intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG TÔ NI SOAN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐÌNH CHÍN Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hiển Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Duy Phương Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung. Địa điểm: Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung. Số 201 - Đường Phan Bội Châu - Phường Trường An - TP Huế Thời gian: ....................................................... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn C.Mác và Ph.Ăng ghen đã chỉ rõ: “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ là một trong những phương hướng đã được Đại hội Đảng XIII xác định. Từ ngày thành lập Đảng đến nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo quản lý nói riêng luôn được Đảng ta chú trọng. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong đó xác định cán bộ, công tác cán bộ là vấn đề then chốt. Luật hóa các nghị quyết, quy định và kết luận của Đảng để thực thi trong cuộc sống để tạo ra những thay đổi về nhận thức trong công tác cán bộ, từ đó tăng cường trách nhiệm từ lựa chọn cán bộ, rèn luyện cán bộ đáp ứng yêu cầu về năng lực, phẩm chất: “có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu” . Đội ngũ cán bộ là nguồn nhân lực có vai trò cực kỳ quan trọng, vừa là người tham mưu, đề xuất; vừa là người thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hiểu theo cách khác họ chính là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là lực lượng thực thi chính sách của Nhà nước và là người đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước không chỉ phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước mà còn phụ thuộc vào năng lực, trình độ, trách nhiệm, phong cách ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức mà họ tiếp xúc. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, hội nhập quốc tế và cạnh tranh toàn cầu hiện nay đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng với tư duy đổi mới, có năng lực chuyên môn giỏi, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý xã hội và những thay đổi của thời kỳ đổi mới. 1
  4. Trong bộ máy tổ chức Đảng, nhà nước và Mặt trận - Đoàn thể ở địa phương, cán bộ chủ chốt cấp xã có vai trò quan trọng đặc biệt, là nơi gần dân nhất. Chính vì vậy, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước có hiện thực hóa vào thực tiễn đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự chỉ đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Nâng cao chất lượng đội ngũ này sẽ góp phần quan trọng khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền của nhân dân; củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng chính quyền ở cơ sở. Cùng với sự phát triển chung của cả nước, Thừa Thiên Huế đang thực hiện các chương trình hành động của Tỉnh ủy; trong đó tập trung xây dựng các chương trình kế hoạch nhằm cụ thể hóa mục tiêu, các chỉ tiêu, nhiệm vụ được nêu tại Nghị Quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị để Thưa Thiên Huế sớm trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương. Huyện A Lưới là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. A Lưới đang xây dựng một huyện miền núi với đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp đưa khoa học kỹ thuật và từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất góp phần vào sự phát triển chung của toàn Tỉnh. Tuy nhiên với địa hình nhiều đồi núi, bị chia cắt bởi sông suối, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, dân cư sống không tập trung, trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều. Trong những năm qua, mặc dù đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm nhưng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã của huyện vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn vì nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã còn chậm được tiến hành, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với đặc thù cán bộ chủ chốt cơ sở, miền núi và dân tộc chiếm đa số. Chính vì vậy, việc xem xét đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã và đưa ra một hệ thống giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới là thực sự cấp bách, cần thiết và phù hợp với đòi hỏi của tình hình thực tiễn phát triển của huyện. Từ những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2
