intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Kiểm soát thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu lý luận chung và thực tiễn công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội để đề xuất giải pháp tăng cường công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn quận. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Kiểm soát thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ................./................ ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ TRUNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8.34.04.03 TÓM TẮTLUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn:PGS.TS VŨ TRỌNG HÁCH Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Văn Hậu Học viện Hành chính quốc gia Phản biện 2: PGS.TS Văn Tất Thu Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …............., Nhà................................................ - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:77Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 14 giờ 00 ngày 28 tháng 12 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Dưới góc độ quản lý nhà nước nói chung, thủ tục hành chính là công cụ, phương tiện quan trọng để các cơ quan hành chính thực hiện việc quản lý đối với từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Còn dưới góc độ xã hội, thủ tục hành chính là cầu nối để chuyển tải nhiều quy định cụ thể về chính sách của Nhà nước vào cuộc sống, đảm bảo cho người dân, tổ chức tiếp cận và thực hiện chính sách, trong đó cơ bản và chủ yếu là các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân, tổ chức. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của thủ tục hành chính, trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta luôn xác định cải cách thủ tục hành chính là một trong những nội dung trọng yếu của cải cách thể chế, là biện pháp quan trọng phòng, chống tham nhũng, xây dựng một nền hành chính hiện đại, là biện pháp quan trọng bảo đảm sự thành công của đường lối đổi mới. Từ năm 1994 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều nỗ lực chỉ đạo trong cải cách thủ tục hành chính, qua đó từng bước nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đặc biệt việc triển khai thành công Ðề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 (gọi tắt là Ðề án 30) bước đầu đã đặt nền móng cho sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí; tạo điều kiện cho nhân dân giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính các cấp; tăng cường nhận thức, tham gia tích cực của công dân, doang nghiệp vào công cuộc cải cách. Bên cạnh những kết quả đạt được, qua triển khai Đề án 30, chúng ta cũng nhận diện được những khiếm khuyết, bất cập của thủ tục hành chính hiện hành, đặc biệt là quá trình tổ chức thực hiện. Thực hiện Chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ Ngay từ khi được thành lập ngày 01 tháng 04 năm 2014, được sự quan tâm, chỉ đạo của thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp, sự chỉ đạo trực tiếp của quận ủy, Hội đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân quận, sự phối hợp chặt chẽ của các phòng, ngành của quận, ủy ban nhân dân các phường thuộc quận, nên công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn Quận đã được triển khai tập trung, nghiêm túc, đã thực hiện đầy đủ các nội dung của kiểm soát thủ tục hành chính theo phạm vi thẩm quyền, trong đó tập trung vào kiểm soát các quy định thủ tục hành chính và kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính bao gồm các hoạt động cụ thể như: rà soát, công bố, công khai thủ tục hành chính; tiếp nhận, 1
  4. xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của cá nhân, tổ chức; thực hiện báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ thục hành chính. Qua gần 04 năm thực hiện, công tác kiểm soát thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm đã thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ nhưviệc công khai đầy đủ các thủ tục hành chính, quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ thục hành chính, việc công bố, công khai, tiếp nhận xử lý phản ánh kiến nghị về quy định hành chính, việc báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ thục hành chính... Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính của quận vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Việc kiểm soát thủ thục hành chính còn trên phương diện nguyên tắc, chủ yếu đánh giá kết quả dựa vào báo cáo của đơn vị, chưa có một quy trình kiểm tra, kiểm soát khuôn mẫu chuẩn, việc kiểm soát vẫn còn mang tính chiếu lệ, chưa mang tính khoa học. Vì vậy, học viên đã chọn đề tài“Kiểm soát thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài Hiện nay, nghiên cứu về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính đã có rất nhiều công trình bàn đến một cách sâu sắc thấu đáo cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên việc nghiên cứu kiểm soát thủ tục hành chính ở Việt Nam hiện nay vẫn còn là chủ đề khá mới mẻ. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau đây: Tác giả Đoàn Thị Hồng Hạnh với đề tài: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay”, luận văn Thạc sĩ, ngành Luật học, năm 2012. Trong luận văn này, tác giả đã tập trung nghiên cứu về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính theo phạm vi rộng, bao quát ở hầu khắp các cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính. - Bộ Tư pháp cũng đã tổng hợp số liệu từ những thực tế công tác kiểm soát TTHC của một số cơ quan hành chính nhà nước trong “ Báo cáo chuyên đề Về công tác kiểm soát thủ tục hành chính” năm 2013. Trong Báo cáo này, công tác kiểm soát thủ tục hành chính được xem xét là một hoạt động cần thiết, thường xuyên nhằm thực hiện minh bạch hóa các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là các vấn đề về thủ tục hành chính. - Cùng trên cơ sở nghiên cứu thực tế của hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, năm 2014 Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính đã nghiên cứu đề tài “Trao đổi, xử lý tình huống về kiểm soát thủ tục hành chính”. - Dưới góc độ nghiên cứu công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính, Học viện HCQG đã nghiên cứu khoa học cấp Khoa với tên đề tài là: “Kiểm soát thủ tục hành 2
  5. chính tại một số cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2020”. Tóm lại, các công trình nghiên cứu về kiểm soát thủ tục hành chính hiện nay đã được các cơ quan, tổ chức và các nhà nghiên cứu quan tâm, tuy mới ở mức độ khiêm tốn. Các nghiên cứu chủ yếu mới dừng lại ở phản ánh các nội dung kiểm soát thủ tục hành chính theo Nghị định 63 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính một cách chung chung mà chưa có công trình nào nghiên cứu thực tiễn kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính một cách sâu sắc và hoàn chỉnh ở một cơ quan cấp quận như UBND quận Bắc Từ Liêm của Thành phố Hà Nội. Đây chính là cơ hội để tác giả luận văn nghiên cứu, khảo sát nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu lý luận chung và thực tiễn công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội để đề xuất giải pháp tăng cường công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn quận. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thủ tục hành chính và kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính. - Khảo sát thực tế công tác kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra những đánh giá cụ thể. - Trên cơ sở những đánh giá đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. - Thời gian: từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2017. - Nội dung: nghiên cứu tập trung vào 4 nội dung cụ thể sau: (1)Kiểm soát quy định về thủ tục hành chính; (2)Kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính; (3)Kiểm tra việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính; (4)Cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. 3
  6. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống hóa và khái quát hóa các vấn đề lý luận về thủ tục hành chính và kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội chỉ ra được những kết quả, nguyên nhân và hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất hệ thống giải pháp tăng cường công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại địa bàn quận. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động thực tiễn trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác kiểm soát thủ tục hành chính. Chương 2. Thực trạng công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại UBND quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Chương 3. Phương hướng và giải pháp tăng cường công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại UBND quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 4
