intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Luật về phòng, chống bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: Phùng Đức Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

74
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cơ sở lý luận về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn bàn tỉnh Tuyên Quang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Luật về phòng, chống bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NỘI VỤ<br /> <br /> HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> ĐÀO XUÂN CƯỜNG<br /> <br /> PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC<br /> GIA ĐÌNH - TỪ THỰC TIỄN TỈNH TUYÊN QUANG<br /> <br /> Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính<br /> Mã số: 60 38 01 02<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT<br /> <br /> HÀ NỘI - 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ HƯƠNG<br /> Phản biện 1:…………………………………………………………......<br /> …………………………………………………..............……………...<br /> Phản biện 2:…………………………………………………………….<br /> ……………………………………………….......................…………..<br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành<br /> chính Quốc gia<br /> Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,<br /> Học viện Hành chính Quốc gia<br /> Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP………………<br /> Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201...<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia<br /> hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, được Đảng và<br /> Nhà nước ta hết sức quan tâm và đã ban hành hàng loạt các văn bản<br /> pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này. Trên<br /> địa bàn tỉnh Tuyên Quang, thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật<br /> về phòng, chống bạo lực gia đình cũng cho thấy còn những tồn tại,<br /> hạn chế nhất định đòi hỏi phải có những nghiên cứu, đánh giá đầy đủ,<br /> nghiêm túc về những nguyên nhân phát sinh hành vi bạo lực gia đình,<br /> những hậu quả mà hành vi đó mang lại cùng những tác động của nó<br /> tới đời sống gia đình nói riêng cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội<br /> nói chung. Cùng với đó, là việc nghiên cứu những quy định pháp luật<br /> trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình cũng là vấn đề hết sức<br /> cần thiết để đánh giá toàn diện mức độ điều chỉnh, tác động của pháp<br /> luật hiện hành đối với các quan hệ xã hội có liên quan đến vấn đề bạo<br /> lực gia đình, từ đó phát huy những điểm tích cực và hạn chế, khắc<br /> phục những điểm còn bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật về<br /> phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Tuyên Quang đồng thời đề xuất<br /> những giải pháp cụ thể để từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về<br /> phòng, chống bạo lực gia đình, không ngừng nâng cao hiệu quả của<br /> công tác đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh<br /> Tuyên Quang nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung.<br /> Xuất phát từ những lý do trên, vấn đề “Pháp luật về phòng,<br /> chống bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang” đã được tác<br /> giả lựa chọn làm đề tại luận văn thạc sỹ Luật học của mình.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> Một số công trình nghiên cứu được công bố về vấn đề này, cụ<br /> thể:<br /> <br /> 1<br /> <br /> “Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc phòng<br /> chống bạo lực gia đình” của Nguyễn Thị Ngọc Bích, Đại học Luật<br /> Hà Nội;<br /> “Tìm hiểu và thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình”<br /> của Phạm Văn Dũng, Nguyễn Đình Thơ;<br /> “Bàn về ranh giới giữa xử lý hình sự và xử lý hành chính các<br /> hành vi bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê Lan<br /> Chi, Viện Nhà nước và Pháp luật;<br /> “Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở nước ta hiện<br /> nay- Thực trạng vấn đề và giải pháp” của Viện nghiên cứu Quyền con<br /> người, Học viện Chính trị Quốc gia HCM 2008;<br /> “Bạo lực gia đình–một sự sai lệch giá trị” của tác giả Lê Thị<br /> Quý và Đặng Vũ Cảnh Linh, NXB Khoa học xã hội 2007;<br /> “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình” của tác giả<br /> Nguyễn Ngọc Điện;<br /> “Pháp luật quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình đối với<br /> phụ nữ” của tác giả Trần Thị Hòe;<br /> “Tính hợp lý, khả thi của một số biện pháp xử lý vi phạm hành<br /> chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình” của tác giả Phan<br /> Thị Lan Hương;<br /> “Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em - thực trạng và nguyên<br /> nhân” của Ngô Thị Hường, Đại học Luật Hà Nội;<br /> “Tổng quan về bạo lực và pháp luật phòng, chống bạo lực đối<br /> với phụ nữ, trẻ em” của Nguyễn Thị Kim Phụng…<br /> Ngoài ra, còn nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí<br /> khoa học, các Luận văn, đề tài đã được nghiệm thu liên quan đến<br /> vấn đề bạo lực gia đình. Nhìn chung, các công trình nêu trên đã phân<br /> tích, đánh giá vấn đề bạo lực gia đình dưới nhiều góc độ khác nhau,<br /> <br /> 2<br /> <br /> tuy nhiên việc nghiên cứu về pháp luật về phòng, chống bạo lực gia<br /> đình từ thực tiễn một địa bàn cụ thể là tỉnh Tuyên Quang từ đó đề xuất<br /> những giải pháp đề hoàn thiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia<br /> đình thì có rất ít các đề tài đề cập tới. Vì vậy, đề tài nghiên cứu này<br /> không có sự trùng lắp với những công trình nghiên cứu đã được công<br /> bố, các kết quả nghiên cứu trước đó chỉ có giá trị tham khảo khi tác<br /> giả nghiên cứu đề tài này.<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn<br /> 3.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn<br /> diện cơ sở lý luận về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình hiện<br /> nay; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện<br /> và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình<br /> trên địa bàn bàn tỉnh Tuyên Quang.<br /> 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận của pháp luật phòng,<br /> chống bạo lực gia đình theo những quy định hiện hành.<br /> - Phân tích tình hình bạo lực gia đình và thực trạng pháp luật về<br /> phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Tuyên Quang; phân tích, đánh<br /> giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế của thực trạng<br /> thi hành pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình tại Tuyên Quang và<br /> làm rõ nguyên nhân của những hạn chế đó.<br /> - Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp<br /> luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay.<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 4.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp<br /> luật phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Tuyên Quang.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1