Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chính sách người có công trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 4
download
Luận văn "Chính sách người có công trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk" được hoàn thành với mục tiêu nhằm lý luận và thực trạng thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk; luận văn đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chính sách người có công trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
- A BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN HOÀI CHÍNH CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản lý công TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LĂK - 2023 1
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Hải Hà Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Khắc Ánh Phản biện 2: TS. Nguyễn Văn Tuyên Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 208, Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 02 - đường Trương Quang Tuân – Thành Phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đắk Lắk. Thời gian: vào hồi 14 giờ 30 ngày 12 tháng 5 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 2
- 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc, cả nước có trên 9,2 triệu người có công tham gia cách mạng giải phòng dân tộc. Sự hy sinh ấy tổ quốc và nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn to lớn của các Anh hùng, Liệt sĩ. Việc quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho những người có công với nước và gia đình họ là truyền thống của dân tộc ta, là trách nhiệm của Đảng, của Nhà nước và cả xã hội. Ngay sau khi giành được chính quyền, từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã ký sắc lệnh số 20/SL ngày 16/02/1947 về “Quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ” với ba đối tượng và hai chính sách đầu tiên, đến nay hệ thống chính sách ưu đãi người có công từng bước được hoàn thiện, đối tượng ưu đãi được mở rộng lên 12 đối tượng, cơ bản đã bao phủ được hết các đối tượng người có công. Ngày 29/8/1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IX đã thông qua Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (nay gọi là Pháp lệnh ưu đãi người có công). Từ đó đến nay, Pháp lệnh đã trải qua 07 lần sửa đổi vào các năm: 1998, 2000, 2002, 2005, 2007, 2012 và 2020. Đây là văn bản pháp lý quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác người có công, là nền tảng pháp lý để các cấp chính quyền tổ chức triển khai chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người có công và thân nhân người có công. Huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk là một Huyện anh hùng, là căn cứ địa cách mạng, nơi che chở, nuôi dưỡng các cán bộ, chiến sỹ cách mạng của ta hoạt động trong chiến tranh. Hiện nay, Phòng Lao 1
- động – Thương binh và Xã hội huyện Krông Bông đang quản lý, thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi cho hơn 1.500 đối tượng, gia đình người có công, chính vì vậy công tác chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần cho đối tượng người có công là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân trong huyện. Trong những năm qua, huyện Krông Bông đã thực hiện nhiều chính sách thiết thực cho người có công trên địa bàn huyện để mang lại cuộc sống tốt hơn, đầy đủ hơn…cho người có công, đặc biệt số hộ nghèo là người có công giảm mạnh qua các năm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách người có công tại địa phương. Xuất phát từ yêu cầu khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc và lý do như đã nêu ở trên, nên tác giả chọn đề tài “Chính sách người có công trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Ngày 27/7 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh chọn ngày Thương binh - Liệt sĩ để toàn Ðảng, toàn dân tỏ lòng biết ơn với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công. Sắc lệnh số 20/SL ngày 16/02/1947, đã đặt nền móng cho sự ra đời của hệ thống chính sách trong lĩnh vực chăm sóc người có công của Việt Nam. Hệ thống chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công ngày càng được xem xét sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thì đối tượng hưởng chế độ ưu đãi cũng thường xuyên được xem xét mở rộng, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất 2
