intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức ngành thanh tra tỉnh Bo Keo, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

23
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là trên cơ sở lý luận về chất lượng công chức ngành Thanh tra và thực trạng chất lượng công chức ngành thanh tra tỉnh Bo Keo, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức ngành thanh tra tỉnh Bo Keo trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức ngành thanh tra tỉnh Bo Keo, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BOUN THANH SI MUN THA CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC NGÀNH THANH TRA TỈNH BO KEO, NƢỚC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI Phản biện 1:…………………..……………………………. …………………………………………………. Phản biện 2:………………………………………………. ……………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số..:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……..… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 202... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Đội ngũ cán bộ công chức có vị trí, vai trò quan trọng trong nền hành chính nhà nước của bất kỳ quốc gia nào, họ không chỉ là yếu tố cấu thành mà còn là yếu tố mang tính quyết định. Nền hành chính phát triển hay lạc hậu là phụ thuộc và chất lượng, năng lực của đội ngũ này. Thanh tra là lực lượng đặc biệt trong đội ngũ cán bộ công chức, bởi họ là những người kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ pháp luật. Cá nhân, tổ chức không thực hiện đúng quy định của pháp luật, lực lượng thanh tra có những biện pháp xử lý.Chính vì thanh tra có vị trí, vai trò đặc biệt nên chất lượng của đội ngũ này rất quan trọng, nó tác động mạnh mẽ đến chất lượng hoạt động của đội ngũ thanh tra. Ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của đội ngũ công chức ngành thanh tra,Đảng và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào rất quan tâm tới đội ngũ này.Nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành thể hiện được vai trò cũng như vị trí của đội ngũ công chức nói chung và công chức ngành thanh tra nói riêngnhư: Luật Cán bộ, công chức năm 2015; Nghị quyết số 171/NQ-TTg ngày 11/11/1993 về quy chế công chức Lào; Luật Thanh tra nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2007; Quyết định số 941/TTr-CP ngày 17 tháng 10 năm 2007 của tổng Thanh tra về quy tắc ứng xử của công chức thanh tra. Vì vậy, trong thực tiễn những năm qua đội ngũ này có nhiều chuyển biến tích cực.Về chất lượng, phần lớn đội ngũ công chức hiện đang công tác đã được rèn luyện, thử thách qua quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành 1
  4. với sự nghiệp cách mạng. Kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ công chức từng bước được nâng cao về mọi mặt, góp phần tích cực vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, ngành thanh tra tỉnh Bo keo chưa có đội ngũ công chức thanh tra ổn định và chuyên nghiệp. Trình độ và năng lực của đội ngũ công chức thanh tra chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập về nhiều mặt như tri thức và năng lực thực thi nhiệm vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác còn rất hạn chế. Số công chức đào tạo mới có đủ trình độ chuyên môn nhưng lại thiếu kinh nghiệm và ứng xử trong lĩnh vực thanh tra. Chất lượng đội ngũ công chức thanh tra chưa đồng đều, trình độ năng lực thực tế chưa tương xứng với văn bằng. Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận công chức còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao, số lượng, cơ cấu đội ngũ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài; tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ công chức còn phổ biến; thiếu đội ngũ công chức nòng cốt kế cận có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao đặc biệt là thanh tra ở tuyến huyện. Xuất phát từtình hình thực tế trên, với mong muốn đóng góp một số giải pháp cho vấn đề này, tác giả chọn vấn đề “Chất lượng công chức ngành thanh tra tỉnh Bo Keo, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” làm đề tài nghiên cứu luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và ngành thanh tra nói riêng có nhiều công trình nghiên cứu: - Sách của đồng tác giả Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (xuất bản năm 2005) với tên “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây 2
  5. dựng đội ngũ cán bộ công chức” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản. - Bài “Vấn đề công vụ và trách nhiệm công vụ trong luật cán bộ, công chức” của tác giả Trần Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, Số 11/2009. - Luận văn của Nguyễn Thanh Thủy với đề tài Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ ở tỉnh Nam Định năm 2017 tại Học viện Hành chính Quốc gia. Trong bài tác giả đã đưa ra những đặc điểm của thanh tra chuyên ngành ở một lĩnh vực hẹp hơn, đó là vấn đề nội vụ, về công tác cán bộ ở cấp tỉnh. Mặc dù có nhiều đề tài liên quan đến vấn đề thanh tra, nhưng chưa có đề tài nào trực tiếp đề cập tới công tác nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức thanh tra tỉnh Bo keo, chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài, hy vọng sẽ mang lại cái nhìn tổng quan nhất và góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thanh tra tỉnh Bo keo trong thời gian tới 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích - Trên cơ sở lý luận về chất lượng công chức ngành Thanh tra và thực trạng chất lượng công chức ngành thanh tra tỉnh Bo Keo, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức ngành thanh tra tỉnh Bo Keo trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu những nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa và làm rõ lý luận về chất lượng công chức ngành thanh tra. 3
  6. - Đánh giá thực trạng chất lượngcông chức ngành thanh tra tỉnh Bo Keo, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, từ đó chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức ngành thanh tra tỉnh Bo keo, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu chất lượng công chức ngành thanh tra. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu chất lượng công chức ngành thanh tra thông qua các tiêu chí cơ bản như: Phẩm chất chính trị, đạo đức; Kiến thức, trình độ; Kỹ năng; Thái độvà kết quả thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2015 đến nay; - Phạm vi không gian: Nghiên cứu chất lượng công chức ở thanh tra tỉnh Bokeo và thanh tra các huyện thuộc ngành dọc ở thanh tra tỉnh). 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1.Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở học thuyết Mác-Lênin với phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu,Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi + Phương pháp thu thập, xử lý thông tin + Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu có liên quan đến vấn đề để có cái nhìn tổng quát. 4
  7. 6. Ý nghĩa của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về chất lượng công chức nói chung và công chức ngành thanh tra nói riêng. - Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu hoạch đinh chính sách nằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thanh tra tỉnh Bo keo, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo dùng trong học tập và giảng dạy 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương. Chương 1. Cơ sở khoa học về chất lượng công chức ngành thanh tra Chương 2. Thực trạng chất lượng công chức ngành thanh tra tỉnh Bo keo, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Chương 3. Quan điểm giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành thanh tra tỉnh Bo Keo, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 5
  8. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC NGÀNH THANH TRA 1.1. Công chức ngành thanh tra 1.1.1.Khái niệm a, Thanh tra Thanh tra có tính chất nhà nước của cơ quan quản lý cấp trên đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân cấp dưới do tổ chức thanh tra thực hiện. Có trách nhiệm thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. b, Công chức: công chức là công dân Lào được bầu cử, phê chuẩn hoặc bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Xây dựng đất nước Lào và các đoàn thể ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc công tác tại trụ sở đại diện cho nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở nước ngoài và tổ chức quốc tế được hưởng lương từ ngân sách nhà nước c, Công chức ngànhthanh tra Từ khái niệm về công chức và ngành thanh tra đã phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm công chức ngành thanh tra như sau:Công chức ngành thanh tra làcông dân được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành thanh tra, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, thực hiện nhiệm vụ thanh tra. 6
