intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Giám sát việc thực hiện các dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích và đánh giá thực trạng của việc thực hiện công tác giám sát, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện, tăng cường giám sát các dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Giám sát việc thực hiện các dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ ANH MINH GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN BOT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2018 1
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc Hải Phản biện 1: PGS.TS Phạm Đức Chính Phản biện 2: TS. Hà Thị Hương Lan Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng nhà A, Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội. Thời gian: vào hồi giờ phút ngày tháng năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. 2
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình (dự án BOT). Sau khi hoàn thành dự án, nhà đầu tư được quyền kinh doanh dự án trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao dự án đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một loại hình đầu tư quan trọng để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Do cơ chế quản lý dự án BOT chưa đồng bộ, toàn diện, còn có những bất cập dẫn đến không tìm được điểm chung về lợi ích với nhà đầu tư và chi phí mà người tham gia giao thông cũng như việc duy tu, bảo trì dự án trong quá trình sử dụng và bàn giao cho Nhà nước khi đến hạn gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, làm lãng phí nguồn vốn mà Nhà nước huy động cũng như sự thiếu tin tưởng của các Nhà đầu tư. Để giải quyết vấn đề nêu trên ngoài việc thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước với dự án dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông thì việc nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện cơ sở lý luận cũng như thực tiễn hoạt động giám sát với việc thực hiện các dự án BOT là rất quan trọng, nhằm rà soát, đánh giá hệ thống chính sách, pháp luật về khuyến khích đầu tư và khai thác các dự án giao thông theo mô hình BOT. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tải nghiên cứu của luận văn này là “Giám sát việc thực hiện các dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ quản lý hành chính công 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong thời gian vừa qua, các vấn đề giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp với việc sử dụng ngân sách, quản lý tài nguyên; Quản lý 3
  4. đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP nói chung và mô hình dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam nói riêng được đề cập nhiều trên sách báo, tạp chí, các diễn đàn khoa học, chia ra + Các công trình nghiên cứu hoạt động giám sát giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân với việc sử dụng ngân sách, quản lý tài nguyên; + Các công trình nghiên cứu Quản lý đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP nói chung và mô hình dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam nói riêng; + Các tài liệu về kết quả thực hiện Giám sát việc thực hiện các dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam; Như vậy các đề tài khoa học, luận văn chưa tập chung nghiên cứu, phân tích thực trạng của công tác Giám sát việc thực hiện các dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện, tăng cường Giám sát việc thực hiện các dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam. Vì vậy với đề tài nghiên cứu này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu công tác Giám sát việc thực hiện các dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông gắn với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế, xã hội hiện tại từ đó đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện, tăng cường Giám sát việc thực hiện các dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam. Quá trình nghiên cứu đề tài luận văn có sự kế thừa và theo hướng nghiên cứu mới không bị trùng lặp với các đề tài đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích : Phân tích và đánh giá thực trạng của việc thực hiện công tác giám sát, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện, tăng cường giám sát các dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam. Nhiệm vụ: 4