- nước. Từ Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được ban hành năm 1994 đến Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công. Nghị quyết Trung ương 5 và Nghị quyết Trung ương 7 (KhóaXI) về một số vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng xác định những định hướng chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 với mụctiêu tổng quát: Tiếp tục cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công và gia đình, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo đảm các gia đình người có công có mức sống tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cư dân trên địa bàn. Ðến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. Trên thực tế, có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến thực thi chính sách người có công ở những phương diện khác nhau. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu: - Chính sách đối với người có công thực trạng và một số kiến nghị, tác giả Bùi Thu Huyền (2013) đăng trên Trang Thông tin điện tử, Ban Nội chính Trung ương đã nghiên cứu hệ thống chính sách, pháp luật về người có công ở Việt Nam; đánh giá thực trạng việc thực thi chính sách người có công ở Việt Nam trong thời gian qua; 3
- đồng thời tác giả đã nêu lên một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người có công. - Pháp luật về ưu đãi người có công ở Việt Nam hiện nay, tác giả Nguyễn Thị Phương Thanh (2015) đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 7/2015 đã nghiên cứu có hệ thống pháp luật của Việt Nam về chính sách người có công kể từ khi Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay. Qua đó, tác giả phân tích, chỉ ra những điều còn bất cập, hạn chế của hệ thống pháp luật về người có công ở nước ta; tác giả đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trên. - Thực hiện tốt hơn nữa chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công, tác giả TS. Trần Văn Minh (2016) đăng trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số tháng 7/2016 đã khẳng định, chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công là nội dung cơ bản, bộ phận hữu cơ của chính sách đối với người có công, thể hiện truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Qua phân tích thực trạng, tác giả đã nêu lên một số giải pháp cần thực hiện tốt hơn nữa chính sách đối với đối tượng này, góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với nước hiện nay và định hướng đến năm 2020, tác giả Phạm Thị Hải Chuyền (2016) đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử năm 2016, đã phân tích và chứng minh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về chính sách ưu đãi người có công ở nước ta; đồng thời tác gia đưa ra những giải pháp có tính định hướng đến năm 2020. 4
- - Thực thi chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, liệt sĩ và người có công, tác giả PGS.TS Nguyễn Danh Tiên (2015) đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử đã nêu lên các chủ trương của Đảng về thực thi chính sách người có công qua các kỳ Đại hội; tác giả đề xuất giải pháp để tiếp tục thực hiện tốt hơn chính sách người có công ở nước ta. Qua đó tác giả khẳng định: việc thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công được thực hiện thường xuyên, trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Cuốn sách “Một số vấn đề chính sách xã hội ở nước ta hiện nay” của tác giả Hoàng Chí Bảo. Tác giả khẳng định: Chính sách xã hội không ngừng thay đổi để phù hợp với đối tượng áp dụng. Đất nước ngày càng phát triển thì việc yêu cầu các chính sách phải xuất phát từ thực tiễn, gắn liền với lợi ích của đối tượng. Chính sách đối với người có công được thay đổi qua các thời kỳ, sự thay đổi đó có những mặt tích cực và tiêu cực trong việc triển khai, thực thi chính sách. - Bài “Chủ trương của Đảng đối với thương binh, liệt sỹ thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Danh Tiên đăng trên Tạp chí Khoa học Quân sự tháng 7/2012. Bài viết đã khái quát những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác thương binh, liệt sỹ từ năm 1986 đến năm 2012. Đồng thời, đưa ra những đánh giá thực trạng để thấy được sự bất cập, những tồn tại quá trình thực hiện. - Cũng trong năm 2012, Nguyễn Duy Kiên - Phó Cục trưởng Cục người có công, Bộ LĐTBXH có bài: Chính sách người có công - là trách nhiệm của toàn dân, đăng trên tạp chí Tuyên giáo số 7/2012. Bài viết này đã khái quát một số thành tựu của chính sách ưu đãi 5
