intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cung ứng dịch vụ hành chính công tại Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về cung ứng dịch vụ hành chính công với các nội dung: khái niệm, các yếu tố cấu thành, các yếu tố ảnh hưởng. Luận giải xu hướng tất yếu phải hoàn thiện hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công tại Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cung ứng dịch vụ hành chính công tại Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............/............ ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TỐNG NGỌC ĐÔNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI BẮC NINH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH THỊ THỦY HÀ NỘI – 2020 1
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Thị Thủy Phản biện 1: …………………………………………................. …………………………………………………..... Phản biện 2: …………………………………………………..... …………………………………………………....... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp......, Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 – đường Nguyễn Chí Thanh – Quận Đống Đa – TP Hà Nội Thời gian: Vào hồi....giờ.....tháng.....năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dịch vụ hành chính công là một loại hình dịch vụ công đặc biệt, gắn với thẩm quyền hành chính – pháp lý của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Chính vì vậy, trong những năm qua, với nỗ lực không ngừng,cả hệ thống hành chính nhà nước đã chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng cung ứng DVHCC, coi đó là một khâu quan trọng trong thực hiện chương trình CCHC theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp. Là một cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về giao thông vận tải trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trong những năm qua, Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh quyết tâm thực hiện CCHC, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường trách nhiệm và chất lượng phục vụ bằng nhiều kế hoạch, biện pháp cụ thể và đã có những cải thiện rõ nét. Sở đã lồng ghép nội dung tuyên truyền mục tiêu, nhiệm vụ CCHC trong các cuộc họp giao ban, kết hợp công tác kiểm tra với tuyên truyền, phổ biến về mục tiêu, nhiệm vụ CCHC, gắn kết chặt chẽ với chức năng, nhiệm vụ được giao, qua đó căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn, Sở đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành kịp thời nhiều quy định, chính sách nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải, góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch hơn cho các hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số điểm hạn chếnhư việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện công bố các TTHC đôi lúc còn chậm, chưa đúng với tiến độ, thời gian theo yêu cầu, quy định; tình trạng khi nhận hồ sơ đầu vào không kiểm tra kỹ dẫn đến phải yêu cầu bổ sung hồ sơ, trong thành phần hồ sơ tiếp nhận còn có giấy tờ ngoài quy định, công chức tự ý liên hệ với tổ chức, công dân để yêu cầu bổ sung hồ sơ, nhận hồ sơ không đúng, không đủ thành phần theo quy định, một số trường hợp công chức không nghiên cứu kỹ các văn bản quy phạm dẫn đến hẹn trả kết quả cho tổ chức công dân sai quy định. Yêu cầu thực tế trên cũng đòi hỏi thêm nhiều nỗ lực của Lãnh đạo Sở GTVT, của các cán bộ, công chức, viên chức để đáp ứng tốt hơn nữa những mong muốn của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Với những lý do trên, học viên lựa chọn hướng nghiên cứu: “Cung ứng dịch vụ hành chính công tại Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành Quản lý công với mong muốn tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng DVHCCtại Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nói riêng cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Cung ứng dịch vụ hành chính công là nội dung đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, với nhiều công trình nghiên cứu có thể được kể đến như sau: 3
  4. - Tác giả Nguyễn Khắc Hùng, Lê Thị Vân Hạnh (2001) Cải tiến việc cung ứng dịch vụ công trong tiến trình cải cách hành chính nước ta, Kỷ yếu Hội thảo “ Dịch vụ công - nhận thức và thực tiễn”, Học viện Hành chính Quốc gia, T9- 2001). - Tác giả Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Tác giả Chu Văn Thành (2004), Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Tác giả Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2007): Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội. - Tác giả Chu Văn Thành, Đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay,NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2007. - Tác giả Vũ Thanh Sơn (2009),Cạnh tranh đối với khu vực công trong cung ứng hàng hoá và dịch vụ, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội. - Tác giả Nguyễn Văn Đồng (2017)“Thực tiễn dịch vụ hành chính công trong nền hành chính Nhà nước Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị. Cung ứng dịch vụ hành chính công là vấn đề được nghiên cứu trong nhiều công trình, đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu trực tiếp vấn đề hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công tại Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện cung ứng DVHCC của Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công. - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cung ứng DVHCC của Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh. Chỉ ra những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế; - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiệncung ứng DVHCC của Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh nhằm đáp ứng yêu cầu CCHC và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Cung ứng dịch vụ hành chính công của Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: cung ứng một số loại hình dịch vụ hành chính công thuộc thẩm quyền của Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh theo quy định của pháp luật hiện hành và sự phân cấp quản lý hiện nay. - Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2015 - 2019 và định hướng đến năm 2025. - Phạm vi về không gian: Tại Sở Giao thông vân tải Bắc Ninh và Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh. 4