  7. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.2. Kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính Theo quy định tại khoản 2, Điều 1 sửa đổi điều 8 Nghị định 63 của Nghị định 92/2017/NĐ-CP, TTHC phải được quy định với đầy đủ các bộ phận cấu thành. Đây là điều kiện đủ của TTHC bên cạnh điều kiện cần là hình thức và thẩm quyền ban hành. Vì vậy, trong trường hợp một TTHC đã được quy định trong một văn bản QPPL, liên quan trực tiếp đến lợi ích của người dân, tổ chức mà chưa được quy định đầy đủ các bộ phận cấu thành thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải đề nghị hoặc bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể kiến nghị cơ quan ban hành quy định bổ sung các bộ phận còn thiếu của TTHC. 1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính 1.1.2.1. Thủ tục hành chính được điều chỉnh bởi quy phạm thủ tục TTHC là một bộ phận cấu thành của hệ thống quy phạm thủ tục. Là quy phạm thủ tục, TTHC có chức năng làm cho các quy phạm nội dung của luật pháp được thực hiện thuận lợi. 1.1.2.2. Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong quản lý hành chính nhà nước Xét trong quá trình giải quyết công việc của các cơ quan HCNN thì TTHC là cách thức, trình tự mà các cơ quan HCNN áp dụng để giải quyết các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Trình tự này có thể từ dưới lên, từ cấp trên xuống mà cũng có những trình tự thực hiện song hành. Cũng là quy phạm thủ tục nhưng TTHC khác với thủ tục lập pháp và thủ tục tố tụng tư pháp. 1.1.2.3. Tính đa dạng, phức tạp của thủ tục hành chính Tính đa dạng, phức tạp đó được quy định bởi hoạt động quản lý nhà nước, là hoạt động diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và bộ máy hành chính bao gồm rất nhiều các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, mỗi cơ quan đó trong việc thực hiện thẩm quyền của mình đều phải tuân thủ theo những thủ tục nhất định.. 1.1.2.4. Tính năng động của thủ tục hành chính So với các quy phạm nội dung của Luật Hành chính, TTHC có tính năng động hơn và đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn nhằm đáp ứng yêu cầu thức tế. Hơn nữa, TTHC do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để giải quyết công việc. Cho nên, ở chừng mực đáng kể, TTHC lệ thuộc vào nhận thức chủ quan của chính những người xây dựng nên. 5
  8. 1.1.3. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính Nguyên tắc thực hiện TTHC được quy định tại điều 12, Nghị định Số 63/2010/NĐ- CP, Nghị định 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC, cụ thể: Bảo đảm công khai, minh bạch, rà soát vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia.; Bảo đảm khách quan, công bằng trong thực hiện TTHC; Bảo đảm tính liên thông, kịp thời, chính xác, không gây phiền hà trong thực hiện TTHC; Bảo đảm quyền được phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức đối với các TTHC; Đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức; Đảm bảo chế độ báo cáo, kinh phí cho cán bộ, công chức đầu mối kiểm soát TTHC. 1.1.4 Vai trò của thủ tục hành chính 1.1.4.1. Quy định thủ tục hành chính là một đảm bảo pháp lý cho việc thực hiện các quy định nộidung Quy phạm nội dung quy định các nguyên tắc quản lý, thẩm quyền của cơ quan quản lý HCNN, quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức... và quy phạm TTHC chỉ ra cách thức cụ thể để thực hiện các nội dung đó. 1.4.1.2.Quy định thủ tục hành chính trực tiếp liên quan đến việc thực hiện thẩm quyền của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổchức Có thể khẳng định quy định TTHC là một hiện hữu thực tế để minh chứng về giá trị hiệu lực của quy định pháp luật với đời sống xã hội, phản ánh sống động về ý thức tuân thủ pháp luật và niềm tin của người dân đối với các cấp chính quyền. 1.1.4.3. Quy định thủ tục hành chính chuẩn mực là cơ sở để đảm bảo chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý hành chính Thông qua quy định TTHC chuẩn mực, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân ở khu vực ngoài nhà nước có thể kiểm tra, giám sát việc giải quyết TTHC của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước; đồng thời thúc đẩy quá trình giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác theo đúng pháp luật, góp phần chống tham nhũng, sách nhiễu nhân dân. 1.1.4.4. Quy định thủ tục hành chính là biểu hiện trình độ văn minh trong tổ chức, điều hành hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước. Do đó, thủ tục hành chính là chất keo dính kết mọi yếu tố và sự vận hành của nền hànhchính Chất lượng và hiệu quả của TTHC liên quan đến chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc của cơ quan HCNN và cán bộ, công chức nhà nước, biểu hiện cụ thể qua các tiêu chí: Giải quyết định quy định, giải quyết trong thời gian ngắn nhất (nhanh chóng, kịp thời) và mang lại sự hài lòng cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết TTHC. 6
  9. 1.1.4.5. Quy định thủ tục hành chính có ảnh hưởng, tác động lớn đến hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế và thu hút đầu tư nướcngoài Hệ thống pháp luật và quy định TTHC thân thiện, phù hợp chính là yếu tố quan trọng để thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam 1.1.5. Mối quan hệ giữa kiểm soát thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính Cải cách TTHC và kiểm soát TTHC có sự thống nhất với nhau nhưng không phải là hai khái niệm đồng nhất. Về sự thống nhất, cải cách TTHC và kiểm soát TTHC đều có đối tượng tác động là các quy định TTHC (hiểu theo nghĩa rộng là cả nội dung và quá trình áp dụng, thực hiện); có mục tiêu chung là hướng đến sự đơn giản, thuận tiện của TTHC giúp cho người dân, tổ chức dễ dàng tiếp cận và thực hiện. 1.2. Những vấn đề chung về kiểm soát thủ tục hành chính 1.2.1. Khái niệm kiểm soát thủ tục hành chính Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP, kiểm soát TTHC được hiểu như sau: “Kiểm soát TTHC” là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về TTHC, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện TTHC”[7]. Về bản chất, kiểm soát TTHC là hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ cao, được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, từ khâu kiểm soát quy định TTHC ở giai đoạn soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đến việc tổ chức thực hiện, rà soát, đánh giá TTHC và kiểm tra việc thực hiện kiểm soát TTHC. 1.2.2.Vị trí, vai trò kiểm soát thủ tục hành chính Kiểm soát TTHC có hiệu quả là hoạt động mang lại lợi ích trực tiếp cho các cá nhân, tổ chức. Đây là một quy trình bắt đầu từ việc đánh giá tác động các quy định về trong quá trình dự thảo do các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thực hiện; gửi lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC; công khai, minh bạch TTHC sau khi ban hành; kiểm soát việc thực thi TTHC trong thực tiễn. Cuối cùng là tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính nhằm phát hiện và giải quyết những bất cập của các quy định hành chính, cũng như giám sát việc thực thi TTHC của đội ngũ cán bộ, công chức. 1.2.3. Mục đích, nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính 1.2.3.1. Mục đích kiểm soát thủ tục hành chính - Công tác kiểm soát TTHC nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách TTHC, bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát TTHC. - Kiểm soát TTHC là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về TTHC, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ 7
  10. chức thực hiện TTHC, nhằm kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa TTHC không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung TTHC cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; - Bảo đảm quy định TTHC đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện TTHC. 1.2.3.2. Nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính Kiểm soát TTHC phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách TTHC, cải cách hành chính; bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát TTHC. - Kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa TTHC không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung TTHC cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định TTHC đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện TTHC. - Kiểm soát TTHC được thực hiện ngay khi dự thảo quy định về TTHC và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện TTHC. 1.2.4. Hệ thống cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính BỘ, CƠ VĂN PHÒNG UBND CẤP TỈNH QUANNGANG CHÍNH PHỦ BỘ CỤC VĂN PHÒNG VĂN KSTTHC UBND PHÒNG PHÒNG PHÒNG KSTTHC KSTTHC Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ Văn phòng/Pháp chế Sở, ban, ngành; Văn phòng HĐND, UBND cấp huyện Cán bộ đầu mối Cán bộ đầu mối KSTTHC Cán bộ đầu mối KSTTHC KSTTHC cấp xã 8
  11. 1.3. Nội dung, chủ thể, các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thủ tục hành chính 1.3.1. Nội dung kiểm soát thủ tục hành chính 1.3.1.1.Kiểm soát quy định về thủ tục hành chính Đánh giá tác động thủ tục hành chính về tính hợp pháp, tính hợp lý, sự cần thiết của thủ tục hành chính và đánh giá thấp chi phí TTHCtrong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để từ đó cân nhắc lựa chọn phương án, giải pháp tối ưu cho việc ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung TTHCtrong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;Lấy ý kiến đối với quyết định hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; Thẩm định quy định về tuổi chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. 1.3.1.2. Kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính Kiểm soát việc thực hiện TTHC bao gồm các nội dung: công bố, công khai TTHC; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của cá nhân, tổ chức; thực hiện báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC. 1.3.2. Chủ thể kiểm soát thủ tục hành chính Hệ thống cơ quan kiểm soát TTHC bao gồm: - Cục Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Chính phủ - Văn phòng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ - Văn phòng UBND thuộc UBND cấp Tỉnh - Phòng Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ - Phòng Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng UBND cấp Tỉnh - Văn phòng; Pháp chế Sở, Ban, Nghành; Văn phòng HĐND, UBND cấp Huyện. - Cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC cấp xã. 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thủ tục hành chính - Yếu tố khách quan: - Yếu tố chủ quan: 9