  9. 1.1.2. Vị trí, vai trò của công chức ngành thanh tra Công chức ngành thanh tra có vị trí, vai trò chung của người công chức. Công chức hành chính là lực lượng trực tiếp của nhiệm vụ quản lý nhà nước, là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của cách mạng; là người bảo đảm cho Nhà nước giữ vững được bản chất giai cấp công nhân và Đảng giữ được vị trí cầm quyền. 1.1.3. Đặc điểmcông chức ngành thanh tra Thứ nhất, công chức thanh tra là những công chức nhà nước được xếp vào một ngạch thanh tra nhất định trong hệ thống tổ chức ngạch bậc của nền công vụ. Thứ hai, công chức thanh tra thực thi công vụ bên cạnh việc tuân thủ pháp luật nói chung, họ còn phải tuân thủ và là đối tượng điều chỉnh của luật thanh tra, các quy định, các văn bản về thanh tra, đối tượng thanh tra,..một cách nghiêm ngặt và chặt chẽ. Thứ ba, hoạt động thanh tra là hoạt động mang tính nghiệp vụ chuyên môn sâu và hẹp hơn, do đó đòi hỏi thanh tra viên tức là các công chức thanh tra phải có nghiệp vụ giỏi, am hiểu về kinh tế - xã hội, có khả năng chuyên sâu về lĩnh vực thanh tra hướng đến. Thứ tư, công chức bình thường giải quyết công vụ theo những quy định về trình tự ngắn, còn công chức thanh tra giải quyết các vụ việc thường kéo dài, do tính chất phức tạp của hoạt động thường có nhiều vấn đề cần xác minh. Thứ năm, đặc điểm mang tính riêng biệt của công chức thanh tra so với các công chức khác ở chỗ khi cần họ là chủ thể của thanh tra đối với các công chức khác, các tổ chức, cá nhân có phát sinh vụ việc dẫn đến thanh tra, xác minh, giải quyết. 1.1.4. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của công chức ngành thanh tra 1.14.1. Tiêu chuẩn * Tiêu chuẩn chung 7
  10. “Tiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên trong các cơ quan thanh tra nhà nước do Tổng Thanh tra chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ soạn thảo gửi đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành”. 1.1.4.2. Nhiệm vụ của công chức thanh tra Công chức ngành thanh tra là công chức nên có đủ nhiệm vụ, quyền hạn của công chức (được quy định trong Luật Cán bộ, công chức năm 2015). 1.2. Chất lƣợng công chức ngành thanh tra 1.2.1. Khái niệm a, Chất lượng Chất lượng làtổng thể những đặc điểm, tính chất tạo nên giá trị của một người, một sự vật, một sự việc nào đó. b, Chất lượng công chức Chất lượng công chức là tổng hợp những yếu tố phẩm chất, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, thái độ nghề nghiệp của công chứcgiúp cho công chức có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc c, Chất lượng công chức ngành thanh tra Chất lượng công chức ngành thanh tra là tổng thể các yếu tố về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ và thái độ trongthực thi công vụcủa công chức ngành thanh tra giúp công chức ngành thanh tra thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. 1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức ngành thanh tra 1.2.2.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức 1.2.2.2. Kiến thức,trình độ 1.2.2.3. Kỹ năng nghiệp vụ thanh tra Thứ nhất, nhóm các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ: Thứ hai, nhóm các kỹ năng giao tiếp, ứng xử: 8
  11. 1.3 Những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công chức ngành thanh tra 1.3.1. Hệ thống pháp luật, chính sách đối với công chức ngành thanh tra 13.2. Công tác tuyển dụng công chức ngành thanh tra 1.3.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡngcông chức ngành thanh tra 1.3.4. Công tác sử dụng, đánh giá công chức ngành thanh tra 1.3.5. Chính sách tiền lương, đãi ngộ Tiền lương cũng như các chính sách về phúc lợi đối với cán bộ công chức thanh tra là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đối với đội ngũ cán bộ công chức. 1.3.6. Môi trường làm việc Môi trường làm việc ở đây chính là môi trường nơi người cán bộ, công chức công tác, chính là công sở và các mối quan hệ xoay quanh công việc, nghiệp vụ thanh tra. Tiểu kết chƣơng 1 Như vậy trong chương 1 tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở khoa học về thanh tra cũng như về người công chức ngành thanh tra. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm, tính chất của công chức, của ngành thanh tra nói chung và các vấn đề về chất lượng công chức thanh tra nói riêng từ các góc độ nghiên cứu, có sự so sánh, đối chiếu để làm sáng tỏ vấn đề. Dựa vào đó, tác giải cũng đã đưa ra những nhận định của cá nhân về từng vấn đề cụ thể, thông qua việc phân tích đặc trưng và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công chức thanh tra, các yêu cầu về phẩm chất, trình độ, kỹ năng của người thanh để tạo ra nền tảng cơ bản trong phần lý luận, sẽ là sơ sở khoa học cho chương 2, tác giả đi vào nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng chất lượng công chức ngành thanh tra ở tỉnh Bokeo, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 9
  12. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC NGÀNH THANH TRA TỈNH BO KEO, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1. Khái quát về công chức ngành thanh tratỉnh Bo keo 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bo keo Đặc điểm tự nhiên Tỉnh Bokeo là một miền núi, nằm ở phía tây Bắc của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Tỉnh được thành lập vào năm 1983 với diện tích 6196 km2, phía Bắc giáp tỉnh Luông Nắm Tha; phía Nam giáp với tỉnh Xay Nha Bu Ly; phía Đông giáp với tỉnh U Đôm Xay; phía Tây Bắc giáp với tỉnh Tha Khí Lếch (Mianma); phía Tây giáp với tỉnh Xiêng Lai (Thái Lan). Đặc điểm dân cư, kinh tế-xã hội Theo số liệu điều tra dân số năm 2013 tỉnh Bokeo có tổng dân số 167.721 người, trong đó nữ là 84.487 người, nam là 83.234 người; mật độ dân số khoảng 24 người/km2. Tỉnh Bokeo có 13 dân tộc, 16 bộ tộc và 04 nhóm theo tiếng nói. Có 3 hệ tộc lớn là: hệ tộc Lào Lùm; hệ tộc Lào Thâng và hệ tộc Lào Sủng. Diện tích của tỉnh Bokeo tương đối rộng, nhưng chủ yếu là đồi núi cao chiếm 70% diện tích khó khăn, hiểm trở về địa hình. Toàn tỉnh có 5 huyện, 266 bản, trong đó có 95 bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Tình hình kinh tế - xã hội Như vậy, với điều kiện tự nhiên còn nhiều đồi núi, khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại hóa ngay nay. Tuy nhiên, cũng do điều kiện, đặc điểm vùng miền, do đó thuận lợi phát triển chăn nuôi, nuôi trồng trong nông nghiệp, lâm nghiệp. 10
  13. Chính vì vậy, rất cần đội ngũ công chức thanh tra giỏi để kịp thời phát hiện, uốn nắn và điều chỉnh chio kịp thời, hướng sự phát triển theo đúng định hướng của Đảng nhân dân cách mạng Lào và của nhà nước Lào cũng như ở tỉnh Bokeo. 2.1.2. Đội ngũ công chức ngành thanh tra tỉnh Bokeo Thanh tra và cơ cấu Đội ngũ công chức ngành thanh tra tỉnh Bokeo hiện nay có 70người, trong đó có 45 namvà 25nữ. Ở cấp tỉnh, công chức thanh tra có 30 người, trong đó 20 công chức nam, 10 công chức nữ. Ở cấp huyện, công chức có 40 người, trong đó công chức nam là 25 người, nữ là 15 người. Bảng 2.1. Số lượng công chức ngành thanh tra Bokeo (Đơn vị tính: người) Cấp huyện Cấp tỉnh Toàn tỉnh Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 25 15 20 10 45 25 40 30 70 (nguồn: Thanh tra tỉnh Bokeo) Toàn ngành thanh tra của tỉnh Bokeo chỉ có 04 thanh tra viên cao cấp, chiếm 5,71% hiện đang công tác tại thanh tra tỉnh; 25 thanh tra viên chính, chiếm 35,71%; còn lại là thanh tra viên với số lượng 41 người, chiếm 58,58%. Về cơ cấutheo ngạch Bảng 2.2. Cơ cấu thanh tra viên của tỉnh Bokeo Thanh tra viên cao Thanh tra viên Thanh tra viên cấp chính SL % SL % SL % 04 5,71 25 35,71 41 58,58 (nguồn: Thanh tra tỉnh Bokeo) 11
  14. 2.2. Thực trạng chất lƣợng công chức ngành thanh tra tỉnh Bo Keo, nƣớc cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 2.2.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức Một là, công chức thanh tra phải thấm nhuần và luôn trung thành với mục tiêu của Nhà nước, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn đặt lợi ích Nhà nước, của tập thể lên trên hết. Hai là, công chức thanh tra phải có phong cách làm việc tốt, phải coi trọng và luôn ứng xử theo những tiêu cuẩn, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của nghề thanh tra. Ba là, công chức thanh tra phải có lối sống lành mạnh, tư tưởng trong sáng, thực sự là tấm gương trong công tác và trong cuộc sống. Về đạo đức, lối sống: Thứ nhất, có lập trường, quan điểm cách mạng vững vàng, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Lào; Thứ hai, có phong cách, phương pháp làm việc khoa học, đổi mới; sâu sát công việc; coi trọng nguyên tắc, kỷ cương Thứ ba, có tinh thần học tập, cầu tiến bộ, nghiên cứu, tiếp cận cái mới; không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực cá nhân về mọi mặt Thứ tư, có ý thức rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức cá nhân trong sáng, lành mạnh; nói đi đôi với việc làm; Thứ năm, có tấm lòng vì dân, thương dân, gần gũi, tôn trọng nhân dân, biết chia sẻ, thông cảm với nhân dân khi xử lý công việc; 2.2.2. Về kiến thức, trình độ Đến năm 2016, toàn ngành có 70 công chức đã qua đào tạo. Cụ thể như sau: trình độ thạc sĩ có 03người (chiếm 4,28%), trình độ đại học có 37 người (chiếm 52,83%); trình độ cao đẳng có 20 người 12