  5. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Nghiên cứu về đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng đã được nhiều nhà lãnh đạo, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong những năm qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng đề tài khoa học, luận án, luận văn, sách, bài báo khoa học v.v... đã được công bố liên quan đến đề tài luận văn có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: - Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên - 2001): “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Đề tài khoa học, 05 - 03, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Duy Hùng, Cơ sở khoa học của việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp phường, sách chuyên khảo, Nxb CTQG, Hà Nội 2008. - Nguyễn Thanh Tuấn, Phạm Ngọc Hà, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2015), “Kiện toàn, chuẩn hóa chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới”, Tạp chí Lý luận chính trị (7-2015). - Nguyễn Văn Huyên, Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, “Bản lĩnh chính trị của cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị trước yêu cầu mới”, Tạp chí Lý luận chính trị (10-2015). - Đặng Thị Hồng Hoa - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, “Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay”. Tạp chí Tổ chức Nhà nước (ngày đăng: 29/7/2016). Tác giả đưa ra nhận xét về Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ hiện và đề xuất các giải pháp thực hiện. - Nguyễn Minh Phương (năm 2019), “Quán triệt quan điểm đổi mới công tác cán bộ của Đảng, tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ, công chức ở nước ta”, Nxb Tạp Chí Cộng sản. Tác giả đã đưa ra những quan điểm đổi mới trong công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay, những phương hướng đề xuất tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ, công chức ở nước ta trong thời gian tới.[32] - Nguyễn Văn Tùng, “Nỗ lực đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 3 – 2019[43]. - Trong bài viết “Nâng cao chất lượng cán bộ - “khâu then chốt” trong công tác cán bộ của Đảng hiện nay” (Tạp chí Cộng sản, 3
  6. số 11 - 2020), Khổng Văn Chiến và Nguyễn Thị Thu Hà nêu lên thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của cán bộ và công tác cán bộ [12]. - Trong cuốn sách “Đổi mới và nâng cao chất lượng cán bộ và công tác cán bộ trong giai đoạn mới” Cao Văn Thống, Vũ Trọng Lâm (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, 2020), nghiên cứu một số vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ, đánh giá thực trạng công tác cán bộ. Từ đó, đề ra một số giảipháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng[44]. - Phạm Ngọc Hùng “Nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ hiện nay”, Tạp chí Cộng sản (ngày đăng 22/5/2021).Tác giả đưa ra nhận xét về chất lượng công tác cán bộ giai đoạn hiện nay và đề xuất các giải pháp. - Phạm Thị Thu Vinh (2003), Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Nhà nước. - Trương Ngọc Hùng, “Giải pháp tạo động lực cho cán bộ, công chức xã, phường, thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đà Nẵng, 2012. Tác giả phân tích về cán bộ và công tác cán bộ, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đề xuất phương hướng và giải pháp nâng tạo động lực cho cán bộ, công chức cấp xã. - Nguyễn Nhật Linh (2018) “Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu” Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả phân tích về cán bộ và công tác cán bộ dân tộc thiểu số, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác cán bộ người dân tộc đáp ứng yêu cầu đặt ra ở nhiều địa phương khác nhau. - Phùng Thị Thu Phương (2019) “Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số huyện Nà Rì, tỉnh Bắc Kạn” Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh[33]. Tác giả phân tích về chất lượng cán bộ và công tác cán bộ dân tộc thiểu số, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác cán bộ trong tình hình mới. 4
  7. Với góc độ tiếp cận có đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước ở các cấp hành chính, các tác giả ở các công trình trên đều có chung những vấn đề nghiên cứu đó là từ việc làm rõ những vấn đề cơ bản lý luận thực tiễn, nhất là mục tiêu, yêu cầu, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trước đò hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các tác giả bước đầu đã đề xuất những giải pháp cơ bản để tham mưu cho các cấp ủy, tổ chức đảng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay. Với phương pháp tiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên đã nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ dưới các góc độ khác nhau, chỉ ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng hiện nay. Các công trình đó là tài liệu tham khảo, phục vụ tốt cho quá trình triển khai nghiên cứu của tác giả. Tuy vậy, đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về “Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính cấp xã trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay”. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về cán bộ, cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã, chất lượng, chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã. - Đánh giá thực trạng chất lượng, chỉ rõ nguyên nhân qua đó chỉ ra những mặt mạnh và hạn chế cần khắc phục để đáp ứng yêu cầu hiện nay. - Xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đáp ứng yêu cầu gia đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. 5
  8. * Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: 18 xã, thị trấn trên địa bàn thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Các số liệu, tư liệu điều tra, khảo sát từ năm 2020 đến nay. Phương hướng, yêu cầu, giải pháp có giá trị ứng dụng đến năm 2025 và những năm tiếp theo. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về cán bộ, công tác cán bộ. * Cơ sở thực tiễn Từ thực tiễn hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện A Lưới; các báo cáo tổng kết của tỉnh, huyện, xã về Chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã, công tác cán bộ thời gian qua; những số liệu, tư liệu điều tra, khảo sát của tác giả ở các xã, thị trấn thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời có sự tiếp thu kế thừa và chọn lọc kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, công bố. * Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong đó tập trung vào một số phương pháp sau: - Phương pháp khảo cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để có những luận cứ khoa học cho việc đánh giá chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã nói chung và tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế nói riêng làm cơ sở để đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phương pháp thống kê: Thông kê các số liệu liên quan đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chủ chốt cấp xã. Dựa trên những thông số đó để phân tích những mặt mạnh, mặt yếu trong chất lượng của đội ngũ này làm cơ sở cho những giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã. - Phương pháp khảo sát thực tế: Được tiến hành khảo sát đối với 126 cán bộ chủ chốt cấp xã nhằm thu thập thông tin về những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp 6
  9. xã huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế và những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ này trong thời gian tới. - Phương pháp quan sát, so sánh, tổng hợp để thu thập thêm những thông tin phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. 6. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nói chung, ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiện Huế nói riêng. Đề tài là tài liệu nghiên cứu cho các cán bộ chủ chốt cấp xã, đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, phục vụ cho việc giảng dạy và học tập ở các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương. Cụ thể như sau. Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã Chương 2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. 7
  10. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ 1.1. Một số khái niệm. 1.1.1. Cán bộ chủ chốt Đội ngũ cán bộ chủ chốt đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống lãnh đạo ở mọi cấp, ảnh hưởng sâu rộ đến sự ổn định và phát triển của cả đất nước tổng thể cũng như từng địa phương cụ thể. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người đứng đầu quan trọng nhất, có chức vụ cao nhất trong một tập thể, có quyền ra những quyết định về chủ trương, có trách nhiệm về quyền điều hành một tập thể, một đơn vị, một tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ của tập thể hoặc tổ chức ấy, thậm chí có thể chi phối, dẫn dắt toàn bộ hoạt động của một tổ chức cụ thể. 1.1.2. Cán bộ chủ chốt cấp xã Cán bộ chủ chốt cấp xã. Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008: Cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. 1.1.3. Chất lượng cán bộ chủ chốt Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Chất lượng: 1. Cái làm nên phẩm chất giá trị của con người, sự vật; 2. Cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia”[37, tr. 331]. Như vậy, bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên, xã hội đều có chất của nó. Chất của sự vật là tổng hợp những tính quy định, những thuộc tính, những đặc điểm cấu trúc khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, chỉ rõ nó là cái gì và làm cho nó khác với cái khác. Chất lượng của sự vật, hiện tượng được biểu hiện thông qua các thuộc tính của nó. Mỗi thuộc tính tham gia vào việc quy định chất lượng của sự vật, hiện tượng lại không giống nhau. Có thuộc tính bản chất, có thuộc tính không bản chất. Các thuộc tính bản chất tồn tại trong suốt quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng và làm cho nó khác với sự vật, hiện tượng khác. Nếu thuộc tính cơ bản mất đi thì sự vật, hiện tượng không còn. 8
  11. Từ những cơ sở trên, có thể định nghĩa : Chất lượng cán bộ chủ chốt là tổng hợp các giá trị, các thuộc tính đặc trưng của người cán bộ trong quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, thể hiện ở kết quả thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công, sự phát triển mọi mặt ở địa phương nơi cán bộ đó công tác. 1.1.4. Các yếu tố tạo thành chất lượng cán bộ chủ chốt 1.1.4.1. Tư tưởng, phẩm chất chính trị 1.1.4.2. Trình độ chuyên môn và năng lực công tác 1.1.4.3. Các kỹ năng cần có của đội ngũ cán bộ 1.1.4.4. Năng lực thực hiện nhiệm vụ. 1.1.4.5. Tiêu chí về sức khoẻ 1.2. Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Có thể thấy vai trò của đội ngũ cán bộ, chủ chốt cấp xã đối với sự phát triển KT - XH địa phương được thể hiện thông qua một số nội dung sau: Thứ nhất, góp phần tạo ra định hướng phát triển, dẫn dắt các hoạt động của cán bộ công chức cấp xã, các hoạt động của thôn, cụm dân cư và công dân của xã, đó là việc góp phần xây dựng và ban hành những chương trình, kế hoạch, biện pháp, những quyết định lãnh đạo, quản lý về xây dựng và phát triển địa phương. Thứ hai, đề ra những giải pháp hữu hiệu nhất để phát triển kinh tế- xã hội của địa phương góp phần thúc đẩy nhanh quá trình hiện thực hóa các mục tiêu phát triển KT - XH. Thứ ba, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước và việc sử dụng các nguồn lực, tính đa dạng và các lợi thế của địa phương. Thứ tư, góp phần tạo lập và tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa dân với Đảng, Nhà nước. Thứ năm, có vai trò quyết định trong việc hiện thực hóa sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở cấp xã. Thứ sáu, là hạt nhân, lực lượng nòng cốt bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong tập thể lãnh đạo và trong chi bộ, Đảng bộ và cơ quan đơn vị. 1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã 1.3.1.Về nhận thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã 9
  12. Ý thức rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, những biểu hiện sai trái; yêu ngành yêu nghề và cam kết gắn bó lâu dài với công việc; tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là yếu tố vô cùng quan trọng để đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng. Nó cũng phản ánh tinh thần, nhận thức của đội ngũ này đối với ý chí phấn đấu, ý chí cống hiến trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhất là tinh thần cống hiến của người cán bộ, đảng việc đối với đất nước, nhân dân. 1.3.2. Về ý thức tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã Cán bộ chủ chốt cấp xã khi thấy bản thân năng lực còn hạn chế thì phải không ngừng học tập nâng cao trình độ mọi mặt, phải thường xuyên tự tu dưỡng, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. 1.3.3. Chính sách, quy định về quản lý cán bộ chủ chốt cấp xã Thể chế quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã bao gồm hệ thống quy định của Đảng, pháp luật, chính sách, chế độ liên quan đến bầu cử, quản lý, sử dụng, đánh giá, đào tạo và phát triển…, thể chế quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt còn bao gồm bộ máy tổ chức nhà nước và các quy định về thanh tra, kiểm tra việc thực thi công vụ chi phối đến chất lượng và nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã. 1.3.4.Công tác đào tạo, bồi dưỡng Đào tạo, bồi dưỡng là một yếu tố quan trọng, quyết định trực tiếp tới chất lượng của đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng. 1.3.5. Chế độ, chính sách Các chế độ, chính sách, đãi ngộ, chính sách bảo vệ đội ngũ CBCC cấp xã và việc tổ chức thực hiện tốt điều đó sẽ là nguồn động viên và tạo động lực rất lớn về vật chất cũng như tinh thần đối với đội ngũ CBCC cấp xã. 1.3.6 Tình hình phát triển KT-XH của địa phương Kinh tế - xã hội phát triển thì đời sống nhân dân được cải thiện; chế độ, chính sách đối với cán bộ cấp xã tiếp tục được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm, chăm lo. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. 10
