intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

15
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung luận văn gồm 3 chương được trình bày như sau: Cơ sở khoa học về năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra phòng cháy, chữa cháy; Thực trạng năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra phòng cháy, chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC Thành phố Hồ Chí Minh; Giải pháp tiếp tục nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra phòng cháy, chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC Tp. Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ TRÍ DŨNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ KIỂM TRA PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60340403 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. MAI ĐÌNH LÂM Phản biện 1: TS.Đào Đăng Kiên – Học viện Hành chính QG ……………………………………………………………….. Phản biện 2: TS.Phan Hải Hồ - Học viện Cán bộ Tp.HCM ……………………………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 210, Nhà A. - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số 10 - Đường 3/2 - Quận 10 – TP.Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi 8h00’ giờ, ngày 11 tháng 4 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Ngày 4/10/2006, Sở Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh chính thức được ra mắt và đi vào hoạt động thí điểm. Trong quá trình thực hiện, cơ cấu tổ chức, việc sắp xếp ổn định bộ máy cũng luôn đòi hỏi phải nghiên cứu, từng bước hoàn thiện. Trong đó, một mảng công tác trọng tâm của Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh là kiểm tra, hướng dẫn an toàn PC&CC luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Việc nghiên cứu về thực trạng năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC hiện nay để có cái nhìn toàn diện, đánh giá được những mặt mạnh, yếu của đội ngũ này theo như những đòi hỏi thực tế đặt ra từ xã hội. Để từ đó, chúng ta có thể xây dựng một tiêu chuẩn chung về trình độ, năng lực cần thiết của một cán bộ kiểm tra PCCC. Đồng thời, có thể đưa ra các giải pháp, định hướng phát triển đội ngũ này để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn - Đề tài cấp Bộ của Ts. Đào Hữu Dân _ Hà Nội, năm 2012: “Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC của lực lượng Cảnh sát PC&CC trong giai đoạn hiện nay”. - Đề tài luận văn Thạc sỹ của Dương Huy Khôi tại Đại học PCCC, năm 2013: “Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay”. - Đề tài luận văn Thạc sỹ của Phạm Thu Hà tại Đại học PCCC năm 2013: “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý 1
  4. nhà nước về PCCC tại các siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn Tp.Hà Nội”. - Đề tài luận văn Thạc sỹ của Lại Thị Hồng Chuyên, tại Đại học PCCC năm 2014: “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra an toàn PCCC của Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh”. 3. Mục đích và nhiệm vụ + Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC. + Phân tích thực trạng năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh. + Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC của lực lượng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC của lực lượng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ kiểm tra PCCC trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh, từ năm 2011 đến năm 2015. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp chuyên gia; phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học; phương pháp thống kê, tổng hợp; phương pháp phân tích định tính; phương pháp so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC của lực lượng 2