  5. - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giám sát việc thực hiện dự án BOT trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông ở Việt Nam. - Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình giám sát dự án BOT trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông. - Trên cơ sở phân tích, đánh giá nêu trên để tìm ra những tồn tại từ đó đề xuất ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện, tăng cường giám sát dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông theo hình thức BOT ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Là các vấn đề về lý luận và thực tiễn về giám sát việc thực hiện dự án hạ tầng giao thông BOT ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc giám sát các dự án BOT trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông ở Việt Nam từ năm 2012 đến nay nhằm tìm ra nguyên nhân của những tồn tại kém hiệu quả, từ đó tìm ra giải pháp hoàn thiện, tăng cường giám sát dự án BOT. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn: Phương pháp nghiên luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về việc phát triển mô hình hợp tác công tư PPP nói chung và phương thức đầu tư BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông nói riêng Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài nghiên cứu này có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập thông tin, phương pháp thu thập thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho mục đích thực hiện giám sát việc thực hiện các dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao 5
  6. thông ở Việt Nam trong từng giai đoạn khác nhau. Là tài liệu tham khảo cho Nhà đầu tư trong việc xem xét lựa chọn hình thức đầu tư Dự án theo hình thức BOT và những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Giám sát việc thực hiện các dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông Chương 2: Thực trạng về Giám sát việc thực hiện các dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện, tăng cường công tác Giám sát việc thực hiện các dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam. 6
  7. Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN BOT TRONG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM 1.1. Dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam 1.1.1. Hạ tầng giao thông 1.1.1.1. Khái niệm hạ tầng giao thông Kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng (hay cơ sở hạ tầng) là hệ thống các công trình vật chất kỹ thuật được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vụ, các công trình sự nghiệp có chức năng đảm bảo sự di chuyển, các luồng thông tin, vật chất nhằm phục vụ các nhu cầu có tính phổ biến của sản xuất và đời sống xã hội. Hạ tầng giao thông Hạ tầng giao thông là hệ thống những công trình vật chất kỹ thuật, các công trình kiến trúc để tổ chức cơ sở hạ tầng mang tính nền móng cho sự phát triển của ngành giao thông vận tải và nền kinh tế. Hạ tầng giao thông bao gồm hệ thống cầu, đường, cảng biển, cảng sông, nhà ga, sân bay, bến bãi và hệ thống trang thiết bị phụ trợ: Thông tin tín hiệu, biển báo, đèn đường... Phân loại Hạ tầng giao thông Hạ tầng giao thông được phân loại theo nhiều tiêu thức tuỳ thuộc vào bản chất và phương pháp quản lý. Có thể phân loại theo hai tiêu thức phổ biến sau: Phân theo tính chất các loại đường Phân theo khu vực 7
  8. 1.1.1.2. Vai trò của hạ tầng giao thông Hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng ở các mặt -Phát triển kinh tế. - Mục tiêu phát triển bền vững. - Các vấn đề xã hội. 1.1.2. Dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông 1.1.2.1. Mô hình hợp tác công - tư hái niệ h nh hợp tác công – tư (PPP): Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. Đ c đi h nh hợp tác công – tư (PPP) Đặc điểm của một số loại hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công tư được thể hiện trong Bảng 1.1. 8
  9. Bảng 1.1: Các h nh thức hợp tác c ng tư PPP Quyền Thời Quyền sử sở hữu Rủi ro Rủi ro gian Hình thức hữu tài sản Vốn tài sản thươn kinh hoạt hợp đồng cơ sở hạ đầu tư vận g mại doanh động tầng hành (nă ) Nhà Hợp đồng Nhà Nhà Nhà nước và Nhà nước 1-2 dịch vụ nước nước nước Tư nhân Nhà Hợp đồng Nhà Nhà Nhà nước và Nhà nước 3–5 quản lý nước nước nước Tư nhân Nhà Hợp đồng nước và Tư Public Public Tư nhân 8 - 15 cho thuê Tư nhân nhân Nhượng Tư Tư quyền/ Public Tư nhân Tư nhân 20 - 30 nhân nhân BOT Tư Tư Không Bán/ BOO Tư nhân Tư nhân Tư nhân nhân nhân giới hạn Nguồn: Jos van Gastel Msc (2010) và Anand Chiplunkar, năm 2006. Mô hình dự án BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông BOT là một thuật ngữ để chỉ một mô hình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhân để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vốn vẫn dành riêng cho khu vực Nhà nước. 9
  10. Đ c đi m của phương thức đầu tư BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông -Có sự tham gia của Chính phủ: - Hợp đồng BOT: - Doanh nghiệp dự án: Là công ty BOT. Doanh nghiệp dự án là đối tượng được hưởng đặc quyền trong một dự án BOT, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp này được quy định trong hợp đồng BOT. - Có sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng - Tài trợ dự án - Sử dụng nguồn vốn thực hiện Dự án Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư quy định theo bảng sau: Tỷ lệ vốn chủ Cơ quan đề xuất STT Tổng vốn đầu tư sở hữu của nhà dự án đầu tư Bộ GTVT và 1 =15% UBND các tỉnh Bộ GTVT và 2 =1.500 tỷ >=15% UBND các tỉnh Bộ GTVT và 3 >1.500 tỷ >=10% UBND các tỉnh 1.1.2.2. Vai trò dự án BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông Vai trò của mô hình PPP được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau: - Đối với Chính phủ - Đối với chủ đầu tư 10
  11. - Đối với kinh tế - xã hội - Đối với khu vực tư nhân 1.1.2.3. Nhân tố tác động đến việc thực hiện dự án BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án BOT được phân làm 2 loại: Nhân tố chung Nhân tố đối với từng giai đoạn dự án cụ thể. 1.2. Xu hướng phát tri n dự án BOT trên thế giới Nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu về cơ sở hạ tầng càng lớn. Ở hầu hết các nước khi ngân sách nhà nước cần chi tiêu cho rất nhiều hạng mục và vốn tư nhân là một nguồn lực rất tốt để bổ sung cho những thiếu hụt. Trong đó hình thức đầu tư kết hợp công tư Xây dựng - Vận hành- Chuyển giao (BOT) là một hình thức phổ biến. 1.3. Giám sát dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông 1.3.1. Khái niệm giám sát dự án BOT Giám sát: Giám sát là việc cơ quan quyền lực nhà nước theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực được giám sát, từ đó có các biện pháp nhằm đảm bảo cho lĩnh vực được giám sát vận hành thông suốt, hiệu quả và đúng pháp luật. Giám sát dự án BOT: Là hoạt động theo dõi thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất quá trình đầu tư của dự án theo các quy định về quản lý đầu tư nhằm đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của dự án 1.3.2. Mục đích giá sát dự án BOT: Mục đích giám sát với dự án BOT: Nhằm bảo đảm việc thi hành các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước được nghiêm túc có chất lượng, hiệu quả; giám sát để khẳng định những kết quả đạt được đồng thời phát 11
  12. hiện những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, từ đó kiến nghị, đề xuất, quyết định các biện pháp, giải pháp thực hiện tốt hơn. 1.3.3. Vai trò giám sát với dự án BOT - Đảm bảo chức năng giám sát nhà nướcvà đảm bảo hoạt động của Nhà nước khi tham gia hợp đồng BOT nói riêng. -Giám sát để đảm bảo quyền lợi cho các đối tác tư nhân tham gia hợp tác; - Giám sát giúp ban hành các chế độ, chính sách pháp luật đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, nhà nước và người sử dụng các dịch vụ công sau này. 1.3.4. Nội dung giám sát dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông Giám sát của các cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư; Giám sát của nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án; giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư; Giám sát của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư; Giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. 1.4. Kinh nghiệm giám sát dự án BOT của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 1.4.1. Kinh nghiệ một số quốc gia: inh nghiệ củ Trung uốc - Chủ thể giám sát phải rõ ràng. - Nội dung giám sát phong phú: - Đa dạng phương thức giám sát: inh nghiệ của Singapor Đối với mỗi dự án cụ thể, ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu dự án, khu vực nhà nước sẽ thành lập “Nhóm Giám sát quản lý dự án” trực thuộc cơ quan chuyên trách PPP, cơ quan này được hưởng quy chế độc lập. Các 12
  13. thành viên của Nhóm Giám sát phải có năng lực chuyên môn về pháp lý, tài chính và có sự hiểu biết về các khía cạnh của dự án. Kinh nghiệ của Nhật Bản Chính phủ cần có một hệ thống thủ tục giám sát minh bạch, toàn diện quy định với các vấn đề về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả trong tương lai của các dự án đầu tư và lựa chọn Nhà đầu tư. 1.4.2. Bài học cho Việt Na Phân tích và tổng kết từ các quốc gia khác, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động giám sát như sau: - Một là, Một dự án PPP tốt trước hết đòi hỏi phải có sự ủng hộ và điều phối hiệu quả từ chính quyền trung ương, cho dù bất kì ở thể chế chính trị nào. - Đẩy mạnh hoạt động giám sát, đánh giá hiệu quả dự án từ trung ương đến địa phương và các tổ chức xã hội. 13
  14. TIỂU KẾT CHƯƠNG I Chương 1 đã khái quát được các vấn đề cơ bản như sau: Một là, đã nêu ra được khái niệm, vai trò, nhân tố tác động đến mô hình PPP trong đầu tư HTGT. Hai là, nêu lên được khái niệm, phân loại, vai trò của hạ tầng giao thông; Mô hình dự án BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông; Vai trò dự án BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông; Nhân tố tác động đến việc thực hiện dự án BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung giám sát nhà nước với giám sát dự án BOT. Ba là, Kinh nghiệm giám sát dự án BOT của các nước TrungQuốc; Singapore; Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 14
  15. Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁM SÁT DỰ ÁN BOT TRONG ĐẦU TƯ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI VIỆT NAM 2.1. Thực trạng dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông tại Việt Nam 2.1.1. Thực trạng hạ tầng giao thông Theo Báo cáo Điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến 2030, hiện trạng giao thông đường bộ của Việt Nam được tổng kết như sau: Bảng 2.1: Thực trạng giao th ng đường bộ nă 2015 TT Loại đường Chiều dài ( ) Tỷ lệ (%) 1 Quốc lộ, cao tốc 18.744 7.26% 2 Đường tỉnh 23.520 9.11% 3 Đường huyện 49.823 19.30% 4 Đường xã 151.187 58.55% 5 Đường đô thị 8.492 3.29% 6 Đường chuyên dung 6.436 2.49% Tổng 258.202 (Nguồn: Bộ Giao thông vận tải) Bảng 2.2: Thực trạng tính theo nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông TT Nguồn vốn Số vốn (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1 Ngân sách Nhà nước và vay 52.070 35.71% nước ngoài 2 Trái phiếu chính phủ 59.956 41.11% 3 Huy động ngoài Ngân sách 33.800 23.18% Nhà nước (Nguồn: Bộ Giao thông vận tải) 15
  16. Bảng 2.3: Thực trạng vốn đầu vào ngành Đường bộ so với các ngành khác TT Ngành Số vốn (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 127.741 (vay nước ngoài 1 Đường bộ 87.60% 27.646) 2 Hằng Hải 11.287 (vay nước ngoài 3.962) 7.73% 3 Đường sắt 2.860 (vay nước ngoài 313) 1.96% 4 Hàng không 2.299 1.58% 5 Đường sông 1.648 (vay nước ngoài 259) 1.13% (Nguồn: Bộ Giao thông vận tải) Bảng 2.4: Dự kiến nhu cầu vốn cho phát tri n giao th ng đường bộ từ nă 2016 – 2020 (Đơn vị: Tỉ đồng) Nă 2016 2017 2018 2019 2020 Đường bộ 45.873 33.000 23.978 37.326 25.000 (Nguồn: Bộ Giao thông vận tải) Bảng 2.5: Vốn đầu tư phát tri n đường cao tốc Chiều Giá trị (triệu TT Danh ục dài (km) đồng) A Các dự án đã hoàn thành (5 tuyến) 167 Các dự án hoàn thành giai đoạn 2013 - B 1.851 446.289.669 2020 1 Cao tốc Bắc Nam (10 tuyến) 776 209.172.796 2 Cao tốc phía Bắc (6 tuyến) 705 123.660.000 3 Cao tốc phía Bắc (1 tuyến) 76 13.802.000 4 Vành đai Hà Nội, TP. HCM (3 tuyến) 94.6 45.744.331 5 Cao tốc khác 200 53.910.541 (Nguồn: Bộ Giao thông vận tải) 16
  17. 2.1.2. Thực trạng các dự các dự án BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông ở Việt Nam Qua tìm hiểu thì trong giai đoạn 2011 - 2015, tính đến hết tháng 7/2015, ngành GTVT đã thu hút được 69 dự án hình thức hợp đồng BOT, với tổng mức đầu tư là 186.481 tỷ đồng. 2.1.3.Các hạn chế của dự án BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông - Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế, giám sát còn bất cập, chưa chặt chẽ. - Việc lựa chọn nhà đầu tư còn nhiều bất cập, năng lực nhà đầu tư còn hạn chế. - Cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện vai trò giám sát nên không thể đủ điều kiện xem xét cụ thể, không có đủ thông tin, tài liệu để kiểm tra, xem xét, đánh giá toàn diện. - Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu của nhà đầu tư, công tác thi công xây dựng dự án, nghiệm thu còn sai sót. - Việc xác định phương án tài chính của dự án còn chưa hợp lý. - Nguồn lực chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, một số ngân hàng, chi nhánh ngân hàng chưa thực hiện đúng quy định về tín dụng. - Tiềm ẩn rủi ro khi các dự án bị chậm tiến độ. - Công tác thu phí (giá) sử dụng dịch vụ còn nhiều bất cập - Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc, thực hiện chưa đồng bộ, triệt để; Nhiều dự án chất lượng còn chưa đáp ứng được yêu cầu, việc quản lý chất lượng công trình thời gian qua bị buông lỏng; 2.2. Thực trạng công tác giám sát các dự án BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông 2.2.1. Thực trạng i trường pháp lý trong việc thực hiện dự án BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông tại Việt Nam. 17
  18. Hiện nay, Hợp đồng BOT được thực hiện theo nghị định 15/2015/NĐ- CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư , Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Quản lý Ngoại hối v.v.., các nghị quyết của Quốc hội, các nghị định hướng dẫn thi hành các luật nêu trên và các nghị định khác của Chính phủ. 2.2.2. Chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư dự án hình thức hợp đồng BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông tại Việt Nam Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị định 15/2015/NĐ-CP. 2.2.3. Hoạt động Giám sát trong việc triển khai thực hiện dự án BOT trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam Giám sát hình thức hợp đồng BOT nằm chung trong quy định về giám sát công trình dự án PPP tuân thủ Nghị định 15/2013/NĐ-CP và các Luật Xây dựng, Đấu thầu, Ngân sách 2.3. Đánh giá chung về hoạt động giám sát thực hiện dự án BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông tại Việt Nam 2.3.1. Những kết quả đạt được - Đảm bảo hoạt động đầu tư có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng định hướng phát triển kinh tế, đúng luật pháp. - Hạn chế rủi ro, đạt được hiệu quả. - Giúp cơ quan Quản lý Nhà nước nắm được tình hình, kết quả hoạt động đầu tư của dự án BOT. - Giúp các ngành, địa phương, Chủ đầu tư chuẩn bị và thực hiện đầu tư các dự án đúng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, đầu tư đúng mục đích, có hiệu quá, giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc, hạn chế những sai phạm, lãng phí và thất thoát trong đầu tư. 18
  19. - Triển khai các phương án xử lý kịp thời những tồn tại, yếu kém và kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra khuyết điểm, vi phạm - Tổng kết việc triển khai thực hiện các mô hình đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT thời gian qua để đánh giá những mặt được và những hạn chế, bất cập, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục hữu hiệu. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân Hạn chế: - Thiếu tính chủ động tích cực trong công tác giám sát của các Bộ, ngành địa phương và các Nhà đầu tư liên quan tại các công tác quy hoạch, lập, thẩm định phê duyệt, thực hiện và vận hành dự án. - Công tác giám sát chuyên đề còn chưa sâu, chưa chọn trúng chuyên đề cần giám sát, kết luận chủ yếu mang tính kiến nghị khuyến cáo, chưa đủ hiệu lực yêu cầu các cơ quan công quyền phải xem xét, khắc phục, chấn chỉnh những vấn đề qua giám sát chỉ ra, phát hiện vi phạm sau giám sát còn hạn chế; Chủ yếu là thực hiện giám sát chất lượng công trình - Chưa đẩy mạnh công tác giám sát cộng đồng Nguyên nhân: - Các văn bản quy phạm pháp luật chưa được ban hành kịp thời, đầy đủ, đồng bộ; tính pháp lý chưa cao, văn bản có hiệu lực pháp luật cao nhất mới chỉ là nghị định, một số quy định chưa rõ ràng, chồng chéo, chưa phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế; - Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án còn bất cập, thiếu minh bạch, công tác thiết kế, dự toán còn sai sót và chưa chặt chẽ. - Các cơ quan quản lý còn ít kinh nghiệm; chưa bao quát đầy đủ các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện; sự phối, kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa thực sự hiệu quả, trách nhiệm chưa cao, vẫn còn tình 19
  20. trạng buông lỏng quản lý. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chưa thường xuyên, chưa kịp thời, chế tài xử lý các vi phạm chưa nghiêm. TIỂU KẾT CHƯƠNG II Chương II đã đạt được các kết quả nghiên cứu cơ bản sau: Thứ nhất: Nêu được thực trạng hạ tầng giao thông; Thực trạng các dự án BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông, các hạn chế của dự án BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông. Thứ hai: Nêu được thực trạng môi trường pháp lý trong việc thực hiện dự án BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông tại Việt Nam, hoạt động Giám sát trong việc triển khai thực hiện dự án trong đầu tư hạ tầng giao thông Thứ ba: Chỉ ra được kết quả đạt được và các hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế của quản lý Nhà nước về hoạt động giám sát thực hiện dự án BOT trong đầu tư hạ tầng giao thông tại Việt Nam. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2