intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

36
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận văn này là làm rõ cơ sở khoa học và pháp lý về bồi dưỡng công chức cấp xã. Phân tích, đánh giá thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước hiện nay như khảo sát làm rõ thực trạng nhu cầu bồi dưỡng; đánh giá kết quả công tác bồi dưỡng; chất lượng công chức sau bồi dưỡng; làm rõ những vấn đề đặt ra cần giải quyết để nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………../……… …../….. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀM THỊ KIM HƢƠNG BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở TỈNH BÌNH PHƢỚC Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  2. Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Tần Xuân Bảo Phản biện 1: TS. Đào Đăng Kiên Phản biện 2: TS. Đinh Công Tiến Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: phòng 207, Nhà A, Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh. Số 10, đường 3/2, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi 9 giờ 30 đến giờ, ngày 30 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Xuất phát từ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chính quyền cấp xã và đội ngũ công chức cấp xã. - Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của tỉnh Bình Phước Trước những yêu cầu thực tiễn, vấn đề đặt ra cho công tác cán bộ nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng, đòi hỏi không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phục vụ tốt công cuộc xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước có ý nghĩa thực tiễn. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài để làm luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Vấn đề cán bộ nói chung, đào tạo, bồi dưỡng công chức nói riêng luôn được các cấp uỷ đảng, các nhà khoa học từ Trung ương đến cơ sở quan tâm. Có nhiều đề tài, luận văn, luận án, hội nghị, hội thảo khoa học, bài viết đăng trên các sách, báo, tạp chí, với cách tiếp cận khác nhau với những nội dung phong phú, đa dạng, trong đó có bàn đến chất lượng cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu tổng quan, có hệ thống từ cơ sở khoa học, pháp lý đến thực tiễn công tác bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước hiện nay. Chính vì vậy, tác giả muốn tiếp cận, kế thừa các công trình đã được công bố để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục đích nghiên cứu: Nhằm đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước hiện nay. 1
  4. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Làm rõ cơ sở khoa học và pháp lý về bồi dưỡng công chức cấp xã + Phân tích, đánh giá thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước hiện nay. + Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay và tầm nhìn đến năm 2025. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác Bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước 4.2. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: Ở tỉnh Bình Phước + Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2013 đến nay + Phạm vi về nội dung: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học và pháp lý về bồi dưỡng công chức cấp xã; đánh giá, làm rõ thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước hiện nay; đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước hiện nay và tầm nhìn đến năm 2025. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu: 5.1. Phƣơng pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 5.2. Phƣơng pháp cụ thể - Phương pháp thu thập thông tin tài liệu - Phương pháp điều tra xã hội học - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Về mặt lý luận: Đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở khoa học và pháp lý về bồi dưỡng công chức cấp xã. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn nhằm góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã; 2
  5. hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước hiện nay. 7. Kết cấu của đề tài: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tiều liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở khoa học và pháp lý về bồi dưỡng công chức cấp xã Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2013 - 2018. Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước hiện nay, tầm nhìn đến năm 2025 3
  6. Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1. Khái niệm 1.1.1. Công chức và công chức cấp xã Theo Khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[21, tr4] - Theo khoản 3, Điều 4 của Luật cán bộ, công chức 2008, Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [21] 1.1.2. Bồi dƣỡng công chức cấp xã. Theo Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 5/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức đã đưa ra cách hiểu về bồi dưỡng “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc trong quá trình thực thi nhiệm vụ”[12]. Bồi dưỡng là đảm đương nhiệm vụ cập nhật, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng, thái độ cho công chức để họ thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụ được giao. 4