- người có công trong những năm qua, đi sâu vào đánh giá tìm hiểu nguồn lực thực thi chính sách ở nước ta. Tác giả bài viết nhận định: Đối với việc thực hiện các nguồn trợ cấp, ưu đãi thường xuyên đối với người có công thì Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nguồn lực này có ý nghĩa lớn đối với việc ổn định đời sống của người có công, bởi lẽ họ thường là những người không có lương cũng như bảo hiểm xã hội. Qua khảo cứu cho thấy, các công trình được công bố đã giải quyết được nhiều vấn đề khoa học về chính sách, thực hiện chính sách xã hội, chính sách đối với người có công ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về thực hiện chính sách có công trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Do vậy, đề tài luận văn không bị trùng lặp, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực trạng thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk; luận văn đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chính sách người có công ở nước ta. - Nghiên cứu đánh giá thực trạng thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk; đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. 6
- - Xác đinh phương hướng và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực thi các chính sách người có công gồm: trợ cấp ưu đãi hàng tháng, trợ cấp một lần, cấp bảo hiểm y tế, chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, chế độ thăm viếng mộ liệt sỹ, hỗ trợ cải thiện nhà ở, chế độ ưu đãi cho học sinh, sinh viên trong giáo dục và đào tạo. - Về thời gian: Từ năm 2018 đến 2022. - Về không gian: Trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách và thực thi chính sách người có công. Đồng thời, luận văn vận dụng lý luận về chính sách công và thực thi chính sách công để xây dựng khung lý thuyết của đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: - Phương pháp điều tra: 7
- - Phương pháp thống kê mô tả: được tác giả sử dụng để trình bày số liệu thu thập được từ kết quả điều tra, khảo sát. - Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá: - Đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp so sánh, phỏng vấn sâu... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa được một số cơ sở lý luận về thực thi chính sách người có công. - Về mặt thực tiễn: Luận văn đã đánh giá được thực trạng thực thi chính sách người có công địa bàn huyện Krông Bông và đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình của địa bàn huyện Krông Bông, nhằm nâng cao hiệu quả chính sách người có công trên địa bàn địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. Đồng thời, Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu khoa học, học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia và là tài liệu tham khảo đối với đội ngũ công chức trực tiếp thực thi chính sách người có công trên địa bàn địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn gồm: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực thi chính sách người có công. Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Định hướng và giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. 8
- Chương 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG 1.1. Người có công và chính sách người có công 1.1.1. Người có công 1.1.2. Chính sách công 1.1.2.1. Khái niệm 1.1.2.2. Đặc điểm của chính sách công 1.1.2.3. Ý nghĩa, vai trò chính sách công 1.1.2.4. Quy trình chính sách công 1.1.3. Nhu cầu và đặc điểm của người có công 1.1.3.1. Nhu cầu của người có công 1.1.3.2. Đặc điểm của người có công 1.1.4. Chính sách người có công 1.1.5. Nội dung chính sách người có công 1.2. Thực thi chính sách người có công 1.2.1. Khái niệm thực thi chính sách người có công 1.2.2. Ý nghĩa của việc tổ chức thực thi chính sách người có công 1.2.3. Nội dung thực thi chính sách người có công 1.2.3.1. Xây dựng kế hoạch thực thi chính sách người có công 1.2.3.2. Phổ biển, tuyên truyền chính sách người có công 1.2.3.3. Phân công, phối hợp thực thi chính sách người có công 1.2.3.4. Duy trì chính sách người có công 1.2.3.5. Điều chỉnh, bổ sung chính sách người có công 9
- 1.2.3.6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực thi chính sách người có công 1.2.3.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực thi chính sách người có công 1.2.4. Chủ thể thực thi chính sách người có công 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách người có công 1.2.5.1. Thể chế chính sách 1.2.5.2. Tổ chức bộ máy và cán bộ 1.2.5.3. Năng lực thực thi chính sách 1.2.5.4. Nguồn lực tài chính 1.2.5.5. Nhận thức và sự hiểu biết của người dân về thực thi chính sách đối với người có công 1.2.5.6. Nhận thức của cán bộ quản lý, thực thi chính sách 1.2.5.7. Môi trường thực thi chính sách 1.2.5.8. Trình độ phát triển kinh tế của các địa phương, vùng, miền Tiểu kết chương 1 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về huyện Krông Bông. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân số: 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: 2.1.3. Thực trạng người có công 2.2. Thực trạng thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018 – 2022. 10
