intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp về đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; Đề xuất hệ thống giải pháp tăng cường hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH ………./………. …………./………… NGUYỄN CAO TRÍ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại : HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ TRỌNG HÁCH Phản biện 1:.............................................................................. ................................................................................ Phản biện 2:.............................................................................. .................................................................................. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện hành chính Quốc gia. Địa điểm: Số: Thời gian: vào hồi….giờ….tháng…..năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 1
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................... 3 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ............................................. 3 2.Tình hình nghiên cứu : .............................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ...................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ....................... 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiển của luận văn ................................ 5 7. Kết cấu của luận văn................................................................ 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI ............................................. 7 1.1. Những khái niệm có liên quan............................................... 7 1.2. Sự cần thiết phải giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai. ........................................................................................ 11 1.3. Những quy định của pháp luật về thẩm quyền và trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai................ 11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM ............................................................ 17 2.1. Thực trạng khiếu nại, tố cáo, tranh cấp về đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ................................................... 17 2.2. Thực trạng về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam .............................. 18 2.3. Đánh giá chung.................................................................... 20 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 22 3.1. Quan điểm về nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai. ............................................... 22 3.2. Các giải pháp nâng cao giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai ............................................................................ 24 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................ 29 2
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, với sự vào cuộc mạnh mẽ của các tổ chức chính trị và xã hội…, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai của chúng ta trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến đáng khích lệ. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai vẫn diễn ra một cách hết sức phức tạp. Nhiều vụ người dân còn kéo nhau đến nhà của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình an ninh, và tình hình trật tự an toàn xã hội. Việt Nam nói chung và Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nói riêng, về tình hình khiếu nại, tình hình tố cáo và tranh chấp về đất đai của người dân nơi đây cũng diễn ra gay gắt và đầy phức tạp ở hầu hết các phường, xã thuộc thành phố Tam Kỳ, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng trong khiếu nại, tố cáo. Số lượng các đơn thư vượt cấp gửi đến các cơ quan cấp trên vượt hơn rất nhiều, toàn bộ nội dung của những lá đơn thể hiện tính bức xúc, không đồng tính, phản đối, không chấp nhận theo cách giải quyết của các chính quyền cơ sở tại địa bàn này. Số lượng người dân tiến hành khiếu nại trực tiếp tại các phòng tiếp dân hàng năm ngày một tăng lên. Vì thế, học viên đã chọn đề tài “Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2.Tình hình nghiên cứu : Thời gian qua đã có rất nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả nghiên cứu về khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo; 3
  5. khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, những công trình này đều có nghiên cứu tuy đề cập đến nhiều góc độ khác nhau nhưng chưa nghiên cứu về vấn đề giải quyết khiếu nại và tố cáo tranh chấp trong lĩnh vực đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu luận văn này làm rõ về mặt lý luận và thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, trên cơ sở đó, đưa ra quan điểm, giải pháp để tăng cường hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai; + Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp về đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; + Đề xuất hệ thống giải pháp tăng cường hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp về đất đai. 4
  6. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: nghiên cứu về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; Thời gian: Từ năm 2013 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lenin; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiển của luận văn Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai và Phân tích, đánh giá được thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Về mặt thực tiễn: Đề xuất được hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và hoạt động thực tiễn có liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. 5
  7. Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương 6
  8. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI 1.1. Những khái niệm có liên quan 1.1.1. Khái niệm đất đai. Trong Luật đất đai của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành vào năm 2013 có định nghĩa đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với quốc gia, là tư liệu sản xuất vô cùng đặc biệt, là thành phần quan trọng bậc nhất của môi trường sống, và là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều năm, nhân dân ta đã bỏ ra nhiều công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày hôm nay. 1.1.2. Khái niệm khiếu nại, khiếu nại về đất đai, giải quyết khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai, đặc điểm của giải quyết khiếu nại về đất đai. 1.1.2.1. Khiếu nại: Khiếu nại chính là đề nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị quyết định hành chính hay hành vi hành hành chính hoặc đề nghị của cán bộ, công chức tác động trực tiếp và quyết định kỷ luật tác động trực tiếp của đối với cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Xuất phát từ nhận thức chủ quan của những người khiếu nại, khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. 1.1.2.2. Khiếu nại về đất đai Loại khiếu nại phát sinh trong các lĩnh vực quản lý và lĩnh vực sử dụng đất đai được gọi là khiếu nại về đất đai. 7
  9. 1.1.2.3. Giải quyết khiếu nại Luật Khiếu nại ban hành năm 2011 giải thích: Giải quyết khiếu nại là việc tiến hành xác minh, thụ lý, kết luận và đưa ra quyết định giải quyết các khiếu nại. Các cơ quan, các tổ chức, các cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được coi là người giải quyết khiếu nại. 1.1.2.4. Giải quyết khiếu nại về đất đai Giải quyết khiếu nại về đất đai là việc xác minh, xem xét, kết luận và quyết định giải quyết đối với các khiếu nại về đất đai của người giải quyết khiếu nại. 1.1.2.5. Đặc điểm của giải quyết khiếu nại về đất đai: Khiếu nại về đất đai là chủ thể bị xâm phạm về quyền sử dụng đất hoặc các lợi ích kinh tế từ quyền sử dụng đất. Đối tượng của khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là các quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước về đất đai hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước về đất đai được pháp luật quy định và Chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai chính là các cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai. 8
  10. 1.1.3. Khái niệm tố cáo, tố cáo về đất đai, giải quyết tố cáo về đất đai, đặc điểm giải quyết tố cáo về đất đai. 1.1.3.1. Tố cáo. Theo Luật Tố cáo 2011 (Điều 2) thì Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 1.1.3.2. Tố cáo về đất đai. Việc công dân đó có thể là người sử dụng đất hoặc không sử dụng đất đi trình báo cho các cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng đất được gọi là Tố cáo về đất đai. 1.1.3.3. Giải quyết tố cáo về đất đai Pháp luật đất đai có quy định, các cá nhân có quyền được tố cáo các vi phạm về sử dụng và quản lý đất đai. Việc giải quyết tố cáo các vi phạm pháp luật về đất đai này được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật được gọi là giải quyết tố cáo về tranh chấp đất đai. 1.1.4. Đặc điểm của giải quyết tố cáo về đất đai. Chủ thể của việc tố cáo đất đai chỉ là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đối tượng của tố cáo bao gồm mọi hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo là: cơ quan có trách nhiệm giải quyết tố cáo về đất đai là cơ quan quản lý 9
  11. nhà nước thực hiện chức năng nào thì có trách nhiệm giải quyết tố cáo về đất đai thuộc chức năng của cơ quan đó. 1.1.4. Khái niệm tranh chấp về đất đai, giải quyết tranh chấp về đất đai, đặc điểm giải quyết tranh chấp về đất đai. 1.1.4.1. Tranh chấp về đất đai. Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013 thì Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. 1.1.4.2. Giải quyết tranh chấp về đất đai. Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai. 1.1.4.3. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và một số lợi ích vật chất khác phát sinh từ quyền quản lý, sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc quyền sở hữu toàn dân. Chủ thể của quan hệ tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất đai. Các bên tham gia tranh chấp không phải là chủ sở hữu đối với đất đai. Tùy theo mối quan hệ giữa các bên trong quan hệ tranh chấp đất đai mà việc áp dụng pháp luật, thẩm quyền để giải quyết tranh chấp khác nhau. 10
  12. 1.2. Sự cần thiết phải giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai là để bảo đảm cho các cơ quan hành chính thực hiện đúng những quy định của pháp luật về đất đai. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai để bảo đảm các nguyên tắc về tính pháp chế, các kỷ luật, kỷ cương và nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong việc sử dụng đất đai. 1.3. Những quy định của pháp luật về thẩm quyền và trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai. 1.3.1. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai 1.3.1.1. Khái niệm thẩm quyền Theo trong từ điển Luật học, “thẩm quyền” còn là một khái niệm để chỉ tính tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc trong hệ thống bộ máy nhà nước do pháp luật của nhà nước quy định. 11
  13. 1.3.1.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đã được quy định cụ thể tại điều 17 đến điều 26 trong Luật khiếu nại 2011. 1.3.1.3. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai Tại Khoản 2, Điều 204, Luật Đất đai năm 2013 quy định: Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Như vậy theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Luật Khiếu nại năm 2011 và Thông tư số 07/2013/TT-TTCP của chính phủ Quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính; thì quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai thực hiện theo Thông tư số 07/2013/TT-TTCP của Chính phủ. 1.3.2 Thẩm quyền và trình tự thủ tục giải quyết tố cáo về đất đai. 1.3.2.1. Thẩm quyền giải quyết tố cáo Thẩm quyền giải quyết tố cáo các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước. Thẩm quyền giải quyết tố cáo đã được quy định cụ thể tại điều 12 đến điều 17 trong Luật Tố cáo 2011. 1.3.2.2.Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo về đất đai Tại Khoản 2, Điều 205, Luật Đất đai năm 2013 quy định việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. Trình tự, thủ tục giải quyết Tố cáo được quy định cụ thể tại điều 19 đến điều 30 trong Luật Tố cáo số 03/2011/QH13. 12
  14. 1.3.3. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp: Tranh chấp đất đai có thể được giải quyết theo phương thức khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tương ứng với mỗi phương thức, quy trình, thủ tục giải quyết cũng khác nhau. Trước hết, dù theo trình tự tố tụng tại Tòa án hay trình tự giải quyết tại cơ quan hành chính thì thủ tục hòa giải tại UBND xã vẫn là bắt buộc. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 còn có quy định khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở, nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. 1.3.4. Các yếu tố bảo đảm cho giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp về đất đai Chính trị: Các cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành chương trình kiểm tra, giám sát, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó chú trọng kiểm tra, giám sát việc phổ biến giáo dục pháp luật, công tác cán bộ; Đây là cơ sở chính trị bảo đảm cho hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp về đất đai có hiệu quả. Kinh tế: Chính sách, pháp luật về đất đai cũng từng bước mở rộng quyền cho người sử dụng đất, quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa, được giao dịch trên thị trường bất động sản … đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, tạo được nhiều việc làm, ổn định đời sống cho người dân. Đây là cơ sở kinh tế bảo đảm hiệu quả cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp về đất đai. 13
  15. Pháp luật: Để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, Nhà nước cũng chú trọng sử dụng đồng bộ các công cụ quản lý: pháp luật, quy hoạch, tài chính và hành chính trong quản lý đất đai. Đây là cơ sở pháp lý cho giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp về đất đai. Trách nhiệm, năng lực của chủ thể có thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai. Ý thức, trách nhiệm của người khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai. 1.3.4. Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 1.3.4.1. Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại Thành Phố Hồ Chí Minh Ủy ban nhân dân thành phố đã bám sát sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo nhằm tiếp tục tăng cường công tác tiếp dân, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố. Công tác tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn công dân chấp hành và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật đạt nhiều kết quả tích cực. 1.3.4.2. Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp về đất đai tại các tỉnh Tây Nguyên Để giải quyết tình hình trên, lãnh đạo các cấp, các ngành chức năng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực 14
  16. hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại về đất đai, thực hiện tốt công tác tiếp công dân; các khiếu nại, kiến nghị, phản ánh đều được ghi chép đầy đủ, thực hiện giải thích, hướng dẫn công dân theo quy định. 1.3.4.3. Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp về đất đai tại tỉnh Ninh Thuận Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo kiến nghị khôi phục quyền lợi hợp pháp và hỗ trợ bổ sung cho công dân trên 16,61 tỷ đồng, 111.200 m2 đất các loại; minh oan 7 trường hợp. 1.3.4.4. Rút ra bài học kinh nghiệm cho giải quyết khiếu nại tố cáo về tranh chấp đất đai thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. + Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo nhằm tiếp tục tăng cường công tác tiếp dân, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố. + Tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn công dân chấp hành và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật + Công tác tập huấn pháp luật được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức, trao đổi nghiệp vụ giữa các ngành, phòng, ban. + Các ngành các cấp đã thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên liên quan đến công tác thi hành Luật khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản chỉ đạo điều hành 15
  17. + Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc chấp hành và thực hiện các quy định pháp luật khiếu nại, luật tố cáo, luật đất đai cần được quan tâm. 16
  18. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Thực trạng khiếu nại, tố cáo, tranh cấp về đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Thực trạng chung: Tỉnh Quảng Nam là một tỉnh ven biển duyên hải miền Trung. Trong vòng 5 năm từ năm 2013 đến 2017, trên địa bàn tỉnh đã triển khai giải phóng mặt bằng, thu hồi đất 5.180ha để thực hiện 846 dự án; tổng giá trị đền bù gần 700 ngàn tỷ đồng; tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 54.675 hộ, trong đó có 7.285 hộ bị giải tỏa trắng. Cùng với tình hinh chung của tỉnh Quảng Nam, những năm qua thành phố Tam Kỳ có sự chuyển mình một cách mạnh mẽ, các dự án đầu tư vào địa bàn ngày càng tăng cả số lượng lẫn quy mô, đặc biệt từ năm 2016 trở lại đây. Trong khi các dự án được xây dựng lên, thì việc di dời và liên quan đến quyền sử dụng đất của người dân sẽ phát sinh trong nhiều trường hợp. Tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai của người dân nơi đây cũng diễn ra gay gắt và đầy phức tạp ở hầu hết các phường, xã thuộc thành phố Tam Kỳ, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng trong khiếu nại, tố cáo. Số lượng các đơn thư vượt cấp gửi đến các cơ quan cấp trên ngày càng tăng 2.1.2. Thực trạng khiếu nại về đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Từ năm 2013 đến năm 2017 các cơ quan quản lý Nhà nước của thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã tiếp nhận 544 đơn khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai, số lượng đơn hằng năm tăng liên tục. Nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan đến lĩnh vực bồi thường giải 17
  19. phóng mặt bằng, tái định cư các dự án, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở hầu hết các xã, phường. 2.1.3. Thực trạng tố cáo về đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Số đơn tố cáo mà cơ quan quản lý nhà nước tại thành phố Tam Kỳ tiếp nhận tăng từ năm 2013-2017 từ 19 tăng lên 27 đơn. Do dân trí ngày càng tăng cao và nắm vững pháp luật hơn và tiến hành tố cáo để bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước và của người khác, số lượng đơn hằng năm tăng liên tục. 2.1.4. Thực trạng tranh chấp về đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Trong những năm qua, tình hình đơn thư đề nghị cơ quan nhà nước giải quyết tranh chấp về đất đai ngày càng tăng cao, trong đó phần lớn là tranh chấp liên quan đến ranh giới đất các thửa đất liền kề, tranh chấp về việc phân chia tài sản thừa kế, tập trung chủ yếu vào các địa bàn các xã, phường vùng ven thành phố Tam Kỳ như: tam Ngọc, Trường Xuân , Hòa Thuận, Hòa Hương, An Phú, Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Phú. Đặt biệt là các xã, phường vùng đông Tam Kỳ, do đặt thù là địa bàn dân cư còn khá thưa thớt, tốc độ đô thị hóa một cách nhanh chóng làm cho giá đất tăng đột biến như phường An Phú và xã Tam Thanh, số lượng đơn thư kiến nghị giải quyết tranh chấp ở hầu hết các xã, phường các năm qua đều tăng nhanh 2.2. Thực trạng về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 2.2.1.Thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai tại thành phố Tam Kỳ Theo tổng hợp từ các báo cáo về giải quyết khiếu nại về đất đai tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam thì phần lớn nội dung khiếu 18
  20. nại chủ yếu liên quan đến lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ đất đai. Trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại của UBND thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam, các ngành và các cơ quan tư pháp từ tỉnh đến cơ sở ngày càng được chú trọng và đi vào nề nếp. Có thể thấy số vụ việc khiếu nại ngày càng tăng từ năm 2013- 2017 ngày càng tăng lên từ số lượng đơn khiếu nại 92 đơn lên 125 đơn lý do vì quỹ đất ngày càng hạn hẹp, đất đai trở thành tài sản có giá trị cao về mặt kinh tế và do các dự án diễn ra ngày càng nhiều ảnh hưởng đến đất của người dân. Do đó, số lượng đơn thư khiếu nại ngày càng tăng. Hơn nữa, tỷ lệ giải quyết đơn thư khiếu nại từ năm 2013 với tỷ lệ giải quyết từ 70.73% lên 82.18% năm 2017, tăng lên 11,45% thể hiện được việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ngày càng chú trọng trong việc giải quyết các đơn thư khiếu nại từ người dân. 2.2.2.Thực trạng giải quyết tố cáo về đất đai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư tố cáo trên địa bàn thành phố được cơ quan, đơn vị và UBND các xã phường triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả khá tốt. Hằng năm số lượng đơn thư phát sinh nhiều nhưng việc phân loại xử lý được kịp thời, ngăn chặn kịp các điều kiện phát sinh điểm nóng, số lần tiếp dân của lãnh đạo thành phố được tăng cường. Số đơn tố cáo mà cơ quan quản lý nhà nước tại thành phố Tam Kỳ tiếp nhận tăng từ năm 2013-2017 từ 19 tăng lên 27 đơn. Do dân trí ngày càng tăng cao và nắm vững pháp luật hơn và tiến hành tố cáo để bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước và của người khác. Do đó, tỷ lệ giải quyết các đơn thư tố cáo cũng tăng dần theo mỗi năm, điều 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2