  5. Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh. Từ đó, đánh giá được năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC, phục vụ cho công tác đánh giá cán bộ, phân công công tác phù hợp với tình hình thực tế của mỗi đơn vị. - Về thực tiễn: + Đề xuất một số giải pháp xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ kiểm tra PCCC của lực lượng Cảnh sát PC&CC để đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. + Làm cơ sở cho lực lượng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh và các địa phương khác tham khảo, vận dụng trrong công tác điều hành, quản lý để nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Cơ sở khoa học về năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC. Chương 2. Thực trạng năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC thuộc lực lượng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh. Chương 3. Giải pháp tiếp tục nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC thuộc lực lượng Cảnh sát PC&CC Tp. Hồ Chí Minh CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ KIỂM TRA PCCC 3
  6. 1.1. Những vấn đề chung về công tác PCCC và cán bộ kiểm tra PCCC 1.1.1. Công tác kiểm tra PCCC a. Khái niệm công tác kiểm tra PCCC Kiểm tra an toàn về PCCC được hiểu là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xem xét đánh giá việc thực hiện các quy định về PCCC trong quá trình hoạt động của cơ sở, của phương tiện giao thông cơ giới, của chủ hộ gia đình và từng cá nhân, phát hiện những sơ hở, tìm ra nguyên nhân và biện pháp xử lý nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn PCCC. b. Vai trò của công tác kiểm tra an toàn về PCCC Thứ nhất, kiểm tra an toàn về PCCC là kiểm tra việc thực hiện các quy định về PCCC của một cơ sở, cơ quan, tổ chức, phương tiện giao thông cơ giới. Thứ hai, kiểm tra an toàn về PCCC còn kiểm tra nội dung quản lý về PCCC của các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền. Thứ ba, kiểm tra an toàn về PCCC là một trong những nội dung bảo vệ ANCT - TTATXH của lực lượng CAND. 1.1.2. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ kiểm tra PCCC 1.1.2.1. Khái niệm Cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy là các sĩ quan, hạ sĩ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy làm nhiệm vụ kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy. 1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ: Cán bộ kiểm tra PCCC là một đội ngũ cán bộ trực thuộc lực lượng Cảnh sát PC&CC được giao cho chức năng đại diện cho lực 4
  7. lượng Cảnh sát PC&CC trực tiếp tiến hành thực hiện công tác kiểm tra an toàn PCCC đối với các cơ sở trên địa bàn quản lý; đảm bảo cho các đối tượng quản lý thực hiện tốt các quy định về an toàn PCCC, tổ chức thực hiện các giải pháp ngăn chặn kịp thời các nguy có có thể phát sinh cháy, nổ, giảm thiểu các thiệt hại do cháy, nổ gây ra. 1.2. Năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC 1.2.1. Năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC Năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC là tổng hợp các yếu tố thuộc về thể chất, trí tuệ và các phẩm chất tâm lý; đảm bảo cho người cán bộ kiểm tra PCCC có thể kết hợp, sử dụng thành thạo, nhuần nhuyễn các yếu tố đó để hoàn thành nhiệm vụ của công tác kiểm tra an toàn PCCC đề ra với kết quả tối ưu. 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC - Một là, xuất phát từ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ kiểm tra PCCC - Hai là, xuất phát từ yêu cầu của tình hình hiện nay - Ba là, xuất phát từ những hạn chế về năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC 1.2.3.1. Các kiến thức người cán bộ kiểm tra PCCC cần phải có để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được phân công - Về học vấn - Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ - Kiến thức lý luận chính trị - hành chính- Kiến thức quản lý nhà nước 5
  8. - Kiến thức pháp luật - Kiến thức ngoại ngữ và tin học 1.2.3.2. Những kỹ năng cơ bản người cán bộ kiểm tra PCCC cần rèn luyện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao - Kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong thực thi công vụ - Kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp - Kỹ năng sử dụng các phương tiện, trang thiết bị vào giải quyết công việc 1.2.3.3. Thái độ, ý thức, cách ứng xử người cán bộ kiểm tra PCCC cần đáp ứng để giải quyết tốt công việc - Thái độ của cán bộ đối với công việc - Thái độ của cán bộ với người dân - Thái độ đối với lãnh đạo, đồng nghiệp 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC - Công tác quy hoạch, tạo nguồn, tuyển dụng, đánh giá - Phân công công việc - Đào tạo, bồi dưỡng - Thanh tra, kiểm tra, giám sát - Chế độ, chính sách - Môi trường làm việc 1.3. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc nâng cao năng lực của cán bộ kiểm tra PCCC 1.3.1. Lực lượng làm công tác kiểm tra an toàn PCCC ở các nước phát triển trên thế giới. Ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản, công tác kiểm tra an toàn PCCC chủ yếu do hai đối tượng thực hiện đó là 6
  9. thanh tra an toàn cháy và các kỹ sư an toàn cháy nổ. Do đặc thù về cơ cấu tổ chức mà đa số các nước có lực lượng thanh tra an toàn cháy được sử dụng như là một nhân viên hoặc viên chức theo chế độ hợp đồng, mang tính xã hội hóa cao, 1.3.2. Kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố đã thành lập Cảnh sát PC&CC cấp Sở - Thứ nhất, tiến hành kiểm tra, đánh giá về trình độ, năng lực của cán để bố trí, phân công công tác cho cán bộ kiểm tra PCCC hợp lý, hiệu quả. - Thứ hai, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra PCCC... - Thứ ba, nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề tồn tại, khó khăn, trong việc thực thi các văn bản luật, cũng như công tác kiểm tra, quản lý cơ sở nhằm đề xuất bổ sung, chỉnh sửa phù hợp. 1.3.3. Kinh nghiệm có thể áp dụng đối với Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh Một là, đối với kinh nghiệm của các nước trên thế giới, lực lượng cán bộ kiểm tra PCCC đều làm việc chế độ hợp đồng, chỉ thuần quản lý hành chính. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, kinh nghiệm này rất khó áp dụng ở Việt Nam bởi bị ảnh hưởng nhiều về cơ chế và nhận thức chung. Hai là, đối với kinh nghiệm của các địa phương khác trong cả nước ta thì việc áp dụng các biện pháp đã nêu trên đối với lực lượng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh là phù hợp. Tuy nhiên, vẫn cần các giải pháp, biện pháp xác thực hơn để đáp ứng được yêu cầu của một Thành phố năng động, kinh tế phát triển nhất nước 7
  10. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ KIỂM TRA PCCC THUỘC LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT PC&CC TP.HỒ CHÍ MINH 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Tp.Hồ Chí Minh có ảnh hƣởng đến công tác kiểm tra an toàn về PCCC Tp.Hồ Chí Minh có tốc độ phát triển kinh tế xã hội lớn nhất trong cả nước, số lượng dân nhập cư đông nên nhu cầu sử dụng các nguồn nhiên liệu (than đá, xăng, dầu, khí LPG, điện...) phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt ngày càng lớn. Những điều này luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao, đòi hỏi lực lượng Cảnh sát PC&CC phải không ngừng phát triển để đáp yêu cầu thực tiễn của thành phố. 2.2. Tổng quan về lực lƣợng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh gồm Ban Giám đốc và 30 đơn vị cấp phòng, bên dưới là các đơn vị cấp đội phụ trách các mảng công tác theo từng chuyên đề. Biên chế cán bộ kiểm tra PCCC của Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh liên tục tăng, từ năm 2010 có 141 cán bộ, tính đến năm 2015 có 262 cán bộ, tăng 121 cán bộ, trung bình mỗi năm tăng khoảng 20%. Tuy nhiên, biên chế đội ngũ cán bộ kiểm tra PCCC của Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh vẫn đang rất thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay. 8
  11. 2.3. Đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC thuộc lực lƣợng Cảnh sát PC&CC Tp. Hồ Chí Minh 2.3.1. Về kiến thức 2.3.1.1. Kiến thức chuyên môn Cán bộ kiểm tra PCCC thuộc lực lượng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh đều đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Số cán bộ có trình độ từ Trung cấp trở lên chiếm 100%, đạt tiêu chuẩn tối thiểu, số cán bộ có trình độ đại học là 15,1%, so với mặt bằng chung của cả nước là không cao. 2.3.1.2. Kiến thức lý luận Chính trị - Hành chính Số cán bộ kiểm tra PCCC chưa qua đào tạo và đào tạo ở trình độ Sơ cấp còn khá lớn, chiếm tới 75,3%, số cán bộ qua đào tạo Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính có tỉ lệ còn thấp, chiếm 21,51%, chỉ có 08 cán bộ có trình độ Cao cấp, chiếm 3,19%. 2.3.1.3. Kiến thức pháp luật Mức độ cập nhật các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực PCCC của cán bộ kiểm tra PCCC thuộc lực lượng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh ở mức khá cao. Cán bộ kiểm tra PCCC điều đã có ý thức tự học hỏi, tự nghiên cứu, cũng như nhận thấy được tầm quan trọng của việc cập nhật thông tin về văn bản pháp luật có liên quan sẽ phục vụ tốt cho công tác. 2.3.1.4. Kiến thức ngoại ngữ Số cán bộ kiểm tra PCCC có chứng chỉ A ngoại ngữ trở lên chiếm 68,13%, số cán bộ còn lại chiếm 31,87%, có thể thấy tỷ lệ được đào tạo ngoại ngữ như vậy là chưa khả quan, chưa đáp ứng 9
  12. được yêu cầu của một Tp.Hồ Chí Minh năng động, có tốc độ phát triển nhanh. 2.3.2. Về kỹ năng 2.3.2.1. Kỹ năng soạn thảo văn bản Số cán bộ kiểm tra PCCC nắm rõ quy trình, kỹ thuật trình bày văn bản để có thể soạn thảo văn bản thành thạo, chính xác đã đạt ở mức khá ít, chiếm 13,55%, đại đa số cán bộ đã có thể soạn thảo một số loại văn bản phổ biến, đơn giản thông dụng, chiếm 76,89%, đã chứng tỏ phần lớn cán bộ kiểm tra PCCC đã có kỹ năng soạn thảo văn bản phục vụ cho công tác chuyên môn. 2.3.2.2. Kỹ năng tuyên truyền, vận động Số cán bộ kiểm tra PCCC thật sự tự tin, có sự chuẩn bị chu đáo trước khi tiến hành hành tuyên truyền về công tác PCCC chỉ chiếm 25,90% là không cao; có 59,36% ý kiến nhìn nhận có tiến hành tuyên truyền nhưng hiệu quả không cao, chưa thực sự lôi cuốn, hấp dẫn người nghe; còn lại 14,74% ý kiến cán bộ kiểm tra PCCC là thỉnh thoảng hoặc rất ít, không thực hiện tuyên truyền về PCCC do thiếu tự tin. 2.3.2.3. Kỹ năng xây dựng kế hoạch làm việc Số cán bộ kiểm tra PCCC đã chủ động xây dựng kế hoạch làm việc, chiếm 67,33%, còn lại 32,67% cán bộ kiểm tra PCCC có thực hiện nhưng chưa chủ động. 2.3.2.4. Kỹ năng hướng dẫn, tiếp nhận, xử lý, lưu trữ hồ sơ Việc hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cán bộ kiểm tra PCCC đã thực hiện khá tốt, đảm bảo phần lớn các yêu cầu về thời gian hoàn thành thủ tục, chiếm 79,02%. Tuy nhiên, số còn lại thỉnh thoảng sai hẹn và thường xuyên sai hẹn cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ là 20,98%. 10
  13. 2.3.2.5. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử Có gần 85% ý kiến người dân đánh giá hài lòng về thái độ ứng xử, giao tiếp của cán bộ kiểm tra PCCC, có 2,8% ý kiến của người dân khi được khảo sát nhận xét chưa hài lòng với nhiều cán bộ kiểm tra trong giao tiếp, ứng xử với nhân dân. Do vây, cần phải chấn chỉnh, khắc phục ngay những yếu kém về văn hóa giao tiếp của một bộ phận cán bộ kiểm tra PCCC. 2.3.2.6. Kỹ năng sử dụng phương tiện, trang thiết bị Phần lớn cán bộ kiểm tra PCCC chỉ mới sử dụng máy vi tính và ứng dụng tin học và giải quyết công việc ở mức độ sơ cấp, thông thường chiếm 44,62%, chỉ có một bộ phận tương đối đã sử dụng thành thạo, hiệu quả, chiếm 54,18% và còn một số lượng cán bộ kiểm tra còn hạn chế về kiến thức tin học cũng như khả năng ứng dụng tin học vào hoạt động thực thi công vụ, chiếm 1,20%. Với những yêu cầu và đòi hỏi của tình hình phát triển hiện nay, đây rõ ràng là một khiếm khuyết không nhỏ của một bộ phận cán bộ kiểm tra PCCC cần được khắc phục. 2.3.3. Về thái độ của cán bộ kiểm tra PCCC 2.3.3.1. Thái độ đối với công việc Theo đánh giá của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đơn vị thì có 39,73% ý kiến đánh giá đội ngũ cán bộ kiểm tra khi được giao nhiệm vụ đều có ý thức trách nhiệm với công việc,52,05% cho rằng bình thường và 8,02% đánh giá cán bộ kiểm tra còn hời hợt, thiếu trách nhiệm. 2.3.3.2. Thái độ đối với nhân dân Qua khảo sát có 71,33% ý kiến người dân cho rằng cán bộ kiểm tra có thái độ tôn trọng, thân thiện, nhiệt tình, một số cán bộ khi 11
  14. tiếp xúc với người dân còn dùng những ngôn từ thiếu nhã nhận, thậm chí có khi còn trả lời trống không, nhác gừng, chưa thể hiện được thái độ tôn trọng trong ứng xử với nhân dân. 2.3.3.3. Thái độ đối với lãnh đạo, đồng nghiệp Qua khảo sát, cho thấy khả năng hợp tác, phối hợp giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ kiểm tra PCCC đã có sự tự giác, chủ động, thể hiện tinh thần thân ái, giúp đỡ giữa đồng đội trong đơn vị. 2.4. Đánh giá chung về thực trạng năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC 2.4.1. Ưu điểm Thứ nhất, đội ngũ cán bộ kiểm tra PCCC đa số đều thể hiện được bản lĩnh chính trị vững vàng, trong quá trình làm việc đều tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc đã được quy định. Thứ hai, cán bộ kiểm tra PCCC ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu hoàn thành các nhiệm vụ trong điều kiện mới. Thứ ba, các kỹ năng cần thiết từng bước được trau dồi, hoàn thiện. Thứ tư, thái độ ý thức trong hoạt động thực thi công vụ của cán bộ đã có nhiều chuyển biến đáng khích lệ, thực hiện sự đoàn kết nhất trí, có sự phối hợp chặt chẽ nhiệt tình, năng động, hăng hái thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Thứ năm, có sự quan tâm kịp thời của các cấp ủy Đảng và lãnh đạo, chỉ huy các cấp. Thứ sáu, các văn bản luật và dưới luật về PCCC đã thường xuyên được quan tâm điều chỉnh, bổ sung kịp thời để phù hợp với 12
  15. thực tiễn, cũng như đã tạo nên được tính pháp lý ngày càng chặt chẽ hơn cho công tác kiểm tra an toàn PCCC. 2.4.2. Hạn chế Trước hết là kiến thức chuyên môn của đội ngũ cán bộ kiểm tra PCCC còn chưa cao, việc sử dụng, giao tiếp thành thạo ngoại ngữ còn rất hạn chế, tinh thần tự giác học tập của cán bộ kiểm tra PCCC chưa được phát huy, tư duy ngại đổi mới vẫn tồn tại. Hai là, đội ngũ cán bộ kiểm tra PCCC còn thiếu và yếu các kỹ năng cần thiết trong thực thi công vụ. Ba là, ý thức, thái độ của một bộ phận cán bộ kiểm tra chưa tốt. Đối với công việc được giao, một số cán bộ kiểm tra PCCC chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm, tận tâm, tận lực trong công việc. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế Một là, xuất phát từ những hạn chế về mặt nhận thức. Hai là, công tác đào tạo, quy hoạch, tạo nguồn, tuyển dụng, sử dụng cán bộ còn nhiều bất cập. Ba là, tổ chức bộ máy vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện Bốn là, trang bị phương tiện, thiết bị làm việc phục vụ công tác chuyên môn còn thiếu. CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ KIỂM TRA PCCC THUỘC LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT PC&CC TP. HỒ CHÍ MINH 13
