intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng viên chức tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Chất lượng viên chức tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng viên chức tại Đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng viên chức cho đơn vị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng viên chức tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THU HIỀN CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC Chuyên ngành: Quản lý Công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Thị Loan Phản biện 1: TS. Hoàng Vĩnh Giang Phản biện 2: TS. Nguyễn Ngọc Vân Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 4B, Nhà G - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội Thời gian: vào hồi 8 giờ 30 ngày 27 tháng 6 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban quản lý đào tạo, Học viện Hành chính Quốc gia.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Báo chí, truyền hình là vũ khí tư tưởng sắc bén của Ðảng và Nhà nước, là cầu nối giữa Ðảng, Nhà nước với nhân dân, là phương tiện quan trọng tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị, là diễn đàn để nhân dân tham gia quản lý xã hội, giám sát quyền lực, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn và đa dạng của nhân dân về thông tin, Ðảng ta chủ trương phát triển mạnh mẽ đi đôi với quản lý tổt hệ thống báo chí, truyền hình. Ðảng lãnh đạo trong việc đề ra các chủ trương, chiến lược phát triển, nội dung thông tin, công tác cán bộ, cơ chế tài chính và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của báo chí, truyền hình. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, trong những năm qua, hệ thống báo chí, truyền hình đã góp phần to lớn vào việc tổ chức thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, thật sự đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, con người, khoa học, kỹ thuật, bảo vệ Tổ quốc. Cùng với những thành tựu mà báo chí đạt được, đội ngũ phóng viên, những người làm báo có bước trưởng thành vượt bậc, chất lượng không ngừng nâng cao. Bên cạnh những ưu điểm, thành tựu to lớn và căn bản đó, hệ thống báo chí, truyền hình Việt Nam không tránh khỏi những hạn chế, khuyết điểm. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập, sự bùng nổ về thông tin cũng như sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư (4.0) đã và đang tác động sâu sắc đến hoạt động báo chí, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới.Trước những đòi hỏi mới, các cơ quan báo chí không ngừng phải đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, coi đây là yếu tố then chốt quyết định của sự tồn tại, phát triển. Chất lượng viên chức, cụ thể là chất lượng của phóng viên, biên tập viên, quay phim, đạo diễn, kỹ thuật viên - đội ngũ trực tiếp tham gia sản xuất, quyết định đến chất lượng truyền hình.Về cơ bản, viên chức Đài Truyền hình Kỹ thuật
  4. 2 số VTC đã đáp ứng được nhu cầu của cơ quan truyền hình, hoàn thành được nhiêm vụ mà Đảng và nhà nước giao. Tuy nhiên, viên chức còn nhiều vấn đề như: Khai thác thiếu chọn lọc, xô bồ các sự việc, vấn đề, nội dung giật gân, câu khách như chuyện “khoe hàng”, “lộ hàng”, các vụ án ly kỳ, rùng rợn… nhằm chiều theo thị hiếu thiếu lành mạnh của một bộ phận công chúng hạn chế, lệch lạc về thẩm mỹ, lối sống; Đưa thông tin thiếu chuẩn xác, thậm chí vi phạm đạo đức người làm báo, lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi; Thiếu nhạy bén trong xử lý thông tin, nhất là những thông tin quan trọng, phức tạp liên quan đối ngoại, biển đảo, quốc phòng - an ninh…So với yêu cầu đổi mới sự nghiệp báo chí, truyền hình hiện nay, viên chức Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC cần không ngừng được trú trọng nâng cao chất lượng Chính vì vậy cần nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng chất chất lượng viên chức, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng viên chức, nâng cao vai trò của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC nói riêng, trong lĩnh vực truyền hình nói chung đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là rất cần thiết. Học viên chọn đề tài nghiên cứu “Chất lượng viên chức tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận văn Việc nghiên cứu, khảo sát về viên chức; xây dựng đội ngũ, đào tạo viên chức chức và nâng cao chất lượng viên chức được nhiều nhà khoa học, nhiều cán bộ quản lý quan tâm nghiên cứu, cụ thể như: Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội[]. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước khoa học xã hội, Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước[]. Tác giả Tạ Quang Ngọc, Nâng cao hiệu quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập, Tạp chí quản lý nhà nước (12/4/2022)[].
  5. 3 Trần Đình Thắng (2013), Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia[]. Đề tài khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đội ngũ viên chức nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ công (giáo dục, y tế khoa học và công nghệ) của một số nước trên thế giới, do tác giả Trần Lưu Trung, Quyền Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế làm Chủ nhiệm[]. Phạm Công Nhất (2008), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế, Tạp chí Cộng sản số 786[]. Hạ Thu Quyên, Vấn đề đánh giá kết quả thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, đa số công trình nghiên cứu có hướng đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực tầm vĩ mô gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế nhưng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu cụ thể về chất lượng viên chức cho một đơn vị truyền hình cụ thể, vì vậy đề tài: “Chất lượng viên chức tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC” là cách tiếp cận lĩnh vực chưa được đề cập tới trong các công trình nghiên cứu trên. Luận văn sẽ kế thừa kết quả và thành công của những công trình nghiên cứu đã công bố, tiếp tục phân tích, đánh giá và đề xuất những giải pháp để nâng cáo chất lượng viên chức của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 2.1. Mục đích Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng viên chức tại Đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng viên chức cho đơn vị. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra, luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chất lượng viên chức tại các cơ quan truyền hình Trung ương. - Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng viên chức của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.
  6. 4 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng viên chức của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là “Chất lượng viên chức tại Đài truyền hình kỹ thuật số VTC”. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về chất lượng viên chức (về thể lực, tâm lực, trí lực) đảm nhiệm các vị trí phóng viên, biên tập viên, quay phim, đạo diễn, kỹ thuật viên tại Đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Phạm vi về không gian: Đài truyền hình kỹ thuật số VTC tại Hà Nội. Phạm vi về thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu thống kê được cập nhập từ năm 2019 tới nay để tiến hành phân tích và đưa ra giải pháp tới năm 2030. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được tác giả kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh; phương pháp điều tra, khảo sát… - Phương pháp thu thập số liệu để phục vụ đề tài “Chất lượng viên chức tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC” tác giả đã thu thập số liệu từ các cơ quan quản lý, Phòng Tổ chức Nhân sự và các Phòng ban liên quan để sử dụng trong việc đánh giá thực trạng chất lượng viên chức của Đài Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, thu thập các tài liệu liên quan phục vụ cho khung lý thuyết của đề tài. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Các phương pháp phân tích tổng hợp dung để phân tích tư liệu, vấn đề thực tiễn tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. Trên cơ sở đó phân tích các nội dung liên quan đến luận văn, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng viên chức tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.