  15. (chiếm 29%); trung cấp có 07 người (chiếm 10%); sơ cấp có 03 người (chiếm 4,3%). Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn của công chức thanh tra tỉnh Bokeo Trình độ Số lƣợng % Thạc sĩ 03 4,3 Đại học 37 52,8 Cao đẳng 20 29 Trung cấp 07 10 Sơ cấp 03 4,3 (nguồn: Thanh tra tỉnh Bokeo) - Trình độ lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước Trong số 70 công chức ngành thanh tra có 05 người có trình độ cao cấp, 41 người trình độ trung cấp, 14 người có trình độ sơ cấp. Như vậy, có thể thấy số lượng công chức đã qua đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cũng như kiến thức quản lý nhà nước ở tỉnh Bokeo là rất thấp, kết quả này ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng của đội ngũ công chức thanh tra tỉnh trong việc thực thi công vụ, triển khai tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. 2.2.3. Về kỹ năng - Về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ là khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ của công chức thanh tra vào thực tiễn thanh tra. - Kỹ năng giao tiếp, ứng xử: Đội ngũ công chức Thanh tra tỉnh Bokeo hiện nay đang được chuẩn hóa và dần hoàn thiện các kỹ năng cơ bản trong thực thi công 13
  16. vụ, đáp ứng yêu cầu công việc. Trong các kỹ năng đó thì kỹ năng giao tiếp, ứng xử có một vị quan trọng cần có đối với phẩm chất của người công chức thanh tra. 2.2.4. Về thái độ 2.2.5. Về kết quả thực hiện công vụ 2.2.5.1. Công tác thanh tra Hoạt động thanh tra được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra Nhà nước Lào (kể từ ngày 02/7/2007), trong đó quy định cụ thể về khách thể của công tác thanh tra. Năm 2019, công chức thanh tra tỉnh Bo Keo đã tiến hành thanh trahành chính 02 cuộc (số cuộc theo chương trình, kế hoạch 02/02 cuộc, đạt 100%; kết thúc 02 cuộc). Về thanh tra chuyên ngành, đã tiến hành 56 cuộc với tổng số tổ chức, cá nhân vi phạm: 599 tổ chức, cá nhân.Tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính: 599 quyết định.Kết quả thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính: 561/599 quyết định (đạt 98%), số tiền đã nộp phạt vi phạm hành chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh là 8,056 tỷ kip.. 2.2.5.2. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo - Giải quyết khiếu nại: Năm 2019, thanh tra tỉnh đã tiếp công dân được 03 lượt, so với cùng kỳ 2018 hơn 01 lượt. Số đơn thư nhận xử lý là 05 đơn. Về giải quyết khiếu nại. Tổng số vụ khiếu nại đã giải quyết: 05 vụ; Tổng số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền: 03 vụ; tỷ lệ khiếu nại đúng, sai là 1:2. Quyết định giải quyết đã được thi hành 03; Những vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền còn tồn đọng: 0. - Công tác xử lý tố cáo: Năm 2019, thanh tra tỉnh đã giải quyết: 02 vụ tố cáo. Tổng số vụ tố cáo thuộc thẩm quyền 01; tỷ lệ đúng, sai 0:1; những vụ tố cáo thuộc thẩm quyền còn tồn đọng: 0. 14
  17. 2.2.5.3. Công tác phòng chống tham nhũng - Về kê khai tài sản: Việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng được thực hiện đối với tất cả cán bộ, công chức thanh tra tỉnh; kê khai những thay đổi về tài sản, thu nhập vào thời điểm cuối năm được thực hiện với tất cả đối tượng; kê khai những thay đổi về tài sản, thu nhập đối với cán bộ, đảng viên. Đến nay đã có 100% đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập đã kê khai theo quy định. - Về thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp: Cơ quan thường xuyên quan tâm giáo dục và nhắc nhở rèn luyện về phẩm chất đạo đức, tác phong của người cán bộ, công chức nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, ân cần khi tiếp xúc với người dân, cải tiến các thủ tục trong giải quyết công việc hành chính - Về kiểm tra giám sát nội bộ: Hàng tháng phối hợp với tổ chức công đoàn kiểm tra công tác thu, chi tài chính; Trên thực tế đánh giá, phân loại công chức hàng năm của ngành thanh tra của tỉnh Bokeo được thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 01/2005/QĐ-CHC về công chức, viên chức ngày 22/9/2005. Thông qua khảo sát thực tế giai đoạn từ năm 2015 - 2019 công chức được phân loại qua các mức độ như: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 55,4%; Hoàn thành nhiệm vụ chiếm 15,5%; Không hoàn thành nhiệm vụ, bị kỷ luật chiếm 0%. 2.3. Đánh giá chung về chất lƣợng công chức ngành thanh tra tỉnh Bo Keo, Lào 2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân 2.3.1.1. Những ưu điểm - Về phẩm chất chính trị, đạo đức. - Về kiến thức, trình độ. 15