  13. 1.4. Kinh nghiệm một số địa phương và gợi ý vận dụng vào huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 1.4.1. Kinh nghiệm một số địa phương 1.4.1.1. Huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định 1.4.1.2. Huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế 1.4.2. Gợi ý vận dụng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Tiểu kết Chương 1 Trong chương này, luận văn đã tiến xa trong việc nghiên cứu và tổng hợp những khía cạnh cơ bản về chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, bao gồm các điểm sau: định nghĩa về cán bộ chủ chốt và cán bộ chủ chốt cấp xã; khái niệm về chất lượng và những tiêu chí để đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ và công chức; những yếu tố hình thành chất lượng của cán bộ chủ chốt; vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; và những yếu tố có tác động tới chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Tất cả những vấn đề lý luận này đã được làm nền tảng để đánh giá thực trạng về chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong chương 2. Đồng thời, chương 3 cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể để cải thiện tình hình. 11
  14. Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Một số nét khái quát chung về huyện A Lưới 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện A Lưới có diện tích tự nhiên 1.148,5 km2, là một huyện miền núi biên giới nằm phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, có 2 cửa khẩu quốc gia là Tà vàng-A Đớt và CôTai - Hồng Vân, có trên 100 km đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận 14 xã, thị trấn có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và quốc phòng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại và thông thương hàng hóa. Ngoài ra, quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A, kết nối A Lưới với thành phố Huế và các huyện đồng bằng của tỉnh; cách quốc lộ 9 - trục đường xuyên Á 90 km, có thể thông thương thuận lợi với các nước trong khu vực qua cửa khẩu Lao Bảo, La Lay - Quảng Trị. Đây là những lợi thế, tiềm năng lớn để huyện phát triển kinh tế - xã hội. Tổng số hộ dân là 14.133 hộ, có 53.828 khẩu, trong đó bà con người dân tộc thiểu số gồm 28 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó gồm các dân tộc chiếm số đông như: Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy, Kinh… (trong đó, người DTTS là 41.717 khẩu, chiếm 77,5%). Toàn huyện có 12 xã biên giới, 12 xã đặc biệt khó khăn, 14 xã và 6 thôn thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Chính vì đặc thù là một huyện miền núi, biên giới, có nhiều xã, thôn đặc biệt khó khăn và đại đa số bà con là người dân tộc thiểu số, nên huyện A Lưới có nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, văn hóa, y tế, giáo dục... góp phần phát triển kinh tế - xã hội của một huyện miền núi. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao, đạt 10,8%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành đến năm 2022 đạt 1.245 tỷ đồng. Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 38,7%, giảm 13,4%; công nghiệp, xây dựng chiếm 30,7%, giảm 5,8%; dịch vụ chiếm 30,6%. 12
  15. 2.1.3. Về văn hoá- xã hội, quốc phòng- an ninh A Lưới được nhắc đến như là một vùng đất còn lưu trữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc. Đặc biệt là các lễ hội truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó đậm nét nhất là lễ hội A Riêu Ping của người Pa Cô và lễ Aza. Các điệu múa, hát cha Chấp, dân ca cổ, cồng chiêng, khèn và cùng các món ăn đặc sản truyền thống như cơm nếp nương, bánh nếp A Coác, rượu đoác, rượu cần, cá suối v.v. tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn hóa dân tộc đặc sắc nơi đây; làm cho A Lưới càng trở nên hấp dẫn để có thể khai thác phát triển du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch cộng đồng v.v. 2.2. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, chất lượng, ưu điểm và hạn chế 2.2.1. Về quy mô và cơ cấu Tính đến tháng 12/2022, Huyện A Lưới có 17 xã và 01 thị trấn, tổng số cán bộ chủ chốt là 126 người, tuổi từ 35 đến 57, cán bộ nữ 18 chiếm 14,2 %. Tình độ: Thạc sĩ 05 người chiếm 0,3 %, đại học 151 chiếm 99,7 %, dân tộc thiểu số 105 chiếm 83%. 11,1 Nam Nữ 88,9 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu giới tính cán bộ chủ chốt cấp xã huyện A Lưới năm 2022 Về số lượng: Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức Huyện ủy A Lưới, tính đến cuối tháng 12/2022, cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là 126 người, trong đó có 18 nữ. 2.2.2. Về chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.2.1. Về tư tưởng, phẩm chất chính trị - Về phẩm chất chính trị: Tuyệt đại bộ phận cán bộ chủ chốt 13
  16. cấp xã đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, … - Về đạo đức, lối sống: Hầu hết cán bộ chủ chốt cấp xã đều có ý thức, trách nhiệm cao, thường xuyên tự tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 2.2.2.2. Về trình độ chuyên môn Kết quả thống kê thực trạng trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã của huyện A Lưới từ 2020 -2022 được thể hiện trong bảng 2.4, cụ thể như sau: Bảng 2.2. Trình độ đào tạo chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện A Lưới ( 2020 -2022) Trình độ chuyên môn Năm Tổng Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sĩ CBCC Người % Người % Người % Người % 2020 126 0 0 18 14,2 108 85,8 0 0 2021 126 0 0 10 7,9 116 92,1 5 0, 3 2022 126 0 0 0 0 121 99,7 5 0, 3 (Nguồn phòng nội vụ huyện A Lưới) Trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế được tổng hợp ở bảng 2.2 ta thấy qua 3 năm số cán bộ chủ chốt có trình độ trung cấp, cao đẳng giảm và trình độ đại học, thạc sỹ tăng lên hằng năm; đặc biệt, số cán bộ chủ chốt có trình độ chuyên môn đại học tăng vượt bậc, không có trình độ cao đẳng và trung cấp. 2.2.2.3. Về trình độ lý luận chính trị Đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, trình độ lý luận chính trị là rất quan trọng, thể hiện lập trường, thái độ đối với chế độ và thể chế chính trị quốc gia. Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã của huyện A Lưới thường xuyên được cử đi học nâng cao lý luận chính trị, kết quả thể hiện ở bảng 2.5 dưới đây: 14
  17. Bảng 2.3. Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức cấp xã huyện A Lưới Trình độ lý luận chính trị Năm Tổng số CBCC Cử nhân, cao cấp Trung cấp Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % 2020 126 0 0 126 100 2021 126 4 3,1 122 96,9 2022 126 8 6,3 118 93,7 (Nguồn phòng nội vụ huyện A Lưới) 2.2.2.4.Về tin học, ngoại ngữ Bảng 2.4. Trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ, công chức cấp xã huyện A Lưới Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học Tổng Năm số Tiếng Anh Tiếng Anh B Tin học A Tin học B CBCC A Số Tỷ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng lệ lượng % (%) lượng % lượng % (người) % (người) (ngườ) (%) (người) (%) (%) 2020 126 35 27,7 91 72,3 126 100 0 0 2021 126 20 15,8 106 84,2 100 79,3 26 20,7 2022 126 0 0 126 100 100 79,3 26 20,7 (Nguồn: Phòng nội vụ huyện A Lưới) 2.2.2.5. Về công tác bầu cử, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi có thế Quy định số 98-QĐ/TW, ngày 07/10/2017 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ và Quy định mới nhất thay thế Quy định 98 là Quy định số 65- QĐ/TW Quy định của Bộ Chính trị ngày 28 tháng 4 năm 2022. 2.2.2.6. Về đào tạo, bồi dưỡng Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc được quan tâm. Trong 5 năm đã 15
  18. chọn cử 50 lượt cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn đi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, 10 đ/c đi bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, mở 118 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cho 545 lượt cán bộ cơ sở tại huyện. 2.2.2.7. Về chế độ đãi ngộ và tạo cơ hội phát triển Huyện ủy đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo Ban Tổ chức Huyện ủy và các ngành chức năng của tỉnh chú trọng nghiên cứu, đề xuất để vận dụng thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ theo quy định của Trung ương. Giải quyết kip thời chế độ trợ cấp thường xuyên, trợ cấp đột xuất cho hàng trăm cán bộ thuộc diện Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý. 2.2.2.8. Về trình độ quản lý nhà nước Bảng 2.5. Trình độ quản lý nhà nước của cán bộ, công chức cấp xã huyện A Lưới (2020 – 2022) Trình độ Quản lý nhà nước Đã qua bồi dưỡng Chưa bồi dưỡng Tổng số kiến thức QLNN kiến thức QLNN Năm CB,CC Số Số Tỷ lệ % Tỷ lệ % lượng lượng (người) (người) 2020 126 50 39,6 76 60,4 2021 126 60 47,6 66 52,4 2022 126 75 59,5 51 40,5 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện A Lưới) 2.2.2.9. Về kỹ năng mềm Hầu hết đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã ở huyện A Lưới luôn phấn đấu, rèn luyện các kỹ năng mền để tự nâng cao hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ. Đại bộ phận CBCC cấp xã của huyện A Lưới luôn nói đi đôi với làm, gần gũi, sâu sát quần chúng, biết cảm thông với những khó khăn của nhân dân địa phương được quần chúng tin mến… 2.2.2.10. Về mức độ hoàn thành nhiệm vụ 16
  19. Bảng 2.6. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã huyện A Lưới Tổng số Mức độ hoàn thành nhiệm vụ Thời gian cán bộ Xuất Hoàn thành Hoàn Không hoàn đánh giá chủ chốt sắc tốt nhiệm thành thành (%) vụ nhiệm vụ nhiệm vụ Năm 2020 126 14,5 56,5 29 0 Năm 2021 126 19,6 64,4 16 0 Năm 2022 126 20,3 75,7 4 0 (Nguồn: Ban Tổ chức huyện ủy A Lưới) 2.2.2.11. Về thể chất Chất lượng của đội ngũ cán bộ cán bộ chủ chốt cấp xã thể hiện ở thể lực, trí lực, tinh thần, thái độ, động cơ và ý thức lao động. Thể lực là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng cán bộ, công chức. Nó là cơ sở, là nền tảng để phát triển trí tuệ của người lao động. Theo như quy định của Bộ Y tế thì hiện nay trạng thái sức khỏe của người lao động được chia làm 3 loại: loại A có thể lực tốt , loại B có thể lực trung bình , loại C có thể lực yếu, không có đủ khả năng lao động . Bảng 2.7. Bảng tình trạng sức khỏe của cán bộ, công chức cấp xã huyện A Lưới Tình trạng sức khỏe Tổng số Thời gian cán bộ đánh giá Loại A Loại B Loại C chủ chốt Năm 2020 126 45 55 0 Năm 2021 126 47 53 0 Năm 2022 126 46 54 0 (Nguồn số liệu: Trung Tâm Y Tế huyện A Lưới) Dựa theo số liệu đánh giá thực trạng thể chất của đội ngũ CBCC cấp xã trong những năm qua được đảm bảo, đủ điều kiện hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Hằng năm, Ban Tổ chức huyện ủy tổ chức khám sức khỏe đối với đội ngũ CBCC cấp xã và cán bộ lãnh đạo các phòng, ban cấp huyện một năm một lần. Từ đó có thể theo dõi và đánh 17
  20. giá tình trạng sức khỏe đối với đội ngũ CBCC. Đồng thời bổ sung hồ sơ quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp xã đến cấp huyện. 2.3. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Quán triệt sâu sắc những quan điểm, chủ trương về công tác xây dựng Đảng, xây dựng cán bộ, đảng viên trong thời kỳ mới, nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá XII) “ về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ;”. 2.3.1. Những ưu điểm Một là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lãnh đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới ở địa phương. Hai là, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện A Lưới ngày càng được nâng cao. Ba là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã được Huyện ủy quan tâm, đẩy mạnh theo hướng đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục tiêu chuẩn hoá, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị … Bốn là, việc thực hiện đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã được tiến hành thường xuyên, định kỳ. Năm là, việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện luân chuyển cán bộ chủ chốt ,cấp xã; bố trí xắp xếp cán bộ chủ chốt cấp xã .v. v thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy trình đã ban hành. 2.3.2. Những hạn chế Một, là, về nhận thức công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt. Đi đôi với đổi mới tư duy một cách toàn diện, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã cũng được đổi mới. Tuy vậy, còn một số cấp ủy, cán bộ chủ chốt cấp xã, kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý vẫn chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trong giai đoạn hiện nay. Hai là, về phẩm chất chính trị, đạo đức Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cán bộ cấp xã của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có phẩm chất chính trị tốt, luôn thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn số ít cán bộ chủ chốt cấp xã có biểu hiện đạo đức, 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2