MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Thanh tra là chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý nhà nước.<br />
Pháp luật về thanh tra đã và đang ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng<br />
đòi hỏi của thực tiễn với nhiều vấn đề trực tiếp, gián tiếp tác động đến đời<br />
sống của nhân dân. Trong đó, sức khỏe là vấn đề có tác động mạnh mẽ và<br />
trực tiếp.<br />
Xã hội càng phồn thịnh, con người càng quan tâm, chú trọng đến vấn<br />
đề sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Ở nước ta, công tác y tế với sứ<br />
mệnh chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân được đặt dưới sự<br />
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trong đó,<br />
Bộ Y tế là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước<br />
về y tế những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên các<br />
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ngành.Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác<br />
y tế vẫn còn tồn tại những bất cập và yếu kém. Ở tỉnh Hà Nam, trong giai<br />
đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, thực tiễn công tác quản lý nhà nước về y<br />
tế trên địa bàn tỉnh cho thấy tình trạng vi phạm quy định của pháp luật<br />
chuyên ngành, quy định chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý lĩnh vực<br />
thuộc ngành vẫn còn chậm được ngăn chặn, phát hiện và xử lý, các điển<br />
hình tiên tiến chưa kịp thời được nhân rộng khiến cho hiệu lực, hiệu quả<br />
quản lý nhà nước về y tế ở địa phương đôi khi bị suy giảm, trật tự, kỷ cương<br />
pháp luật chuyên ngành đôi lúc còn chưa được đảm bảo, lợi ích của nhà<br />
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đôi khi còn<br />
bị hạn chế,....<br />
Tình trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan<br />
khác nhau, trong đó nguyên nhân quan trọng là do hoạt động quản lý nhà<br />
nước về y tế còn nhiều bất cập, đặc biệt là công tác thực hiện pháp luật về<br />
1<br />
<br />
thanh tra chuyên ngành y tế còn hạn chếnhất dịnh cùng với những tồn tại<br />
của hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế<br />
nói riêng.<br />
Trước tình hình đó, để góp phần khắc phục những bất cập nêu<br />
trên,tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về y tế, phục vụ tốt<br />
hơn cho sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trên cả<br />
nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói riêng đòi hỏi phải triển<br />
khai đồng bộ nhiều giải pháp. Đặc biệt là nghiên cứu, đề xuất, triển khai<br />
những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật<br />
về thanh tra chuyên ngành y tế dựa trên cơ sở lý luận về pháp luật thanh tra<br />
chuyên ngành y tế và thực tiễn thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên<br />
ngành y tế trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài<br />
nghiên cứu: “Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh<br />
Hà Nam” để làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá tình hình thực tiễn, từ đó đề<br />
xuất những giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật về thanh<br />
tra chuyên ngành y tế tại các địa phương trên cả nước ngày đáp ứng ngày<br />
càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Xuất phát từ vị trí, vai trò của thanh tra đối với hoạt động quản lý<br />
nhà nước, ở nước ta trong nhiều năm qua, vấn đề pháp luật về thanh tra nói<br />
chung, thanh tra chuyên ngành nói riêng đã được đề cập tại nhiều đặc san,<br />
sách chuyên ngành, công trình khoa học, bài viết nghiên cứu,... Những tài<br />
liệu khoa học kể trên đã tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và<br />
thực tiễn, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu lực,<br />
hiệu quả trong công tác thanh tra, thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, đối<br />
với những vấn đề xung quanh việc hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp<br />
luật về thanh tra chuyên ngành y tế lại chưa được tập trung nghiên cứu cụ<br />
thể và toàn diện. Vì vậy, tác giả lựa chon đề tài “Pháp luật về thanh tra<br />
2<br />
<br />
chuyên ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh Hà Nam” để trên cơ sở kế thừa kết<br />
quả của các công trình nghiên cứu pháp luật thanh tra, thanh tra chuyên<br />
ngành, tập trung nghiên cứu pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế từ<br />
thực tiễn tỉnh Hà Nam.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn<br />
3.1. Mục đích<br />
Nghiên cứu cơ sở lý luận pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế;<br />
tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế trên<br />
địa bàn tỉnh Hà Nam. Qua đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện và bảo<br />
đảm thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại các địa phương<br />
trên cả nước.<br />
3.2. Nhiệm vụ<br />
- Phân tích, đi từ cơ sở lý luận về thanh tra, thanh tra chuyên ngành<br />
và thanh tra chuyên ngành y tế để từ đó làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội<br />
dung, vai trò của pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế.<br />
- Đánh giá các quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế<br />
và thực trạng thực hiện pháp luật thanh tra chuyên ngành y tế trên địa bàn<br />
tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được và<br />
những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc<br />
thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế trên địa bàn tỉnh Hà<br />
Nam.<br />
- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật<br />
về thanh tra chuyên ngành y tế tại các địa phương trên cả nước<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế từ thực tiễn tỉnh Hà Nam.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
3<br />
<br />
Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống quan điểm lãnh đạo, chỉ<br />
đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác chăm sóc,<br />
bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân; công tác thanh tra, thanh tra<br />
chuyên ngành y tế và thực tiễn thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên<br />
ngành y tế trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015 do Sở Y tế thực<br />
hiện.<br />
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn<br />
5.1. Phương pháp luận<br />
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Triết<br />
học Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và<br />
quan điểm của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác thanh tra.<br />
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn<br />
- Phương pháp thống kê.<br />
- Phương pháp phân tích.<br />
- Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa.<br />
6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của luận văn<br />
6.1. Về mặt lý luận<br />
Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về pháp luật thanh tra<br />
chuyên ngành y tế, đánh giá những ưu điểm và tồn tại, hạn chế của pháp<br />
luật về thanh tra chuyên ngành y tế để đưa ra giải pháp tổng thể cũng như<br />
một số kiến nghị cụ thể để góp phần hoàn thiện pháp luật về thanh tra<br />
chuyên ngành y tế.<br />
6.2. Về mặt thực tiễn<br />
- Trên cơ sở chỉ rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và<br />
nguyên nhân của những tồn tại, hạn chếtrong việc thực hiện pháp luật về<br />
thanh tra chuyên ngành y tế từ thực tiễn tỉnh Hà Nam để đưa ra những giải<br />
pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại các<br />
<br />
4<br />
<br />
địa phương trên cả nước đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện<br />
tình hình mới.<br />
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn là tài liệu tham khảo đối với các<br />
cấp có thẩm quyền trong hoạt động hoạch định chính sách, pháp luật, đưa<br />
ra cơ chế, chính sách quản lý đối với lĩnh vực có liên quan và đối với các<br />
cá nhân, tổ chức quan tâm đến nội dung nghiên cứu của luận văn.<br />
7. Kết cấu luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận<br />
văn gồm 03 chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề lý luận của pháp luật về thanh tra<br />
chuyên ngành y tế.<br />
Chương 2: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại tỉnh Hà Nam.<br />
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật về<br />
thanh tra chuyên ngành y tế từ thực tiễn tỉnh Hà Nam.<br />
<br />
5<br />
<br />