  7. Bồi dưỡng công chức cấp xã là quá trình trang bị kiến thức cơ bản và cập nhật, bổ sung những kiến thức mới cho đội ngũ công chức cấp xã nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý điều hành và thực thi công vụ, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, từng bước xây dựng cán bộ, công chức cấp xã có phẩm chất và năng lực. Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ quy định có nhiều hình thức bồi dưỡng như: Bồi dưỡng công chức tập sự, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; bồi dưỡng theo chức danh; bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm... 1.1.3. Nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng Công chức cấp xã. Chất lượng bồi dưỡng được hiểu là hệ thống đánh giá đối với các tổ chức, các đối tượng cụ thể tham gia hoạt động bồi dưỡng về các tiêu chuẩn quy định nhằm đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng của tổ chức. Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 10/2017/TT-BNV, ngày 29/12/2017 định nghĩa: “Chất lượng bồi dưỡng là sự hài lòng của các bên liên quan và sự đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức”[5] Các yếu tố cấu thành chất lượng bồi dưỡng bao gồm: Nội dung, chương trình, tài liệu bồi dưỡng; đội ngũ giảng viên; công nghệ đào tạo, bồi dưỡng. Như vậy, nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã nghĩa là thực hiện có chất lượng các nội dung, chương trình, tài liệu bồi dưỡng; đội ngũ giảng viên; công nghệ đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã đảm bảo đạt được mục tiêu, yêu cầu và thực tiễn đặt ra nhằm góp phần nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ cho đội ngũ công chức cấp xã. 1.1.4. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng công tác bồi dƣỡng công chức cấp xã. 5
  8. Công chức cấp xã là người trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND cấp xã trong việc điều hành, chỉ đạo công tác, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, phục vụ nhân dân, thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo đúng chính sách và thẩm quyền được UBND cấp xã giao. Trong điều kiện hiện nay công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trong tình hình mới. 1.1.5. Cơ sở pháp lý về bồi dƣỡng công chức cấp xã. Tác giả đã liệt kê cụ thể và chi tiết trong luận văn. 1.2. Mục tiêu, đối tƣợng, nội dung bồi dƣỡng công chức cấp xã. 1.2.1. Mục tiêu, đối tƣợng bồi dƣỡng công chức cấp xã - Mục tiêu: Xây dựng đội ngũ CCCX có bản lĩnh chính trị,năng lực thực thi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao - Đối tượng: gồm 7 chức danh công chức cấp xã được quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính phủ. 1.2.2. Tiêu chuẩn quy định với các chức danh công chức cấp xã Được quy định cụ thể tại Điều 3, chương 2, Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn quy định tiêu chuẩn đối với công chức cấp xã. 1.2.3. Nội dung bồi dƣỡng. Nội dung bồi dưỡng bao gồm: - Bồi dưỡng lý luận chính trị; - Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh; - Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; - Bồi dưỡng kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức hội nhập quốc tế; - Bồi dưỡng tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ. 6
  9. 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng bồi dƣỡng công chức cấp xã. 1.3.1. Chính sách bồi dƣỡng. Đây là yếu tố quan trọng, là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã; là cơ sở để các ngành, các cấp địa phương xây dựng chiến lược, kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với đặc thù của từng địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng và hợp lý về cơ cấu tổ chức. 1.3.2. Nguồn và chất lƣợng đẩu vào của đội ngũ công chức cấp xã Đây là nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược, kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ công chức cấp xã, ảnh hưởng lớn đến nội dung chương trình, thời gian, số lượng, kinh phí bồi dưỡng cho đội ngũ công chức cấp xã. 1.3.3. Khung năng lực vị trí việc làm của công chức cấp xã Khung năng lực là một công cụ mô tả trong đó xác định các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và các đặc điểm cá nhân khác để thực hiện các nhiệm vụ trong một vị trí, chức danh, nhiệm vụ cụ thể; là công cụ hiệu quả trong quản lý, phát triển nguồn nhân lực. Đây là nhân tố tác động đến định hướng, nhu cầu, đối tượng, nội dung chương trình bồi dưỡng công chức cấp xã cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc, yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính, cải cách công vụ của địa phương, cơ sở. 1.3.4. Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng là nơi tổ chức thực hiện các khóa đào tạo, bổi dưỡng trang bị, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng hoạt động công vụ cho công chức. Nếu cơ sở đào tạo, bồi dưỡng không đảm bảo chất lượng nguồn lực; nhân lực, vật lực hạn chế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bồi dưỡng nói chung, chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã nói riêng. 7
