intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN ĐĂNG THÔNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Ngọc Đại ĐẮK LẮK, NĂM 2023
  2. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Ngọc Đại Phản biện 1:……………………………………………….. ……………………………………………………………. Phản biện 2:……………………………………………….. ……………………………………………………………. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Đại điểm: Phòng họp…………, Nhà………Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:……..Đường……………..….Quận………………TP… ………….. Thời gian: Vào hồi……..giờ……tháng…….năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ máy chính quyền cấp xã đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính quyền các cấp, bởi vì đây là cấp gần dân nhất, trực tiếp triển khai chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. Năng lực, hiệu quả hoạt động của CBCC cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần to lớn vào quá trình xây dựng và phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân ở địa phương, đóng góp quan trọng vào việc ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội của đất nước. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC là một yêu cầu vô cùng quan trọng luôn đặt lên hàng đầu. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ CBCC thực sự có năng lực, giải quyết các vấn đề trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 đã đề ra một trong sáu mục tiêu quan trọng đó là: “Đến năm 2025, xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định. Đến năm 2030, 100% CBCC cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học và được chuẩn hoá về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc” [2]. Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của đội ngũ CBCC cấp xã. Trong những năm qua, Huyện uỷ, UBND huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm, chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ CBCC cấp xã nói riêng. 1
  4. Vì vậy, đội ngũ CBCC cấp xã đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng như: Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng được đầu tư xây dựng; việc cử CBCC cấp xã tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo đúng đối tượng, vị trí công việc gắn với nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức cách mạng của đội ngũ CBCC cấp xã đã từng bước được nâng lên; các chế độ, chính sách nhất là CBCC người DTTS được quan tâm. CBCC sau khi được đào tạo, bồi dưỡng trở về công tác cơ bản đã phát huy được những kiến thức đã học vào thực tiễn từ đó nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức cách mạng, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng được các yêu cầu công việc. Công tác đào tào, bồi dưỡng đôi khi để chuẩn hóa chức danh, chưa chú trọng nhiều đến việc áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Để khắc phục những bất cập nêu trên, việc nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk hiện nay là rất cần thiết, có giá trị thực tiễn góp phần giúp cho chính quyền địa phương, chính quyền cấp trên thấy được tầm quan trọng của việc có một đội ngũ cán bộ, công chức chất lượng cao của chính quyền cấp xã. Đồng thời thay đổi nhận thức của chính quyền cấp xã đáp ứng yêu cầu công việc trong quá trình đổi mới phục vụ nhân dân. Với những lý do nêu trên học viên chọn đề tài “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, chuyên ngành Quản lý công. 2
  5. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những năm gần đây có khá nhiều các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài nghiên cứu luận văn. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khung lý thuyết, phân tích đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã. - Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. 3
  6. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Không gian: Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông. + Thời gian: Từ năm 2020 – 2022. 5. Phương pháp và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê nin; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu thứ cấp là các văn bản pháp luật liên quan; các báo cáo, kế hoạch, các văn bản lãnh đạo, quản lý của Huyện uỷ, UBND huyện, các phòng, ban của huyện trong giai đoạn 2020 - 2022 về tình hình kinh tế - chính trị, ngân sách tài chính, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã; sách, luận văn, luận án có nội dung liên quan đến đề tài luận văn. - Phương pháp phân tích: Phân tích thực chứng trên cơ sở thông tin thu thập được để làm nổi bật thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông. - Phương pháp thống kê, so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông. 4
  7. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã; phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông; từ đó làm rõ những mặt tích cực, hạn chế yếu kém, nguyên nhân và bài học từ các địa phương về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã để rút ra bài học về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ có một số đóng góp nhất định sau: - Kết quả phân tích thực trạng có thể làm tài liệu cho các nhà quản lý đánh giá thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. - Những giải pháp của đề tài có thể dùng tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý hành chính nhà nước tại địa bàn huyện Krông Bông, các cơ quan quản lý nhà nước ở các huyện khác trong việc hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt và các phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương. 5
  8. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã. Chương 2: Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã 6
  9. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Cán bộ Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước 1.1.2. Công chức Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quan nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước 1.1.3. Cán bộ, công chức cấp xã Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam 7
  10. được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước 1.1.4. Đào tạo Đào tạo là sự phát triển có hệ thống những kiến thức, kỹ năng mà mỗi cá nhân cần có thể thực hiện đúng một ngành nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể. Sự cần thiết đó có thể do nhu cầu đào tạo cá nhân của người được đào tạo hoặc do nhu cầu phát triển của cán bộ, công chức của tổ chức. 1.1.5. Bồi dưỡng Bồi dưỡng là quá trình bổ sung kiến thức, kĩ năng, thái độ để nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạt động mà người lao động đã có một trình độ năng lực chuyên môn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó, nhằm giúp người lao động củng cố, nâng cao hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, chuyên môn đã có sẵn, giúp cho công việc đang làm đạt hiệu quả tốt hơn 1.2. Vai trò, đặc điểm, của cán bộ, công chức cấp xã 1.2.1. Vai trò của cán bộ, công chức 1.2.2. Đặc điểm của cán bộ, công chức 1.3. Nội dung của công tác của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 1.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 1.3.2. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 1.3.3. Lựa chọn các hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng 1.3.3.1. Đào tạo, bồi dưỡng trong công việc 1.3.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng ngoài công việc 1.3.4. Đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng 8
  11. 1.4. Các yếu tố tác động đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã 1.4.1. Yếu tố chủ quan 1.4.1.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan chủ quản 1.4.1.2. Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 1.4.1.3. Khả năng tài chính đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 1.4.1.4. Năng lực bộ phận chuyên trách về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 1.4.1.5. Đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã 1.4.2. Yếu tố khách quan 1.4.2.1. Cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 1.4.2.2. Môi trường kinh tế - xã hội 1.4.2.3. Hội nhập và toàn cầu hóa 9
  12. Tiểu kết chương 1 Trên cơ sở làm rõ một số khái niệm cơ bản về CBCC, CBCC cấp xã; khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã; … Luận văn làm rõ vai trò, đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã, nội dung về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã: xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; lựa chọn các hình thức, phương pháp; đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng. Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã có yếu tố chủ quan như: chính sách đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan chủ quản; hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; khả năng tài chính đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; năng lực bộ phận chuyên trách về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã; yếu tố khách quan: cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; môi trường kinh tế - xã hội; hội nhập và toàn cầu hóa. Những nội dung trên là cơ sở để luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng ở chương 2. 10
  13. Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Đặc điểm tự nhiên, KT-XH của huyện Krông Bông ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Krông Bông nằm ở phía đông nam tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 50 km về phía đông nam. Phía Đông giáp với huyện M’đrắk và huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà, Phía tây giáp với huyện Cưkuin, huyện Krông Ana và huyện Lắk, Phía nam giáp với huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng, phía bắc giáp với huyện Krông Pắk và huyện EaKar. 2.1.1.2. Diện tích, dân số 2.1.1.3. Đơn vị hành chính 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Về kinh tế 2.1.2.2. Về văn hoá – xã hội - Về dân số - Về thông tin - Về xây dựng - Về giải quyết việc làm - Về Y tế 11
  14. - Về giáo dục - Về văn hoá 2.1.2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Về số lượng, cơ cấu cán bộ, công chức Tính đến hết tháng 12 năm 2022, toàn huyện Krông Bông có 283 cán bộ, công chức cấp xã, trong đó (127 nữ chiếm tỷ lệ 44,8%, 156 nam chiếm tỷ lệ 45,2% tổng số cán bộ, công chức cấp xã). Trong 283 cán bộ, công chức cấp xã có 145 người đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ 51,2%. Cán bộ, công chức cấp xã có tuổi đời trung bình từ dưới 35 đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ 65%. Về trình độ của cán bộ, công chức Cán bộ, công chức cấp xã của huyện Krông Bông có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông là 100%. Trình độ chuyên môn của CBCC cấp xã tại huyện Krông Bông là tương đối cao trình độ Đại học chiếm 62,5%; trình độ cao đẳng chiếm 8,4%; trình độ trung cấp chiếm 28,9% Trình độ lý luận chính trị Có 240 cán bộ, công chức 248 cán bộ, công chức là đảng viên chiếm tỷ lệ là 87,6%; Cao cấp: 08 người chiếm 2,8%; Trung cấp: 197 người chiếm 69,6%; Sơ cấp: 15 người chiếm 5,3%; Chưa qua đào tạo: 63 người chiếm 22,2%. Trình độ ngoại ngữ, tin học Trình độ Đại học có 06 người chiếm 2,1%; trình độ C có 15 người chiếm 5,3%; trình độ B có 50 người chiếm 17,6%; trình độ A có 160 người chiếm 56,5%; chưa qua đào tạo có 52 người chiếm 18,3%. 2.1.3. Những vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện 12
  15. 2.2. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Thực trạng xác định như cầu đào tạo, bồi dưỡng 2.2.1.1. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn 2.2.1.2. Nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị 2.2.1.3. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, tin học 2.2.2. Thực trạng lập kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng 2.2.3. Thực trạng việc tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng 2.2.4. Đánh giá kết quả đào tạo 2.2.4.1. Đánh giá từ người học 2.2.4.2. Đánh giá kết quả học tập 2.2.5. Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân 2.2.5.1. Ưu điểm Có thể nói rằng, những năm qua UBND huyện Krông Bông đã ý thức được tầm quan trọng của công tác cán bộ. Đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Kết quả bước đầu đã đáp ứng tiêu chuẩn của vị trí việc làm chuyên trách đồng thời nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng. Từng bước đầy mạnh hoạt động và xây dựng bộ máy tổ chức vững mạnh trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng từng bước đi vào nề nếp, phát huy được nhiều kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Các khóa đào tạo được mở ra để phục vụ việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông đều bao gồm những kiến thức trực tiếp về kĩ năng nghiệp vụ cho đến các tri thức nằm trong công tác phụ 13
  16. trợ cho công việc. Hiệu quả của công tác bồi dưỡng được các học viên đánh giá rất cao bởi tính chất cập nhập nhiều từ thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng cho công việc. Bên cạnh đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. UBND còn quan tâm đào tạo trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học…nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ, công chức đủ sức hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện đổi mới. Các khóa học đều tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như kỹ năng lãnh đạo, quản lý, chuyên sâu các lĩnh vực tài chính, tổ chức, quản lý nhà nước… Cùng với nội dung, chương trình phù hợp, đội ngũ giảng viên được lựa chon kỹ lưỡng, triệu tập đúng đối tượng, phục vụ tốt về thiết bị thực hành và hậu cần, các khóa đào tạo đều đạt kết quả tốt, góp phần đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức và đáp ứng nhu cầu thực tế về công việc và đạt kết quả. Nội dung các khóa đào tạo, bồi dưỡng đa dạng phong phú về các lĩnh vực và bám sát nhu cầu các đơn vị cũng nhu kế hoạch được giao. Mỗi khóa học đều có hai phần lý thuyết và thực hành đan xen. Qua các bài tập thực hành của học viên giảng viên đều có thể đánh giá được mức độ tiếp thu bài giảng và khi áp dụng vào phần thực hành của học viên để có các điều chỉnh thích hợp cho bài giảng của mình. Đội ngũ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên được củng cố hoàn thiện và nâng cao trình độ, đội ngũ kiêm chức được hình thành và định kỳ được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy; nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, tập huấn được đổi mới phù hợp, sát với yêu cầu thực tế; giáo trình, tài liệu tập huấn đã được xây dựng và đổi 14
  17. mới nội dung; hoạt động hợp tác trong lĩnh vực dào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được tăng cường và ngày càng phát huy hiệu quả. 2.2.5.2. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã tại UBND huyện Krông Bông còn có một số hạn chế sau: Việc căn cứ vào vị trí việc làm của từng cán bộ, công chức để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh hạng nghề nghiệp để bồi dưỡng chưa thực sự được chú trọng, công tác xây dựng kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn nhiều hình thức, chủ yếu làm theo kế hoạch của cấp trên mà chưa căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện và nhiệm vụ của đơn vị để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Hiện nay, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng theo chức nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ngạch, bậc của cán bộ, công chức chưa chú trọng trang bị kiến thức và kỹ năng để cán bộ, công chức thực hiện tốt hơn công việc và nhiệm vụ được giao. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các loại hình dịch vụ cần được cá nhân hóa, tùy biến để thích ứng với từng đối tượng, trong khi đào tạo cán bộ, công chức ở nước ta còn tồn tại tư duy đào tạo, bồi dưỡng đại trà cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Việc phân tầng, phân loại kiến thức, kỹ năng cho từng nhóm đối tượng chưa được chú ý đúng mức và sự dàn trải về nội dung làm giảm hiệu quả về đào tạo, bồi dưỡng. Việc đánh giá tác động của đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp xã ít được chú ý dẫn đến thiếu cơ sở thực tiễn để đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Bởi vậy, nảy sinh “vòng luẩn quẩn” là đào tạo, bồi dưỡng chưa hiệu quả dẫn đến năng lực àm việc của cán bộ, công chức 15
  18. không được cải thiện, sức ép về đào tạo, bồi dưỡng lại càng tăng lên nhưng đào tạo bồi dưỡng lại không đáp ứng yêu cầu khiến cho việc nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức càng gặp trở ngại, khó khăn… Đội ngũ giáo viên phần lớn là cán bộ lãnh dạo và chuyên viên các đơn vị chuyên môn có nhiều kinh nghiệm thực tiễn những còn nhiều hạn chế về phương pháp giảng dạy hiện đại, đa phần giáo viên chưa qua các khóa về sư phạm, về tâm lý giáo dục học, phương thức giảng dạy vẫn chưa khuyến khích tinh thần tích cực, chủ động của người học; phần lớn thời lượng đào tạo vẫn còn nặng nề về truyền đạt một chiều. Thời gian thảo luận, trao đổi và giải quyết tình huống cũng như tham quan thực tế tại địa bàn, đơn vị có liên quan vẫn còn hạn chế và chưa phát huy hiệu quả. Các nguồn lực chưa được phân bổ một cách có hiệu quả còn tản mạn và chưa có sự phối hợp chung. Đặc biệt, cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, chưa có những phòng học chuyên dụng với các thiết bị hiện đại để đáp ứng các yêu cầu về phương pháp giảng dạy hiện đại. Về trang thiết bị phục vụ cho các khóa đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu, lạc hậu và chưa đồng bộ gây khó khăn cho quá trình làm bài tập thực hành của học viên. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng huyện cấp không đảm bảo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC cho cấp huyện, từ đó kinh phí dành cho cấp xã càng thấp so với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được trích từ kinh phí chi thường xuyên của đơn vị không có nguồn khác để hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã nên còn nhiều hạn chế. Các học viên khi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhưng phải đảm bảo công việc được giao của đơn vị, một số bộ phận nhỏ CBCC còn có tư tưởng thụ động, còn trông chờ vào việc cơ quan, đơn vị cử đi đào 16
  19. tạo, bồi dưỡng mà chưa tự đào tạo, tự học hỏi, nâng cao kiến thức. Một số cán bộ có biểu hiện ngại khó khăn, không mong muốn học tập trung, chỉ muốn học tại chức hoặc lấy lý do công tác, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình để xin hoãn việc đi học. Điều này cũng gây khó khăn cho quá trình tham gia học tập, ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu bài giảng và chất lượng của khóa đào tạo. Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng chưa có sự kiếm tra chất lượng một cách có hệ thống. Công tác đánh giá kết quả sau đào tạo, bồi dưỡng tại UBND huyện chưa được quan tâm đúng mức. Việc tổ chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng thường kết thúc cùng với thời gian kết thúc lớp học, điều này dẫn đến những kiến thức thu được tại các khóa học được sử dụng có hiệu quả hay không khó có thể đánh giá được. Việc đánh giá kết quả sau khi đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả hay không còn mang tính hình thức do chưa xác định được những tiêu chí đánh giá cụ thể, nếu công tác đánh giá làm nghiêm túc thì rất có giá trị, đây cũng là một kênh để xác định được nhu cầu của cán bộ, công chức cấp xã. 2.2.5.3. Nguyên nhân Hệ thống pháp luật về chính sách, chế độ đã ngộ với CBCC. cũng như những quy định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng CBCC chưa thật sự hoàn thiện dẫn tới thực tế có một số vướng mắc trong việc xây dựng kế hoạch và cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng, chính sách hỗ trợ, gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của CBCC; Tư duy của một số bộ phận nhỏ CBCC xã còn lạc hậu, xem nhẹ việc đào tạo, bồi dưỡng; việc cử CBCC cấp xã đi đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với quy hoạch, chưa xem xét cụ thể đến vị trí việc làm và hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng; chương trình tại liệu để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng chưa theo kịp với thực tiễn và còn mang nặng tính lý luận; 17
  20. nguồn kinh phí thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng còn thấp chủ yếu nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương vào dịp cuối năm do đó tạo áp lực về công tác giải ngân, khó chủ động trong việc thực hiện; chế độ công tác phí tham gia đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo Thông tư số 36/2018/TT-BTC, ngày 30/03/2018 của Bộ Tài chính thì việc hỗ trợ một phần tiền ăn, ở, đi lại cho CBCC do địa phương cử người đi đào tạo, bồi dưỡng chi trả. Do đó, các địa phương trên địa bàn huyện khó khăn về kinh phí để hỗ trợ cho các học viên nên không cử hoặc cử ít số người tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Một số đơn vị cử những người hoạt động không chuyên trách tham gia các lớp bồi dưỡng để được hưởng chế độ; một số lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã 2.3. Những vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông trong giai đoạn hiện nay. 2.3. Những vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Krông Bông trong giai đoạn hiện nay 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2