  5. 5. Phương pháp lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài Luận văn, tác giả sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp phân tích, tổng hợp; so sánh;... Bên canh đó, tác giả còn sử dụng Phương pháp điều tra xã hội học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về lý luận Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về cung ứng DVHCC với các nội dung: khái niệm, các yếu tố cấu thành, các yếu tố ảnh hưởng. Luận giải xu hướng tất yếu phải hoàn thiện hoạt động cung ứng DVHCC tại Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh trong thời gian tới. 6.2. Về thực tiễn - Luận văn đã cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng DVHCC tại Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh; - Các giải pháp đề xuất trong Luận văn góp phần vào việc bổ sung, hoàn thiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quản lý nhà nước đối với dịch vụ công nói chung và cung ứng DVHCC nói riêng. - Kết quả nghiên cứu của Luận văn có giá trị làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu về dịch vụ công. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về cung ứng dịch vụ hành chính công. Chương 2: Thực trạng cung ứng dịch vụ hành chính công của Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cung ứng dịch vụ hành chính công của Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh. 5
  6. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG 1.1. Dịch vụ công và dịch vụ hành chính công 1.1.1. Dịch vụ công 1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ công Dịch vụ công là hoạt động phục vụ các nhu cầu chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức do các cơ quan nhà nước trực tiếp hoặc ủy nhiệm cho các tổ chức phi nhà nước thực hiện nhằm đảm bảo trật tự và công bằng xã hội. 1.1.1.2. Đặc điểm dịch vụ công Thứ nhất, đó là các hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân. Thứ hai, do Nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội (trực tiếp cung cấp hoặc uỷ nhiệm việc cung cấp). Thứ tư, việc cung cấp các dịch vụ công không hoàn toàn diễn ra theo quan hệ của thị trường. Nguyên tắc hoạt động của dịch vụ công là bình đẳng và không mang tính lợi nhuận, điều này bắt Thứ tư, bảo đảm tính công bằng và tính hiệu quả trong cung cấp dịch vụ. 1.1.1.3. Phân loại dịch vụ công a. Phân loại theo các hình thức dịch vụ cụ thể b. Phân loại dịch vụ công theo tiêu chí chủ thể cung cấp c. Phân loại theo sự chi trả của người được hưởng dịch vụ d. Phân loại theo tính chất và tác dụng của dịch vụ công. 1.1.2. Dịch vụ hành chính công 1.1.2.1. Khái niệm dịch vụ hành chính công Dịch vụ hành chính công là những hoạt động phục vụ các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, công dân, và phục vụ hoạt động quản lý nhà nước do các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền thực hiện. 1.1.2.2. Đặc trưng của dịch vụ hành chính công Một là: việc cung cấp DVHCCgắn liền với thẩm quyền hành chính – pháp lý của nhà nước. Hai là: DVHCC xuất phát từ hoạt động quản lý nhà nước và được tiến hành nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước. Ba là: DVHCC là những hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận Bốn là: mọi người dân đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp nhận và sử dụng dịch vụ này với tư cách là đối tượng phục vụ của nhà nước. 1.1.2.3. Các loại hình dịch vụ hành chính công - Các hoạt động cấp các loại giấy phép. - Các hoạt động cấp các loại giấy xác nhận, chứng thực. - Các hoạt động thu các khoản đóng góp vào ngân sách và các quỹ của nhà nước. - Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và xử lý các vi phạm hành chính. 1.2. Hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công 6
  7. 1.2.1. Khái niệm hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công Hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công là tổng hợp các biện pháp, cách thức tác động mang tính hệ thống của các cơ quan nhà nước, các tổ chức được nhà nước trao quyền trong cung cấp các dịch vụ hành chính công, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, các tổ chức và các thực thể khác trong xã hội. 1.2.2. Các yếu tố cấu thành hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công Hoạt động cung ứng DVHCC là kết quả của một quá trình bao gồm một loạt các biện pháp, cách thức tác động mang tính hệ thống của các cơ quan nhà nướcvà sự hỗ trợ của các nguồn lực cần thiết. Các yếu tố cấu thành hoạt động cung ứng DVHCC gồm: 1.2.2.1. Thủ tục hành chính Mỗi loại DVHCC được thực hiện bởi một hoặc nhiều các TTHC khác nhau. Đó chính là các TTHC trong giải quyết các công việc của tổ chức và công dân, là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. TTHC bao gồm những quy định về các loại giấy tờ cần thiết, điều kiện, trình tự và cách thức sử dụng thẩm quyền để giải quyết các công việc đó. Đây là những quy định có tính chất bắt buộc do nhà nước quy định nhằm bảo đảm sự thực hiện thống nhất, đạt hiệu lực, hiệu quả. - Quy trình, hình thức cung cấp dịch vụ hành chính công: Hoạt động cung ứng DVHCC luôn gắn với các TTHC và đề thực hiện các thủ tục này thì phải tuân thủ các quy trình và cách thức giải quyết công việc đã được quy định. Theo đó, là các phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn.Trong thực tế, mỗi loạiDVHCCđều được thực hiện theo một quy trình nhất định. Quy trình này được quy định trong các văn bản mang tính pháp lý, nhằm đảm bảo cho việc cung cấp các dịch vụ công là đúng thẩm quyền, có hiệu lực và hiệu quả. Quy trình thực hiện cơ chế một cửa: Mô hình này đã được thực hiện ở nhiều nước phát triển với tên gọi: “One stop shop/kiosk”. “Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước. “Một cửa liên thông”: Là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước. 1.2.2.3. Các chủ thể tham gia vào việc cung ứng dịch vụ hành chính công Các cơ quan nhà nước, các công chức có thẩm quyền từ trung ương tới địa phương theo phân cấp là chủ thể quan trọng và cơ bản nhất trong cung ứng 7