  10. 1.3.5. Trình độ, kỹ năng của đội ngũ giảng viên Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã. Nguyên tắc bồi dưỡng là cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho đội ngũ công chức cấp xã. Cho nên, đòi hỏi giảng viên phải là người có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế đối với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận mới thu được kết quả, chất lượng bồi dưỡng như mong muốn. 1.3.6. Ngân sách bồi dƣỡng công chức cấp xã Ngân sách là yếu tố tác động rất lớn đến công tác bồi dưỡng, ngân sách dành cho bồi dưỡng công chức cấp xã được quan tâm sẽ là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ quá trình bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã. 1.3.7. Hội nhập và toàn cầu hóa Trong xu thế phát triển và hội nhập, các địa phương đều có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ công chức cấp xã cần phải có kiến thức về hội nhập quốc tế, trang bị đầy đủ kiến thức tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của tổ chức và yêu cầu của từng vị trí việc làm công chức đảm nhận trong xu thế hội nhập. Đây cũng là nhân tốt tác động rất lớn đến công tác bồi dưỡng công chức cấp xã hiện nay. 1.4. Quy trình bồi dƣỡng và các tiêu chí đánh giá chất lƣợng bồi dƣỡng công chức cấp xã. 1.4.1. Quy trình - Bước 1: Xác định nhu cầu. - Bước 2: Lập kế hoạch - Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch - Bước 4: Kiểm tra, đánh giá chất lượng bồi dưỡng 1.4.2. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng bồi dƣỡng công chức cấp xã. Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Các tiêu chí cụ thể đó là: 8
  11. - Về chương trình bồi dưỡng: Đánh giá theo 4 tiêu chí: Tính phù hợp, tính khoa học, tính cân đối giữa chương trình với thời gian bồi dưỡng, tính ứng dụng của chương trình. - Về học viên: Đánh giá theo 3 tiêu chí đó là mục tiêu, phương pháp, thái độ học tập của học viên. - Về giảng viên: Đánh giá kiến thức của giảng viên về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, phương pháp giảng dạy của giảng viên. - Về đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng: Đánh giá kiến thức chuyên môn; kiến thức nghiệp vụ; kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; kỹ năng giải quyết vấn đề của học viên được nâng lên sau khi tham gia khóa bồi dưỡng. Đánh giá chất lượng sau bồi dưỡng cụ thể qua 3 tiêu chí: + Về kiến thức: Đánh giá lượng kiến thức mà công chức thu nhận được sau khóa bồi dưỡng, bao gồm kiến thức chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ; kiến thức quản lý nhà nước... + Về kỹ năng: Đánh giá, xem xét kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; kỹ năng tổ chức và điều phối công việc; năng lực sáng tạo trong công việc... + Về thái độ: Tính chủ động, tinh thần trách nhiệm trong công việc; sự tự tin, hợp tác với đồng nghiệp 1.5. Kinh nghiệm thực tiễn bồi dƣỡng công chức cấp xã ở Việt Nam hiện nay. Tác giả đã khảo sát nghiệm thực tiễn ở một số địa phương như: Thành phố Đà N ng; Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, rút ra được một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước. 9
  12. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở TỈNH BÌNH PHƢỚC, GIAI ĐOẠN 2013 ĐẾN NAY 2.1. Tổng quan về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phƣớc 2.1.1. Tổng quan chung về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ. Hiện tỉnh có 11 huyện, thị, thành phố (trong có đó có 8 huyện và 2 thị xã, 01 thành phố trực thuộc tỉnh) Bình phước là một tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình đồi núi hiểm trở, đường giao thông khó khăn, có nhiều huyện biên giới, tiếp giáp khu vực Tây Nguyên, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thu ngân sách thấp hơn nhiều so với tổng số chi ngân sách của tỉnh, vùng đồng bào dân tộc chiếm tỷ lệ cao... đó chính là nhân tố tác động rất lớn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh Bình Phước hiện nay. 2.1.2. Đặc điểm tình hình đội ngũ công chức cấp xã hiện nay - Tổng cố cán bộ, công chức cấp xã: 2.418 CBCC, trong đó có 1.169 cán bộ, 1.249 