  16. 3.1. Định hƣớng nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC thuộc lực lƣợng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh 3.1.1. Chủ trương của Chính phủ đối với phát triển lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH - Về tổ chức, bộ máy: Hoàn thiện mô hình tổ chức, biên chế của các Sở Cảnh sát PC&CC; đầu tư mới và nâng cấp, cải tạo trụ sở Sở Cảnh sát PC&CC, Phòng cảnh sát PC&CC quận, huyện của các địa phương; đầu tư trang bị phương tiện PCCC&CNCH… - Về nguồn nhân lực, biên chế: Tăng chỉ tiêu đào tạo hàng năm; Tuyển sinh viên tốt nghiệp ngoài ngành với chuyên môn cần thiết cho công tác PCCC&CNCH; Tăng chỉ tiêu lựa chọn số công dân phục vụ có thời hạn ở lại Ngành để đào tạo; Mở rộng các hình thức đào tạo ngắn hạn, dài hạn tập trung, tại chức, đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài, đào tạo theo trường lớp và tự đào tạo. 3.1.2. Chủ trương của Thành ủy - Ủy ban nhân dân Tp.Hồ Chí Minh đối với phát triển lực lượng Cảnh sát PC&CC Thành phố Tập trung chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn Thành phố tăng cường công tác tuyên truyền về PCCC, phối hợp thực hiện công tác quản lý, kiểm tra an toàn PCCC và quy hoạch kết cầu hạ tầng một cách đồng bộ, hợp lý, có tính toán bố trí quỹ đất để xây dựng trụ sở các đơn vị Phòng Cảnh sát PC&CC quận, huyện và các đội chữa cháy chuyên nghiệp khu vực. 3.1.3. Chủ trương của Đảng ủy – Ban giám đốc Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra PCCC có số lượng, cơ cấu hợp lý, đảm bảo cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn 14
  17. nghiệp vụ, trình độ quản lý nhà nước, trình độ lý luận chính trị đạt chuẩn theo quy định. Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra PCCC có phẩm chất đạo đức trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, công tâm thạo việc, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân. Ba là, tham mưu, kiến nghị xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực PCCC và cứu nạn cứu hộ, tạo điều kiện để cán bộ kiểm tra PCCC thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC một cách đồng bộ, toàn diện. Bốn là, thực hiện nghiêm các quy định về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và chế độ chính sách đối với cán bộ kiểm tra PCCC. Năm là, gắn nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC với việc xây dựng, kiện toàn tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảnh sát PC&CC Thành phố; tăng cường trang bị các phương tiện và cải thiện môi trường điều kiện làm việc cho các đơn vị trực thuộc nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính. 3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục nâng cao năng lực thi thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC thuộc lực lƣợng Cảnh sát PC&CC Tp.Hồ Chí Minh 3.2.1. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ kiểm tra PCCC thuộc lực lượng Cảnh sát PC&CC Thành phố Một là, quán triệt những chủ trương, chính sách Đảng, Chính phủ về chỉ đạo thực hiện công tác PCCC trong thời kỳ mới; nâng cao nhận thức của người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ quan, tổ 15
  18. chức và hộ gia đình về việc chủ động phòng ngừa, không để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hai là, phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan quản lý ngành (Sở, Ban, Ngành), chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền bằng các hình thức tuyên truyền đa dạng, phù hợp cho các cơ quan quản lý nhà nước, người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức và cá nhân về các quy định của văn bản pháp luật về PCCC, trách nhiệm trong công tác PCCC để biết và thực hiện. Ba là, triển khai đồng bộ các văn bản luật và các quy định về an toàn PCCC; kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm, thực hiện các biện pháp chế tài phù hợp, đủ sức răn đe, ngăn chặn hiệu quả các sai phạm về an toàn PCCC; thực hiện cải cách hành chính, tạo cơ chế thông thoáng. Song song với những nội dung trên, sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về công tác PCCC bên trong nội bộ của lực lượng Cảnh sát PC&CC Thành phố cũng không kém phần quan trọng. Theo đó, cần phải quan tâm tới các nội dung sau: Một là, thông qua các hội nghị, hội thảo để phổ biến, quán triệt các các văn bản, các chương trình, kế hoạch, đề án của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an liên quan đến nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy và năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ kiểm tra PCCC. Hai là, tổ chức cho CBCS thực hiện việc đăng ký tự học tập, làm theo Bác, tự rèn luyện bản thân để nâng cao hiệu quả công việc, tạo lập thói quen, đức tính tốt dưới sự giám sát và đánh giá thường xuyên của cấp ủy, chỉ huy. Ba là, thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, công tác đền ơn, đáp nghĩa, vinh danh người có công, cống 16
  19. hiến...nhằm thực hiện tốt việc “truyền lửa” giữa các thế hệ, bồi dưỡng tình yêu Ngành, mến nghề, vun đắp niềm tự hào là một chiến sỹ Cảnh sát PC&CC. Bốn là, thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành quyết liệt, tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên liên tục đối với cán bộ thực hiện công tác kiểm tra an toàn PCCC, kịp thời chấn chỉnh các thiếu sót, tồn tại, xử lý nghiêm các sai phạm. 3.2.2. Nâng cao đạo đức công vụ đối với cán bộ kiểm tra PCCC Một là, thường xuyên coi trọng công tác giáo dục đạo đức công vụ thông qua việc bồi dưỡng, nâng cao ý thức, trách nhiệm với công việc, điều chỉnh về thái độ, tinh thần vì dân phục vụ cho cán bộ kiểm tra PCCC. Hai là, tăng cường vai trò của cấp ủy, lãnh đạo đơn vị trong duy trì nề nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt phê bình và tự phê bình trong nội bộ đơn vị, gương mẫu trong mọi hoạt động; giúp cán bộ có tinh thần cầu tiến, biết lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, lãnh đạo và người dân để tự điều chỉnh hành vi sửa đổi hoàn thiện bản thân. Ba là, cần tiến hành nghiên cứu, rà soát để tham mưu, kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ các quy định, thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà cho người dân, nhất là ở những lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tiêu cực. Công khai hóa minh bạch các hoạt động công vụ, cải cách thủ tục hành chính nhằm tránh tình trạng cán bộ kiểm tra PCCC lợi dụng các kẽ hở trong quy định tùy tiện giải quyết công việc trục lợi, nhũng nhiễu nhân dân. 17
  20. Bốn là, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, tạo điều kiện và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để cán bộ kiểm tra PCCC yên tâm làm việc, cống hiến. Theo đó, cần đổi mới và cải cách công tác quản lý cán bộ ở tất cả các khâu từ bố trí, sử dụng, kiểm tra, đánh giá cán bộ; xây dựng các chính sách tôn vinh, khuyến khích, khen thưởng thích đáng về vật chất và tinh thần đối với các cán bộ kiểm tra PCCC làm việc tận tụy, trong sạch; đồng thời, thực hiện nghiêm việc xử lý các trường hợp cán bộ vi phạm. Năm là, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò giám sát của nhân dân về phong cách, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, tư thế tác phong, tinh thần trách nhiệm của cán bộ kiểm tra PCCC đối với hoạt động thực thi công vụ và nền nếp sinh hoạt ở địa phương, từ đó nắm rõ và phát hiện những sai phạm của cán bộ để có biện pháp chấn chỉnh uốn nắn kịp thời. Sáu là, thực hiện chế độ trách nhiệm cá nhân đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi để xảy ra những vụ việc tiêu cực, nhũng nhiễu, vi phạm đạo đức nghiêm trọng, gây mất uy tín của lực lượng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với chính quyền, với chế độ . 3.2.3. Đổi mới công tác tạo nguồn, quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng và đánh giá cán bộ Một là, cần nghiên cứu, bố trí cán bộ có đủ trình độ năng lực chuyên môn và chuyên trách thực hiện công tác kiểm tra an toàn PCCC theo hướng chuyên môn hoá và kết hợp giữa cán bộ có kinh nghiệm với cán bộ trẻ để đảm bảo yêu cầu về trình độ, năng lực, sở trường và sự phối hợp của cán bộ, phù hợp trong công tác quản lý đối với các loại hình cơ sở, lĩnh vực, ngành hoặc theo địa bàn, khu vực. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2