngữ, phương pháp dạy<br />
tiếng,...<br />
Việc dạy tiếng và học tiếng nói chung có thể được hình dung như một quá trình<br />
truyền và nhận thông tin giữa một bên là người phát (giáo viên) với một bên là người nhận<br />
(học viên) và đối tượng được đưa ra trao nhận là ngôn ngữ, một thứ tiếng cụ thể mà người<br />
học cần. Như vậy, việc dạy tiếng và học tiếng cũng có thể được xem như một hoạt động<br />
giao tiếp, trong đó người dạy đóng vai trò hướng dẫn người học hiểu, làm chủ được một<br />
ngôn ngữ mới, còn người học đóng vai trò người tìm hiểu, lĩnh hội một ngôn ngữ mới.<br />
Nếu ngôn ngữ là một chỉnh thể được cấu thành từ ba bộ phận: ngữ âm, từ vựng,<br />
ngữ pháp thì cái mà người học cần lĩnh hội cũng chính là ba nội dung này. Và chỉ khi lĩnh<br />
hội đầy đủ, làm chủ được cả ba mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của một ngôn ngữ nào đó<br />
thì người học mới đạt mục đích của mình. Việc lựa chọn và giải thích các hiện tượng ngữ<br />
pháp luôn là một vấn đề thường trực đối với người dạy tiếng bên cạnh một đòi hỏi tương tự<br />
<br />