công chức, CBCC nữ là: 844 người, tương ứng tỷ lệ 35%, đảng viên: 1.979 người, tỷ lệ là 81.9%, CBCC là người dân tộc thiểu số là 181 người, tương ứng với tỷ lệ 7,5% - Về cơ cấu độ tuổi đội ngũ công chức cấp xã: + Dưới 30 tuổi: 430 người, tỷ lệ 34.2% + Từ 30 - dưới 45: 679 người, tỷ lệ 54 % + Từ 45 - 55: 143 người tỷ lệ: 11.4 % + Từ 55 - 60: 5 người, tỷ lệ: 0.4% + Trình độ văn hóa: 1.3% CCCX có trình độ THCS; 98,7% CCCX có trình độ THPT. + Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: 3.2% CCCX chưa qua đào tạo; 54% có trình độ Trung cấp; 5.6% có trình độ cao đẳng; 37.2% có trình độ đại học. + Trình độ lý luận chính trị: 26.8% CCCX chưa qua đào tạo; 72.6% có trình độ Trung cấp; 0.6% có trình độ cao cấp. 10
  13. + Trình độ QLNN: có 49.6% chưa qua bồi dưỡng; 50.4% đã được bồi dưỡng kiến thức QLNN. + Trình độ tin học: Chưa qua đào tạo 36%; đã có chứng chỉ 26.8%, có trình độ trung cấp 37.2% + Ngoại ngữ: 45.24% chưa có chứng chỉ; 54.52% có chứng chỉ tiếng Anh, 0.24% chứng chỉ ngoại ngữ khác, 0.48% có chứng chỉ tiếng dân tộc. 2.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng bồi dƣỡng công chức cấp xã của tỉnh Bình Phƣớc hiện nay. - Nhận thức từ phía cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị tỉnh. - Phẩm chất, đạo đức, uy tín và năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên. - Nội dung, chương trình, phương pháp bồi dưỡng - Động cơ, mục tiêu, thái độ học tập của học viên - Công tác quản lý đối với học viên - Môi trường xã hội gồm môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa, sinh hoạt xã hội... 2.2. Thực trạng bồi dƣỡng công chức cấp xã của tỉnh Bình Phƣớc giai đoạn 2013 - 2018. 2.2. 1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác bồi dƣỡng công chức cấp xã. Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Bình Phước đã ban hành nhiều văn bản trong lĩnh vực về ĐTBD công chức cấp xã nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng, chuẩn hóa, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị; trẻ hóa đội ngũ công chức cấp xã, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tạo tính kế thừa giữa các thế hệ nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở. 2.2.2. Công tác tổ chức thực hiện bồi dƣỡng công chức cấp xã Luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, phân định rõ trách nhiệm giữa Sở Nội vụ, Sở tài chính, Trường chính trị, UBND cấp huyện trong việc tổ chức hiện bồi dưỡng công chức cấp xã. 11
  14. 2.2.3. Nguồn lực kinh phí tổ chức bồi dƣỡng công chức cấp xã Ngân sách Trung ương hỗ trợ 70%, 30% còn lại chi từ nguồn ngân sách của tỉnh. 2.2.4. Công tác tuyển sinh, mở lớp, biên soạn giáo trình, giáo án Công tác tuyển sinh, mở lớp thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND, Trường Chính trị tỉnh chủ trì phối hợp cùng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ thống nhất kế hoạch mở lớp; phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện trong công tác chiêu sinh đối tượng công chức cấp xã thuộc đối tượng bồi dưỡng. 2.2. 5. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, cấp chứng nhận bồi dƣỡng Trường Chính trị tỉnh cử giảng viên quản lý lớp học, thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát tinh thần, thái độ, tình hình học tập của học viên theo quy định. Sở Nội vụ thực hiện nhiệm vụ quản lý, tham mưu cho UBND tỉnh thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát đột xuất và định kỳ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh khi có vấn đề phát sinh, vướng mắc. 2.2.6. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích công chức cấp xã tham gia các khóa bồi dƣỡng. Cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh Bình Phước cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích công chức cấp xã tham gia các lớp bồi dưỡng như hỗ trợ về thời gian, hỗ trợ về tài chính. 2.2.7. Kết quả bồi dƣỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phƣớc giai đoạn 2013 đến nay * Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh, vị trí việc làm. Kết quả bồi dưỡng công chức cấp xã, giai đoạn 2013 đến nay với tổng số là 2.632 CCCX; trong đó, ưu tiên bồi dưỡng cho các xã vùng Tây Nguyên là 862/2632 CCCX, tương ứng với tỷ lệ 32,8% tổng số CCCX tham gia bồi dưỡng. Từ thực tế cho thấy, các chức 12
  15. danh công chức như văn phòng - thống kê, địa chính - xây dựng, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội...luôn được quan tâm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức hàng năm. * Bồi dưỡng lý luận Chính trị và kiến thức quản lý nhà nước - Bồi dưỡng được 1.545 CCCX. Trong đó 460 CCCX tham gia bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ; 620 CCCX tham gia bồi dưỡng LLCT dành cho đối tượng kết nạp đảng; 465 CCCX tham gia bồi dưỡng LLCT dành cho đảng viên mới. - Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước có 51,4% CCCX được bồi dưỡng chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước. * Bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh - Bồi dưỡng 1.483 CCCX, có 11/11 huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh tương ứng với 111 xã, phường, thị trấn thực hiện tốt nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho công chức cấp xã. * Bồi dưỡng kiến thức tin học - ngoại ngữ. - Tin học: Có chứng chỉ 334 người chiếm tỷ lệ 26.8%, trung cấp 465 người chiếm tỷ lệ 37.2%; 450 người chưa qua bồi dưỡng chiếm tỷ lệ 36%. - Ngoại ngữ: Có 684 công chức cấp xã có trình độ ngoại ngữ A trở lên, chiếm tỷ lệ 54.8%, có 565 công chức cấp xã chưa có chứng chỉ ngoại ngữ chiếm tỷ lệ 45,2% * Bồi dưỡng các kỹ năng mềm và kiến thức pháp luật, dân tộc, tôn giáo Thực tiễn cho thấy, những năm gần đây tỉnh Bình Phước đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng mềm, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cũng như mở các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho công chức cấp xã như bồi dưỡng công tác dân tộc, tôn giáo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng, bồi dưỡng tập huấn sáng tác và tổ chức văn hóa văn nghệ, bồi dưỡng công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bồi dưỡng công tác cải cách hành chính, công tác tiếp nhận và trả kết quả cấp xã, bồi dưỡng cho công chức trẻ cấp xã… 13
  16. 2.2.8. Đánh giá chất lƣợng bồi dƣỡng công chức cấp xã giai đoạn 2013 đến nay - Về nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng: Đảm bảo tính phù hợp, khoa học, đảm bảo tính cân đối giữa nội dung, chương trình với thời gian bồi dưỡng, tính ứng dụng cao trong thực tiễn công tác của đội ngũ công chức cấp xã - Về chất lƣợng giảng dạy của đội ngũ giảng viên: Đa số CCCX hài lòng với trình độ, năng lực, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ giảng viên. - Về tinh thần, thái độ học tập của học viên: có 60% học viên có tinh thần, thái độ học tập tốt, 20% học viên đạt ở mức trung bình, 20% học viên có tinh thần, thái độ học tập chưa tốt. - Về hiệu quả sau bồi dƣỡng: 100% học viên đánh giá có sự chuyển biến tích cực sau bồi dưỡng 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp về bồi dưỡng CCCX luôn được quan tâm; luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, phân định rõ trách nhiệm giữa các đơn vị; có sự hỗ trợ nguồn lực kinh phí từ ngân sách của Trung ương; có chính sách khuyến khích CCCX tham gia các khóa bồi dưỡng. 2.3.2. Tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, việc bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phước vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định. (1). Về xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng công chức cấp xã. - Khi xây dựng kế hoạch, vẫn còn một số địa phương chưa chú trọng đến công tác xác định định nhu cầu bồi dưỡng hoặc có thực hiện nhưng chưa thực sự khoa học, hiệu quả; chưa thực sự thực hiện nhiệm vụ khảo sát, phân tích nhu cầu bồi dưỡng của công chức cấp xã gắn với tình hình thực tiễn ở địa phương, với chức danh, vị trí việc làm, công tác quy hoạch, sử dụng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng. 14
  17. - Chương trình: chưa xây dựng được chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm để nâng cao kỹ năng, hiệu quả làm việc của từng nhóm đối tượng công chức cấp xã. Nội dung còn nặng về lý thuyết, chưa chú trọng nhiều đến công tác bồi dưỡng kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc hay kỹ năng xử lý và giải quyết tình huống trong thực tiễn ở cơ sở. - Tỉnh chưa ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể về công tác bồi dưỡng cho công chức cấp xã, vì vậy các xã, phường, thị trấn gặp nhiều khó khăn trong việc cử công chức tham gia các lớp ĐTBD khi họ có nhu cầu; công tác xây dựng kế hoạch cũng chưa thực sự đồng bộ, thống nhất. (2). Về việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng công chức cấp xã. - Việc tổ chức bồi dưỡng chưa được sắp xếp một cách khoa học, nhiều lớp bồi dưỡng tổ chức vào dịp cuối năm, thời gian này cơ quan nhà nước có rất nhiều công việc, gây ra nhiều khó khăn cho công chức cấp xã trong quá trình tham gia học tập, bồi dưỡng. - Công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa được định hướng rõ. Số lượt công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tuy khá nhiều nhưng số nợ tiêu chuẩn về bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ vẫn còn nhiều. - Các cấp ủy, chính quyền xây dựng kế hoạch, ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhưng chưa tách riêng, phân định rõ chức năng đào tạo và bồi dưỡng; chưa thật sự chú trọng công tác sơ kết, tổng kết công tác bồi dưỡng để rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức và thực hiện công tác bồi dưỡng. (3). Về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả, chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã. - Việc đánh giá chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã chưa được quan tâm đúng mức, chưa xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng trên cả 2 phương diện đó là đánh 15
  18. giá chất lượng bồi dưỡng và kết quả thực hiện công việc sau bồi dưỡng. - Công tác điều tra, khảo sát, đánh gia chất lượng học viên trước, trong, sau bồi dưỡng chưa được sự quan tâm phối hợp giữa cơ sở đào tạo với đơn vị cử công chức tham gia khóa bồi dưỡng. Vì vậy, còn nhiều hạn chế trong quá trình tổ chức bồi dưỡng công chức cấp xã. 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 1. Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của tỉnh có lúc chưa kịp thời, đồng bộ. 2. Việc rà soát, đánh giá chất lượng, phân loại trình độ công chức cấp xã còn chậm. Chọn đối tượng bồi dưỡng chưa gắn với quy hoạch sử dụng công chức. 3. Việc bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, chưa chú ý bồi dưỡng về kỹ năng. 4. Công tác quy hoạch công chức chưa được quan tâm đúng mức, quy hoạch chưa gắn với bồi dưỡng, sử dụng công chức. 5. Chưa quan tâm xây dựng vị trí việc làm cho công chức cấp xã. 6. Nhận thức của một bộ phận công chức về trách nhiệm tự học, học tập suốt đời, nỗ lực nâng cao năng lực thực thi công vụ. 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan 1. Do bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế kho tri thức luôn luôn thay đổi từng ngày. 2. Chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã chưa được cụ thể hóa. 3. Chính Sách hỗ trợ công chức đi Bồi dưỡng còn thấp; điều kiện kinh tế của tỉnhvà CCCX còn nhiều khó khăn Từ những nguyên nhân trên đây, có những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết để nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình phƣớc hiện nay là: 16
  19. - Thứ nhất, cẩn có sự quan tâm lãnh đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng. - Thứ hai, quan tâm hoàn thiện thể chế về bồi dưỡng công chức cấp xã; đồng thời hoạch định chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh. - Thứ ba, đổi mới, nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã theo yêu cầu công việc, theo hướng chuyên môn hóa, xây dựng đề án vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử trong xu thế phát triển và hội nhập. - Thứ tư, tăng cường thực hiện công tác đánh giá chất lượng công chức cấp xã sau bồi dưỡng; đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý công chức cấp xã sau bồi dưỡng. - Thứ năm, tăng cường sử dụng có hiệu quả nguồn lực bồi dưỡng công chức cấp xã, tiếp tục đẩy mạnh công tác khai thác các nguồn lực hỗ trợ ngân sách cho công tác bồi dưỡng công chức cấp xã, nhất là các huyện vùng tây nguyên, điều kiện kinh tế, trình độ, năng lực công chức cấp xã còn nhiều khó khăn, hạn chế, cần có chính sách hỗ trợ phù hợp. Những vấn đề đặt ra này chính là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các quan điểm định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình phước trong giai đoạn tới. 17
  20. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẤT LƢỢNG BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở TỈNH BÌNH PHƢỚC HIỆN NAY, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025. 3.1. Mục tiêu, định hƣớng bồi dƣỡng công chức cấp xã ở tỉnh Bình Phƣớc hiện nay và tầm nhìn đến năm 2025. 3.1.1. Mục tiêu chung Nhằm đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, tạo sự chuyển biến về chất, nâng cao chất lượng, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đạt chuẩn phục vụ tốt công cuộc cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể - Về học vấn: Phấn đấu 100% cán bộ, công chức cấp xã tốt nghiệp trung học phổ thông; - Về chuyên môn, nghiệp vụ: 100% cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, trong đó 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với chức danh, vị trí đảm nhiệm; - Về lý luận chính trị: 100% cán bộ chuyên trách cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ Sơ cấp trở lên, trong đó 85% cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ Trung cấp trở lên. Trên 60% công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ Sơ cấp trở lên; - Về kiến thức quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế, quốc phòng, an ninh: 100% cán bộ chủ chốt được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước; 80% cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quốc phòng, an ninh phù hợp với chức danh hiện đang đảm nhiệm; 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2