TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br />
Đề tài: Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại VNPT<br />
Hòa Bình<br />
Tác giả luận văn: Lê Thị Phương Nga<br />
<br />
Khóa: 2010 – 2012<br />
<br />
Người hướng dẫn Khoa học: Tiến sỹ Nguyễn Thị Mai Anh<br />
Nội dung tóm tắt:<br />
a) Lý do chọn đề tài<br />
Năm 2008, VNPT Hòa Bình được thành lập trên cơ sở tách phần Viễn thông của<br />
Bưu điện tỉnh Hòa Bình (Quyết định số 635/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Tập<br />
đoàn Bưu chính Viễn thông v/v thành lập VNPT Hòa Bình), với tổng số 430 cán bộ công<br />
nhân viên. Trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh ngày càng khó khăn như hiện nay, để có<br />
thể phát huy được tối đa nguồn lực nhằm giữ vững thị phần, và tạo đà phát triển trong<br />
tương lai, VNPT Hòa Bình cần thiết phải có các giải pháp nhằm tìm kiếm và phát triển<br />
những hình thức, những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể đóng góp nhiều<br />
hơn cho doanh nghiệp.<br />
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài: “Phân tích và đề xuất các giải pháp<br />
hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại VNPT Hòa Bình”.<br />
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br />
Mục đích nghiên cứu:<br />
-<br />
<br />
Tổng hợp cơ sở lý luận về QTNL tại doanh nghiệp/tổ chức.<br />
<br />
-<br />
<br />
Ứng dụng cơ sở lý luận về QTNL để tiến hành phân tích thực trạng hoạt động<br />
QTNL tại VNPT Hòa Bình là nơi mà tác giả đang công tác.<br />
<br />
-<br />
<br />
Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác QTNL cho VNPT Hòa Bình.<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:<br />
<br />
-<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: cán bộ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ quản lý hiện đang<br />
làm việc tại VNPT Hòa Bình trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.<br />
<br />
-<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu: những vấn đề về cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản trị<br />
nhân sự tại VNPT Hòa Bình để từ đó đưa ra một số biện pháp hoàn thiện công tác<br />
quản trị nhân sự.<br />
c) Các nội dung chính<br />
<br />
-<br />
<br />
Chương 1: Tác giả trình bày khái quát lý thuyết về quản trị nhân sự bao gồm các<br />
khái niệm về quản trị nhân sự, nhân tố ảnh hưởng và nội dung, chức năng chủ yếu<br />
của quản trị nhân sự - cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng về công tác quản<br />
trị nhân sự và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại<br />
VNPT Hoà Bình.<br />
<br />
-<br />
<br />
Chương 2: Tác giả tập trung phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị<br />
nhân sự tại VNPT Hoà Bình. Để đánh giá hoạt động QTNS tại VNPT Hòa Bình bên<br />
cạnh việc thu thập các dữ liệu thứ cấp về số lượng LĐ, phân bố độ tuổi và các chính<br />
sách về hoạt động QTNS tại NVPT, tác giả đã tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp<br />
là các ý kiến của gần 100 cán bộ quản lý và nhân viên hiện đang làm việc tại VNPT<br />
về chính sách và hoạt động của VNPT Hòa Bình. Căn cứ trên dữ liệu thống kê, viên<br />
chức VNPT Hòa Bình vẫn đang tìm kiếm các cơ hội công việc mới và khi có điều<br />
kiện thì họ sẵn sàng rời bỏ VNPT Hòa Bình..<br />
<br />
-<br />
<br />
Chương 3: Tác giả trình bày những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị<br />
nhân sự tại VNPT Hòa Bình như hoàn thiện chính sách tuyển chọn nhân viên, hoàn<br />
thiện phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên…<br />
d) Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
-<br />
<br />
Về lý luận: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến lý luận quản trị nhân sự, các mô hình<br />
quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp Viễn thông, đặc trưng lao động nghề<br />
nghiệp.<br />
<br />
-<br />
<br />
Về thực tiễn: Phương pháp dùng phiếu hỏi và phỏng vấn về các yếu tố liên quan đến<br />
nội dung đề tài quản trị nhân sự, Phương pháp khảo sát thực tiễn và phương pháp<br />
thống kê.<br />
e) Kết luận<br />
Một số giải pháp được nếu trong Luận văn sẽ góp phần cải thiện, nâng cao chất<br />
lượng công tác quản trị nhân sự tại VNPT Hòa Bình. Tuy nhiên các giải pháp cho<br />
dù có tốt đến mấy cũng sẽ khó phát huy hết tác dụng của nó nếu không có được sự<br />
đồng thuận và cam kết mạnh mẽ từ các cấp quản lý cũng như cần có một sự thay đổi<br />
lớn trong tư duy của các nhà quản trị cấp cao, cấp trung.<br />
<br />