  18. - Về kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra. - Về thái độ. - Về kết quả thực hiện công vụ. 2.3.1.2. Nguyên nhân của những ưu điểm trên - Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất, xuất phát từ mục tiêu phát triển của nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, lấy dân làm chủ, mọi nguồn lực đều phải dựa vào dân và nền công vụ phải lấy dân làm gốc của mọi vấn đề, phải đảm bảo công bằng, bình đẳng trong việc thụ hưởng các dịch vụ mà nhà nước đem lại cho người dân và tổ chức. Thứ hai, do cải cách chế độ cán bộ, công chức mà nguyên nhân sâu xa là do cải cách nền hành chính nhà nước mang lại những nguồn lực mới cho công tác cán bộ, công chức nói chung và của ngành thanh tra nói riêng Thứ ba, sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới ảnh hưởng mạnh mẽ tới công cuộc cải cách, mở cửa ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. - Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, được sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy đảng và chính quyền về công tác thanh tra trong thời kỳ mới. Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực thanh tra ngày càng tăng lên, góp phần đáng kể vào sự thành công trong lĩnh vực thanh tra của tỉnh cả thanh tra nhà nước lẫn thanh tra chuyên ngành. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 2.3.2.1. Hạn chế - Về phẩm chất chính trị, đạo đức. 16
  19. Bên cạnh đa số công chức thanh tra có phẩm chất đạo đức tốt, thì vẫn còn một số công chức bản lĩnh chính trị kém, hoài nghi sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, dễ tin vào các luận điệu xuyên tạc của thế lực chống đối. - Về kiến thức, trình độ. Trình độ lý luận của công chức chỉ mới dừng lại ở mức độ chuẩn hóa, chưa được nâng cao rõ rệt, chưa có sự chuyển biến về chất. - Về kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra. - Về kết quả thực hiện công vụ. Thời hạn các cuộc thanh tra thường kéo dài, vi phạm thời gian theo quy định của pháp luật, không đáp ứng được yêu cầu khẩn trương, kịp thời của công tác quản lý nhà nước. 2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế Một là, trong giai đoạn hội nhập, phát triển theo xu hướng kinh tế thị trường, khách thể của hoạt động thanh tra liên tục biến đổi, phát triển và mở rộng. Hai là, đội ngũ làm công tác thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và trình độ, năng lực, bản lĩnh, trong đó vẫn còn một bộ phận suy giảm, tha hóa phẩm chất đạo đức. Ba là, hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra còn chưa thực sự hoàn chỉnh, nhiều điểm còn bộc lộ bất hợp lý, lỗi thời, không phù hợp với tình hình và yêu cầu của thực tiễn dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền và hoạt động ở một số lĩnh vực gây khó khăn, phiền hà cho các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra. Bốn là, công tác cán bộ của ngành thanh tra tỉnh vẫn còn những vấn đề. 17
  20. - Về công tác tuyển dụng và sử dụng công chức thanh tra chưa chú trọng đến lực lượng thanh tra viên, lực lượng công chức trẻ có năng lực thực sự. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra hiện nay chỉ chú trọng tới đào tạo, bồi dưỡng công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. - Thiếu chiến lược tổng thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, thanh tra viên một cách thống nhất với đầy đủ các luận cứ khoa học và hợp lý. - Công tác đánh giá công chức thanh tra của tỉnh còn chung chung, mang nặng tính hình thức, chưa chú trọng đến hiệu quả thực thi công vụ. Tiểu kết chƣơng 2 Từ thực trạng đội ngũ công chức ngành thanh tra của tỉnh Bokeo thời gian qua, có thể thấy đội ngũ công chức ngành thanh tra tỉnh Bokeo được hình thành và ngày càng phát triểnkhông ngừng cả về số lượng, chất lượng; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng hành chính, kỹ năng thanh tra, kỹ năng giao tiếp, ứng xử,… ngày càng được hoàn thiện. Hệ thống các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngày càng bám sát vào thực tiễn đã trở thành động lực mạnh thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thanh tra trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đó thì đội ngũ công chức ngành thanh tra tỉnh Bo Keo cũng còn những hạn chế nhất định. Để đội ngũ công chức ngành thanh tra tỉnh Bo Keo ngày càng nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu sự hội nhập của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vào đời sống kinh tế - chính trị của thế giới thì các hạn chế đó cần được khắc phục. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2