intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Vũ Văn Hải | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

74
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về nguồn nhân lực và những vấn đề lý luận liên quan đến công tác cán bộ, công chức cấp xã; đánh giá đúng thực trạng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã của huyện Bố Trạch hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br /> -------------------------------------<br /> <br /> HỒ NGỌC THANH<br /> <br /> PHÂN TÍCH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT<br /> LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ<br /> CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH,<br /> TỈNH QUẢNG BÌNH<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN<br /> <br /> Hà Nội - 2013<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> *********<br /> - Đề tài: “Phân tích và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán<br /> bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình”.<br /> - Tác giả luận văn: Hồ Ngọc Thanh<br /> -<br /> <br /> Khóa: 2011A QTKD-CHE<br /> <br /> -<br /> <br /> Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Điện<br /> <br /> -<br /> <br /> Nội dung tóm tắt:<br /> <br /> 1. Lý do chọn đề tài:<br /> Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà<br /> nước (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức) là một trong những nội dung quan<br /> trọng của công tác cải cách hành chính, góp phần xây dựng một nền hành chính dân<br /> chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, xây dựng bộ máy<br /> nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.<br /> Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo xây dựng cấp xã, đã tổng kết<br /> và rút ra bài học có ý nghĩa “Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính.<br /> Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Thấm nhuần tư tưởng của<br /> người, trong quá trình hoạt động của mình, Đảng ta luôn quan tâm đến vai trò quan<br /> trọng của cán bộ, công tác cán bộ và đánh giá cao vai trò của cơ sở. Nhất là từ Nghị<br /> quyết Trung ương 8 (khoá VII), Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương<br /> 6 (khoá VIII). Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã ra<br /> Nghị quyết “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã,<br /> phường, thị trấn”.<br /> Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta xác<br /> định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là khâu đột phá, vì thế đội ngũ cán bộ chủ<br /> chốt cấp xã lại càng có vai trò quan trọng. Bởi lẽ đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là<br /> lực lượng giữ vai trò nòng cốt, điều hành hoạt động của bộ máy tổ chức xã.<br /> Đội ngũ cán bộ công chức nhà nước bao gồm nhiều cấp; tuy nhiên, cán bộ<br /> cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ cấp xã) có tầm quan trọng bậc<br /> <br /> nhất. Lý do là mặc dù cấp xã là cấp đơn vị hành chính nhỏ nhất, nhưng lại là nơi<br /> gần dân nhất, nơi mà mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trực<br /> tiếp đi vào cuộc sống, đồng thời là nơi tiếp thu những ý kiến của dân để phản ánh<br /> lại cho Đảng và Nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Trên thực tế, cán<br /> bộ cấp xã hàng ngày phải giải quyết một công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên<br /> quan đến tất cả mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc<br /> phòng, an ninh; vì vậy, nếu đội ngũ này thiếu phẩm chất và năng lực sẽ gây những<br /> hậu quả tức thời và nghiêm trọng về nhiều mặt cho các địa phương nói riêng và cho<br /> cả nước nói chung.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:<br /> - Mục tiêu của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán<br /> bộ, công chức cấp xã, tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân<br /> lực cán bộ quản lý cấp xã giai đoạn 2012-2020.<br /> - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là<br /> cán bộ, công chức cấp xã, bao gồm: cán bộ chuyên trách và công chức.<br /> - Phạm vi nghiên cứu: Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, đề tài không đi sâu<br /> phân tích quá trình phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch<br /> mà tập trung đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố<br /> Trạch trong thời kỳ đổi mới. Đề tài không đi vào đánh giá chất lượng cán bộ, công<br /> chức cấp xã qua chỉ tiêu về sức khoẻ.<br /> 3. Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả<br /> Luận văn được kết cấu làm 03 chương: Nội dung của cả 03 chương đều xoay quanh<br /> phân tích thực trạng rồi đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân<br /> lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình<br /> Chương 1: Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực.<br /> Luận văn đã tổng kết, hệ thống được những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng đội<br /> ngũ cán bộ quản lý cấp xã phục vụ cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất<br /> lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã.<br /> Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố<br /> Trạch trong giai đoạn hiện nay.<br /> <br /> Vận dụng cơ sở lý thuyết đã xây dựng ở chương 1và qua phân tích tổng hợp số<br /> liệu thực trạng, luận văn đã xác định được nguyên nhân và đánh giá chỉ ra những<br /> kết quả đã đạt được và những hạn chế và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất<br /> lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch - tỉnh<br /> Quảng Bình<br /> Chương 3: Mục tiêu, giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán<br /> bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2012 - 2020.<br /> Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã tại<br /> Bố Trạch, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức cần thiết về Nhà<br /> nước, quản lý nhà nước, phương pháp và kỹ năng quản lý hành chính, nâng cao<br /> năng lực, hiệu lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ đạt hiệu quả cao nhất.<br /> Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đủ số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ<br /> cấu, đạt tiêu chuẩn, có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, đáp ứng yêu cầu<br /> nhiệm vụ chính trị và gắn với việc kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở. Bảo đảm sự<br /> chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ, đủ nguồn cán bộ để thay thế cán bộ chủ chốt<br /> cấp xã ở mỗi nhiệm kỳ tiếp theo và làm nguồn cán bộ cho cấp huyện.<br /> Phương pháp nghiên cứu:<br /> Luận văn sử dụng lý luận và thực hiện kết hợp các phương pháp nghiên cứu<br /> như: phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp thu<br /> thập, xử lý và phân tích số liệu để phân tích và đánh giá. Đồng thời kết hợp với tổng<br /> kết rút kinh nghiệm thực tiễn đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Bố<br /> Trạch để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài.<br /> 4. Kết luận<br /> Trên cơ sở lý luận kết hợp với thực trạng chất lượng cán bộ quản lý cấp xã,<br /> luận văn: "Phân tích và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ<br /> quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình" đã đi vào đánh<br /> giá kết quả đạt được, phân tích các mặt hạn chế và nguyên nhân đồng thời đề xuất các<br /> giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa<br /> bàn huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1