- 2.2.1. Xây dựng kế hoạch thực thi chính sách người có công 2.2.2. Phổ biển, tuyên truyền chính sách người có công 2.2.3. Phân công, phối hợp thực thi chính sách người có công 2.2.4. Huy động, bố trí nguồn lực thực thi chính sách người có công 2.2.5. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra thực thi chính sách người có công 2.2.6. Sơ kết, tổng kết thực thi chính sách người có công 2.3. Kết quả thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018 – 2022 2.3.1. Quản lý đối tượng, lưu trữ hồ sơ Hiện nay, tổng số đối tượng người có công, thân nhân người có công huyện đang quản lý là 1.250 đối tượng, trong đó: đang hưởng trợ cấp hàng tháng là 520 người và không hưởng là 730 người (gồm: thân nhân thờ cúng liệt sỹ, người có công với cách mạng được tặng huy chương kháng chiến, người hoạt động kháng chiến bảo về tổ quốc). Theo khảo sát tại Phòng Lao động –Thương binh và Xã hội và 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, thì chỉ có Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có sử dụng phần mềm quán lý đối tượng người có công NCCsoftV.5.1.1 để thực hiện quản lý biến động đối tượng, 14 đơn vị xã, thị trấn chưa được trang bị phần mềm quản lý mà vẫn còn quản lý thủ công bằng sổ tay và files lưu trữ trên máy vi tính. Đối với công tác lưu trữ hồ sơ giải quyết chế độ chính sách, tất cả các đơn vị có lưu hồ sơ nhưng cách thức thực hiện chưa khoa học, lưu giữ vào tủ hồ sơ, không đánh số hồ sơ, không có sổ theo dõi 11
- hồ sơ và file dữ liệu về hồ sơ lưu…do đó, sẽ rất khó khăn khi cần tìm, trích lục hồ sơ. 2.3.2. Trợ cấp hàng tháng Đối tượng người có công trên địa bàn được chi trả trợ cấp hàng tháng bao gồm: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; thân nhân Liệt sĩ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù, đày; người HĐKC bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ; người có công GĐCM; trợ cấp tiền tuất các loại. Hàng tháng, từ ngày 05 đến ngày 10 việc chi trả của đối tượng chính sách người có công trên địa bàn huyện đồng loạt thực hiện tại trụ sở UBND xã, thị trấn hoặc các điểm dân cư tập trung theo quy định để tiết kiệm thời gian đi lại cho các đối tượng, đặc biệt là các đối tượng chính sách già yếu, đi lại khó khăn thì ủy quyền cho người thân trong gia đình và được UBND cấp xã xác nhận ủy quyền. Việc chi trả được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, tránh gây phiền hà đến các đối tượng hưởng chính sách. Kinh phí để chi trả hàng tháng cho 520 đối tượng trên địa bàn quận là 1.093,2 triệu đồng/tháng. 2.3.3. Trợ cấp một lần Các đối tượng hưởng chế độ trợ cấp một lần bao gồm: Mai táng phí người có công, thân nhân người có công từ trần; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng; Thân nhân thờ cúng liệt sỹ…Từ năm 2018-2022, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chi trả chế độ trợ cấp một lần đối với 3.679 đối tượng, kinh phí thực hiện 3,7 tỷ đồng. 2.3.4. Cấp thẻ bảo hiểm y tế 12
- Thực hiện theo Pháp lệnh ưu đãi người có công và Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế. Trong giai đoạn 5 năm từ 2018 đến 2022, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Krông Bông phối hợp UBND các xã, thị trấn và Cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Krông Bông thực hiện cấp thẻ BHYT cho 3.442 lượt đối tượng người có công, thân nhân người có công với kinh phí thực hiện 2.555,6 triệu đồng. 2.3.5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe và cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình Chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe luôn được quan tâm thực hiện thường xuyên, xuyên suốt các năm. Căn cứ quy định về đối tượng tại văn bản hướng dẫn của TW, số lượng đối tượng quản lý và tỷ lệ phân bổ chỉ tiêu điều dưỡng tập trung của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk đối với chế độ điều dưỡng; căn cứ danh sách quản lý, định mức hỗ trợ đối với chế độ cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình cho người có công. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện rà soát đối tượng, dự trù kinh phí từ đầu năm và tổ chức thực hiện chế độ điều dưỡng, cấp kinh phí hỗ trợ cho cho các đối tượng đảm bảo đúng, đủ không bỏ sót đối tượng. Từ năm 2018 đến 2022, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Krông Bông đã thực hiện chi trả chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại chỗ cho 1.283 đối tượng, kinh phí thực hiện 1.258.860.000 đồng; Tổ chức đi điều dưỡng tập trung tại các Trung tâm điều dưỡng người có công ngoài tỉnh là 29 người, kinh phí thực hiện hơn 68.860.000 đồng. Cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình cho 8 đối tượng, kinh phí 30.800.000 đồng. 2.3.6. Hỗ trợ cải thiện nhà ở 13
- Hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ người có công được luôn được huyện quan tâm đưa vào nội dung kế hoạch hằng năm thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” của huyện. Việc rà soát, xác định đối tượng được cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã thực hiện kỹ càng, nghiêm túc, khách quan, minh bạch được nhân dân đồng tình ủng cao. Từ năm 2018 đến năm 2022 huyện đã vận động đóng góp Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và trích từ nguồn quỹ này thực hiện xây dựng mới, sửa chữa nhà cho đối tượng người có công trên địa bàn với tổng số 55 ngôi nhà, với số tiền là 1,5 tỷ đồng. 2.3.7. Ưu đãi học sinh, sinh viên trong giáo dục và đào tạo Thực hiện Thông tư số 36/2015/TTBLĐTBXH ngày 28/9/2015, về việc hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong Giáo dục và Đào tạo đối với người có công và con của họ. Trong những năm qua phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện làm tốt công tác quản lý, chi trả chế độ ưu đãi giáo dục và đào tạo cho các cháu học sinh – sinh viên là con của người có công. Trong 5 năm (2018 – 2025) thực hiện chi trả cho 68 lượt học sinh, sinh viên với số tiền hơn 537.238.000 đồng. Nhờ chính sách ưu đãi giáo dục mà nhiều học sinh, sinh viên là con của người có công được đi học đầy đủ, thực hiện được ước mơ hoài bão của mình sau khi các em ra trường đã có việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định giúp đỡ gia đình cũng vì thế nhiều hộ gia đình chính sách nghèo đã vươn lên thoát nghèo. 2.3.8. Công tác nghĩa trang liệt sỹ Hiện nay, trên địa bàn huyện có 01 Nghĩa trang liệt sỹ và 11 công trình nhà bia ghi danh liệt sỹ tại 11/14 xã, thị trấn. Công tác phân bổ, bố trí ngân sách cho hoạt động tu bổ, sửa chưa các công trình ghi công liệt sĩ được bố trí từ nguồn ngân sách 14
- trung ương. Mỗi năm, các hạng mục được xem xét và bố trí lần lượt để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công trình. Từ năm 2018 đến 2022, các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn được tu bổ, cải tạo, sửa chữa thường xuyên; cụ thể: đối với Nghĩa trang liệt sỹ trung tâm huyện (có 160 phần mộ) tổng nguồn kinh phí đầu tư 1,5 tỷ đồng (Ngân sách nhà nước và Quỹ đền ơn đáp nghĩa) xây dựng các hạng mục tường rào, cổng ngõ phía trước, sân vườn, cây xanh thảm cỏ, điện nước, đường nội bộ; sửa chữa 7 nhà bia ghi danh liệt sỹ tại 7 xã, với kinh phí 1,3 tỷ đồng (100% từ nguồn ngân sách nhà nước) Việc tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ một mặt đem lại ý nghĩa tri ân với người có công; mặt khác tạo dựng niềm tin của Đảng, Nhà nước đối với người có công, an ủi, chia sẻ với các gia đình liệt sĩ với tâm linh của người Việt, đó là “mồ yên, mả đẹp”. Đồng thời các công trình ghi công liệt sĩ trở thành công viên nghĩa trang để du khách và thân nhân đến tham quan và tăm viếng và dâng hương; trở thành những minh chứng lịch sử để giáo dục thế hệ tương lai. 2.3.9. Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ Là căn cứ địa cách mạng trong thời chiến, nơi thường xuyên xảy ra giao tranh ác liệt giữ địch và ta, do vậy có rất nhiều bộ đội, đồng chí chiến sỹ cách mạng đã hy sinh tại nơi đây mà hiện nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Thực hiện Quyết định số 1237/QĐ-TTg ngày 27/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Quyết định 150/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 về phê duyệt Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, UBND huyện Krông Bông đã chỉ đạo các phòng ban liên quan thuộc huyện và UBND các xã, thị trấn phát động 15
- trong các tầng lớp nhân dân cung cấp thông tin về thời gian, địa điểm hy sinh của các liệt sĩ để tiến hành tìm kiếm, cất bốc và quy tập hài cốt. Từ năm 2018 đến năm 2022, Phòng LĐ - TB&XH huyện đã phối hợp với Ban chỉ huy quân sự huyện tổ chức cất bốc, đưa đón, quy tập được 09 bộ hài cốt liệt sỹ về nghĩa trang liệt sĩ huyện. Các nghi lễ truy điệu liệt sỹ được tổ chức nghiêm trang, thành kính đối với tất cả các hài cốt quy tập và đặc biệt được lấy sinh phẩm lưu trữ nhằm mục đích xét nghiệm AND xác định danh tính khi có thân nhân liên hệ xác định. 2.3.10. Hoạt động thăm hỏi và tặng quà Nhằm kịp thời động viên người có công, đồng thời nêu cao tinh thần tương thân tương ái thì công tác xã hội hóa, công tác thăm hỏi tặng quà thể hiện tấm lòng tri ân đối với