intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tìm hiểu vế so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh

Chia sẻ: Nguyễn Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

196
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có kết cấu nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Tổng quan lý luận về thành ngữ và thành ngữ so sánh. Chương 2: Cấu trúc thành ngữ so sánh và cấu trúc vế so sánh của thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh. Chương 3: Hệ hình ảnh và biểu trưng trong vế B của thành ngữ so sánh Việt - Anh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tìm hiểu vế so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> ---=***=---<br /> <br /> NGUYỄN VIỆT HOÀ<br /> <br /> TÌM HIỂU VẾ SO SÁNH<br /> TRONG THÀNH NGỮ SO SÁNH<br /> TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH<br /> (Luận văn Thạc sĩ ngành Ngôn ngữ học)<br /> <br /> Hà Nội - 2009<br /> <br /> Comparison Idioms<br /> <br /> 1<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> ---=***=---<br /> <br /> NGUYỄN VIỆT HOÀ<br /> <br /> TÌM HIỂU VẾ SO SÁNH<br /> TRONG THÀNH NGỮ SO SÁNH<br /> TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH<br /> Chuyên ngành: Ngôn ngữ học<br /> Mã số: 60 22 01<br /> <br /> Người hướng dẫn: PGS. TS Vũ Đức Nghiệu<br /> <br /> Hà Nội - 2009<br /> Comparison Idioms<br /> <br /> 2<br /> <br /> Mục lục<br /> Trang<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu<br /> <br /> 4<br /> <br /> 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề<br /> <br /> 5<br /> <br /> 4. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu<br /> <br /> 8<br /> <br /> 5. Bố cục luận văn<br /> <br /> 13<br /> <br /> Chương 1. Tổng quan lý luận về thành ngữ và thành ngữ so sánh<br /> <br /> 14<br /> <br /> 1.1. Con đường hình thành thành ngữ<br /> <br /> 14<br /> <br /> 1.2. Các quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh.<br /> <br /> 15<br /> <br /> 1.2.1. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt.<br /> <br /> 16<br /> <br /> 1.2.2. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Anh<br /> <br /> 17<br /> <br /> 1.3. Phân biệt thành ngữ và một số đơn vị lân cận<br /> <br /> 22<br /> <br /> 1.3.1. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ<br /> <br /> 22<br /> <br /> 1.3.2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do<br /> <br /> 26<br /> <br /> 1.3.3. Phân biệt thành ngữ với từ ghép<br /> <br /> 26<br /> <br /> 1.3.4. Một số trường hợp trung gian<br /> <br /> 27<br /> <br /> 1.4. Phân loại thành ngữ.<br /> <br /> 29<br /> <br /> 1.5. Nhận diện thành ngữ so sánh tiếng Việt<br /> <br /> 31<br /> <br /> 1.6. Nhận diện thành ngữ so sánh tiếng Anh<br /> <br /> 34<br /> <br /> Tiểu kết<br /> <br /> 36<br /> <br /> Chương 2. Cấu trúc thành ngữ so sánh và cấu trúc vế so sánh của<br /> thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh<br /> 2.1. Đặc điểm cấu trúc thành ngữ so sánh tiếng Việt<br /> <br /> 38<br /> 38<br /> <br /> 2.1.1. Vế A<br /> <br /> 40<br /> <br /> 2.1.2. Từ so sánh<br /> <br /> 43<br /> <br /> 2.1.3. Vế B<br /> <br /> 44<br /> <br /> 2.2. Đặc điểm cấu trúc thành ngữ so sánh tiếng Anh<br /> <br /> 48<br /> <br /> 2.2.1. Vế A<br /> <br /> 52<br /> Comparison Idioms<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2.2.2. Từ so sánh<br /> <br /> 55<br /> <br /> 2.2.3. Vế B<br /> <br /> 55<br /> <br /> Tiểu kết<br /> <br /> 57<br /> <br /> Chương 3. Hệ hình ảnh và biểu trưng trong vế B của thành ngữ so<br /> sánh Việt - Anh<br /> 3.1. Một số tiền đề lý luận cho việc so sánh hình ảnh và biểu trưng ở thành<br /> ngữ so sánh Việt – Anh<br /> 3.1.1. Quan niệm về hình ảnh và biểu trưng<br /> <br /> 61<br /> <br /> 61<br /> 61<br /> <br /> 3.2. Hệ hình ảnh và biểu trưng trong thành ngữ so sánh tiếng Việt và<br /> tiếng Anh<br /> 3.2.1. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng hình ảnh và biểu trưng<br /> 3.2.2. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng biểu trưng nhưng khác<br /> hình ảnh<br /> 3.2.3. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng hình ảnh nhưng khác<br /> biểu trưng<br /> 3.2.4. Thành ngữ tiếng Việt không có thành ngữ tiếng Anh tương<br /> đương<br /> 3.2.5. Thành ngữ tiếng Anh không có thành ngữ tiếng Việt tương<br /> đương<br /> 3.3. Các vấn đề đằng sau thành ngữ so sánh<br /> <br /> 63<br /> 64<br /> 68<br /> <br /> 68<br /> <br /> 70<br /> <br /> 70<br /> 71<br /> <br /> 3.3.1. Phân loại các hình ảnh đại diện trong vế B theo chủ đề<br /> <br /> 71<br /> <br /> 3.3.2. Nhận xét<br /> <br /> 72<br /> <br /> Tiểu kết<br /> <br /> 78<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> 80<br /> <br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 87<br /> <br /> PHỤ LỤC<br /> <br /> Comparison Idioms<br /> <br /> 4<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Trước một thế giới khách quan vô cùng phong phú và đa dạng, loài người<br /> đã thực hiện các thao tác so sánh, để đánh giá và mô tả một cách cụ thể môi<br /> trường xung quanh, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.<br /> Trong quá trình đó, họ đã tìm ra nhiều phương thức khác nhau để thể hiện các<br /> mức độ so sánh. Một trong những sản phẩm ngôn ngữ của phương thức đó là<br /> thành ngữ so sánh. Thành ngữ (idioms) là loại đơn vị từ vựng tồn tại trong mọi<br /> ngôn ngữ. Muốn nghiên cứu thành ngữ và thành ngữ so sánh, chúng tôi thấy<br /> cần thiết phải làm rõ nội hàm khái niệm thành ngữ, bởi trên thế giới, đang tồn<br /> tại những cách hiểu khác nhau về tên gọi này.<br /> Thuật ngữ thành ngữ có hai nội dung. Nội dung thứ nhất: là loại đơn vị có<br /> tính chất đặc trưng, riêng biệt nằm trong hệ thống ngôn ngữ, mà cụ thể là trong<br /> hệ thống từ vựng chung của một dân tộc, một đất nước, hay thậm chí là một<br /> vùng. Nội dung thứ hai, xét về mặt cú pháp, thành ngữ là một cụm từ mà nghĩa<br /> của nó không chỉ là “phép cộng” đơn giản nghĩa các từ thành viên lại với nhau.<br /> Điều này thể hiện ở chỗ, ta có thể biết hết nghĩa của từng từ, nhưng khi ghép<br /> chúng lại với nhau thì chúng rất ngô nghê hoặc vô nghĩa. Ví dụ như các cụm từ<br /> give way (đưa cho /đường đi), give up (đưa/lên) …Với những thành ngữ loại<br /> này, chúng ta chỉ được phép hiểu nghĩa của chúng ở trên bình diện chung của<br /> cả cụm từ như give way là nhượng bộ, chịu thua, giảm giá, hay give up là từ bỏ<br /> một thứ gì đó.<br /> Ngoài những chức năng cơ bản giống từ, thành ngữ còn là loại đơn vị có<br /> khả năng chứa đựng nhiều hơn từ những giá trị ngôn ngữ - văn hóa, mặc dù<br /> kích thước vật chất của nó không lớn. V. M Mokienko đã nói: “Đơn vị thành<br /> ngữ, cùng với các từ vị của mình, chính là nguồn ngữ liệu chủ yếu cho tri thức<br /> nền của một dân tộc và còn có khả năng tích lũy thông tin ngoài ngôn ngữ”.<br /> Comparison Idioms<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2