Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động ban hành văn bản hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
lượt xem 2
download
Luận văn gồm 3 chương được trình bày như sau: Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân quận; Hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội; Phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao hoạt động ban hành văn bản hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động ban hành văn bản hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ................./................ ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HẰNG HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 HÀ NỘI - NĂM 2017
- 2 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ KIM NGÂN Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Văn Hậu Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: TS. Đoàn Thị Hòa Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... ..- Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:77 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, đòi hỏi phải có một nền hành chính đủ mạnh, giải quyết nhanh gọn, đảm bảo chính xác, hiệu quả công việc trong nhiều mặt của đời sống xã hội. Văn bản quản lý nhà nước (VBQLNN) nói chung và văn bản quản lý hành chính nhà nước (VBQLHCNN) nói riêng là phương tiện không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà nước (QLNN). Nó là công cụ quản lý hữu hiệu phục vụ cho việc quản lý và điều hành nhà nước. Công tác soạn thảo và ban hành văn bản sẽ giúp cho hoạt động của cơ quan diễn ra một cách có hệ thống, đảm bảo hơn nữa tính pháp quy, thống nhất trong giải quyết công việc của cơ quan mình. Văn bản quản lý hành chính Nhà nước của địa phương có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Hoạt động ban hành văn bản hành chính được xem là một vấn đề quan trọng, được các cơ quan hành chính đặc biệt quan tâm. Nam Từ Liêm là một Quận được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Từ Liêm cũ, gồm 5 xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ và toàn bộ 536,34 ha và 34.052 nhân khẩu còn lại của xã Xuân Phương; toàn bộ 137,75 ha và 23.279 nhân khẩu còn lại của thị trấn Cầu Diễn. Quận gồm 10 phường: Cầu Diễn, Đại Mỗ, Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Phú Đô, Phương Canh, Tây Mỗ, Trung Văn, Xuân Phương. Ngày 01/4/2014 Quận Nam Từ Liêm chính thức đi vào hoạt động. Các cơ quan chuyên môn của UBND quận cũng mới được thành lập và đưa vào hoạt động từ ngày 01/4/2014 theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 20/01/2010 của UBND thành phố về việc tổ chức các cơ quan chuyên
- 4 môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội. Từ khi thành lập đến nay, Quận đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Chính quyền và nhân dân quận đang phấn đấu đến năm 2020 xây dựng quận trở thành một “đô thị đáng sống “ của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác xây dựng và ban hành VB tại các cơ quan tổ chức nói chung, cơ quan hành chính Quận Nam Từ Liêm nói riêng còn nhiều hạn chế, chất lượng VB ban hành chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công cuộc cải cách hành chính. Do vậy, tìm hiểu về thực trạng công tác xây dựng và ban hành VB tại cơ quan quản lý hành chính nhà nước (QLHCNN) UBND quận nhằm nâng cao hoạt động ban hành VB là công việc hết sức cần thiết. Chính vì vậy, em lựa chọn vấn đề nghiên cứu là: “Hoạt động ban hành văn bản hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công sẽ có ý nghĩa tích cực cả về mặt khoa học và thực tiễn quản lý hành chính (QLHC) ở nước ta hiện nay nói chung, tại quận Nam Từ Liêm nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, ở Việt Nam có rất nhiều đề tài nghiên cứu về văn bản quản lý nhà nước tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng văn bản của các cấp hành chính, trong đó có hoạt động ban hành VBHC tại ủy ban nhân dân quận, nó đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, và những người quan tâm đến công tác xây dựng và ban hành VB với nhiều cách tiếp cận cũng như phạm vi nghiên cứu khác nhau. Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về văn bản như: Cuốn sách “Soạn thảo và xử lý văn bản trong hoạt động của chính quyền cấp xã” do GS. TSKH Nguyễn Văn Thâm chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2010 đã giới thiệu về những vấn đề chung về văn bản quản lý Nhà nước, văn
