intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao chất lượng đào tạo công chức nguồn cấp xã theo Đề án thí điểm đào tạo công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn của thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Phùng Đức Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

47
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã và Đề án thí điểm đào tạo công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn, phân tích thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức nguồn cấp xã, luận văn có những phân tích tìm ra nguyên nhân dẫn tới những hạn chế của công tác đào tạo công chức nguồn cấp xã.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao chất lượng đào tạo công chức nguồn cấp xã theo Đề án thí điểm đào tạo công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn của thành phố Hà Nội

MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Công chức là chủ thể của nền công vụ, là nguồn nhân lực nòng cốt và quan<br /> trọng trong quản lý và tổ chức công việc của nhà nước. Đội ngũ cán bộ, công chức<br /> cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính<br /> quyền cơ sở. Tuy nhiên hiện nay chất lượng của công chức cấp xã trên phạm vi cả<br /> nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, còn nhiều hạn chế về<br /> trình độ chuyên môn, cũng như năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển<br /> kinh tế - xã hội của địa phương. Chính vì thế nâng cao chất lượng, hiệu quả của đội<br /> ngũ công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng là nhiệm vụ xuyên suốt,<br /> lâu dài cần được thực hiện.<br /> Trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,<br /> công chức và thực trạng chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn<br /> thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện Đề án thí<br /> điểm đào tạo công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn. Qua 5 năm thực<br /> hiện thí điểm, công tác đào tạo công chức nguồn cấp xã đã thu được nhiều kết quả<br /> đáng khích lệ, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần phải giải quyết. Chính vì<br /> vậy, việc nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đào tạo công chức nguồn cấp xã<br /> theo Đề án thí điểm đào tạo công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn<br /> của thành phố Hà Nội” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu<br /> Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã nhà nước là một vấn đề đã<br /> được nhiều nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu khoa học quan<br /> tâm nghiên cứu. Đến nay đã có nhiều công trình khoa học mang tính lý luận và<br /> thực tiễn, trong số đó có một số các tác giả và một số các công trình nghiên cứu<br /> 1<br /> <br /> tiêu biểu. Bên cạnh đó một số luận văn, luận án có liên quan đến đào tạo, bồi<br /> dưỡng công chức cấp xã và công chức nguồn cấp xã. Những tài liệu trên của các<br /> tác giả là nguồn tư liệu quý và có giá trị tham khảo, kế thừa để tôi tiến hành đề tài<br /> nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, những công trình trên mới đề cập đến những vấn<br /> đề chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức hay công chức cấp xã ở<br /> khía cạnh đào tạo sau tuyển dụng.Trong khi đó, Vấn đề đào tạo công chức từ trước<br /> khi tuyển dụng lại ít được đề cập và đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu hay<br /> luận văn khoa học nào về vấn đề đào tạo công chức nguồn xã, phường, thị trấn trên<br /> địa bàn thành phố Hà Nội. Việc nghiên cứu đề tài này với cấp độ luận văn thạc sỹ<br /> chuyên ngành Quản lý công sẽ góp phần giải quyết những vấn đề mà lý luận và<br /> thực tiễn đã đang đặt ra.<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về đào<br /> tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã và Đề án thí điểm đào tạo công chức nguồn làm<br /> việc tại xã, phường, thị trấn, phân tích thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng<br /> công chức nguồn cấp xã, luận văn có những phân tích tìm ra nguyên nhân dẫn tới<br /> những hạn chế của công tác đào tạo công chức nguồn cấp xã. Từ đó, luận văn đề<br /> xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi<br /> dưỡng công chức nguồn cấp xã.<br /> - Nhiệm vụ nghiên cứu:<br /> Nghiên cứu và luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề nâng cao<br /> chất lượng đào tạo công chức nguồn cấp xã.<br /> Vận dụng lý luận để đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo công chức nguồn<br /> cấp xã của thành phố Hà Nội, tìm ra nguyên nhân, từ đó rút ra được những kinh<br /> nghiệm về đào tạo công chức nguồn cấp xã trong giai đoạn tới.<br /> 2<br /> <br /> Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác<br /> đào tạo nguồn, góp phần hoàn thiện, thực hiện có hiệu quả đề án thí điểm đào tạo<br /> công chức nguồn làm việc tại chính quyền cơ sở cho thành phố Hà Nội.<br /> 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br /> Phạm vi nghiên cứu :Luận văn nghiên cứu về chất lượng đào tạo công chức<br /> nguồn làm việc tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai<br /> đoạn từ năm 2012 đến năm 2016.<br /> Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng đào tạo công chức nguồn xã, phường, thị<br /> trấn.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật<br /> lịch sử. Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp điều<br /> tra xã hội học, phương pháp phỏng vấn.<br /> Ngoài ra, luận văn còn sử dụng và kết hợp một số phương pháp khác như:<br /> phương pháp xử lý số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích thống kê,<br /> tổng hợp…<br /> 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br /> Lần đầu tiên đề tài được nghiên cứu về cơ bản cả lý luận và thực tiễn, từ đó có<br /> thể cung cấp những luận cứ khoa học giúp sở Nội vụ thành phố Hà nội thực hiện<br /> tốt hơn công tác đào tạo nguồn công chức ở các giai đoạn tiếp theo.<br /> 7. Kết cấu của luận văn<br /> Chương 1: Một số vấn đề chung về đào tạo công chức cấp xã và Đề án thí điểm<br /> đào tạo công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn của thành phố Hà Nội.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nguồn công chức cấp xã theo Đề án<br /> thí điểm đào tạo công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn của thành phố<br /> Hà Nội.<br /> Chương 3: Mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo công<br /> chức nguồn cấp xã theo Đề án thí điểm đào tạo nguồn công chức làm việc tại xã,<br /> phường, thị trấn của thành phố Hà Nội.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Chương 1<br /> MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ<br /> ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC NGUỒN LÀM VIỆC TẠI XÃ,<br /> PHƯỜNG, THỊ TRẤN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br /> 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu<br /> 1.1.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng<br /> Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ban hành ngày 5/3/2010 của<br /> Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức đã quy định “Đào tạo là quá trình<br /> truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo từng cấp học, bậc<br /> học”.<br /> Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ban hành ngày 5/3/2010 của<br /> Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức đã quy định: “Bồi dưỡng là hoạt động<br /> trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”.<br /> 1.1.2. Công chức cấp xã<br /> Luật cán bộ, công chức năm 2008 đã ra đời và có hiệu lực từ ngày 01 tháng<br /> 01 năm 2010. Tại Khoản 2, Điều 4 của luật Cán bộ công chức số 22/2008/QH12 đã<br /> nêu rõ:<br /> “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch<br /> chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ<br /> chức chính trị- xã hội ở Trung ương, cấp thành phố, cấp huyện; trong cơ quan, đơn<br /> vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp,<br /> công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an mà không phải là sỹ<br /> quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp và trong bô máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự<br /> nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội<br /> (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2