  7. 5 - Phương pháp điều tra, khảo sát: Để phục vụ yêu cầu của Luận văn tác giả đã xây dựng nội dung phiếu khảo sát bám theo các tiêu chí đánh giá chất lượng viên chức (Theo phụ lục I) (Mẫu phiếu có 15 câu hỏi); Đối tượng khảo sát thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài: phóng viên, biên tập viên, quay phim đạo diễn, kỹ thuật viên làm việc tại Đài truyền hình kỹ thuật số VTC tại Hà Nội, đồng thời phỏng vấn các đồng chí Lãnh đạo quản lý của Đài VTC (Ban Giám Giám đốc, Trường Phòng Tổ chức Nhân sự); Số lượng 200 phiếu. Tác giả trực tiếp gửi phiếu và thu phiếu cho các đồng nghiệp trong Đài. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến Ban Lãnh đạo Đài, Phòng Tổ chức - Nhân sự bằng các cuộc trao đổi và phỏng vấn (Phụ lục II) về chất lượng viên chức tại Đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng, kế thừa thành quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu, luận văn, bài viết, báo cáo khoa học, tài liệu liên quan. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần hệ thống cơ sở lý luận về chất lượng viên chức và đặc điểm viên chức của cơ quan truyền hình. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể cung cấp thêm các luận cứ khoa học giúp các cấp lãnh đạo của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC trong công tác xây dựng và nâng cao chất lượng viên chức của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao nhận thức về chất lượng viên chức. Là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và áp dụng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương với những nội dung như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng viên chức Đài truyền hình Chương 2: Thực trạng chất lượng viên chức tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng viên chức tại Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC
  8. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC ĐÀI TRUYỀN HÌNH 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về viên chức và Đài truyền hình 1.1.1. Một số vấn đề lý luận về viên chức 1.1.1.1. Khái niệm viên chức Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. 1.1.1.2. Đặc điểm và phân loại viên chức a. Đặc điểm Viên chức bao gồm những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, phải là công dân Việt Nam. Thứ hai, về chế độ tuyển dụng. Thứ ba, về nơi làm việc. Thứ tư, về thời gian làm việc. Thứ năm, về chế độ lao động. b. Phân loại Được quy định tại Điều 3, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. 1.1.1.3. Các tiêu chí và nội dung đánh giá viên chức a. Tiêu chí Tại Điều 2, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ quy định về việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức có quy định về tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức: - Chính trị tư tưởng: - Đạo đức, lối sống: - Tác phong, lề lối làm việc:
  9. 7 - Ý thức tổ chức kỷ luật: - Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: b. Nội dung Tại Điều 40, Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 quy định về việc đánh giá viên chức được thực hiện dựa trên các căn cứ sau: - Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết; - Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xứ của viên chức Tại Điều 41, Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 quy định về nội dung đánh giá viên chức như sau: - Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau: - Việc đánh giá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung sau: Việc đánh giá viên chức được thực hiện hàng năm; khi kết thúc thời gian tập sự; trước khi ký tiếp hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm; xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi đường. 1.1.2. Đặc điểm viên chức của Đài truyền hình Truyền hình hiện là một trong những kênh truyền thông đại chúng lớn nhất tại Việt Nam, khi các khảo sát cho thấy cứ 10 người thì có 8 người xem truyền hình hàng ngày. Tuy nhiên, truyền hình đang bị thách thức bởi các loại hình truyền thông mới, khi chứng kiến sự sụt giảm trong doanh thu của các đài phát thanh truyền hình cũng như sự dịch chuyển của khán giả sang các dịch vụ như video theo yêu cầu hay mạng xã hội trên internet. Vì vậy viên chức của Đài Truyền hình cũng có những đặc trưng riêng. Ngoài những đặc điểm chung của viên chức thì viên chức ở Đài truyền hình gồm có phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên, tổ chức sản xuất, dẫn chương trìn, đạo diễn, quay phim, thư ký biên tập, trợ lý sản xuất,… với một số đặc điểm riêng như sau: - Phóng viên: - Biên tập viên: - Biên dịch viên: - Tổ chức sản xuất: - Dẫn chương trình: - Đạo diễn: - Quay phim: - Thư ký biên tập: - Trợ lý sản xuất: - Kỹ thuật
  10. 8 1.2. Chất lượng viên chức tại các Đài truyền hình 1.2.1. Khái niệm chất lượng viên chức Đài truyền hình Chất lượng viên chức tại các Đài truyền hình ở Việt Nam là tổng hợp các yếu tố về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, thái độ, đáp ứng yêu cầu của từng vị trí việc làm và đạt được kết quả cao trong nhiệm vụ được phân công. 1.2.2. Các tiêu chí chất lượng viên chức của Đài truyền hình 1.2.2.1. Trình độ chuyên môn Là khả năng, năng lực của viên chức về lĩnh vực công tác. Tiêu chuẩn về trình độ thường được sử dụng để xếp viên chức đó vào vị trí việc làm phù hợp. 1.2.2.2. Kỹ năng nghề nghiệp Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực của viên chức hành chính, nó có quan hệ mật thiết đối với yếu tố kiến thức chuyên môn và trình độ đào tạo. Những kỹ năng nghề nghiệp mà viên chức cần có, đó là: - Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin. - Kỹ năng phân tích, đánh giá dư luận. - Kỹ năng giải quyết các vấn đề và tình huống phát sinh. - Kỹ năng nhận thức chính trị. - Kỹ năng thuyết phục – động viên. - Kỹ năng tư duy âm thanh – hình ảnh. - Kỹ năng giao tiếp. - Kỹ năng viết bài, biên tập, biên dịch. - Kỹ năng quay phim. - Kỹ năng xây dựng kịch bản và kỹ năng tổ chức sản xuất chương trình. - Kỹ năng dàn dựng, đồ họa. 1.2.2.3. Thái độ Khi thực hiện nhiệm vụ, viên chức phải ý thức rõ về chức trách, bổn phận của bản thân, bao gồm:
  11. 9 - Phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”; - Phải có ý thức tổ chức kỷ luật; sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc, chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tránh hiện tượng trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; không làm việc riêng, không giao dịch mua bán tại công sở và trên mạng trong giờ làm việc hành chính; - Giải quyết yêu cầu, công việc của người dân, đại diện tổ chức đúng quy định, quy trình; Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo không lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân quen; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín; - Chấp hành nghiêm các quy định về việc phải làm và không được làm khi thi hành nhiệm vụ theo quy định của Luật Viên chức năm 2010 và Luật sửa đổi năm 2019 và pháp luật viên chức; - Chấp hành nghiêm nội quy, quy chế làm việc và các quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị. 1.2.2.4. Sức khỏe Sức khỏe là nền tảng để phát triển trí tuệ. Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của viên chức. Trong yêu cầu tuyển dụng đây không chỉ là tiêu chuẩn bắt buộc mà còn là yếu tố để duy trì để bảo đảm cho việc thực hiện công việc với yêu cầu ngày càng cao. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng viên chức Tác giả chia thành 2 nhóm yếu tố gồm yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. 1.3.1. Yếu tố chủ quan Đây là nhóm yếu tố thuộc về bản thân người viên chức, tác động trực tiếp đến kết quả thực thi công việc của viên chức và đội ngũ viên chức, trong đó động lực làm việc và học tập của viên chức là yếu tố chính tác động tới chất lượng của đội ngũ viên chức, như: - Các chính sách thu hút nguồn nhân lực;
  12. 10 - Chất lượng tuyển dụng viên chức; - Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng viên chức; - Sử dụng hợp lý trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề viên chức vào bố trí công việc; - Cải thiện tiền lương, chế độ phúc lợi cho viên chức; - Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng mới. 1.3.2. Yếu tố khách quan Đây là nhóm yếu bên ngoài tác động tới chất lượng của đội ngũ viên chức mà bản thân viên chức không thể kiểm soát được. Nghiên cứu nhóm yếu tố này nhằm giúp đội ngũ viên chức khả năng thích ứng để tăng hiệu quả lao động. Chia làm 2 nhóm: yếu tố bên trong và bên ngoài. Tiểu kết Chương 1 Trong chương 1, tác giả đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng viên chức tại Đài truyền hình ở Việt Nam. Bao gồm :Một số vấn đề lý luận cơ bản về viên chức và Đài truyền hình ở Việt Nam; Chất lượng viên chức tại các Đài truyền hình ở Việt Nam; Các yếu tố cấu thành chất lượng viên chức của Đài truyền hình; Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng viên chức. Đây là khung lý thuyết làm cơ sở để tác giả thực hiện Chương 2 và Chương 3. Để đánh giá chất lượng viên chức tại Đài truyền hình ở Việt Nam, chúng ta căn cứ vào các tiêu chí: về chính trị, tư tưởng; về đạo đức, lối sống; về tác phong, lề lối làm việc; về ý thức tổ chức kỷ luật; về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Từ đó, tác giả rút ra được các yếu tố cấu thành chất lượng viên chức và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng viên chức.
  13. 11 Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC 2.1. Khái quát chung về Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC 2.1.1. Quá trình ra đời Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC là Đài truyền hình quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cung ứng các dịch vụ công; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình. Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC chịu sự quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động báo chí và tần số phát sóng. 2.1.2. Vị trí và chức năng Vị trí và chức năng của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC được quy định tại Điều 2, Quyết định số 735/QĐ-BTTT ngày 03/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo Quyết định số 752/QĐ-BTTT ngày 02/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC chính thức bàn giao về trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam với 944 cán bộ nhân viên công tác tại các phòng, ban chuyên môn; Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC là đơn vị dự toán cấp 2, tự đảm bảo chi thường xuyên thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần, giải trí lành mạnh của nhân dân. 2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn Nhiệm vụ và quyền hạn của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC được quy định tại Điều 2, Quyết định số 735/QĐ-BTTT ngày 03/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức Được quy định tại Khoản 2, Điều 3, Quyết định số 735/QĐ-BTTT ngày 03/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC.
  14. 12 2.1.5. Tình hình viên chức tại Đài Truyền hình Kỹ thật số VTC  Về số lượng Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC hiện có 24 đơn vị trực thuộc, với 20 kênh chương trình SD, HD và 01 Báo điện tử, có hệ thống phát sóng số mặt đất công nghệ truyền hình DVB-T và DVB-T2; Có 723 cán bộ, viên chức, người lao động. Bảng 1.1: Thực trạng phân bổ nhân lực tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đến tháng 9/2022 Biên chế tính đến TT Đơn vị tháng 9/2022 Viên chức 1 Ban lãnh đạo Đài 3 2 Văn phòng Đảng ủy 2 3 Phòng Hành chính - Tổng hợp 31 4 Phòng Tổ chức Nhân sự 8 5 Phòng Kiểm tra Pháp chế 3 6 Phòng Kế hoạch - Tài chính 13 7 Trung tâm Điều phối chương trình 34 8 Kênh Thời sự - Chính trị tổng hợp (VTC1) 114 Trong quá trình liên 9 Kênh Khoa học, Công nghệ và Đời sống (VTC2) kết, xã hội hóa Trung tâm Sản xuất chương trình Thể thao - Giải trí (thành lập từ 01/7/2019) trên cơ sở sáp 10 33 nhập Kênh Thể thao Văn hóa (VTC3) và Tạp chí Truyền hình 21 (Đang trong thời gian Kênh Thông tin và Giải trí tổng hợp Bắc Bộ 11 kiện toàn bộ máy (VTC6) nhân sự)
  15. 13 Biên chế tính đến TT Đơn vị tháng 9/2022 Viên chức Kênh Thông tin và Giải trí tổng hợp Nam Bộ Dự kiến kiện toàn 12 (VTC8) trong thời gian tới 13 Kênh Văn hóa, Xã hội và Giải trí (VTC9) 23 14 Kênh Văn hóa Việt (VTC10) 44 2 (Đang trong thời gian 15 Kênh Thiếu nhi và Gia đình (VTC11) kiện toàn bộ máy nhân sự) Kênh Phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hiểm 16 85 hoạ, phục vụ cộng đồng (VTC14) Kênh Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân 17 71 (VTC16) 18 Trung tâm Nội dung số 23 19 Trung tâm Quảng cáo 22 20 Trung tâm Hợp tác - Liên kết 6 21 Trung tâm Kỹ thuật truyền hình 56 22 Trung tâm Truyền dẫn phát sóng truyền hình 37 Dự kiến kiện toàn 23 Trung tâm Điện ảnh - Truyền hình trong thời gian tới 24 Trung tâm VTC Miền Nam 30 25 Báo Điện tử VTC News 58 Nhân sự nghỉ ốm dài hạn và chờ bố trí công 26 4 việc Tổng cộng: 723 Nguồn: từ phòng Tổ chức nhân sự Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC
  16. 14  Phân bổ theo vị trí việc làm Thực tế, qua 3 năm gần đây số lượng, chất lượng viên chức của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC có nhiều thay đổi về số lượng và chất lượng. Viên chức giảm nhưng có những bước phát triển về chất lượng khi viên chức có trình động tiến sĩ, thạc sĩ, đại học ngày càng tăng, trình động cao đẳng, trung cấp và số còn lại có xu hướng giảm. Bảng 2.2: Thống kê chức danh của viên chức Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đến tháng 09/2022 Số lượng Tỉ lệ STT Chức danh (người) (%) 1 Chuyên viên chính và tương đương 3 0,41 2 Phóng viên, biên tập viên, MC 332 45,92 3 Trợ lý sản xuất 80 11,07 4 Quay phim, đạo diễn 168 23,24 5 Kỹ thuật 56 7,75 6 Chuyên viên và tương đương 58 8,01 7 Các chức danh khác 26 3,60 Tổng 723 100 Nguồn: từ phòng Tổ chức nhân sự Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC Bảng 2.3: Cơ cấu vị trí việc làm của viên chức Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã qua đào tạo Khối chức năng Số Tỉ lệ STT Cơ cấu nhân sự lượng (%) (người) 1 Quản lý cấp C1 (Ban GĐ Đài) 3 0,41% Quản lý cấp C2 (GĐ Kênh và tương 2 Khối quản lý 42 5,79% đương) (19,99%) Quản lý cấp C3 (Phòng, bộ phận thuộc 3 100 13,79% đơn vị)
  17. 15 4 - Khối tham mưu Kế toán, thủ quỹ 23 3,17% 5 chức năng Kinh doanh, hợp tác liên kết 30 4,14% (8,69%) - Kinh doanh, Tổ chức cán bộ, hành chính, văn thư, 6 40 5,52% hợp tác liên kết pháp chế… (4,14%) Thư ký biên tập, 7 46 6,34% Khối nội dung Phát thanh viên, Trợ lý SX 8 (48,27%) Phóng viên, Biên tập viên 242 33,38% 9 Quay phim, Đạo diễn 62 8,55% 10 Tiền kỳ 14 1,93% 11 Khối kỹ thuật Hậu kỳ, Đồ họa 43 5,93% (18,89%) Kỹ thuật khác (IT, Quản trị hệ thống, 12 78 11,03% trực phát sóng…) Tổng số 723 100% Nguồn: từ phòng Tổ chức nhân sự Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC  Kết quả công việc Một số kết quả đạt được của viên chức Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC như sau: - 01 Phóng viên của Kênh VTC1 đã được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. - Tổng Giám đốc Đài TNVN tặng bằng khen cho Kênh VTC1 và 01 cá nhân vì đã có thành công phối hợp tổ chức thành công Chương trình chính luận nghệ thuật “Mãi mãi là sao sáng dẫn đường” tại Quyết định số 585/QĐ-TNVN ngày 24/3/2022. - Tổng Giám đốc Đài TNVN tặng bằng khen cho tập thể Kênh VTC1; Báo điện tử VTC News và 08 cá nhân thuộc Đài VTC vì đã có thành tích xuất sắc trong phòng chống dịch Covid-19 tại Quyết định số 802/QĐ-TNVN ngày 20/4/2022; Và rất nhiều thành tích khác.
  18. 16 Viên chức Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã được ghi nhận qua rất nhiều tác phẩm chất lượng được tặng bằng khen, đạt giải tại các cuộc thi truyền hình báo trí các năm trong đó có cả tập thể và các cá nhân. 2.2. Phân tích chất lượng viên chức Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC 2.2.1. Về phẩm chất đạo chính trị, phẩm chất đạo đức  Phẩm chất chính trị: Về tư tưởng, có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường, luôn chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền; không dao động trước mọi khó khăn, thách thức; đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Không nói trái, làm trái với quan điểm, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành, luôn yêu nghề, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nghề, nhiệt tình tham gia xây dựng sự nghiệp nghiên cứu ngày càng phát triển. Trong tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động do dịch bệnh Covid- 19 đã gây ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý của viên chức nhưng với truyền thống đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn, Đảng bộ Đài VTC xây dựng đã luôn thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động công tác của đơn vị đạt kết quả cao.  Phẩm chất đạo đức: Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị; có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh. Có tinh thần đoàn kết, chân thành, hợp tác, giúp đỡ nhau trong công việc và trong cuộc sống; bảo vệ uy tín, danh dự chính đáng; chống chủ nghĩa cá nhân, hẹp hòi, ích kỷ; có lối sống hòa nhã, thật thà, khiêm tốn, không trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm, khiếm khuyết của mình cho đồng chí, đồng nghiệp. Chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công của tổ chức, thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác. Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về những nội dung liên
  19. 17 quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu. Là người có chuyên môn tốt, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc điều hành cũng như trong các hoạt động tập thể, đã có nhiều sáng kiến, hướng dẫn cụ thể, thiết thực để Đài VTC luôn giữ được chất lượng tốt khi phát sóng. Về phẩm chất đạo đức xã hội, có trách nhiệm với cộng đồng; tuân thủ pháp luật; bảo vệ chân lý, ủng hộ đổi mới tiến bộ. 2.2.2. Về trình độ Bảng 2.4: Thống kê trình độ viên chức tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC Trình độ đào tạo Trình độ chuyên Học STT Sau môn Đại Cao nghề đại Trung cấp học đẳng và học THPT 1 Báo chí 35 260 22 8 0 2 Kinh tế 9 80 6 5 0 3 Ngoại ngữ 15 96 12 6 0 4 Kỹ thuật 10 87 6 3 15 5 Các ngành khác 5 25 2 3 13 Tổng: 74 548 48 25 28 Tổng cộng 723 Nguồn: từ phòng Tổ chức nhân sự Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC 2.2.3. Kỹ năng nghề nghiệp Qua thực tế hoạt động, có thể đánh giá thực trạng các kỹ năng của viên chức Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC sau: - Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin. - Kỹ năng phân tích, đánh giá dư luận. - Kỹ năng giải quyết các vấn đề và tình huống phát sinh. - Kỹ năng nhận thức chính trị: - Kỹ năng thuyết phục – động viên. - Kỹ năng tư duy âm thanh – hình ảnh. - Kỹ năng giao tiếp.
  20. 18 - Kỹ năng viết bài, biên tập, biên dịch. - Kỹ năng quay phim. - Kỹ năng xây dựng kịch bản và kỹ năng tổ chức sản xuất chương trình. - Kỹ năng dàn dựng, đồ họa. 2.3.4. Kết quả công việc Để thấy rõ hơn về kết quả đánh giá, phân loại viên chức tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, học viên đã tham khảo các báo cáo và nguồn thông tin từ văn phòng Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC về kết quả phân loại viên chức từ năm 2019 đến năm 2021. Kết quả như theo bảng sau. Bảng 2.5: Kết quả đánh giá, phân loại viên chức giai đoạn 2019-2021 Hoàn Không Hoàn Hoàn Không thành hoàn thành tốt thành đủ Tổng xuất sắc thành nhiệm vụ nhiệm vụ thời Năm số nhiệm vụ nhiệm vụ gian (người) Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ đánh lượng lệ lượng lệ lượng lệ lượng lệ giá (%) (%) (%) (%) 2019 719 238 33,1 441 61,3 31 4,3 9 1,3 0 2020 723 256 35,4 462 63,9 30 4,1 3 0,4 5 2021 763 244 32 472 61,9 37 4,8 2 0,3 8 Nguồn: từ phòng Tổ chức nhân sự Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC Hình 2.3: Kết quả đánh giá, xếp loại viên chức giai đoạn 2019-2021 Nguồn: từ phòng Tổ chức nhân sự Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2