- 5 bản của chính quyền UBND quậnvà kỹ năng soạn thảo văn bản trong hoạt động của chính quyền cấp xã. Tác giả TS. Lưu Kiếm Thanh trong cuốn sách “Soạn thảo văn bản quản lý hành chính Nhà nước”, Nxb thống kê, Hà Nội – 2000 đã giới thiệu những vấn đề chung nhất của VBHC, VB QLNN và VB QLHCNN, vai trò của VB QLHCNN, kỹ năng soạn thảo một số loại VB QLHCNN với các bước và quy trình soạn thảo văn bản cụ thể. TS. Lưu Kiếm Thanh (năm 2000) với cuốn sách “Hướng dẫn văn bản quản lý Nhà nước”. Nxb Thống kê, HN. Cuốn sách “Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý Nhà nước” của tác giả Nguyễn Văn Thâm – Nxb Chính trị quốc gia năm 2003. Giáo trình “Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản”, biên soạn GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm, PGS.TS Lưu Kiếm Thanh, … Bên cạnh đó, còn có một số luận văn Thạc sĩ Hành chính công đã đi sâu tìm hiểu về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại các cơ quan như: “Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính của ủy ban nhân dân huyện Tây Hòa, Tỉnh Phú Yên” của Phan Công Trinh, năm 2013; “Kiểm tra hoạt động ban hành văn bản hành chính của UBND quận(từ thực tiễn quận Hà Đông, Hà Nội” của Nguyễn Thị Tâm, năm 2012, “Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương qua ví dụ thành phố Hà Nội” của Ngô Thị Lan, năm 2007;;... Các công trình nghiên cứu ở những mức độ khác nhau đã đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động ban hành VBHC. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu về hoạt động ban hành VBHC tại ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Những công trình của các tác giả nêu trên là nguồn tư liệu tham khảo rất quan trọng và quý báu trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn của tác giả. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích
- 6 Đánh giá đúng thực trạng hoạt động ban hành VBHC tại Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm. Từ đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao hoạt động ban hành VBHC tại ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ một số vấn đề lý luận có liên quan đến hoạt động ban hành VBHC tại ủy ban nhân dân quận. - Phân tích và đánh giá thực trạng về hoạt động ban hành VBHC tại Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, chỉ ra nguyên nhân của ưu điểm và của những hạn chế, bất cập. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hoạt động ban hành VBHC tại ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động ban hành VBHC tại Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian : tại Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. - Về thời gian : Từ 01/04/2014 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê; - Phương pháp phân tích tổng hợp, - Phương pháp so sánh, đối chiếu. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- 7 - Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về hoạt động ban hành VBHC tại Ủy ban nhân dân quận. - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng và rút ra ưu điểm, nhược điểm trong hoạt động ban hành VBHC tại Ủy ban nhân dân quận, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hoạt động ban hành VBHC tại Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm nói riêng và những quận còn lại tại thành phố Hà Nội nói chung. - Kết quả nghiên cứu có thể được các cơ quan hành chính quận Nam Từ Liêm sử dụng để hoàn thiện công tác xây dựng và ban hành văn bản tại địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục luận văn gồm 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân quận. Chương 2. Hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Chương 3. Phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao hoạt động ban hành văn bản hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN 1.1.1. Khái niệm văn bản hành chính 1.1.1.1. Khái niệm văn bản quản lý nhà nước Văn bản theo nghĩa rộng được hiểu là một công cụ để ghi lại và truyền đạt thông tin, quyết định từ chủ thể này đến chủ thể khác bằng một ký hiệu hoặc ngôn ngữ nhất định [35, tr.63]. Theo quan niệm này, mọi giấy tờ, tài liệu, sách vở và kể cả các loại khẩu hiệu, câu đối, băng ghi âm…đều được coi là văn bản, một phương tiện ghi nhận và truyền đạt các thông tin. Theo nghĩa hẹp, văn bản được hiểu là các tài liệu, giấy tờ được sử dụng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng, tổ chức kinh tế… hoặc tài liệu của cá nhân có giá trị, ý nghĩa pháp lý, xã hội nhất định [35, tr.64]. Từ những quan niệm về văn bản trên, có thể hiểu văn bản quản lý nhà nướ (VBQLNN) là một loại công cụ để ghi nhận những quy tắc pháp lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.1.1.2. Khái niệm văn bản quản lý hành chính nhà nước Trong hoạt động QLNN, trong giao dịch giữa các cơ quan nhà nước với nhau, cơ quan nhà nước với tổ chức, công dân, văn bản là phương tiện thông tin cơ bản, là sợi dây liên lạc chính, là một trong những yếu tố quan trọng, cần thiết để kiến tạo mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức và công dân. (QLHCNN) là một bộ phận của văn bản QLNN, bao gồm những văn bản của các cơ quan nhà nước (mà chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước) dùng để đưa ra các quyết định và chuyển tải các thông tin
- 9 quản lý trong hoạt động chấp hành và điều hành. Các VB đặc thù thuộc thẩm quyền lập pháp (văn bản luật, văn bản dưới luật mang tính chất luật) hoặc thuộc thẩm quyền tư pháp (bản án, cáo trạng...) không phải là văn bản QLHCNN. 1.1.1.3. Khái niệm văn bản hành chính Theo Điều 1 Nghị định số 09/2010/NĐ –CP, ban hành ngày 08 tháng 02 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư thì văn bản hành chính gồm các loại sau : “ Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thỏa thuận, giấy chứng nhận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công” [10, tr 16]. 1.1.2. Khái niệm hoạt động ban hành văn bản QLHCNN 1.1.2.1. Khái niệm hoạt động Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người (chủ thể). Như vậy có thể hiểu : Hoạt động là phương thức tồn tại của con người,phương thức tồn tại của mọi sự vật hiện tượng,quy định tồn tại của sự vật hiện tượng đó.Khi phương thức thay đổi sự vật hiện tượng bị thay đổi thành sự vật hiện tượng khác 1.1.2.2. Khái niệm hoạt động ban hành văn bản hành chính Hoạt động ban hành văn bản hành chính là Hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện theo trình tự đã được quy định chặt chẽ thể hiện các bước, từng công việc phải làm để đưa ra các văn bản hành chính, từ đề xuất sáng kiến lập pháp, lập chương trình xây dựng văn bản
- 10 hành chính đến soạn thảo văn bản hành chính dự án, thẩm định, thẩm tra dự án văn bản hành chính, công bố, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, những tầng lớp dân cư có liên quan đến việc tổng hợp, phân tích, nghiên cứu tiếp thu ý kiến đóng góp, đến trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến hoặc thông qua dự án văn bản hành chính. 1.2. HỆ THỐNG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH CỦA UBND QUẬN Theo quy định của pháp luật, UBND là cơ quan do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. Chức năng quan trọng của UBND là tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp. UBND chỉ đạo, điều hành hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương, đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới các cơ quan. UBND cấp trên trực tiếp chỉ đạo hoạt động của UBND cấp dưới trực tiếp. Với vai trò là cơ quan chấp hành của HĐND, UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong những lĩnh vực có ý nghĩa quyết định đến đời sống của nhân dân địa phương tại điều 35 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2016. Quyền hạn của UBND cấp huyện do pháp luật quy định, UBND ra quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản của pháp luật, nghị quyết của HĐND cùng cấp và cấp trên. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân quận. UBND Quận chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và UBND cấp trên trực tiếp ( thành phố ). 1.2.1. Phân loại hệ thống văn bản và trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành VBHC của UBND Quận
- 11 1.2.1.1. Văn bản hành chính - Chính quyền Quận được ban hành các loại văn bản hành chính bao gồm: Văn bản cá biệt Văn bản hành chính thông thường - Quy trình xây dựng và ban hành VB HC: Bước 1: Dự thảo văn bản Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo Bước 3: Duyệt bản thảo văn bản Bước 4: Đánh máy, nhân bản và kiểm tra văn bản đánh máy trước khi ký Bước 5: Ký văn bản Bước 6: Gửi và lưu trữ văn bản 1.2.2. Vai trò, chức năng của văn bản tại cơ quan hành chính nhà nước UBND quận 1.2.2.1. Vai trò Thứ nhất, đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước Thứ hai, là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý Thứ ba, là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý Thứ tư, là công cụ để xây dựng hệ thống pháp luật Thứ năm, văn bản góp phần giữ gìn và phát triển văn hóa – xã hội Thứ sáu, là công cụ hữu hiệu giúp thúc đẩy kinh tế phát triển 1.2.2.2. Chức năng Thứ nhât, chức năng thông tin Thứ hai, chức năng quản lý Thứ ba, chức năng pháp lý Thứ tư, chức năng văn hoá - xã hội Thứ năm, các chức năng khác
- 12 1.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1.3.1. Sự phù hợp về nội dung 1.3.1.1. Văn bản của UBND quận phải đảm bảo tính chính trị 1.3.1.2. Văn bản của UBND quận phải được ban hành đúng thẩm quyền 1.3.1.3. Văn bản của UBND quận phải có nội dung hợp pháp, ban hành đúng trình tự do pháp luật quy định 1.3.1.4. Văn bản của UBND quận phải phù hợp với đối tượng tác động của VB và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương 1.3.1.5. Văn bản của UBND quận phải phù hợp với truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc 1.3.2. Sự phù hợp về hình thức 1.3.3. Sự phù hợp về quy trình, thủ tục 1.3.3.1. Văn bản của UBND quận phải được ban hành đúng thời hạn pháp luật quy định 1.3.3.2. Văn bản của UBND quận phải mang tính thiết thực, có vai trò nhất định đối với việc chỉ đạo trên địa bàn quận, phường 1.3.4. Tính công khai, minh bạch, đảm bảo phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật 1.3.4.1.Tính công khai 1.2.4.2. Tính minh bạch 1.4. NHỨNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1.4.1. Yếu tố khách quan 1.4.1.1 Cơ sở pháp lý 1.2.1.2. Khoa học công nghệ 1.4.1.3. Nguồn lực vật chất 1.4.1.4. Chế tài khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh
- 13 1.4.2. Yếu tố chủ quan 1.4.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành 1.4.2.2. Ý thức, trình độ, năng lực của hoạt động ban hành văn bản hành chính TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trên cơ sở của pháp luật, UBND quận xây dựng và ban hành các VBQLHCNN giúp cho việc quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách chính xác, tuân thủ theo quy định của nhà nước. Để đạt được hiệu quả trong hoạt động quản lý đòi hỏi VB được ban hành phải đảm bảo chất lượng. Khi xây dựng VB cần phải hiểu đúng vị trí, chức năng của chính quyền UBND quận, hệ thống VB của chính quyền UBND quận cũng như vai trò, chức năng của VB tại cơ quan hành chính nhà nước tại UBND quận. Một VB có chất lượng là VB có đầy đủ các tiêu chí đánh giá cũng như xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng VB được ban hành, nhằm góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương.
- 14 Chương 2 HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUẬN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1.1 Đặc điểm kinh tế-xã hội quận Nam Từ Liêm Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ- CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận là Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm. Quận Nam Từ Liêm gồm có 10 phường trực thuộc. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có tính lịch sử, khách quan, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô Hà Nội. Theo quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội, Quận Nam Từ Liêm được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; một phần diện tích và dân số xã Xuân Phương (phía Nam Quốc lộ 32); một phần diện tích và dân số thị trấn Cầu Diễn (phía Nam Quốc lộ 32 và phía Đông Sông Nhuệ). Có vị trí địa lý là trung tâm đô thị phía Tây của Thành phố Hà Nội với tốc độ đô thị hóa nhanh, là địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển Thủ đô Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm có tổng diện tích tự nhiên là 3.311,7 ha với dân số khoảng 232.894 người. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân Quận Nam Từ Liêm 2.1.2.1. Chức năng - Là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
- 15 - Là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Ủy ban nhân dân Thành phố. 2.1.2.2. Nhiệm vụ * Trong lĩnh vực kinh tế * Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai: * Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: * Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải: * Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch: * Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao: * Trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường: * Trong lĩnh vực Quốc phòng, An ninh và trật tự, an toàn xã hội: * Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo: * Trong việc thi hành pháp luật: * Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính: 2.1.2.3. Sơ đồ Tổ chức Hệ thống chính trị Quận Nam Từ Liêm
- 16 2.1.3 Đặc điểm các nguồn lực của UBND Quận Nam Từ Liêm 2.1.3.1. Đặc điểm nguồn nhân lực Trong những năm qua Quận đã quan tâm việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành; tạo điều kiện cho nhiều cán bộ, công chức, viên chức. Hầu hết CBCC đều được nâng cao về lý luận, chuyên môn, quản lý Nhà nước. Do đó đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
- 17 2.1.3.2. Đặc điểm nguồn lực tài chính Sau hơn ba năm thành lập, kinh tế của Quận tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng. Cơ cấu kinh tế giai đoạn này được xác định là thương mại, dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp. UBND Quận đã chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển; thu hút các doanh nghiệp vào hoạt động trên địa bàn; chủ động đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đầy kinh tế của quận phát triển. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.2.1. Những ưu điểm 2.2.1.1. Về hoạt động ban hành văn bản hành chính UBND quận 2.2.1.2. Về thể thức văn bản 2.2.1.3. Về nội dung văn bản 2.2.1.4. Về ngôn ngữ văn phong 2.2.1.5. Về công tác kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động ban hành VBHC 2.2.2. Những hạn chế, bất cập 2.2.2.1. Về quy trình xây dựng và hoạt động ban hành VBHC tại UBND quận 2.2.2.2. Về nội dung văn bản Thứ nhất, các VB được soạn thảo còn thiếu sự thống nhất về tên loại văn bản và chức năng thực tế của chúng trong quản lí nhà nước. Thứ hai, nội dung của một số văn bản còn sơ sài, chưa thể hiện hết ý chí mà lãnh đạo muốn truyền tải, có những loại văn bản chỉ làm cho có, thực tế nội dung văn bản chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa phù hợp với đường lối chỉ đạo của cấp trên, gây ảnh hưởng tới việc tổng hợp thông tin. Đọc VB, người tiếp nhận không hiểu VB định truyền tải nội dung gì.
- 18 2.2.2.3. Về thể thức văn bản QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập tổ công tác liên ngành chống thất thu thuế và giảm nợ đọng thuế năm 2017 trên địa bàn quận Nam Từ Liêm Thứ hai, lỗi về thiết lập yếu tố số và ký hiệu văn bản Thứ ba, lỗi về cách ghi Địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản Thứ tư, lỗi về cách ghi tên loại và trích yếu nội dung của văn bản Thứ năm, lỗi về bố cục nội dung văn bản 2.2.2.4. Về ngôn ngữ, văn phong của văn bản 2.2.2.5. Về công tác kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động ban hành văn bản hành chính 2.3. NGUYÊN NHÂN 2.3.1. Nguyên nhân của ưu điểm Tại UBND quận Nam Từ Liêm, hoạt động ban hành văn bản hành chính hàng năm đã được xây dựng. Nhìn nhận và ghi nhận đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân của những ưu điểm trong hoạt động ban hành văn bản hành chính của chính quyền UBND quận là việc vô cùng quan trọng, được xuất phát từ những yếu tố khách quan và chủ quan của chất lượng hoạt động ban hành VBHC . Những ưu điểm nêu trên được bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: 2.3.1.1. Nguyên nhân khách quan Quận Nam Từ Liêm là 1 quận mới được tách ra từ Huyện Từ Liêm từ ngày 01/04/2014 cho đến nay nhưng trong 3 năm qua quận Nam Từ Liêm luôn luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu trong phong trào cải cách hành chính và điển hình đã được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua 2016”. Để đạt được những thành tựu ấy là do những nguyên nhân sau đây :
- 19 Thứ nhất, Đạt được những kết quả trên là do Đảng uỷ, UBND luôn quan tâm lãnh đạo, trực tiếp chỉ đạo công tác cải cách hành chính, luôn kiểm tra và rà soát hoạt động soạn thảo và ban hành văn bản hành chính định kì, kế hoạch xây dựng và ban hành văn bản hành chính đã trở thành cơ sở bảo đảm tiến độ và có sự chủ động về thời gian, nhờ có sự quan tâm của Đảng ủy, UBND quận đã tìm ra được những ưu điểm để phát huy, những nhược điểm để có hướng khắc phục. UBND quận đã nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động ban hành văn bản hành chính từ đó có những kế hoạch chỉ đạo, lãnh đạo sát với tình hình quận. Thứ hai, Củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, quận Nam Từ Liêm đã nâng cao được chất lượng và hiệu quả hoạt động ban hành văn bản hành chính, truyền thông cải cách hành chính, hạn chế những sai sót cơ bản trong văn bản cũng như tạo ra quy trình ban hành văn bản hành chính đồng bộ, thống nhất. - Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân chính để đạt được những ưu điểm trên không thể phủ nhận được nhờ có được sự chỉ đạo tài tình, cứng rắn, quyết liệt của ban lãnh đạo UBND quận Nam Từ Liêm đã chú trọng đến công tác xây dựng và ban hành văn bản hành chính, chất lượng văn bản ngày càng được nâng cao, ngày càng khắc phục được tình trạng văn bản ban hành không đúng thẩm quyền Thứ hai, Lãnh đạo UBND quận Nam Từ Liêm đã nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ CBCC, từ đó lãnh đạo UBND quận đã bồi dưỡng để phát triển đội ngũ cán bộ trong hoạt động ban hành văn bản hành chính, quận đã tổ chức những lớp học bồi dưỡng về nghiệp vụ cho các CBCC nhằm nâng cao trình độ chuyên môn bước đầu đã khắc phục được các lỗi sai cơ bản như VB ban hành không lưu vào sổ, không ghi số, ngày,tháng và ký hiệu trong việc soạn thảo và ban hành văn bản hành chính.
- 20 2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập 2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan Một là, các quy định của pháp luật chưa đầy đủ, chưa hợp lý, thống nhất. Hai là, còn tồn tại nhiều hệ thống văn bản của các cơ quan nhà nước quy định về thể thức, mẫu và kỹ thuật trình bày văn bản. Ba là, hoạt động ban hành văn bản hành chính tại UBND quận còn bất cập, chưa hợp lý. Bốn là, khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất như trụ sở làm việc, diện tích phòng làm việc quá chật hẹp, nhiệt độ, ánh sáng không được đảm bảo, thiếu phương tiện làm việc… ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động ban hành VBHC của UBND quận. 2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan Trước hết, để dẫn đến những hạn chế nêu trên, một phần do nhận thức của lãnh đạo UBND quận, thủ trưởng cơ quan chưa chú trọng đến hoạt động và ban hành văn bản. Hai là, thực tế hiện nay, đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp làm công tác xây dựng và ban hành văn bản tại UBND quận còn ít, chưa đủ sức thực hiện hết công việc của mình. Ba là, ở UBND quận, Chủ tịch UBND quận, Phó Chủ tịch UBND quận, công chức Văn phòng - Thống kê, công chức Tư pháp – Hộ tịch có vai trò rất lớn đối với hoạt động ban hành văn bản hành chính. Bốn là, việc mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ hay nội dung các văn bản mới về công tác soạn thảo, kiểm tra, quản lý và xử lý văn bản chưa được chú trọng, chưa được tiến hành thường xuyên nên chưa đạt hiệu quả cao. Năm là, công tác kiểm tra hoạt động ban hành VBHC của lãnh đạo UBND quận chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và có chất lượng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn