intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chia sẻ: Phùng Đức Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về công tác cán bộ, chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay; luận văn làm rõ những nội dung chất lượng cần thiết của đội ngũ và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> BỘ NỘI VỤ<br /> …………/…………<br /> …………/…………<br /> HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> PHETTHAVONE MOUNSOUPHOM<br /> <br /> NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT<br /> CẤP HUYỆN Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƢỚC CỘNG HÕA<br /> DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản lý công<br /> Mã số: 60.34.04.03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI – 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Duy Yên<br /> <br /> Phản biện 1:…………………………………………………<br /> Phản biện 2:…………………………………………………<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện<br /> Hành chính Quốc gia.<br /> Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn<br /> thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.<br /> Số:77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa- TP Hà Nội<br /> Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2016.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web<br /> Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công<br /> việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[10,<br /> tr.487]. Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền<br /> với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ. Đặc biệt là đội ngũ cán<br /> bộ chủ chốt có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và sự lãnh<br /> đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.<br /> Còn Lênin thì cho rằng: “Chưa hề có một giai cấp nào giành được<br /> quyền thống trị nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình<br /> những nhà lãnh đạo chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ<br /> chức và lãnh đạo phong trào”[15, tr.473]. Nhận thức rõ tính chất quyết<br /> định của công tác cán bộ trong mọi quá trình hoạt động, Đảng nhân dân<br /> cách mạng Lào và Nhà nước Lào luôn coi công tác cán bộ; coi đó là nhiệm<br /> vụ chiến lược, bởi vì cán bộ là người quyết định thành công hay thất bại<br /> của mọi công việc, là vốn liếng rất quý của Đảng và đất nước. Thực tiễn<br /> đã chứng minh rằng: nếu không có cán bộ trung thành, gương mẫu, tiên<br /> phong, có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn sẽ không thể hoàn<br /> thành cách mạng dân tộc dân chủ trước kia, cũng như trong bảo vệ và xây<br /> dựng phát triển đất nước vững mạnh trong giai đoạn hiện nay.<br /> Đảng và Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào luôn coi công<br /> tác cán bộ là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt, đặc biệt là công tác xây<br /> dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện. Cấp<br /> huyện có vị trí quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường<br /> lối của Đảng nhân dân cách mạng Lào và chính sách pháp luật của Nhà<br /> nước Lào vào hiện thực cuộc sống.Cấp huyện là cầu nối giữa tỉnh, trung<br /> ương với cấp cơ sở. Sự quan tâm, chỉ đạo của cấp huyện đối với cấp cơ sở<br /> rất quan trọng bởi cấp huyện là cấp trên trực tiếp của cơ sở, sâu sát cấp cơ<br /> sở nhất. Mặt khác, thông qua cấp huyện, chính quyền cơ sở phản ánh lên<br /> cấp tỉnh và cấp trung ương những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cần phải<br /> giải quyết hoặc những vấn đề không còn phù hợp để cấp trên nghiên cứu,<br /> điều chỉnh, bổ sung cho kịp thời, phù hợp với đòi hỏi khách quan của thực<br /> tiễn diễn ra ở cơ sở. Điều này cho thấy vai trò rất quan trọng của đội ngũ cán<br /> 1<br /> <br /> bộ chủ chốt cấp huyện trong việc thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ<br /> trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Ví dụ, Đề án của Thủ<br /> tướng Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào số 82/CP, ngày<br /> 19/5/2004 về “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho công chức trẻ ở<br /> huyện giai đoạn 2005-2010” với những mục tiêu cụ thể mà đề án hướng<br /> tới đó là:<br /> + Tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành vi của cán<br /> bộ, công chức trẻ ở huyện đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của<br /> địa phương.<br /> + Cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản, cần thiết cho<br /> cán bộ, công chức trẻ ở huyện.<br /> + Trang bị phương pháp, cách tiếp cận về chính trị, pháp luật và<br /> quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở huyện;<br /> + Rèn luyện năng lực tư duy logic, tư duy hệ thống, năng lực tham<br /> mưu, đề xuất thực hiện chính sách; năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả<br /> công việc của cán bộ, công chức trẻ ở huyện.<br /> Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội<br /> của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.Vì vậy, muốn đẩy mạnh hơn nữa sự<br /> phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô đòi hỏi phải nâng cao trình độ, năng<br /> lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đặc biệt<br /> là chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện nói riêng; vì thế, việc<br /> xây dựng, đào tạo và phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ<br /> chốt cấp huyện hiện nay là một mục tiêu quan trọng của Thủ đô Viên<br /> Chăn.<br /> Từ nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cán bộ trong<br /> thời kỳ mới cũng như thực tiễn và những vấn đề đang đặt ra trong công tác<br /> cán bộ cấp huyện hiện nay của thủ đô Viêng Chăn, tác giả chọn đề tài:<br /> “Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn,<br /> nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”để làm đề tài luận văn tốt nghiệp<br /> Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br /> Với vị trí, vai trò và tính chất quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,<br /> quản lý ở các cấp, đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu<br /> 2<br /> <br /> về cán bộ, công tác cán bộ. Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình đã<br /> được công bố trên các sách, báo, tạp chí và trong các báo cáo của các cuộc<br /> hội thảo khoa học, các luận án tiến sĩ, các luận văn thạc sĩ. Có thể kể đến<br /> một số công trình tiêu biểu sau:<br /> - PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm (đồng chủ<br /> biên), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thời<br /> kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc<br /> gia, Hà Nội, 2001. Trên cơ sở các quan điểm lý luận và tổng kết thực tiễn,<br /> cuốn sách đã phân tích, lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc<br /> nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo<br /> chủ chốt các cấp, từ đó đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải<br /> pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ này cả về chất lượng, số lượng và<br /> cơ cấu cho phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa,<br /> hiện đại hóa đất nước.<br /> - GS. TS. Vũ Văn Hiền (chủ biên), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo<br /> quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhà<br /> xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007. Cáctác giả đã tập trung luận giải<br /> vai trò của việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống<br /> chính trị; phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ này. Từ đó, các tác giải<br /> nhấn mạnh đến những yêu cầu về tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức,<br /> lối sống và năng lực cán bộ trong mối quan hệ với yêu cầu nhiệm vụ trong<br /> thời kỳ mới. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm<br /> xây dựng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự<br /> nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.<br /> - TS. Lô Quốc Toản (chủ biên), Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu<br /> số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, nhà xuất bản chính trị Quốc<br /> gia, Hà Nội, 2010. Cuốn sách đã tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản: các<br /> khái niệm và cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu<br /> số; thực trạng công tác phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh<br /> miền núi phía Bắc nước ta; phương hướng và hệ giải pháp phát triển<br /> nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta trong<br /> giai đoạn hiện nay.<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2