người có công được đẩy mạnh. Hằng năm, nhân dịp các ngày lễ lớn nhứ Tết cổ truyền dân tộc, ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7, ngày Quân đội nhân dân 22/12…UBND huyện Krông Bông cùng các ban ngành cấp huyện, xã tổ chức thăm tặng quà đến người có công, các gia đình chính sách trên địa bạn huyện với số kinh phí bình quân mỗi năm khoảng 539,7 triệu đồng. Nhờ các hoạt động lồng ghép nói trên, bước đầu đã giúp cho các đối tượng người có công có cơ hội, điều kiện đầu tư, phát triển sản xuất tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo; có hộ chính sách trở thành những người kinh doanh, sản xuất giỏi vươn lên làm giàu chính đáng. Năm 2018, trên địa bàn huyện Krông Bông có 64 hộ gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo, chiếm 0,83% trên tổng số hộ nghèo toàn huyện; đến năm 2022, không còn người có công thuộc hộ nghèo. 16
- 2.3.11. Vận động thu, chi quỹ đền ơn đáp nghĩa Bên cạnh nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho đơn vị thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện, UBND huyện thực hiện vận động thu Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trong huyện. Theo đó, Quỹ “đền ơn đáp nghĩa” được phân thành 02 cấp, bao gồm: cấp huyện và cấp xã; hoạt động thu – chi nguồn quỹ này được UBND huyện quy định cụ thể, chặc chẽ, đúng quy định tại Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ quản lý và sử dụng Quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa”, tùy vào điều kiện kinh tế xã hội của mỗi địa phương (cấp xã) UBND huyện quy định mức thu Quỹ phù hợp nhưng cơ bản đảm bảo được một số hoạt động chi hỗ trợ từ quỹ cần thiết tại địa phương. Từ năm 2018-2022 thu kinh phí vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn huyện là 2.695 triệu đồng, thực hiện chi 2.597 triệu đồng (gồm chi các khoản: hỗ trợ cải thiện nhà ở: 1,6 tỷ đồng; cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ 834 triệu đồng; hỗ trợ khó khăn, tặng quà ngày lễ, tết 163 triệu đồng). 2.3.12. Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo Song song với những nổ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nhân dân để thực hiện tốt, hiệu quả chính sách đối với người có công, thì việc lạm dụng chế độ chính sách ưu đãi người có công nhằm thu lợi bất chính có xảy ra tại một số địa phương trên địa bàn huyện với nhiều hình thức, mức độ, chế độ khác nhau… Theo số liệu được cung cấp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Krông Bông, trong giai đoạn 2018 đến 2022 đơn vị đã phối hợp với cơ quan thanh tra huyện, sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk và các cơ quan liên quan khác trong huyện thực hiện tham mưu cho UBND huyện xử lý một số vụ 17
- việc liên quan đến man khai, giả mạo giấy tờ hồ sơ xác nhận người có công nhằm trục lợi bất chính ngân sách nhà nước trong thời gian dài. Cụ thể: xử lý và giải quyết 8 trường hợp gồm: 04 hồ sơ thương binh, 01 hồ sơ người HĐKC giải phóng dân tộc được tặng thưởng huy chương kháng chiến và 03 hồ sơ liệt sĩ; với tổng số tiền thu hồi nộp ngân sách nhà nước 455 triệu đồng. Chính sách người có công nhằm mục đích ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hy sinh cao cả của người có công; đồng thời đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công và gia đình người có công. Tuy nhiên, với thực trạng giả mạo giấy tờ để xác nhận người có công nhằm trục lợi chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công của một số thành phần trong xã hội đã gây ra sự bất công trong chính sách, bởi lẽ người có công thì không được hưởng, người không có công thì được hưởng. Với thực trạng trên, trong những năm qua UBND huyện Krông Bông đã chỉ đạo quyết liệt các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn phải thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, gặp gỡ các đối tượng chính sách có công để lắng nghe ý kiến phản hồi từ họ nhằm nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp trục lợi chính sách. 2.4. Đánh giá chung về thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện Krông Bông giai đoạn 2018 – 2022 2.4.1. Những ưu điểm 2.4.2. Hạn chế và khó khăn Bên cạnh những mặt đạt được trong quá trình tổ chức thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện, vẫn còn những hạn chế, khó khăn trong việc thực thi chính sách. Đây cũng chính là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp trọng tâm nhằm hoàn thiện hơn hoạt 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 462 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 345 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn