Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 5
download
Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về phân cấp quản lý ngân sách của Trung ương và địa phương. Làm tài liệu tham khảo, cung cấp luận cứ khoa học và thông tin về những vấn đề liên quan đến lý luận quản lý hành chính nhà nước, quản lý công và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của địa phương. Đồng thời phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập góp phần nâng cao hiệu quả phân cấp Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ NGA PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2018
- Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. LÊ TOÀN THẮNG Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN VĂN GIAO Phản biện 2: PGS.TS. LÊ THỊ ANH VÂN Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp D tầng 4 Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 9h30 ngày 13 tháng 3 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 2
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Trong thời kỳ đổi mới, phân cấp quản lý NSNN nói chung và phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng trong cải cách tài chính công hiện nay. Trong giai đoạn 2012 - 2016, việc phân cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã được đẩy mạnh và triển khai thực hiện rõ trong quá trình phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi, quy trình quản lý ngân sách cùng với phân cấp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kiểm toán NSNN một cách cụ thể. Phân cấp quản lý NSNN nhằm gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động KT - XH theo một hệ thống cụ thể góp phần phân phối sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Quá trình phân cấp quản lý NSNN đúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì và phát triển hoạt động của các cấp chính quyền ngân sách từ trung ương đến điạ phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế của từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Phân cấp quản lý NSNN là một nội dung quan trọng và phức tạp nhất của quản lý tài chính công, vừa đảm bảo được tính tập trung thống nhất, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền trong việc giải quyết tốt các vấn đề KT-XH, bảo đảm kỷ cương trong quản lý NSNN theo pháp luật. Tuy nhiên, trước yêu cầu cải cách tài chính công thì quản lý ngân sách nói chung hay phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa qua đã đạt được hiệu quả nhưng vẫn còn một số bất cập và hạn chế nhất định. Vì vậy, em xin được chọn đề tài: “Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luậ 2. Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã tham khảo một số giáo trình, tài liệu cũng như các luận văn đã hoàn thành như: Cuốn sách “Phân cấp quản lý nhà nước - Lý luận và thực tiễn" của PGS.TS Võ Kim Sơn, do NXB Chính trị quốc gia ấn hành năm 2004. Cuốn sách đã phân tích các vấn đề lý luận về phân cấp quản lý nhà nước: Các quan niệm về phân cấp cùng sự bình luận về các hình thức phân cấp quản lý nhà nước. 3
- Sách “Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương. Thực trạng và giải pháp”, PGS-TS Lê Chi Mai (2006), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội đã đưa ra các lý thuyết về phân cấp ngân sách nhà nước và những giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phân cấp quản lý NSNN cho chính quyền địa phương ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ kinh tế: “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020”, Tô Thiện Hiền (2012), Trường Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã làm sáng tỏ các lý luận về quản lý ngân sách nhà nước, cùng với đó là việc chỉ ra những mặt đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại trong quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh An Giang, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang. Phạm Đức Hồng (2002), Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, Học việc tài chính: Luận văn đã đưa ra giải pháp hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách, hạn chế phần phân cấp quản lý ngân sách . Nguyễn Thị Minh (2008), Đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính. Luận văn nói về các nhiệm vụ chi ngân sách, các giải pháp để đổi mới chi ngân sách. Lê Toàn Thắng (2014), Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay, luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính. Luận án đã tập trung nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến NSNN, phân cấp quản lý NSNN, những đánh giá về thực trạng phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam hiện nay và cuối cùng đưa ra những định hướng giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam hiện tại và tương lai. 3. Mục ứu Từ những kiến thức lý luận về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và thực trạng quản lý NSNN tại tỉnh Bắc Ninh, luậ ằ ấp quản lý cấp NSNN phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, đáp ứng yêu cầu quản lý NSNN, đồng thời thúc đẩy cải cách mang tính toàn diện về mọi mặt, tạo điều kiện thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hộ 4
- Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về NSNN như: Khái niệm NSNN, thu chiNSNN, vai trò NSNN, hệ thống NSNN. Cơ sở lý luận của phân cấp quản lý NSNN như: Khái niệm phân cấp quản lý NSNN, nội dung phân cấp quản lý NSNN (về nội dung phân cấp nguồn thu – nhiệm vụ chi, về phân cấp theo quy trình NSNN phân cấp trrong hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát quản lý NSNN). Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phân cấp về nguồn thu – nhiệm vụ chi; quy trình NSNN; thanh tra, kiểm tra giám sát về phân cấp quản lý NSNN taị tỉnh Bắc Ninh 2012 - 2016 để thấy được tác động của quá trình phân cấp quản lý ngân sách đến nguồn thu ngân sách của các cấp tại địa phương nói riêng và mục tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo ở địa phương nói chung. Đưa ra những định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. 4. Đối tƣợ ứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Bắc Ninh. : Dưới góc độ về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về phân cấp quản lý quản lý thu – chi ngân sách nhà nước, quy trình quản lý ngân sách và hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán NSNN tại tỉnh Bắc Ninh. Dưới góc độ về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2012 – 2016, đồng thời đưa ra định hướng về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại tỉnh trong giai đoạn 2017 – 2020. 5. ứu – ứu cụ thể: Phương pháp thu thập số liệu. Phương pháp tổng hợp, phân tích: Thông qua phương pháp này để có những đánh giá, những kết luận, những đề xuất mang tính khoa học, phù hợp 5
- với những lý luận và thực tiễn của công tác phân cấp quản lý ngân sách địa phương. Phương pháp so sánh: Thông qua phương pháp so sánh để làm rõ sự thay đổi khác nhau trong từng giai đoạn phân cấp. Phương pháp dự báo: Phương pháp này được sử dụng để phân tích, dự báo về các hoạt động phân cấp ngân sách của tỉnh trong giai đoạn tới để qua đó có những giải pháp tối ưu nhằm đẩy mạnh hiệu quả phân cấp ngân sách Nhà nước. 6. ận và thực tiễ Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về phân cấp quản lý ngân sách của Trung ương và địa phương. Làm tài liệu tham khảo, cung cấp luận cứ khoa học và thông tin về những vấn đề liên quan đến lý luận quản lý hành chính nhà nước, quản lý công và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của địa phương. Đồng thời phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập góp phần nâng cao hiệu quả phân cấp Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Về mặt thực tiễn: Luận văn nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện về tình hình thực hiện ngân sách tại tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa qua để đánh giá thực trạng phân cấp quản lý ngân sách như thế nào? Tác động của quá trình phân cấp quản lý đến Ngân sách địa phương như thế nào? Cuối cùng, đưa ra định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện việc phân cấp quản lý ngân sách tại tỉnh Bắc Ninh cũng như các địa phương khác trên cả nước. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của bài luận văn bao gồm: PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Chƣơng 2: Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 - 2016 Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Ninh KẾT LUẬN 6
- CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò Ngân sách nhà nƣớc Khái niệm Ngân sách nhà nước NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Bản chất NSNN Về cơ cấu: NSNN bao gồm toàn bộ các khoản thu, khoản chi của Nhà nước. Về mặt pháp lý: NSNN phải được CQNN có thẩm quyền quyết định Về thời gian thực hiện: trong một năm ngân sách Vai trò của NSNN Thứ nhất, NSNN là kế hoạch tài chính vĩ mô trong các kế hoạch tài chính của Nhà nước. Thứ hai, NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước Thứ ba, NSNN là khâu chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính Thứ tư, NSNN là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm phát Thứ năm, NSNN là công cụ định hướng phát triển sản xuất Thứ sáu, NSNN là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư Thu NSNN Thu NSSN là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để huy động một bộ phận giá trị của cải xã hội hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thu NSNN là hoạt động tài chính của nhà nước được thực hiện bằng hệ thống chính sách, luật pháp do Nhà nước ban hành dựa trên cơ sở quyền lực của Nhà nước đối với các chủ thể khác trong xã hội. Chi NSNN Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng NSNN nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ. Chi NSNN bao gồm các khoản chi 7
- phát triển kinh tế xã hội, chi cho quốc phòng an ninh, chi hoạt động của bộ máy nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác. Chi NSNN thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí của bộ máy quản lý nhà nước và thực hiện chức năng kinh tế - xã hội mà nhà nước đảm nhận theo những nguyên tắc nhất định. 1.1.3. Chu trình ngân sách bao gồm: Lập dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách. Lập dự toán ngân sách: Là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Chấp hành ngân sách: Là khâu tiếp theo của khâu lập ngân sách. Đó chính là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch NSNN năm trở thành hiện thực. Quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. 1.1.4 Hệ thống Ngân sách Nhà nƣớc NSNN bao gồm Ngân sách Trung ương (NSTW) và Ngân sách địa phương (NSĐP). NSĐP bao gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. NSTW là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương. NSĐP là các khoản thu NSNN phân cấp cho địa phương hưởng, thu bổ sung từ NSTW cho NSĐP và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. 1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.2.1 Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc . Phân cấp quản lý NSNN là việc phân định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý NSNN phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội 1.2.2. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc 1.2.2.1. Phân cấp quản lý về nguồn thu, nhiệm vụ chi Quản lý thu NSNN được hiểu là các cơ quan làm nhiệm vụ thu NSNN lập kế hoạch, tổ chức triển khai thu và phối hợp kiểm tra, đánh giá quá trình thu 8
- NSNN. Yêu cầu trong quản lý thu NSNN là thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu NSNN theo đúng quy định luật pháp của Nhà nước, bên cạnh đó có những giải pháp chống thất thu NSNN. Quản lý chi NSNN là việc ban hành các chính sách chi ngân sách, lập kế hoạch, tổ chức điều hành chi ngân sách và kiểm tra, giám sát các khoản chi NSNN. Cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách của các CQNN. KBNN thực hiện việc kiểm soát chi NSNN. 1.2.2.2 Phân cấp quản lý về quy trình ngân sách nhà nước Giai đoạn lập dự toán NSNN: Bao gồm giai đoạn chuẩn bị lập dự toán NSNN và giai đoạn thẩm tra, xem xét, thảo luận, quyết định phê chuẩn dự toán và phân bổ NSNN Giai đoạn chấp hành ngân sách nhà nước: Giai đoạn quyết toán NSNN thực hiện trong thực tế. 1.2.2.3 Phân cấp quản lý trong giám sát, thanh tra, kiểm toán NSNN Giám sát NSNN: Là việc Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp lệnh quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. 9
- 1.2.3 Mục tiêu, nguyên tắc và các yếu tố ảnh hƣởng phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc Mục tiêu phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Một là, tăng hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước: Tính hiệu quả được thể hiện ở hiệu quả sử dụng NSNN và sự cân đối giữa NSTW và NSĐP. Hai là, phát huy tính chủ động của địa phương, phân cấp Ba là, khuyến khích việc cung cấp có hiệu quả hàng hóa công cộng Năm là, tạo điều kiện cho việc giám sát sử dụng ngân sách hiệu quả Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Một là, phân cấp quản lý NSNN phải phù hợp và đồng bộ với phân cấp quản lý nhà nước. Hai là, đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW, đồng thời tạo cho NSĐP vị trí độc lập tương đối trong hệ thống NSN Ba là, đảm bảo tính hiệu quả Bốn là, đảm bảo tăng cường hiệu lực quản lý và kiểm soát NSNN Năm là, nâng cao năng lực quản lý và trách nhiệm giải trình của địa phương, Các yếu tố ảnh hưởng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Bối cảnh và xu thế phát triển kinh tế xã hội ở địa phương Tính chất cung cấp hàng hoá công cộng Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của các cấp chính quyền ở địa phương Mức độ phân cấp về quản lý hành chính – kinh tế – xã hội giữa các cấp chính quyền 1.3. KINH NGHIỆM PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN 1.3.1.Kinh nghiệm phân cấp quản lý NSNN tỉnh Hải Dương 1.3.2. Kinh nghiệm phân cấp quản lý NSNN tỉnh Hưng Yên 1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Bắc Ninh 10
- TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của phân cấp quản lý ngân sách tại tỉnh Bắc Ninh thông qua việc phân tích về lý luận phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và thực tiễn kinh nghiệm phân cấp của các tỉnh khác để rút ra bài học kinh nghiệm cho địa phương mình. Cụ thể, luận văn đã tập trung nghiên cứu: Thứ nhất: Phân tích và hệ thống hóa các vấn đề NSNN như NSNN, hệ thống NSNN, quy trình NSNN, vai trò NSNN trong nền kinh tế thị trường. Thứ hai: Phân tích, làm rõ khái niệm về phân cấp quản lý NSNN và xem xét phân cấp quản lý NSNN trong mối quan hệ với phân cấp quản lý NSNN và các nội dung quản lý NSNN (trong đó bao gồm phân cấp nguồn thu – nhiệm vụ chi, phân cấp quy trình NSNN, phân cấp trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán NSNN). Thứ ba: Bài học kinh nghiệm từ một số tỉnh và địa phương khác về tình hình thực hiện phân cấp quản lý NSNN tại địa phương đó trong những năm gần đây để có đánh giá và tầm nhìn mới cho tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn mới nhằm thực hiện ngày càng hiệu quả phân cấp quản lý NSNN tại địa phương. Dựa vào toàn bộ những lý thuyết về phân cấp quản lý NSNN và những bài học kinh nghiệm đã đúc kết và đưa ra những định hướng mang tính tương lai để đánh giá thực trạng phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2012 – 2016 ở chương 2, từ đó làm cơ sở để đưa ra những định hướng ở chương 3 nhằm hoàn thiện thống nhất phân cấp quản lý NSNN tại địa phương. 11
- CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2012 – 2016 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH 2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Ninh 2.2. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2012-2016 2.2.1. Phân cấp nguồn thu - nhiệm vụ chi tại tỉnh 2012 - 2016 2.2.1.1 Các văn bản pháp lý liên quan Luật NSNN năm 2015 là căn cứ pháp lý để trong những năm tới tỉnh Bắc Ninh cũng như cả nước nói chung tiến hành thực hiện các hoạt động thu – chi trên địa bàn địa phương trong thời gian tới. Thực hiện Luật NSNN 2002 của Quốc hội ngày 16/12/2002, Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật NSNN – tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành chấp hành đúng luật NSNN 2002. Bước vào thời kỳ ổn định ngân sách mới (2011 - 2015), UBND tỉnh Bắc Ninh đã triển khai công tác mới về thực hiện theo quyết định 101/2010/QĐ- UBND ngày 9/8/2010 về việc ban hành quy định phân cấp quản lý ngân sách các cấp chính quyền địa phương thuộc tỉnh Bắc Ninh năm 2011. Căn cứ vào những văn bản pháp luật trên, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND tỉnh Bắc Ninh quy định về việc ban hành quy định phân cấp quản lý ngân sách các cấp chính quyền địa phương thuộc tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2017 - 2020. Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn từ 2012-2016, những vấn đề liên quan đến phân cấp quản lý ngân sách nhà nước vẫn dựa trên luật NSNN năm 2002 và quyết định 101/2010/QĐ-UBND ngày 9/8/2010 về việc ban hành quy định phân cấp quản lý ngân sách các cấp chính quyền địa phương thuộc tỉnh Bắc Ninh năm 2011 làm căn cứ pháp lý. 2.2.1.2 Phân cấp quản lý về nguồn thu ngân sách Đối với các khoản thu ngân sách được hưởng 100%: Quyết định 101/2010/QĐ - UBND ngày 9/8/2010 về việc ban hành quy định phân cấp quản lý ngân sách các cấp chính quyền địa phương thuộc tỉnh Bắc Ninh năm 2011 12
- Các khoản thu phân chia tỉ lệ phần trăm (%) giữa NSTW và ngân sách cấp chính quyền địa phương: Thuế VAT, không kể thuế VAT hàng xuất nhập khẩu; Thuế TNDN, không kể đơn vị hạch toán toàn ngành; Thuế TNCN; Thuế TTĐB từ hàng hoá dịch vụ trong nước; Phí xăng dầu. Các khoản thu phân chia tỉ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương: Thuế nhà, đất; Tiền sử dụng đất; Lệ phí trước bạ. Ngoài ra còn có quyết định số 154/2010/QĐ-UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 10/12/2010 về việc ban hành tỉ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương năm 2011. Thu ngân sách cấp tỉnh Thu ngân sách cấp tỉnh liên tục tăng qua các năm: Năm 2012 thu ngân sách cấp tỉnh 6.327 tỷ đồng tăng lên 7.773 tỷ đồng (2013), tổng số thu tăng 1.446 tỷ đồng, tốc độ tăng 122,9% so với năm 2012. Năm 2014, thu ngân sách cấp tỉnh đạt 9.340 tỷ đồng, tăng them 1.567 tỷ đồng so với năm 2013. Đến năm 2015, thu ngân sách cấp tỉnh đạt 11.573 tỷ đồng, tăng 2.233 tỷ đồng với tốc độ tăng cao nhất là 123,9% so với năm 2014. Năm 2016 (UTH) ngân sách cấp tỉnh đạt 12.741 tỷ đồng, tăng thêm 1.168 tỷ đồng so với năm 2015. Trung bình mỗi năm tăng 1.604 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng thu trung bình là 119,3%/năm. Tỷ trọng thu ngân sách cấp tỉnh/Tổng thu NSĐP lần lượt là 80,3%, 84,1%, 85,8%, 84,5%, 79,7%; trung bình là 82.9%/năm. Theo danh mục các khoản thu 100% của ngân sách cấp tỉnh: Khoản thu NSĐP hưởng 100% của cấp tỉnh liên tục tăng từ 1.071 tỷ đồng năm 2012 lên 1.680 tỷ đồng năm 2016 (UTH), tăng thêm 609 tỷ đồng. Với quyết định 101/2010/QĐ- UBND về phân cấp quản lý ngân sách các cấp chính quyền địa phương, tỉnh Bắc Ninh đã phân cấp cho ngân sách cấp huyện và cấp xã được hưởng 100% đối với thuế môn bài thu trên địa bàn do huyện, xã quản lý; ngoài ra còn phân cấp cho ngân sách cấp xã thực hiện các khoản thu 100% đối với thuế tài nguyên, qua đó tăng tính chủ động và hiệu quả trong việc thực hiện các khoản thu trên địa bàn. Bên cạnh đó, tỉnh đã tập trung hơn vào các khoản thu 100% mà chỉ tỉnh mới được tiến hành thu như: Thu tiền cho thuê đất, thu tiền bán nhà và thuê nhà ở tăng, các khoản thu này tuy nhỏ nhưng đã tạo thêm nguồn tài chính cho ngân sách tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi cấp tỉnh và điều hòa ngân sách huyện, xã. 13
- Các khoản thu phân chia tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách liên tục tăng qua các năm: Năm 2012 đạt 3.640 tỷ đồng, năm 2013 đạt 4.325 tỷ đồng, đến năm 2014 là 5.806 tỷ đồng, năm 2015 đạt 6.980 tỷ đồng, năm 2016 (UTH) đạt 7.450 tỷ đồng. Với quyết định thời kỳ ổn định ngân sách mới 2011-2015 thì các khoản thuế TNDN của các DNNN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được chuyển từ thu 100% ngân sách tỉnh sang phân chia tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách, tuy nhiên các khoản thu này hầu hết do cấp tỉnh giữ hoặc chỉ có 1 số huyện, thành phố, thị xã có trình độ quản lý tốt như thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn được giữ lại). Thu ngân sách huyện, xã: Ngân sách cấp huyện được phân cấp ngày càng nhiều hơn: Thu ngân sách cấp huyện liên tục tăng, năm 2012 đạt 932 tỷ đồng, năm 2013 là 997 tỷ đồng, năm 2014 1.152 tỷ đồng, năm 2015 là 1.575 tỷ đồng, đến năm 2016 (UTH) đạt 2.480 tỷ đồng. Thu ngân sách cấp huyện năm 2016 (UTH) tăng thêm 1.548 tỷ đồng với tốc độ tăng 266,1% so với với 2012. Tỷ trọng thu ngân sách cấp huyện/Tổng thu NSĐP lần lượt là 11,9%, 10,8%, 10,6%, 11,5%, 15,5% trung bình là 12,1%/năm. Ngân sách cấp xã cũng được phân cấp ngày càng nhiều hơn trong giai đoạn 2012 - 2016: Thu ngân sách cấp xã liên tục tăng từ 611 tỷ đồng năm 2012 lên 755 tỷ đồng năm 2016 (UTH), tăng thêm 144 tỷ đồng với tốc độ tăng là 123,6%. Tỷ trọng thu ngân sách cấp xã/Tổng thu NSĐP lần lượt là 7,8%, 5,1%, 3,1%, 4,0%, 4,8% trung bình là 5%/năm. Các khoản thu 100% được giao cho cấp huyện, cấp xã tăng: Năm 2012 tổng các khoản thu 100% đạt 278 tỷ đồng, đến năm 2015 đạt 456 tỷ đồng, tăng thêm 178 tỷ đồng. Các khoản thu này tăng nhanh trong nguồn thu cấp huyện vì thời kỳ 2007-2010 thuế môn bài là nguồn thu 100% của ngân sách cấp tỉnh, nhưng sang thời kỳ 2011-2015 khoản thuế này được phân cấp nguồn thu 100% cho ngân sách cấp huyện, cấp xã. Các khoản thu theo tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách tăng: Điển hình như thuế thu nhập cá nhân tăng, đây cũng là loại thuế mà tỉnh chuyển từ nguồn thu 100% của cấp tỉnh sang tỷ lệ % phân chia giữa các cấp chính quyền, do đó làm tăng thu cho ngân sách các cấp trên địa bàn. Việc phân chia tỷ lệ % cho cấp 14
- huyện giúp cho cấp huyện đảm bảo một phần thực hiện các khoản chi của huyện và giảm bớt sự mất chênh lệch các khoản thu giữa các huyện với nhau. Việc phân cấp nguồn thu NSNN trên địa bàn mất cân đối rất lớn: Sự mất cân đối này được thể hiện trong thu NSNN trên địa bàn từng huyện của tỉnh. Trong tỉnh có 8 huyện, trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện, trong đó các địa bàn có số thu lớn nhất thường tập trung vào thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn, đây là những nơi thu hút được nhiều các khu công nghiệp và có sự phát triển rất mạnh của các loại hình dịch vụ khác nhau. Sự chênh lệch giữa huyện cao nhất và thấp nhất của giai đoạn 2012 - 2016 lần lượt là: 13,5 lần; 2,6 lần; 2,5 lần; 2,7 lần; 2,1 lần, trung bình là 4.7 lần/năm (Thành phố Bắc Ninh luôn là tỉnh đứng đầu và Gia Bình – Lương Tài là 2 huyện có số thu các năm thấp nhất). Phân cấp đã tạo quyền chủ động và chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý thu và sử dụng ngân sách trong từng cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên các khoản thu mà NSĐP được hưởng còn ít, các khoản NSĐP hưởng 100% thường cấu thành từ những nguồn thu nhỏ nên không thể tự cân đối ngân sách từ khoản thu này; các khoản thu phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương xảy ra tình trạng cấp tỉnh giữ lại hầu hết các khoản thu lớn mà không chuyển giao xuống cấp huyện, cấp xã. Do vậy, thu ngân sách phải khai thác nguồn thu, chính sách thu phải hợp lý, tôn trọng kỷ luật tài khóa, phân bổ nguồn lực trong cân đối NSNN để tăng thu nhằm tạo tiềm lực tài chính cho địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ và đảm bảo điều hòa cho ngân sách cấp dưới thực hiện tốt nhiệm vụ. 2.2.1.2 Phân cấp quản lý nhiệm vụ chi ngân sách tỉnh Bắc Ninh Nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách gắn liền với trách nhiệm quản lý, khai thác nguồn thu từ cấp ngân sách đó. Đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư, chính quyền địa phương tỉnh, huyện, xã được phân cấp ngày càng lớn hơn trong quyết định các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách. Để đảm bảo các khoản chi giữa các cơ quan, đơn vị được thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật thì UBND tỉnh ban hành quyết định số 153/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP năm 2012. 15
- Chi ngân sách cấp tỉnh: Chi ngân sách cấp tỉnh liên tục tăng từ năm 2012 đến năm 2015. Chi ngân sách cấp tỉnh tăng từ 6.325 tỷ đồng (năm 2012) lên 7.771 tỷ đồng (năm 2013), tăng thêm 1.446 tỷ đồng. Đến năm 2014, chi ngân sách cấp tỉnh đã tăng lên 9.339 tỷ đồng (tăng thêm 1.568 tỷ đồng so với năm 2013). Đến năm 2015, chi ngân sách cấp tỉnh là 11.565 tỷ đồng, tăng thêm 2.226 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2016, chi ngân sách cấp tỉnh giảm từ 11.565 tỷ đồng xuống còn 11.160 tỷ đồng, giảm chi 405 tỷ đồng, chiếm 60,9% trong tổng chi ngân sách địa phương. Qua đó, giảm chi ngân sách cấp tỉnh để tăng cường nguồn chi xuống ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã, góp phần thực hiện tốt hơn quyết định phân cấp quản lý ngân sách trên địa bàn. Việc cắt giảm chi về chi thường xuyên nhằm thực hiện tinh giản biên chế theo định hướng của cả nước, qua đó giảm bớt bộ máy cồng kềnh mà vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý tại địa phương. Bên cạnh đó, cắt giảm một số khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản để tập trung vào các công trình cấp quốc gia nhằm đảm bảo hoạt động phát triển kinh tế của địa phương, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, manh mún và không mang lại hiệu quả cho chi NSĐP nhằm hướng nâng cao tính tự chủ về tài chính trong hoạt động tài chính của địa phương hướng tới xây dựng một nền ngân sách hiệu quả, trong sạch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong hiện tại và tương lai. Chi ngân sách cấp huyện Chi ngân sách cấp huyện liên tục tăng từ năm 2012 đến năm 2016. Chi ngân sách cấp huyện tăng từ 1.045 tỷ đồng (năm 2012) lên 5.854 tỷ đồng (năm 2016), tăng thêm 4.809 tỷ đồng so với năm 2012. Chi ngân sách cấp huyện tăng từ 13,4% phương lên 32% trong tổng chi ngân sách địa, qua đó thấy được vai trò của ngân sách cấp huyện ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong hoạt động của các cấp chính quyền địa phương, nhằm nâng cao tính hiệu quả hoạt động quản lý của địa phương. Chi ngân sách cấp xã Chi ngân sách cấp xã liên tục tăng từ năm 2012 đến năm 2016. Chi ngân sách cấp xã tăng từ 427 tỷ đồng (năm 2012) lên 1.298 tỷ đồng (năm 2016), tăng thêm 871 tỷ đồng so với năm 2012. Trong tổng chi ngân sách địa phương, chi ngân sách cấp xã tăng từ 5,6% (2012) lên 7,1% (2016). Các hoạt động chi của 16
- ngân các cấp xã gắn liền với hoạt động của nhân dân vì đây là cấp gần dân nhất, vì vậy trong những năm tới Tỉnh Bắc Ninh cần chú trọng tới các khoản chi tại cấp xã để đáp ứng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và hợp lý nhất nhu cầu của người dân, đồng thời đầu tư thêm cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Luật NSNN năm 2002 đã trao quyền chủ động và quyền tự chủ lớn hơn cho chính quyền cấp tỉnh, HĐND cấp tỉnh được phân cấp được phân cấp nhiệm vụ chi cho các huyện, xã trực thuộc, việc phân cấp quản lý chi NSNN ở tỉnh Bắc Ninh đã được đẩy mạnh phân cấp cho cấp huyện và cấp xã, đồng thời qua đó xác định được rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách ở địa phương, đồng thời nâng cao vai trò của HĐND các cấp trong việc tổ chức giám sát quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng. Tuy nhiên, việc phân cấp chi ngân sách tỉnh Bắc Ninh còn một số hạn chế. Do vậy, trong thời gian tới Tỉnh cần có những chiến lược mang tính vĩ mô, cắt giảm bớt những khoản chi không cần thiết mà vẫn đảm bảo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn, đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm của Đà Nẵng và một số tỉnh khác trở thành một trong những tỉnh, thành phố tự chủ tài chính trên địa bàn. 2.2.2. Phân cấp quản lý quy trình NSNN tại tỉnh Bắc Ninh Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc và chuyển sang ngân sách mới. Một chu trình ngân sách gồm 3 khâu nối tiếp nhau, đó là: Lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Ba khâu trong chu trình ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ chu trình, lập dự toán ngân sách là khâu đầu tiên, là giai đoạn khởi đầu cho chu trình ngân sách; chấp hành là khâu tiếp theo, sử dụng các biện pháp để ngân sách thực hiện theo đúng dự toán đề ra, đây là khâu quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của chu trình ngân sách. Tiếp đến là quyết toán ngân sách nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong toàn bộ quá trình thực hiện ngân sách đã đề ra. Phân cấp quản lý thực hiện quy trình NSĐP: Phân cấp trong lập và phân bổ DT NS và quy trình giao và phân bổ NSĐP Phân cấp trong chấp hành NSĐP 17
- 2.2.3. Phân cấp trong giám sát, thanh tra và kiểm toán ngân sách nhà nƣớc Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền của tỉnh đạt điểm thấp với số điểm là 1,41 điểm năm 2012, tăng lên 1,6 điểm năm 2013, sự tăng thêm về điểm số của kiểm soát còn quá nhỏ là 0,2 điểm đã nói lên tình trạng thực hiện phòng chống tham nhũng còn chưa hiệu quả trong chính quyền tỉnh Bắc Ninh. Năm 2016, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp, đổi mới công tác điều hành, bám sát những nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, chính quyền, từ đó, công tác thanh tra của Thanh tra tỉnh có nhiều chuyển biến cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác quyết toán ngân sách nhà nước; thanh tra, kiểm tra tài chính; quản lý giá, tài sản, doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính được Sở chú trọng và đạt nhiều kết quả. Năm 2017, ngành tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện tốt chức năng quản lý, điều hành tài chính, ngân sách; tuyên truyền, phổ biến Luật Ngân sách năm 2015, Luật giá, Luật kế toán và các luật khác liên quan; quản lý, điều hành chi theo dự toán đã được giao và theo chế độ, chính sách quy định; tiến hành phân loại các đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10-10-2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và các sự nghiệp khác; hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin… 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2012- 2016 2.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc Một là, phân cấp ngân sách đã tăng tính chủ động, tích cực cho các địa phương trên địa bàn tỉnh, việc phân cấp theo hướng tăng nguồn thu cho NSĐP giúp các cấp chính quyền địa phương phát huy cao độ tính tự chủ trong quản lý ngân sách của cấp mình. Hai là, phân cấp quản lý ngân sách có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế địa phương và xóa đói giảm nghèo. Ba là, phân cấp quản lý ngân sách là cơ sở để từng bước tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến NSNN. 18
- Bốn là, tỉnh đã phân định rõ ràng trách nhiệm của HĐND và UBND các cấp, cơ quan Nhà nước, các tổ chức, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh nhằm khai thác nguồn thu triệt để và sử dụng chi tiết kiệm và hiệu quả. Năm là, phân cấp quản lý NSNN đối với địa phương dựa trên nguyên tắc dịch vụ công được phân cho cấp nào có khả năng đáp ứng nhanh nhất và tiện lợi nhất cho dân. Sáu là, chi NSNN từng bước được cơ cấu lại theo hướng xóa bỏ bao cấp, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nâng cao năng lực quản lý đảm bảo chi ngân sách ngày càng tiết kiệm và hiệu quả cao. Bảy là, địa phương chủ động khai thác nguồn thu để tăng thu cho NSĐP, các cấp chính quyền ngày càng chăm lo hơn các nguồn thu từ các loại thuế, phí, lệ phí đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo nguồn thu chung của NSNN. 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại Tính lồng ghép làm hạn chế tính độc lập của các cấp ngân sách địa phương, sự phức tạp trong hoạt động quản lý NSNN nói chung cũng như việc phân định trách nhiệm chưa được rõ ràng khiến cho sự minh bạch công khai trong quản lý NSNN chưa thực sự rõ ràng và hiệu quả. Việc lồng ghép NSNN khiến cho chu trình NSNN khá phức tạp và gặp nhiều khó khăn trong toàn bộ các khâu gây ra sự chồng chéo trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, đồng thời tạo ra nhiều khe hở dẫn đến tình trạng tham nhũng, hối lộ và đùn đẩy trách nhiệm khi gặp các vấn đề cần giải quyết. Hai là, quyền tự chủ trong quyết định các khoản thu ngân sách của địa phương còn hạn chế Nguồn thu từ các loại phí, lệ phí tại địa phương còn ít, chỉ chiếm khoảng 10% tổng thu NSĐP, địa phương chỉ có quyền quyết định một số loại phí, lệ phí theo phân cấp của Chính phủ và được quy định mức thu một số loại phí, lệ phí trong khung pháp luật hiện hành quy định. Do vậy, các địa phương của tỉnh vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách cấp trên, qua đó làm giảm bớt tính chủ động trong việc thực hiện các nguồn thu tại địa phương. Các nguồn thu 100% cho NSĐP thường là những khoản thuế có nguồn thu còn thấp và không được lâu dài, do vậy mà các địa phương bị hạn chế về khả năng tăng nguồn thu. Trong các nguồn thu hiện nay NSĐP được hưởng 100% thì các khoản thu từ đất đai chiếm tỷ trọng khá lớn. 19
- Phân cấp chưa nuôi dưỡng tốt nguồn thu Phân tích số liệu thu NSNN trên địa bàn tỉnh và chi NSĐP bình quân/đầu người qua các năm, cho thấy mặc dù tỉnh có thu NSNN cao, chi NSĐP bình quân cao hơn song quan hệ giữa 2 biến số này là không rõ rệt vì chi NSĐP còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Vì các sắc thuế đều do Trung ương quyết định cả về thuế suất, cơ sở tính thuế nên không gian cho việc thực hiện sự tự chủ của địa phương là hết sức hạn chế. Ba là, phân định nhiệm vụ chi còn chưa rõ ràng Phân cấp chi ngân sách chưa gắn liền với việc cung cấp các dịch vụ công cộng ở địa phương mà chủ yếu vẫn được phân bổ dựa trên hệ thống tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách theo yếu tố đầu vào, chưa tính đến hiệu quả đầu ra của các nhiệm vụ chi, hiệu quả phân bổ chưa cao, gây thất thoát, lãng phí. Trong cơ chế phân cấp quản lý ngân sách ở Bắc Ninh vẫn còn hạn chế: quyền tự chủ và quyền quyết định của cấp dưới trong đầu tư phát triển, thực hiện các chương trình, dự án lớn,…vẫn phụ thuộc vào cơ quan cấp trên. Việc phân cấp quản lý chi NSNN cho các cấp ở địa phương chưa xứng tầm với khả năng và điều kiện cụ thể của các cấp địa phương, tập trung nhiều ở ngân sách cấp tỉnh, đồng thời còn gây ra sự mất cân đối ngân sách theo chiều dọc giữa ba cấp tỉnh, huyện, xã làm hạn chế việc phát huy tốt tính năng động sáng tạo, tự chủ và tính chịu trách nhiệm của cấp dưới. Bốn là, phân cấp quản lý trong quy trình NSNN còn hạn chế Quy trình ngân sách trong Luật còn phức tạp, tồn tại nhiều bất cập trên thực tiễn: Thứ nhất, ngân sách cấp trên vẫn cân đối thay cho NSĐP, cấp trên vẫn can thiệp vào hoạt động của cấp dưới trong các khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Điều đó làm hạn chế tính chủ động và sáng tạo của cấp dưới, quá trình thẩm tra, thảo luận và dự toán NSNN ở địa phương còn mang tính hình thức. Thứ hai, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách còn trùng lắp, chồng chéo và mang tính hình thức. Việc dự toán NSNN còn mang tính hình thức, còn dựa nhiều vào các bản báo cáo năm trước mà không kiểm tra hết tình hình thực tế của địa phương nên có sự chênh lệch khá lớn giữa quyết toán so với dự toán. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn