PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Cái cách hành chính là yêu cầu khách quan, là nội dung hết sức quan trọng<br />
trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của nước ta, cải cách hành chính được đặt thành<br />
nhiệm vụ có tầm chiến lược, nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện nhà<br />
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.<br />
Cải cách thủ tục hành chính góp phần quan trọng cải thiện môi trường đầu<br />
tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.Đây là yếu tố sống còn của<br />
đất nước trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay<br />
và xu hướng quốc tế trong tương lai.<br />
Cải cách hành chính được tiến hành toàn diện trên các mặt: thể chế, thủ tục<br />
hành chính, tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, tài chính<br />
công, hiện đại hóa nền hành chính. Mục tiêu nhằm hướng tới xây dựng một nền<br />
công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động minh bạch, hiệu quả. Nội dung<br />
quan trọng của cải cách hành chính là cải cách thủ tục hành chính, được coi là<br />
“khâu đột phá”, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính tối đa, tránh rườm rà gây<br />
lãng phí về kinh tế, thời gian và tìm ra cách thức tổ chức, quy trình thực hiện các<br />
thủ tục hành chính một cách tối ưu nhất.<br />
Nhận thấy rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cải cách thủ<br />
tục hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 4 tháng 5 năm<br />
1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính mà mục tiêu quan trọng là hướng<br />
đến việc giải quyết tốt hơn các công việc của công dân, tổ chức đặc biệt là cộng<br />
đồng doanh nghiệp.<br />
Năm 1998, Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ đã được thành lập và đi vào<br />
hoạt động nhằm nhanh chóng xây dựng một chương trình CCHC có tính chiến<br />
lược, dài hạn của Chính phủ. Trên cơ sở đó, ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ<br />
đã ký Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách<br />
hành chính nhà nước giai đoạn 10 năm 2001-2010 với mục tiêu đặt ra là: Xây<br />
dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh.<br />
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, tháng 11-2011, Chính phủ đã ban<br />
hành Nghị quyết 30C/NQ-CP, ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính<br />
nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, với hệ thống các giải pháp và mục tiêu cụ thể.<br />
1<br />
<br />
Chương trình gồm 6 nội dung là: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải<br />
cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội<br />
ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính<br />
trong đó nội dung “cải cách thủ tục hành chính” tiếp tục được đẩy mạnh và là mục<br />
tiêu rất quan trọng, cấp thiết trong giai đoạn cải cách này. Đây là một chương trình<br />
có tính chiến lược, định hướng và chỉ đạo toàn diện cho công tác cải cách hành<br />
chính nhà nước trong thời gian 10 năm và được chia làm 2 giai đoạn - giai đoạn I<br />
(2011 - 2015) và giai đoạn II (2016 - 2020).<br />
Hà Nội là một trong những Thành phố đi đầu trong cả nước về cải cách thủ<br />
tục hành chính trong những năm qua, cải cách hành chính mà đặc biệt là cải cách thủ<br />
tục hành chính, được coi là trọng điểm, là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng<br />
dịch vụ phục vụ nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính của người dân.<br />
Phú Xuyên là một huyện đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm ở phía Nam của<br />
thủ đô Hà Nội. Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai<br />
đoạn 2011-2020, Chương trình số 08-CTr/TU ngày 18/10/2011 của Ban Thường<br />
vụ Thành ủy về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất<br />
lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015”,<br />
Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện xác định công tác cải cách hành chính, cải cách<br />
thủ tục hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực Tài<br />
nguyên môi trường nói riêng là khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác<br />
lãnh đạo, chỉ đạo điều hành. Bên cạnh những kết quả đã đạt được về công tác<br />
CCTTHCvề lĩnh vực Tài nguyên môi trường như đã công bố công khai trên<br />
Website cổng thông tin điện tử của huyệnnhư các thủ tục đã được chi tiết rõ<br />
ràng,nhưng mức độ cải cách vẫn ở mức thấp (tương đương cấp độ 1: người dân có<br />
thể xem chi tiết danh mục các thủ tục hành chính Cổng thông tin điện tử của huyện<br />
nhưng chưa có các mẫu biểu và chưa thể tải về để kê khai), tiến độ thực hiện cải<br />
cách thủ tục hành chính còn chậm; công tác rà soát, sửa đổi, đề nghị bổ sung ban<br />
hành mới các thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc có liên quan<br />
đến tổ chức, doanh nghiệp và công dân chưa được thực hiện thường xuyên; công<br />
tác chỉ đạo, điều hành thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông chưa thực sự<br />
chủ động, quyết liệt, mạnh mẽ, nhất là trong việc triển khai thực hiện cơ chế “một<br />
cửa”. Một số ngành, cơ sở xã, thị trấn thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo<br />
cơ chế một cửa còn mang tích hình thức. Kỹ năng của một số cán bộ công chức về<br />
2<br />
<br />
hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu. Trước yêu cầu cấp thiết phải tiến hành đẩy<br />
nhanh cải cách thủ tục hành chính có hiệu quả để phát triển kinh tế xã hội, phục vụ<br />
cho xây dựng khu đô thị vệ tinh Phú Xuyên thì việc nghiên cứu để đẩy mạnh cải<br />
cách thủ tục hành chínhnhất là về lĩnh vựcTài nguyên môi trường là rất cần thiết.<br />
Từ những lý do trên tác giả chọn đề tài: “ Cải cách thủ tục hành chính về lĩnh<br />
vực Tài nguyên môi trường tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, Thành Phố<br />
Hà Nội ” nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ Quản lý công của mình để giải quyết<br />
phần nào những khó khăn, vướng mắc đang đặt ra từ yêu cầu thực tiễn.<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br />
Lý luận về CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng là đề tài thu hút<br />
được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý. Những vấn đề<br />
này được nêu và thảo luận ở nhiều buổi hội thảo, trong nhiều bài viết, các công<br />
trình nghiên cứu về quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam.<br />
*Các công trình nghiên cứu về cải cách hành chính nói chung như:<br />
“Tình huống quản lý hành chính” (Nxb Lao động, Hà Nội, năm 2014) do<br />
TS. Nguyễn Thị Thu Hà chủ biên.<br />
“Cơ sở lý luận và thực tiễn về hành chính nhà nước” (Nxb Chính trị Quốc<br />
gia, Hà Nội, năm 2013) do PGSTS. Nguyễn Hữu Hải chủ biên.<br />
“Tìm hiểu về hành chính công Hoa kỳ - lý thuyết và thực tiễn” (Nxb Chính<br />
trị CT-HC, Hà Nội 2009) của PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải chủ biên.<br />
“Phân cấp quản lý nhà nước – lý luận và thực tiễn” (Nxb Chính trị Quốc<br />
gia, Hà Nội 2004) của PGS.TS. Võ Kim Sơn chủ biên.<br />
“Kỹ năng quản lý hành chính” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 2014) của<br />
TS. Phạm Đức Chính và TS. Ngô Thành Can chủ biên.<br />
“Phương pháp xử lý tình huống và nội dung cơ bản trong hoạt động quản lý<br />
hành chính” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2014) của TS. Phạm Đức Chính và<br />
TS. Ngô Thành Can chủ biên.<br />
*Các công trình nghiên cứu về cải cách thủ tục hành chính<br />
“Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước” (Nxb Chính trị Quốc gia,<br />
Hà Nội 2010) của PGS.TS. Văn Tất Thu chủ biên.<br />
“Một số văn bản pháp luật về quản lý hành chính, cải cách các thủ tục hành<br />
chính trong cơ quan Nhà nước và tổ chức chính trị xã hội” (Nxb Chính trị Quốc<br />
gia, Hà Nội, 2009).<br />
3<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm của tác giả Mai Hùng Cường về “Một số giải pháp<br />
góp phần cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã Phù Vân” vào tháng<br />
6/2012.<br />
Một số công trình đã nghiên cứu cơ chế “một cửa liên thông” như : luận văn<br />
thạc sĩ quản lý hành chính công : “Mô hình một cửa liên thông xã – huyện trong<br />
thực trạng cải cách thủ tục hành chính ở thành phố Cần Thơ” của Nguyễn Việt<br />
Thùy Uyên (Học viện Hành chính năm 2010); Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính<br />
công : “Quản lý chất lượng cải cách hành chính theo mô hình “một cửa liên<br />
thông” tại Ủy ban nhân dân các quận thành phố Hải Phòng” Đỗ Ngọc Lan (Học<br />
viện Hành chính năm 2011);<br />
Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công : “Xây dựng và thực hiện cơ chế một<br />
cửa liên thông ở xã phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội” (Học viện Hành chính<br />
năm 2013); Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công: “Cải cách thủ tục hành<br />
chính tại Ủy ban nhân dân quận Thanh xuân – Hà Nội” (Học viện hành chính năm<br />
2014, của tác giả Đào Thị Oanh).<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br />
Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng cải cách thủ<br />
tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên để đề xuất những giải pháp<br />
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực Tài<br />
nguyên môi trường tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.<br />
- Nhiệm vụ: Đề tài có một số nhiệm vụ nghiên cứu chính:<br />
+ Tổng quan cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính;<br />
+ Phân tích thực trạng cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực Tài nguyên<br />
môi trường tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội;<br />
+ Đánh giá thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân<br />
huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội;<br />
+ Phương hướng, giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng hoạt động CCTTHC về<br />
lĩnh vực Tài nguyên môi trường theo hướng hiện đại nhằm hoàn thành mục tiêu<br />
cải cách thủ tục hành chính huyện Phú Xuyên giai đoạn 2016 – 2020.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực Tài nguyên môi<br />
trường tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành Phố Hà Nội.<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
4<br />
<br />
+ Không gian: Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội;<br />
+ Thời gian: mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2015.<br />
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn<br />
- Phương pháp luận: tiếp cận nghiên cứu vấn đề theo quan điểm hệ thống, khách<br />
quan, toàn diện, lịch sử. Áp dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch<br />
sử trong nghiên cứu luận văn.<br />
- Phương pháp nghiên cứu:<br />
+ Tổng hợp và phân tích các số liệu báo cáo, thống kê, các kết quả nghiên cứu;<br />
+ Khảo sát thực tế để nắm bắt thực trạng tại UBND huyện Phú Xuyên;<br />
+ Phương pháp so sánh: Thông qua một số dẫn chứng về triển khai cải cách<br />
TTHC trên cùng lĩnh vực tại các địa phương khác.<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br />
Đề tài làm phong phú hơn lý luận về cải cách thủ tục hành chính.Đề tài cung<br />
cấp cho người đọc thực tiễn về thủ tục hành chính về lĩnh vực Tài nguyên môi<br />
trường tại Uỷ ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Đề tài cũng<br />
đóng góp một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong cải cách thủ tục<br />
hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.<br />
7. Kết cấu luận văn<br />
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, nội<br />
dung chính của luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung trong cải cách thủ tục hành chính<br />
về lĩnh vực Tài nguyên môi trường<br />
Chương 2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực Tài nguyên<br />
môi trường tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.<br />
Chương 3. Phương hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả cải cách thủ<br />
tục hành chính về lĩnh vực Tài nguyên môi trường tại Ủy ban nhân dân huyện Phú<br />
Xuyên, thành phố Hà Nội.<br />
<br />
5<br />
<br />