  12. Chương 2. KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về UBND quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội 2.1.1. Vị trí, chức năng Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Thành phố Hà Nội, nằm dọc phía bờ nam của sông Hồng. Đông giáp quận Tây Hồ, Đông Nam giáp quận Cầu Giấy, Tây giáp huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Nam giáp quận Nam Từ Liêm, Bắc giáp sông Hồng. Quận được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở tách 9 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn Quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.335,34 ha (43,35 km²), dân số 320.414 người. Trụ sở tạm UBND quận: Tòa nhà CT6A, khu đô thị Kiều Mai, đường Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 04.32242100; Email: vanthu_bactuliem@hanoi.gov.vn Các đơn vị hành chính: Quận Bắc Từ Liêm hiện có 13 phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đông Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Sơ đồ cơ quan kiểm soát TTHC UBND quận Bắc Từ Liêm 10
  13. Công chức VPTK phường Đức Thắng Công chức VPTK phường Xuân Đỉnh Công chức VPTK phường Cổ Nhuế 1 Công chức VPTK phường Cổ Nhuế 2 Công chức VPTK phường Minh Khai Công chức VPTK Công phường Phúc Diễn Chủ tịch Phó chánh chức UBND Công chức VPTK văn Văn quận phường Phú Diễn phòng phòng (phụ trách HĐND- HĐND- chung) Công chức VPTK UBND UBND phường Tây Tựu quận quận Công chức VPTK phường Đông Ngạc Công chức VPTK phường Thượng Cát Công chức VPTK phường Liên Mạc Công chức Tư pháp phường Xuân Tảo (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ QĐ 189 ngày 12/01/2018 về phê duyệt danh sách cán bộ, công chức làm đầu Công chức VPTK phường Thụy Phương mối KSTTHC quận Bắc Từ Liêm) 11
  14. 2.2. Thực trạng kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính tại UBND quận Bắc Từ Liêm 2.2.1. Thực trạng công tác chỉ đạo điều hành 2.2.1.1.Ban hành văn bản chỉ đạo, thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính - Năm 2015, UBND Quận đã chỉ đạo phòng Tư pháp phối hợp với phòng Nội vụ, Văn phòng HĐND-UBND Quận và các phòng có liên quan kiểm tra công tác Kiểm soát TTHC tại UBND 6 phường: Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Thụy Phương, Cổ Nhuế 1, Phúc Diễn, Minh Khai. - Năm 2016, UBND quận đã chỉ đạo phòng Tư pháp phối hợp với phòng Nội vụ kết hợp kiểm tra công tác kiểm soát TTHC với công tác Cải cáchhành chính tại các phòng thuộc quận; Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính của quận và UBND 13 phường. - 6 tháng đầu năm 2017, Trên cơ sở Kế hoạch của UBND Thành phố, Kế hoạch của UBND Quận, 13/13 phường thuộc Quận đã xây dựng kế hoạch kiểm soát; rà soát; thông tin, tuyên truyền về hoạt động kiểm soát TTHC để triển khai thực hiện trên địa bàn phường. Ngoài ra, UBND Quận cũng giao phòng Tư pháp đôn đốc các đơn vị thực hiện chế độ báo cáo công tác trên đột xuất và định kỳ theo quy định của Thành phố, UBND quận. 2.2.1.2.Tuyên truyền, phổ biến và tập huấn về kiểm soát thủ tục hành chính UBND Quận đã tổ chức tập huấn về công tác kiểm soát TTHC cho các đồng chí lãnh đạo phụ trách công tác tư pháp quận và các phường, cán bộ chuyên môn các phòng thực hiện kiểm soát TTHC, cán bộ Văn phòng HĐND-UBND, phòng Tư pháp, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch và Cán bộ Văn phòng- Thống kê của 13 phường. Năm 2015 với 125 người tham dự; Năm 2016 với 230 người tham dự và 6 tháng đầu năm 2017 (ngày 21/4/2017), UBND Quận đã tổ chức hội nghị tập huấn về công tác kiểm soát TTHC với 120 người tham dự, đối tượng là các đồng chí lãnh đạo các phòng, lãnh đạo UBND phường, cán bộ công chức các phòng và công chức tư pháp - hộ tịch phường, Lao động TBXH, Địa chính - xây dựng, Văn phòng - Thống kê, Công an phường 13 phường. 2.2.1.3. Bảo đảm nguồn lực triển khai về công tác kiểm soát thủ tục hành chính - Lãnh đạo các phòng chuyên môn đã bố trí cán bộ thực hiện kiểm soát TTHC đang thực hiện tại phòng. - Kinh phí dành cho việc tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm soát TTHC còn hạn chế, hiện nay chủ yếu sử dụng từ nguồn kinh phí không thường xuyên của quận và phường. 2.2.1.4. Nhận xét - Ưu điểm: Nhìn chung công tác chỉ đạo, điều hành công tác kiếm soát TTHC của UBND quận Bắc Từ Liêm là kịp thời, thống nhất và linh hoạt. 12
  15. Hạn chế: Công tác tổ chức tập huấn về chuyên môn kiểm soát TTHC đôi vẫn bộc lộ những bất cập hạn chế. Ví dụ như việc thời gian sắp tập huấn của báo cáo viên thành phố cho công tác tập huấn đối với các đợn vị trong quận đôi khi chưa thống nhất, còn bị động; 2.2.2. Thực trạng công khai thủ tục hành chính 2.2.2.1. Công khai niêm yết thủ tục hành chính năm 2015 -Tại UBND quận: Niêm yết trên bảng lớn tại trụ sở tiếp nhận và trả kết quả quận Bắc Từ Liêm. -Tại UBND các phường niêm yết tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính và niêm yết tại các nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng. - Năm 2015, UBND quận, UBND các phường không nhận được bất cứ đơn thư hay phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức liên quan đến TTHC. 2.2.2.2. Công khai niêm, yết thủ tục hành chính năm 2016 Tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ hành chính của Quận và 13 phường đều thực hiện công khai địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân về TTHC, công khai số điện thoại đường dây nóng, hòm thư đóng góp ý kiến, sổ đóng góp ý kiến. Công khai các tờ khai của các TTHC đã được viết mẫu tại bàn hướng dẫn để giúp tổ chức và công dân trong việc thực hiện TTHC được nhanh chóng và thuận tiện. 2.2.2.3.Công tác công khai niêm yết thủ tục hành chính năm 2017 Trong 6 tháng năm 2017 đã công khai, niêm yết các Quyết định công bố TTHC mới của Thành phố Hà Nội đó là: - Quyết định số: 1105/QĐ-UBND ngày 14/02/2017 vềviệc công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, thay thế trong lĩnh vực Môi trường; Tài nguyên nước, Tài nguyên Khoáng sản; Khí tượng thủy văn; Đo đạc bản đồ và viễn thám thuộc chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Quyết định số: 1919/QĐ-UBND ngày 24/3/2017 của UBND thành phố về công bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội. -Quyết định số: 53/2016/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của thành phố Hà Nội về việc ban hành các quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội theo quy định của Luật phí và lệ phí. Ngoài ra còn niêm yết các văn bản của Chính phủ, Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí như: Đăng ký con nuôi; chứng thực; an toàn vệ sinh thực phẩm; thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép sản xuất thuốc lá. 13
  16. + Tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ hành chính của quận và 13 phường đều thực hiện công khai địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân về TTHC, công khai số điện thoại đường dây nóng, hòm thư đóng góp ý kiến, sổ đóng góp ý kiến. Công khai tờ khai của các TTHC đã được viết mẫu tại bàn hướng dẫn, để giúp tổ chức và công dân trong việc thực hiện TTHC được nhanh chóng và thuận tiện. 2.2.2.3. Công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính - Năm 2016, UBND quận đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND 13 phường rà soát và tiếp tục thực hiện việc đơn giản hóa TTHC. - 6 tháng đầu năm 2017, UBND quận đã thực hiện tiết giảm thời gian giải quyết được: 103/258 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Quận, giảm từ 0,5 ngày đến 19 ngày làm việc các lĩnh vực Nội vụ, Tư pháp, Kinh tế, Tài chính - Kế hoạch, Quản lý đô thị, Giáo dục và đào tạo, Văn hóa và thông tin, Lao động TB&XH, Tài nguyên và môi trường, Y tế. Và 16/182 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của một số phường từ 0,5 ngày đến 15 ngày làm việc của lĩnh vực Tư pháp (9 TT) và Lao động thương binh xã hội (7 TT). 2.2.3. Thực trạng công tác giải quyết thủ tục hành chính 2.2.3.1.Công tácgiải quyết thủ tục hành chính năm 2015 - Đối với nội dung “số hồ sơ lĩnh vực giải quyết” bao gồm “số kỳ trước chuyển qua, số kỳ mới cập nhật” của quận là 783,458 hồ sơ TTHC, trong đó cấp quận là 19,742 hồ sơ TTHC; cấp phường là 763,716 hồ sơ TTHC. - Đối với nội dung “Kết quản giải quyết” của toàn quận là 294,960 hồ sơ TTHC. Trong đó, cấp quận là 18,31 số hồ sơ TTHC; số hồ sơ trả đúng hạn là 18,056 hồ sơ TTHC, số hồ sơ trả trả quả hạn là 325 hồ sơ TTHC. Ở cấp phường là 276,129 hồ sơ TTHC; số hồ sơ trả đúng hạn là 275,939 hồ sơ TTHC, số hồ sơ trả trả quả hạn là 190 hồ sơ TTHC. 2.2.3.2.Thực trạng công tácgiải quyết thủ tục hành chính năm 2016 - UBND quận thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả TTHC cho cá nhân, tổ chức các lĩnh vực theo đúng quy định tại các văn bản pháp luật của Nhà nước, các Quyết định công bố TTHC của UBND thành phố Hà Nội, một cách nhanh chóng và thuận tiện đem lại sự hài lòng cho Nhân dân theo đúng phương châm đã công bố trong chính sách chất lượng tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO: 9001:2008 của UBND Quận: “ Công khai - Minh bạch - đúng pháp luật”. Tuân thủ và thực hiện nghiêm “Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính” trong việc tiếp nhận hồ sơ hành chính của tổ chức và cá nhân. 14
  17. - Các TTHC đang thực hiện tại UBND Quận, UBND phường đều xây dựng quy trình giải quyết chi tiết quá trình thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO: 9001:2008. 2.2.4. Thực trạng công tác tiếp nhận phản ánh kiến nghị 2.2.4.1. Thực trạng công tác tiếp nhận phản ánh kiến nghị năm 2015 - Tại UBND Quận: Niêm yết trên bảng lớn tại trụ sở tiếp nhận và trả kết quả quận Bắc Từ Liêm. - Tại UBND các phường niêm yết tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính và niêm yết tại các nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng. Năm 2015, Ủy ban nhân dân Quận, phường không nhận được bất cứ đơn thư hay phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân liên quan đến các quy định về thủ tục hành chính. 2.2.4.2.Thực trạng công tác tiếp nhận phản ánh kiến nghị năm 2016 Thực hiện Thông tư số: 05/2014/TT-BTP thì việc niêm yết công khai quy định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc trách nhiệm của UBND quận, UBND phường. UBND quận đã chỉ đạo Văn phòng HĐND-UBND quận và UBND các phường thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai địa chỉ tiếp nhận, phản ánh kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính địa chỉ liên hệ: số 1B Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội; Địa chỉ thư điện tử:kiemsoatthutuchanhchinh@hanoi.gov.vn và trang thông tin điện tử của quận tại địa chỉ (Email: td_bactuliem@ hanoi.gov.vn) và số điện thoại đường dây nóng của quận là 043.2242112.Việc lập sổ theo dõi nội dung phản ánh, kiến nghị đối với thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân cũng được nghiêm túc thực hiện. 2.2.5. Thực trạng công tác truyền thônghỗ trợ hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính 2.2.5.1.Thực trạng công tác truyền thônghỗ trợ hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2015 Bảng: công tác truyền thông hỗ trợ hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2015 Đơn vị tính: buổi STT Nội dung công việc Khối lượng công việc thực hiện Việc mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về CCHC và Mở chuyên mục tuyên truyền về CCHC và 1 KSTTHC phát trên hệ thống KHTTHC Một tuần 03 buổi, mỗi buổi 10 phút/ truyền thanh của phường, cổng phường giao tiếp điện tử của Quận 15
  18. Cung cấp thông tin về hoạt động Báo cáo hoạt động kiểm soát TTHC trong các kiểm soát TTHC trong các buổi cuộc họp thường kỳ của UBND 2 họp báo thường kỳ của quận, phường Bài viết về ý nghĩa, hiệu quả, lợi Phát thanh hai tuần 01 buổi, mỗi buổi 10 ích Kinh tế-Xã hội của công tác rà phút/phường 3 soát TTHC, đánh giá tác động TTHC. Truyền thông về gương điển hình Các bài viết về gương người tốt việc tốt của cán bộ, công chức trong thực hiện phường, quận 4 TTHC Truyền thông về các phương án Báo cáo kết quả kiểm soát thủ tục hành chính, đơn giản hoá TTHC đã được TP kết quả rà soát văn bản tại hội nghị của 5 phê duyệt phường, quận Cử báo cáo viên tham gia học tập, Cử cán bộ tham gia tập huấn . tuyên truyền về TTHC đã được tp 6 phê duyệt Thông tin về kết quả giải quyết Mở hòm thư góp ý kiến của công dân, niêm yết phản ánh kiến nghị địa chỉ tiếp nhận phản ánh kiến nghị của tổ 7 chức, công dân về TTHC Tham gia các lớp tập huấn, mở Tham Gia đầy đủ các lớp tập huấn. Phối hợp các lớp tập huấn. với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận mở 02 lớp tập huấn về công tác KSTTHC và triển khai đề án liên thông về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi đối với các đồng chí lãnh đạo phụ trách 8 công tác tư pháp Quận và các phường, cán bộ chuyên môn các phòng kiểm soát TTHC, cán bộ Văn phòng HĐND-UBND, phòng Tư pháp, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch và Cán bộ Văn phòng- Thống kê của 13 phường. (Nguồn: Báo cáo công tác Kiểm soát TTHC năm 2015 quận Bắc Từ Liêm) 2.2.5.2.Thực trạng công tác truyền thônghỗ trợ hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2016 - Báo cáo hoạt động kiểm soát TTHC được công khai trong các buổi họp thường kỳ của quận, phường. - Thực hiên tốt việc mở hòm thư góp ý kiến của công dân, công khai số điện thoại đường đây nóng, niêm yết địa chỉ tiếp nhận phản ánh kiến nghị của tổ chức, công dân về TTHC tại quận và phường. 16
  19. 2.2.5.3.Thực trạng công tác truyền thông hỗ trợ hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính 6 tháng đầu năm 2017 - TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Quận và UBND phường được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Quận. UBND các phường thường xuyên tuyên truyền các quyết định công bố TTHC của Thành phố Hà Nội trên hệ thống loa truyền thanh của phường trung bình một tuần từ 2- 3 buổi, mỗi buổi từ 5 - 10 phút/phường. Báo cáo tình hình, kiết quả kiểm soát, rà soát TTHC được công khai trong các buổi họp thường kỳ của quận, phường. 2.2.5.4. Việc tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính - Thực hiện kế hoạch số: 181/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội, UBND quận đã ban hành kế hoạch số: 261/KH-UBND ngày 28/10/2015 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Ngày 26/5/2016, UBND quận đã tổ chức đối thoại với doanh nghiệp về các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực thuế với 200 đơn vị tham gia. Buổi đối thoại đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của doanh nghiệp về tác phong, thái độ làm việc của cán bộ thuế. Tại hội nghị, các doanh nghiệp đã trình bày một số vướng mắc liên quan đến kê khai thuế, nội dung thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, hóa đơn…. và đã được lãnh đạo UBND quận và Chi cục thuế trả lời thỏa đáng. 2.2.6. Thực trạng thực hiện chế độ báo cáo - Báo cáo tháng: Trước ngày 15 hàng tháng ( số liệu tính từ 13 tháng trước đến 12 tháng sau ) - Báo cáo quý: trước ngày 10 của tháng cuối quý - Báo cáo 6 tháng, báo cáo năm - Báo cáo đột xuất: Hoàn thành theo tiến độ thời gian công văn của Sở đối với Quận; của Quận đối với phường. 2.2.7. Thực trạng công tácnghiên cứu, đề xuất sáng kiến cải cách thủ tục hành chính Thực hiện Kế hoạch số: 80/KH-UBND ngày 25/4/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách TTHC” năm 2016; Quyết định số: 4247/QĐ-BTC về việc ban hành Thể lệ cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách TTHC”;UBND quận đã ban hành kế hoạch số: 169/KH- UBND ngày 29/4/2016 của UBND quận Bắc Từ Liêm về việc tham gia “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách TTHC” năm 2016 và công văn số: 2226/UBND-TP ngày 17
  20. 15/8/2016 về việc triển khai Quyết định ban hành Thể lệ cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách TTHC” năm 2016; Sau một thời gian triển khai, tuyên truyền trên địa bàn Quận, UBND Quận đã nhận được 22 bài dự thi của phường Phú Diễn, công an quận và phòng Tư pháp gửi Sở Tư pháp Hà Nội tổng hợp. 2.3. Đánh giá chung về công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại UBND quận Bắc Từ Liêm 2.3.1. Những kết quả đạt được về công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại UBND quận Bắc Từ Liêm - Việc rà soát các TTHC gắn với rà soát chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban, đơn vị, từng cấp chính quyền trên cơ sở để tham mưu cho lãnh đạo Quận ban hành hướng dẫn thực hiện tốt các TTHC theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông. - Các phòng, ban, đơn vị đã nhận thức được vai trò của hoạt động kiểm soát TTHC từ đó việc tiếp nhận và giải quyết TTHC trên các lĩnh vực được bảo đảm theo quy định hiện hành góp phần hạn chế hiện tượng chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ. - Công tác triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát TTHC và niêm yết các Quyết định công bố thủ tục hành chính của Thành phố tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính của Quận và UBND các phường được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện. - Công tác kiểm soát TTHC được thực hiện thường xuyên nhằm phát hiện những quy định, thủ tục hành chính chưa hợp lý, chưa đúng quy định pháp luật, TTHC gây khó khăn cho quá trình giải quyết công việc đối với các tổ chức, cá nhân. 2.3.2. Những bất cập, hạn chế trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại UBND quận Bắc Từ Liêm - Công tác kiểm soát TTHC là công việc mới, cán bộ, công chức được phân công làm công tác kiểm soát TTHC đa phần còn phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, do đó đôi lúc thực hiện kiểm soát TTHC còn chưa kịp thời, hiệu quả. - Việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính đối với cán bộ các phòng, ban và UBND phường là nhiệm vụ mới nên kinh nghiệm chưa nhiều; nhận thức ở một số đơn vị về công tác kiểm soát thủ tục hành chính còn chưa cao nên việc phối hợp trong công tác kiểm soát TTHC ở Quận còn hạn chế. - Việc ban hành Quyết định công bố hoặc sửa đổi các thủ tục hành chính của Thành phố sau khi có văn bản QPPL của Nhà nước mới ban hành liên quan đến căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính còn chưa kịp thời đã làm ảnh hưởng đến việc niêm yết thủ tục hành chính. Ví dụ lĩnh vực Lao động TBXH, Giáo dục, Kế hoạch và đầu tư. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2