  8. DVHCC. Thẩm quyền cung ứng DVHCC mà mỗi chủ thể được trao gắn liền với địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước. Trong xu thế cải cách khu vực công hiện nay, một số DVHCC có thể được nhà nước chuyển giao cho các chủ thể bên ngoài Nhà nước cung ứng, tùy thuộc vào quan điểm chính trị, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội,... của từng quốc gia. Tuy nhiên, có thể thấy, chủ thể chủ yếu cung ứng DVHCC vẫn là cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời, chủ thể cung ứng DVHCC còn là những công chức, viên chức những người được trao quyền trực tiếp giải quyết công việc của tổ chức và công dân cũng như những người gián tiếp phục vụ cho hoạt động này. 1.2.2.4. Các phương tiện được sử dụng trong hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công Các phương tiện trực tiếp hỗ trợ hoạt động cung ứng DVHCC:gồm các yếu tố vật chất như trụ sở (bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, phòng làm việc, phòng tiếp công dân,…), là những phương tiện, máy móc, trang thiết bị (máy tính, bàn ghế, tủ hồ sơ, máy photocopy,..) hỗ trợ cho hoạt động này. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng dịch vụ hành chính công 1.3.1. Yếu tố thể chế Hoạt động cung ứng DVHCC phụ thuộc nhiều vào yếu tố thể chế. Thể chế về DVHCC được hiểu là các quy định của pháp luật và các thiết chế để tổ chức cung ứng DVHCC. Hệ thống thể chế đặt ra các quy định về chủ thể có thẩm quyền cung ứng, các nhiệm vụ và trình tự thủ tục thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm nói trên của các cơ quan công quyền. 1.3.2. Năng lực của chủ thể cung ứng dịch vụ hành chính công Năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong cung ứng DVHCC thể hiện ở việc: quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng cùng với cơ chế phối hợp trong cung cấp DVHCC, được quy định tại các văn bản pháp luật. Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức tham gia cung cấp DVHCC: Công chức cung ứng các DVHCC thuộc lĩnh vực nào thì phải được đào tạo có bài bản về chuyên môn của lĩnh vực đó. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng cung ứng DVHCC, công chức phải có kỹ năng giao tiếp, biết cách lập và lưu trữ hồ sơ, có khả năng sử dụng thành thạo CNTT,…; có trách nhiệm cao, tinh thần, thái độ tốt khi phục vụ người dân, tổ chức. 1.3.3. Trình độ dân trí, nhu cầu ngày càng cao của người dân đối với các dịch vụ công Khi xã hội càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao và những đòi hỏi mở rộng dân chủ ngày càng cấp bách, thì việc xây dựng một nền hành chính có hiệu lực, hiệu quả, coi công dân là khách hàng, coi phục vụ công dân và xã hội là đòi hỏi tất yếu và là mục tiêu chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Do đó, cung ứng dịch DVHCC cũng phải cải tiến, đổi mới để phù hợp và đáp ứng được nhu cầu đó. 1.3.4. Trình độ phát triển của khoa học công nghệ 8
  9. Dưới sự tác động của khoa học – công nghệ, quá trình thay đổi phương thức quản lý, cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước đã trở thành tất yếu, khách quan. Điều đó đòi hỏi phải CCHC, đổi mới phương pháp quản lí để theo kịp những tiến bộ chung của thế giới; xây dựng Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ văn bản,… giải quyết công việc không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Công dân, tổ chức có thể tương tác với cơ quan hành chính nhà nước 24/24, rút ngắn khoảng cách về không gian và giới hạn về thời gian. 1.3.5. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế Dưới tác động của toàn cầu hóa đã làm cho việc cung cấp DVHCC tập trung vào yếu tố hiệu quả, năng suất, linh hoạt, gia tăng tính cạnh tranh, trách nhiệm, minh bạch. Những cải cách quan trọng tác động đến hoạt động cung ứng DVHCC theo hướng tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế;khoán chi ngân sách; một số dịch vụ côngđược tư nhân hoá, thuê khoán, hợp đồng bên ngoài; đơn giản hóa TTHC, đẩy mạnh hợp tác công – tư;… 1.4. Vai trò của hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công - Hoạt động cung ứng dịch góp phần quan trọng vào việc xây dựng một chính phủ “phục vụ”, coi công dân là “khách hàng”và đáp ứng ngày càng tốt hơn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và tổ chức. - Giúp cho các cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước. - Chất lượng của hoạt động cung ứng DVHCCphản ánh hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước. 1.5. Kinh nghiệm cung ứng dịch vụ hành chính công của Sở Giao thông vận tải một số địa phương và giá trị tham khảo 1.5.1. Kinh nghiệm của Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội 1.5.2. Kinh nghiệm của Sở Giao thông vận tải thành phố Hải Phòng 1.5.3. Kinh nghiệm của Sở Giao thông vận tải Nghệ An 1.5.4. Bài học kinh nghiệm Thứ nhất, cần tạo được sự đồng thuận, thống nhất trong quan điểm và nhận thức về cải cách hoạt động cung ứng DVHCC của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công chức trong từng phòng, ban, đơn vị của Sở. Thứ hai, Thực hiện tốt công táckiểm soát TTHC tại các phòng, ban, đơn vị, kíp thời sửa đổi, bổ sung quy định mới phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Thứ ba, Chú trọng tới việc tìm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng DVHCC Thứ ba, Niêm yết công khai, đầy đủ, đúng quy định các TTHC, quá trình xử lý công việc. Thứ tư, Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn mới, có tinh thần thái độ, có trách nhiệm trong cung cấp DVHCC. 9
  10. Thứ năm, Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong cung ứng dịch vụ công; hiện đại hoá công sở nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức và chất lượng cung cấp DVHCC. Thứ sáu, Tiếp thu các ý kiến phản hồi của người dân, tổ chức để điều chỉnh, nâng cao chất lượng dịch vụ. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở khoa học của hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công, với các nội dung: khái niệm về dịch vụ công, dịch vụ hành chính công, hoạt động cung ứng DVHCC; Nêu và phân tích các yếu tố cấu thành hoạt động cung ứng DVHCC gồm: thủ tục hành chính; tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức; mô hình cung ứng DVHCC; yếu tố vật chất. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng DVHCC. Trong chương 1, để bổ sung cơ sở khoa học trong nghiên cứu, đề xuất giải pháp, tác giả cũng tập trung tìm hiểu kinh nghiệm trong hoạt động cung ứng DVHCC của một số cơ quan, qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Sở GTVT Bắc Ninh. 10
  11. Chương 2 THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI BẮC NINH 2.1. Khái quát về Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh 2.1.1. Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị gồm: Cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn. 2.1.2. Các dịch vụ hành chính công thuộc thẩm quyền của Sở Các DVHCC do Sở cung ứng thuộc các lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị gồm: Cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn. 2.1.3. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tại tỉnh Bắc Ninh ảnh hưởng đến cung ứng dịch vụ hành chính công của Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; đường Quốc lộ 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc, là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội; cùng với đó là những cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư đối với các tập đoàn kinh tế lớn, doanh nghiệp trong và ngoài nước của tỉnh Bắc Ninh đã tạo động lực cho sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế- xã hội, tốc độ lấp đầy các KCN, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào Bắc Ninh không ngừng tăng cao. Sự gia tăng số lượng lao động tập trung về Bắc Ninh rất lớn, dẫn đến nhu cầu thiết yếu cũng tăng theo.. đặc biệt là nhu cầu giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung và đối với lĩnh vực GTVT nói riêng. 2.2. Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công của Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh 2.1.1. Thủ tục hành chính Hệ thống TTHC là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động cung ứng DVHCC của Sở. Chính vì vậy, Sở đã tập trung nghiên cứu, triển khai các quy 11
  12. định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các bộ thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Sở. Hệ thống TTHC của Sở được quy định trong Quyết định số 1591/QĐ- UBND ngày 17/9/2018; Quyết định số 751/QĐ-UBND ngày 16/5/2019 và Quyết định số 1956/QĐ-UBND ngày 25/11/2019 của UBND tỉnh Bắc Ninh. Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở đã được công khai trên Cổng thông tin của Sở GTVT, tại Trụ sở của Sở và trên Cổng thông tin Dịch vụ công tỉnh Bắc Ninhhttp://dvc.bacninh.gov.vn/. Hiện nay, bộ TTHC của Sở bao gồm: 129 TTHC thuộc thẩm quyền của Sở. Các DVHCC do Sở cung ứng thuộc các lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị gồm: Cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn. Trong đó, TTHC thuộc lĩnh vực đường bộ (67 thủ tục); TTHC lĩnh vực đăng kiểm (6 thủ tục); TTHC lĩnh vực thủy nội địa (34 thủ tục); TTHC thuộc lĩnh vực lĩnh vực hàng hải và lĩnh vực đường sắt (22 thủ tục). - Lãnh đạo Sở chỉ đạo các phòng Sở thường xuyên rà soát, kịp thời kiến nghị với Bộ chủ quản các phương án đơn giản hóa các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết, hiện nay các kiến nghị của Sở được Bộ chủ quản từng bước triển khai ban hành các văn bản chỉnh sửa, Sở giao cho bộ phận đầu mối kiểm soát TTHC theo dõi và đôn đốc các phòng chuyên môn bám sát việc ban hành văn bản sửa đổi của Bộ chuyên ngành để kịp thời trình UBND tỉnh công bố và đưa vào thực hiện theo quy định. Công tác rà soát TTHC gắn với chức năng, nhiệm vụ được Sở chỉ đạo các phòng, đơn vị tổ chức thực hiện hàng năm, nhằm giảm bớt quy trình thực hiện, tránh chồng chéo giữa các phòng, đơn vị, gây phiền hà, kéo dài thời gian thực hiện TTHC. - Sở thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước và Tỉnh mới ban hành để kịp thời trình UBND tỉnh công bố sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, hoặc bãi bỏ. Sở cũng đảm bảo 100% các TTHC đã được công bố được tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa của Sở tại Trung tâm Hành chính công tỉnh đối với các dịch vụ hành chính công thuộc thẩm quyền cung ứng của Sở. 2.2.2. Hình thức, quy trình thực hiện 2.2.2.1. Về hình thức thực hiện Trong giai đoạn từ năm 2015 đến hết năm 2016 thì các TTHC được tiếp nhận tại Sở GTVT Bắc Ninh. Từ 15/6/2017 đến nay các TTHC được tiếp nhận tại Trung tâm HCC tỉnh tại Bộ phận một cửa của Sở tại Trung tâm HCC tỉnh. Việc tiếp nhận và giải quyết TTHC của Sở được thực hiện theo Quyết định số 368/QĐ-UBND ngày 26/7/2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc: Ban hành Quy chế phối hợp giữa Trung tâm Hành chính công tỉnh với các Cơ quan có liên quan trong giải quyết thủ tục hành chính. Sở GTVT thực hiện cung ứng DVHCC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo quy định tại Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 12
  13. của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;Quyết định số 506/QĐ-TTg ngày 17/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh và Quyết định số 368/QĐ- UBND ngày 26/7/2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc: Ban hành Quy chế phối hợp giữa Trung tâm Hành chính công tỉnh với các Cơ quan có liên quan trong giải quyết thủ tục hành chính; Quyết định số: 225/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2018 về Sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 368/QĐ- UBND ngày 26/7/2017 của UBND tỉnh, ban hành Quy chế phối hợp giữa Trung tâm Hành chính công tỉnh với các cơ quan có liên quan trong giải quyết thủ tục hành chính. Theo đó, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ TTHC trực tiếp hoặc trực tuyến đến Sở GTVT qua Bộ phận một cửa của Sở tại Trung tâm HCC tỉnh. Sau khi có kết quả giải quyết, Sở bàn giao kết quả cho bộ phận trả kết quả của Trung tâm HCC tỉnh để trả cho tổ chức, cá nhân. 2.2.2.2. Về quy trình thực hiện a. Công khai bộ thủ tục hành chính - Từ năm 2016, Sở GTVT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 490/QĐ-UBND ngày 29/4/2016 về việc công bố TTHC được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở. Sở đã thực hiện công khai toàn bộ 100% thủ tục và quy định hành chính thuộc thẩm quyền tại Bộ phận một cửa của Sở bằng cả bản giấy và trên màn hình tại Bộ phận một cửa của Sở tại Trung tâm HCC tỉnh cùng với việc công bố đường dây nóng, các văn bản quy phạm pháp luật quy định các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết và các văn bản pháp luật quy định về mức thu phí và lệ phí khi giải quyết các TTHC. Đồng thời với việc công bố tại trụ sở tiếp nhận (Bộ phận một cửa), Sở đã thực hiện việc công bố và hướng dẫn giải quyết các thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử Ngành Giao thông và Cổng Thông tin Dịch vụ công tỉnh Bắc Ninhtheo quy định. 100% các TTHC đã được công bố được tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận một cửa của Sở tại Trung tâm HCC tỉnh. Đến tháng 12/2019, số TTHC được công khai trên trang thông tin điện tử của Sở đồng thời được niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận và giải quyết TTHC là: 136 TTHC (Quyết định số 1591/QĐ-UBND tỉnh ngày 17/9/2018 về việc công bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở GTVT Bắc Ninh và Quyết định số 751/QĐ-UBND ngày 16/5/2019 về việc công bố TTHC sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở GTVT Bắc Ninh). Số TTHC của Sở đã đưa ra bộ phận một của là: 136 TTHC, đạt tỷ lệ 100% (so với tổng số TTHC đã công bố). Hiện nay, sau rà soát, Sở GTVT Bắc Ninh chỉ còn 129 TTHC (đã cắt giảm được 7 TTHC) . b. Phương thức tiếp nhận và trả hồ sơ Sở GTVT thực hiện tiếp nhận hồ sơ theo 3 phương thức: - Nhận trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Sở tại Trung tâm HCC tỉnh; - Qua dịch vụ bưu chính; - Nộp trực tuyến theo quy định. 13
  14. Hiện tại, Sở đã cung ứng dịch vụ công mức độ 3 và cấp độ 4. Việc trả hồ sơ cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Quyết định số 368/QĐ-UBND ngày 26/7/2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc: Ban hành Quy chế phối hợp giữa Trung tâm Hành chính công tỉnh với các Cơ quan có liên quan trong giải quyết thủ tục hành chính. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ TTHC trực tiếp hoặc trực tuyến đến Sở GTVT qua Bộ phận một cửa của Sở tại Trung tâm HCC tỉnh. Sau khi có kết quả giải quyết, Sở bàn giao kết quả cho bộ phận trả kết quả của Trung tâm HCC tỉnh để trả cho tổ chức, cá nhân. c. Thời gian làm việc, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tạiTrung tâm HCC tỉnh: Thời gian làm việc tại Trung tâm HCC theo quy định của pháp luật. d. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính Trong thời gian qua, căn cứ điều kiện hoạt động thực tế của các phòng chuyên môn, Sở đã xây dựng phương án đề xuất giảm thời gian thực hiện 100% các TTHC thuộc thẩm quyền của Sở, bình quân thời gian giải quyết các TTHC được cắt giảm từ 25% - 40%; 100% các hồ sơ THHC đều được thực hiện đúng và trước thời gian đã công bố. Đối với các hồ sơ chưa đầy đủ nội dung đều có thông báo để tổ chức, cá nhân thực hiện việc bổ sung theo quy định. Các TTHC liên thông đã được các phòng chức năng của Sở thực hiện đúng thời gian theo yêu cầu của cơ quan đầu mối, chưa có trường hợp hồ sơ liên thông chậm làm ảnh hưởng đến việc giải quyết của cơ quan đầu mối. Sở đã ban hành các văn bản chỉ đạo xây dựng việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 trong cơ quan Sở và đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng công nhận. Từ tháng 09/2019, Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 đã nâng cấp lên phiên bản TCVN ISO 9001:2015. 2.2.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự 2.2.3.1. Tổ chức bộ máy - Lãnh đạo Sở: Sở có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc. Năm 2015, trên cơ sở Thông tư liên tịch số 42/2015/TTLT-BNV-BGTVT ngày 14/8/2015 về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về GTVT thuộc UBND tỉnh. Sở GTVT đã có tờ trình về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Trong đó tổ chức bộ máy từ 08 phòng chuyên môn, nghiệp vụ xuống còn 07 Phòng và 04 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc. Bên cạnh đó, Sở cũng tiến hành rà soát về vị trí, chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức biên chế và ban hành Quyết định giao chỉ tiêu biên chế cụ thể cho các phòng nghiệp vụ của Sở.. - “Bộ phận Một cửa” của Sở đặt tại Trung tâm HCC tỉnh, trực thuộc Văn phòng Sở, được bố trí gồm 03 công chức có trình độ đại học trở lên, do trực tiếp Chánh văn phòng Sở phụ trách. 2.2.3.2. Về công chức, viên chức Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Sở được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh, được Chủ tịch UBND tỉnh giao hằng năm. 14
  15. Công chức, viên chức của Sở có trình độ đại học, thạc sĩ chiếm tỉ lệ cao và tăng dần theo năm, đều có kinh nghiệm trong công tác, được đào tạo chuyên ngành về giao thông – vận tải. Bên cạnh đó, còn theo học các lớp bồi dưỡng về lí luận chính trị, về quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ của ngành.Năm 2019, tổng số công chức, viên chức của Sở là 262 người, trong đó có trình độ đại học là 210 người và trình độ thạc sĩ là 46 người. Để nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng DVHCC, Sở đã lựa chọn và bố trí trí tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở tại Trung tâm HCC tỉnh 03 công chức có đủ năng lực, trình độ chuyên môn để xử lý nhanh công việc trực tại Bộ phận một cửa; giao việc hướng dẫn, tư vấn giải quyết các TTHC thuộc thẩm quyền cho công chức tiếp nhận hồ sơ, đối với những trường hợp có khúc mắc, có thể mời công chức của phòng chuyên môn hỗ trợ, việc tư vấn hướng dẫn được thực hiện hoàn toàn miễn phí, việc cung cấp mẫu hồ sơ theo quy định được cung cấp trên Cổng Thông tin điện tử hoặc khi khách hàng có yêu cầu khi đến làm TTHC tại Bộ phận một cửa của Sở. Ngoài ra, việc hướng dẫn, tư vấn giải quyết TTHC còn được thực hiện qua điện thoại và qua mục tư vấn trên Cổng Thông tin điện tử của Ngành Giao thông. 2.2.4. Các phương tiện, máy móc, trang thiết bị được sử dụng trong cung ứng dịch vụ hành chính công Để đảm bảo cho hoạt động cung ứng DVHCC được tốt nhất, Sở GTVT luôn quan tâm đến điều kiện làm việc, trang thiết bị, cơ sở vật chất của các phòng, ban, đơn vi trong Sở cũng như tại Bộ phận một cửa nhằm đảm bảo phục vụ tốt hoạt động cung ứng DVHCC của Sở. Từ năm 2016 đến nay, việc ứng dụng CNTT tại Sở được đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh. Sở đã ban hành Kế hoạch 1878/SGTVT-VP ngày 28/9/2018 về việc báo cáo kết quả ứng dụng CNTT năm 2018 và Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2019. Hiện nay, 100% văn bản đi, đến được cập nhật vào phần mềm quản lý hồ sơ công việc và 100% hồ sơ công việc được xử lý, duyệt trên phần mềm. 100% các phòng, đơn vị, công chức của Sở sử dụng hộp thư điện tử của mình. Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với lĩnh vực cấp, đổi biển hiệu, phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô trên Website: Qlvt.mt.gov.vn của Bộ GTVT. Đẩy mạnh hoạt động Cổng thông tin nội bộ, thường xuyên cập nhật thông tin, trả lời câu hỏi trên chuyên mục Hỏi – Đáp kịp thời, đúng quy định theo Chỉ thị 15/CT-TTg về tăng cường sử dụng văn bản điện tử. Thực hiện số hóa các văn bản đến, thư mời được gửi qua mạng tại phần mềm Lõi đến các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở. Triển khai thực hiện TTHC theo quy trình ISO đã được phê duyệt. 100% các TTHC được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại Quyết định số 405/QĐ-SGTVT ngày 5/6/2019 của Giám đốc Sở GTVT. Trang Thông tin điện tử của Sở GTVT hiện đang hoạt động tại địa chỉ http://sgtvt.bacninh.gov.vn/nhằm giới thiệu về tổ chức và hoạt động của Sở GTVT Bắc Ninh, cung cấp những thông tin về các TTHC cho người dân và doanh nghiệp. 15
  16. 2.2.5. Kết quả giải quyết dịch vụ hành chính công Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh 2.2.5.1. Số lượng dịch vụ hành chính công đã cung ứng Từ năm 2015 đến năm 2019, Sở GTVT đã thực hiện tốt việc tiếp nhận và giải quyết các TTHC thông qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Do đó, các DVHCC được giải quyết cho người dân và tổ chức đảm bảo tính công khai, minh bạch, thuận tiện, thời gian giải quyết TTHC được bảo đảm đúng và trước thời hạn, bảo đảm 100% TTHC thuộc thẩm quyền của Sở đã được giải quyết theo quy định. Tổng số hồ sơ giải quyết DVHCC của Sở GTVT Bắc Ninh giai đoạn 2015- 2019 là: 316.001 hồ sơ, trong đó: Số hồ sơ giải quyết đúng hạn là: 314.531 hồ sơ, Số hồ sơ giải quyết trước hạn là: 1.470, Số hồ sơ giải quyết quá hạn là: 0 hồ sơ. 2.2.5.2. Kết quả cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến Từ tháng 12 năm 2016, Sở cũng đã triển khai thực hiện sớm bộ TTHC cấp độ 4 trong lĩnh vực cấp, đổi Giấy phép kinh doanh vận tải và phù hiệu; biển hiệu xe ô tô thoe quy định của Bộ BTVT thực hiện từ tháng 01/2017. Hệ thống có 10 dịch vụ công trực tuyến, áp dụng cho 10 TTHC, trong đó có 04 thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải ô tô; 02 thủ tục cấp Biển hiệu và 04 thủ tục cấp Phù hiệu. Hệ thống đảm bảo toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, thông báo tình trạng thực hiện TTHC và trả kế t quả được thực hiện trên mạng. Đến cuối năm 2019, 110 TTHC của thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở đã được công khai và nhập vào Cơ sở Dữ liệu TTHC của tỉnh. Hiện nay, tổng số TTHC thực hiện dịch vụ công mức độ 4 của Sở hiện nay là: 20 TTHC thuộc lĩnh vực cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải; cấp, đổi biển hiệu, phù hiệu xe. Kết quả thực hiện năm 2019 là 4.191 hồ sơ. Các dịch vụ công cấp độ 4 trên được thực hiện trên Website: qlvt.mt.gov.vn của Bộ GTVT. Các TTHC cấp độ 2,3 còn lại được thực hiện trên website: dvc.bacninh.gov.vn của tỉnh Bắc Ninh. Số TTHC thực hiện dịch vụ công mức độ 3 của Sở là: 43 TTHC. Đặc biệt, Sở đã ký hợp đồng với Bưu điện tỉnh thực hiện tiếp nhận hồ sơ đổi giấy phép lái xe tại cơ sở và trả giấy phép lái xe tận tay người dân theo yêu cầu, góp phần tạo thuận lợi, tiết kiệm về thời gian, chi phí đi lại của người dân. Đối với các TTHC cấp phép hoạt động cho phương tiện thủy nội địa, máy công trình, người dân không thể đưa phương tiện trực tiếp đến cơ quan hành chính để thực hiện thủ tục cấp phép, sở đã cử cán bộ đến tận nơi để kiểm tra làm thủ tục cấp phép đối với phương tiện. 2.2.5.3. Về thời gian thực hiện dịch vụ hành chính công Thời gian tiếp nhận và giải quyết các DVHCC được Sởthực hiện theo quy định về thời gian giải quyết TTHC, trong đó, nhiều hồ sơ còn được giải quyết trước thời hạn. Thực hiện việc đề xuất đơn giản hóa thực hiện TTHC, căn cứ điều kiện hoạt động thực tế của các phòng chuyên môn, Sở GTVT Bắc Ninh đã xây dựng phương án đề xuất giảm thời gian thực hiện 100% các TTHC thuộc thẩm quyền của Sở, bình quân thời gian giải quyết các TTHC được cắt giảm từ 25 - 40%, 100% các hồ sơ THHC đều được thực hiện đúng và trước thời gian đã 16
  17. công bố. Đối với các hồ sơ chưa đầy đủ nội dung đều có thông báo để tổ chức, cá nhân thực hiện việc bổ sung theo quy định. 2.3. Đánh giá thực trạng cung ứng dịch vụ hành chính công của Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh 2.3.1. Những mặt đạt được Việc triển khai thực hiện công tác CCHC, kiểm tra, rà soát các TTHC nói chung và nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng DVHCC nói riêng đã được Đảng ủy, Lãnh đạo Sở quan tâm chỉ đạo một cách thường xuyên, liên tục. Xác định công tác CCHC là một trong những nhiệm vụ quan trong trong quá trình hội nhập, Sở GTVT thường xuyên theo dõi, chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn trực thuộc cập nhật, nghiên cứu, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng TTHC để kiểm soát các TTHC đã được công bố; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các TTHC. Các phòng, ban, đơn vị trong Sở đã nghiêm túc thực hiện đầy đủ kế hoạch bảo đảm thời gian, tiến độ. Trong đó cử một đồng chí làm đầu mối thực hiện công tác rà soát, kiểm tra, hệ thống hóa văn bản. Bên cạnh đó, năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, việc chức của Sở không ngừng được nâng cao do đó đã thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn. Chất lượng tin, bài trên Cổng thông tin điện tử đã được nâng lên, thường xuyên phổ biến văn bản QPPL của ngành; tiếp nhận và trả hồ sơ đúng quy định. Việc tổ chức triển khai thực hiện các TTHC đã được Sở quan tâm chỉ đạo một cách thường xuyên, liên tục. Do đó, kết quả giải quyết các TTHC mang lại hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong quá trình giao dịch, nền hành chính ngày càng được văn minh, hiện đại. Người dân và doanh nghiệp có thể theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ của mình trên môi trường mạng cũng như thời gian giải quyết, thành phần hồ sơ, căn cứ pháp lý đảm bảo công khai, minh bạch. Sở cũng đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nội bộ và trong cung ứng DVHCC xem đây là nền tảng để xây dựng chính quyền điện tử và đóng vai trò quan trọng trong CCHC. Do đó, thời gian giải quyết hồ sơ cho người dân được rút ngắn, các TTHC được cung cấp ở mức độ 3,4 ngày càng tăng. 2.3.2. Những mặt hạn chế - Phần mềm tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm HCC tỉnh chưa thực sự thuận tiện cho người sử dụng, chưa có chức năng duyệt hàng loạt hồ sơ cho lãnh đạo, với những thủ tục có số lượng hồ sơ lớn như giấy phép lái xe, lãnh đạo phải duyệt từng hồ sơ rất mất thời gian,… Phần mềm dung chung của Tỉnh còn lỗi do đường truyền, chưa khai thác triệt để. - Các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực ngành thường có sự thay đổi nên việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện công bố các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở đôi lúc còn chậm chưa đúng với tiến độ, thời gian theo yêu cầu, quy định. Trong khi đó hiện nay, biên chế pháp chế mới chỉ có 01 công chức kiêm nhiệm. 17
  18. - Mức độ triển khai cung ứng dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, 4 còn khiêm tốn, số lượng hồ sơ trực tuyến mức độ 3 còn chưa tương xứng với khả năng và nhu cầu thực tế. - Kỹ năng hành chính, giao tiếp ứng xử của công chức vẫn chưa đồng đều, còn hạn chế trong giao tiếp. Mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp cũng còn chưa cao, vẫn còn một số biểu hiện tiêu cực trong giải quyết các TTHC cho tổ chức, công dân. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế - Các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực ngành GTVT chưa đồng bộ, thay đổi liên tục khiến các thủ tục hướng dẫn, biểu mẫu cũng phải thay đổi, việc rà soát công bố bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở còn chậm so với quy định, gây không ít khó khăn trong quá trình cung ứng DVHCC của Sở. - Đội ngũ cán bộ công chức, do khối lượng công việc nhiều, địa bàn rộng, cán bộ được phân công giải quyết các công việc liên quan đến TTHC quá ít, kiêm nhiệm nhiều công việc, trình độ năng lực còn hạn chế, nên ảnh hưởng đến việc cung ứng DVHCC. - Hệ thống trang thiết bị về CNTT còn chưa được đồng bộ, các trang thiết bị CNTT được trang bị đã lâu, không còn phù hợp. - Công tác tuyên truyền về thực hiện CCHC và nâng cao chất lượng DVHCC còn thiếu chiều sâu, chưa tạo ra chuyển biến căn bản trong nhận thức về trách nhiệm cho đội ngũ công chức và hiểu biết của người dân, doanh nghiệp. - Trình độ dân trí và điều kiện kinh tế của một số người dân còn hạn chế, dó đó không có khả năng tiếp cận và sử dụng để truy cập hệ thống dịch vụ công trực tuyến. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Nội dung chính của chương 2 đã đi sâu nghiên cứu là hoạt động cung ứng DVHCC của Sở GTVT Bắc Ninh giai đoạn từ 2015 đến 2019. Thực trạng cung ứng DVHCC của Sở được phân tích, đánh giá trên 4 nội dung: thủ tục hành chính; hình thức và quy trình cung ứng; tổ chức bộ máy và nhân sự; các phương tiện, máy móc, trang thiết bị được sử dụng trong cung ứng dịch vụ. Qua nghiên cứu các số liệu, báo cáo kết hợp với số liệu điều tra thông qua phát phiếu khảo sát của tác giả, đã cho thấy hoạt động cung cấp DVHCC của Sở đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng tốt yêu cầu của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động cung ứng DVHCC của Sở vẫn còn những hạn chế, bất cập. Luận văn đã đi sâu phân tích nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cung ứng DVHCC của Sở trong Chương 3. 18
  19. Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI BẮC NINH 3.1. Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cung ứng dịch vụ hành chính công Đẩy mạnh CCHC được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng, Nhà nước quan tâm. Trong các nội dung cải cách nền hành chính, cải cách TTHC cùng với việc hoàn thiện cung cấp DVHCC được Đảng và Nhà nước xem là khâu then chốt của quá trình cải cách nền hành chính quốc gia. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành TW Đảng khóa VIII nhấn mạnh phải“Đẩy mạnh cải cách thể chế và thủ tục hành chính trong các lĩnh vực trực tiếp liên quan đến đời sống nhân dân”. Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/01/2011 gắn với Chương trình tổng thể cải cách HCNN giai đoạn 2011 – 2020, trong đó, xác định mục tiêu trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công 3.2. Phương hướng, nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công của Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh - Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với thực hiện nhiệm vụ của từng phòng, ban, đơn vị của Sở; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị, khắc phục sự chồng chéo, làm thay hoặc buông lỏng trong quản lý; thường xuyên phổ biến, quán triệt đến đội ngũ công chức, viên chức nắm chắc chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, ban, đơn vị, của ngành và của tỉnh, làm cơ sở xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để chỉ đạo và tổ chức thực hiện. - Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020; Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Chính phủ về ban hành quy định tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích; Quyết định 100/QĐ- UBND ngày 19/02/2016 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Kế hoạch CCHC tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020. - Thực hiện công tác kiểm soát TTHC, cải cách TTHC, tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo quy định tại Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 08/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến công tác kiểm soát TTHC. - Triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của công tác kiểm soát TTHC, nhất là công tác giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp bảo đảm kịp thời công khai, minh bạch. Việc tiếp nhận hồ sơ phải đầy đủ đúng quy trình, giải quyết bảo đảm đúng và trước thời hạn. 19
  20. - Tổ chức kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực ngành quản lý. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. - Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, quản lý nhà nước theo kế hoạch; thực hiện công tác luân chuyển cán bộ theo Kế hoạch đã được duyệt. - Triển khai có hiệu quả việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC tại Trung tâm HCC tỉnh. - Đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Sở. - Nâng cao trách nhiệm giải trình và bảo đảm quyền giám sát của cá nhân, tổ chức theo quy định. 3.3. Giải pháp hoàn thiện cung ứng dịch vụ hành chính công của Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh 3.3.1. Đổi mới nhận thức và tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan về cung ứng dịch vụ hành chính công 3.3.1.1. Đổi mới nhận thức về hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công Sở GTVT tỉnh Bắc Ninh tiếp tục chú trọng đẩy mạnh công tác CCHC; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo cơ chế “một cửa”; rút ngắn thời gian thực hiện TTHC của tổ chức và công dân; hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; quan tâm hiện đại hóa nền hành chính; thực hiện hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc ứng CNTT và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015vào hoạt động quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, Sở tiếp tục thực hiện đơn giản hóa TTHC, đẩy mạnh cung ứng DVHCC ở cấp độ 3, cấp độ 4. Đối với các dịch vụ không mang tính bảo mật cao, có thể thuê dịch vụ ngoài khu vực nhà nước thông qua các hợp đồng dịch vụ. Do đó, thay đổi nhận thức trong cung ứng DVHCC không phải là tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước mà là thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; theo hướng bên cạnh quan tâm đến hiệu lực còn chú trọng đến hiệu quả; nâng cao tính phục vụ, coi sự hài lòng của công dân, tổ chức là tiêu chí để đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ công; đơn giản hóa quy trình, TTHC; thay đổi phương thức cung ứng và tăng tính cạnh tranh trong hoạt động cung cung ứng DVHCC. 3.3.1.2. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của Cấp ủy, Lãnh đạo Sở - Để tạo nâng cao hiệu quả trong hoạt động cung ứng DVHCC, trong thời gian tới Sở GTVT cần tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và đúng quy định của pháp luật theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, nhằm nâng cao chất lượng TTHC trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là TTHC liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Tất cả các TTHC được cập nhật công khai trên trang thông tin điện tử của tỉnh, website của Sở, các phòng làm việc của sở và bộ phận tiếp nhận, trả kết quả để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, đơn vị và người dân giao dịch. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2