intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

39
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện; xác định vai trò của BHXH tự nguyện đối với người lao động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN LƢU TUYẾT SƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỐI TƢỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ – NĂM 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐINH VĂN TIẾN (Ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, học vị) Phản biện 1: TS. Chu Xuân Khánh Phản biện 2: TS. Nguyễn Ngọc Châu Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 203, Nhà B - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 201- Đường Phan Bội Châu - Phường Trường An - TP Huế Thời gian: vào hồi 15 giờ 30 ngày 18 tháng 10 năm 2019. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
  3. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc” [3]. Với định hướng quan trọng này, đã cho thấy tầm nhìn chiến lược của Đảng ta đối với sự nghiệp bảo hiểm xã hội (BHXH), coi BHXH là chính sách xã hội lớn, là nhân tố chính trong thực hiện mục tiêu bảo đảm An sinh xã hội (ASXH), là nền tảng góp phần ổn định chính trị, xã hội, là động lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020 (4), trong đó xác định mục tiêu cụ thể: Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, BHYT xây dựng niềm tin, tạo nền tảng vững chắc để phát triển, tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, trong đó coi trọng BHXH tự nguyện và thực hiện BHYT toàn dân. Đáng chú ý trong mục tiêu này là định hướng phát triển BHXH tự nguyện, bởi lẽ đây là đối tượng chiếm số lượng đông đảo trong xã hội, không thuộc đối tượng BHXH bắt buộc, là những người nông dân, lao động tự do, người thu nhập thấp… Xã hội ổn định, đất nước phồn vinh phải bảo đảm an sinh, chăm lo cuộc sống cho toàn bộ dân cư, nhất là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương. Do đó, việc phát triển BHXH tự nguyện cần được quan tâm thực hiện và tiềm năng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở nước ta còn rất to lớn. Tuy nhiên, tính đến nay, số lượng người lao động tham gia vào BHXH tự nguyện trên cả nước vẫn là con số rất khiêm tốn, chưa thể hiện hết nguồn lực tham gia, cũng như theo định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước. Không nằm ngoài thực trạng đó, chương trình BHXH tự nguyện ở tỉnh Quảng Trị đã và đang triển khai trong thời gian qua, dù đã có những chuyển biến tích cực, nhưng việc thu hút số đông người 1
  4. tham gia cũng như mở rộng đối tượng người tham gia trên địa bàn tỉnh vẫn là những trăn trở lớn của lãnh đạo BHXH tỉnh Quảng Trị nói chung và lãnh đạo BHXH thị xã Quảng Trị nói riêng. Chính vì vậy, lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Phát triển đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị", tôi muốn tìm ra những điểm còn hạn chế, nguyên nhân, trở ngại trong tiến trình thực hiện việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng thêm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, hướng tới mọi người dân đều có “lương hưu”, đảm bảo an sinh, xã hội công bằng và phát triển. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến BHXH tự nguyện đã có nhiều công trình và bài viết liên quan đến vấn đề này, cụ thể: - Đề tài của Ban Thu BHXH thuộc cơ quan BHXH Việt Nam (2004), với tiêu đề: “Cơ sở khoa học quản lý và tổ chức thu bảo hiểm xã hội tự nguyện” do Nguyễn Anh Vũ làm chủ nhiệm [27]. - Trung tâm nghiên cứu khoa học BHXH thuộc cơ quan BHXH Việt Nam (2004), đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đối với người lao động tự tạo việc làm” do TS. Bùi Văn Hồng làm chủ nhiệm [13]. - Đề tài: “Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội” do TS. Đỗ Thị Xuân Phương làm chủ nhiệm (2010) [19]. - Luận văn thạc sĩ Kinh tế: “Các giải pháp tăng cường bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân ở tỉnh Quảng Nam” của Phạm Ngọc Hà (2011) [11]. - Đề tài: “Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam” do Ths. Lê Thị Quế làm chủ nhiệm (2012) [20]. - Bài viết của Hoàng Bá, với tiêu đề: “Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người dân chưa mặn mà”, đăng trên Thời báo Ngân hàng (5/2013) [1]. - Luận văn thạc sĩ Kinh tế: “Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định” của Trần Yên Thái (2014) [24]. 2
  5. - Luận văn thạc sĩ Luật học: “Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện-Thực trạng và giải pháp” của Dương Thảo Phương (2014) [18] - Luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” của Phạm Thị Lan Phương (2015) [17]. Cho đến nay, chưa có một công trình khoa học hay bài viết nào đề cập đến thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục tiêu chung: Phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới có hiệu quả cao nhất. 3.2. Nhiệm vụ cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. - Đánh giá thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn thị xã Quảng Trị giai đoạn 2014 – 2018, từ đó tìm ra những mặt hạn chế, bất cập và nguyên nhân sâu xa ảnh hưởng đến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại thị xã Quảng Trị. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: + Các vấn đề liên quan tới việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại địa bàn thị xã Quảng Trị. + Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc tham gia BHXH tự nguyện như: Chính sách pháp luật của nhà nước, thu nhập của người dân, nhận thức của người tham gia, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật… 3
  6. - Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. - Về thời gian: Các số liệu phục vụ để đánh giá thực trạng được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2018. Giải pháp đề xuất đến năm 2030. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ nội dung đề tài bao gồm: - Phương pháp luận: duy vật biện chứng. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp hệ thống, khái quát, đối chiếu và so sánh, thống kê để phân tích, tổng hợp. - Phương pháp điều tra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện; xác định vai trò của BHXH tự nguyện đối với người lao động. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: - Phân tích, đánh giá về tình hình phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại địa bàn thị xã Quảng Trị giai đoạn từ 2014 - 2018. - Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. 7. Kết cấu của luận văn: gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Chương 2: Thực trạng phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. 4
  7. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỐI TƢỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 1.1. Cơ sở sở lý luận về phát triển đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện 1.1.1. Khái niệm về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện 1.1.1.1. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội - Theo Luật BHXH Việt Nam năm 2014: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH” [22, tr.2]. 1.1.1.2. Khái niệm Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Theo Luật BHXH Việt Nam năm 2014: Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất [22, tr.2]. BHXH tự nguyện chỉ có thể được hình thành và thực hiện trên cơ sở: - Người lao động và có thể cả người sử dụng lao động tự nguyện tham gia với điều kiện: Có nhu cầu thực sự về BHXH; Có khả năng tài chính để tham gia BHXH tự nguyện theo quy định; Có sự thống nhất với những quy định cụ thể (mức đóng, mức hưởng, quy trình thực hiện, phương pháp quản lý, sử dụng quỹ BHXH tự nguyện...) của loại hình BHXH tự nguyện. - Có tổ chức, cơ quan đứng ra thực hiện BHXH tự nguyện. - Được Nhà nước bảo hộ và hỗ trợ khi cần thiết. 1.1.1.3. Khái niệm về đối tượng tham gia BHXH và BHXH tự nguyện Đối tượng tham của BHXH là người lao động và người sử dụng lao động 5
  8. Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 của Luật BHXH. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có thể chia thành 2 nhóm: - Nhóm 1: Lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nay vì lý do nào đó nên không tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc nữa. - Nhóm 2: Những đối tượng chưa tham gia BHXH bắt buộc 1.1.2. Định nghĩa phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện Theo Từ điển Tiếng Việt, “phát triển” được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên của một sự vật, sự việc. Vậy “phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện” hay còn có thể hiểu là phát triển BHXH tự nguyện chính là sự gia tăng về số lượng người dân tham gia vào BHXH tự nguyện. Chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên một số nội dung cơ bản như: - Số lượng người tham gia BHXH tự nguyện năm sau so với năm trước; - Số thu về quỹ BHXH tự nguyện năm sau so với năm trước; - Sự tác động của việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong hệ thống BHXH, ASXH của đất nước. 1.2. Nội dung cơ bản về Bảo hiểm xã hội tự nguyện 1.2.1. Đặc điểm và bản chất của BHXH tự nguyện 1.2.1.1. Đặc điểm của Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Việc tham gia hay không tham gia là hoàn toàn tự nguyện. - Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thường không phải là người có quan hệ lao động (làm việc trong khu vực chính thức), mà là những người lao động PCT, nông dân… - Nguồn tài chính để hình thành quỹ BHXH tự nguyện chủ yếu do người lao động đóng góp. - BHXH tự nguyện thường chỉ được triển khai với một số chế độ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế và khả năng tài chính của các đối tượng tham gia. - BHXH tự nguyện thường được triển khai sau BHXH bắt buộc 1.2.1.2. Bản chất của BHXH tự nguyện * Bản chất kinh tế của BHXH tự nguyện 6
  9. * Bản chất xã hội của BHXH tự nguyện Bản chất kinh tế và bản chất xã hội của BHXH tự nguyện không tách rời mà đan xen với nhau. Khi nói đến sự đảm bảo kinh tế cho người lao động và gia đình họ là nói đến tính xã hội của BHXH. Ngược lại khi nói đến sự đóng góp ít, nhưng lại được bù đắp đủ trang trải mọi rủi ro, thì cũng đã đề cập đến tính kinh tế của BHXH. 1.2.2. Vai trò của BHXH tự nguyện 1.2.2.1. Góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình mọi người lao động trong xã hội 1.2.2.2. Đảm bảo sự công bằng và bình đẳng giữa những người lao động 1.2.2.3. BHXH tự nguyện trực tiếp góp phần đảm bảo ASXH 1.2.3. Nguyên tắc hoạt động của BHXH tự nguyện 1.2.3.1. Nguyên tắc tự nguyện 1.2.3.2. Nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng và bình đẳng 1.2.3.3. Nguyên tắc đơn giản và thuận tiện 1.2.3.4. Nguyên tắc bảo trợ của Nhà nước 1.2.3.5. Nguyên tắc phát triển 1.2.4. Chính sách BHXH tự nguyện 1.2.4.1. Quyền lợi BHXH tự nguyện - Được hưởng chế độ hưu trí khi đóng được ít nhất 20 năm và hết tuổi lao động; - Được hưởng chế độ BHXH 1 lần nếu không đủ điều kiện hưu trí hoặc muốn nhận sớm; - Thân nhân được hưởng chế độ tử tuất nếu người đóng chẳng may qua đời. 1.2.4.2. Mức đóng BHXH tự nguyện * Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. 1.2.4.3. Thời điểm và phương thức đóng Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: - Đóng hằng tháng (a); - Đóng 3 tháng một lần (b); 7
  10. - Đóng 6 tháng một lần (c); - Đóng 12 tháng một lần (d); - Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm 1 lần (đ); - Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu (e). 1.2.4.4. Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện 1.3. Nội dung về phát triển đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện 1.3.1. Gia tăng mức độ bao phủ của hệ thống BHXH tự nguyện 1.3.2. Kích thích nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người dân 1.3.3. Hoàn thiện, mở rộng mạng lưới hệ thống Đại lý thu BHXH tự nguyện 1.3.4. Đẩy mạng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện 1.3.5. Đổi mới các chế độ BHXH tự nguyện được hưởng 1.3.6. Nâng cao chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện 1.3.7. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện Tiểu kết Chƣơng 1: Trong chương 1, tác giả đã tiến hành làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về BHXH tự nguyện và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Đồng thời đề xuất một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về nội dung phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Từ nội dung lý luận đã triển khai tại chương 1, tác giả đã đánh giá nội dung về thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại chương 2 để làm rõ nét hơn về tình hình phát triển. 8
  11. Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỐI TƢỢNG THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Tổng quan chung về thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị Thị xã Quảng Trị là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Trị. Thị xã Quảng Trị gồm 4 phường, 1 xã, dân số có 24.870 người, số dân trong độ tuổi lao động là 14.338 người. 2.2. Tình hình cơ bản về BHXH thị xã Quảng Trị 2.2.1. Giới thiệu chung về BHXH thị xã Quảng Trị BHXH thị xã Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số 76 QĐ/TC-CB ngày 27/07/1995 của BHXH Việt Nam, được chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 01/1996; là một trong những đơn vị BHXH trực thuộc BHXH tỉnh Quảng Trị, nằm trong hệ thống BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý theo ngành dọc của BHXH tỉnh Quảng Trị theo quy định của pháp luật. BHXH thị xã Quảng Trị có tư cách pháp nhân, là đơn vị hạch toán cấp 3, có con dấu và có tài khoản riêng. BHXH thị xã Quảng Trị có trụ sở đặt tại xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH thị xã Quảng Trị 2.2.2.1. Chức năng của BHXH thị xã Quảng Trị - Giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn thị xã Quảng Trị theo quy định. - BHXH thị xã Quảng Trị chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Trị và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Trị. 2.2.2.2. Nhiệm vụ của BHXH thị xã Quảng Trị: Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được phân cấp trên địa bàn theo quy định. 2.2.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của BHXH thị xã Quảng Trị BHXH thị xã Quảng Trị gồm 15 cán bộ viên chức, được phân chia theo các bộ phận nghiệp vụ gồm: 9
  12. Phó Giám đốc quản lý điều hành Phó Giám đốc Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Thu, sổ Hành chính, TNTKQ Giám định Kế hoạch Chế độ thẻ và văn thư, thủ tục BHYT tài chính BHXH kiểm tra thủ quỹ hành chính Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của BHXH thị xã Quảng Trị (Nguồn: BHXH thị xã Quảng Trị) 2.2.4. Nội dung về công tác thu BHXH tự nguyện và sử dụng quỹ BHXH tự nguyện tại BHXH thị xã Quảng Trị 2.2.4.1. Thực trạng thu BHXH tự nguyện tại BHXH thị xã Quảng Trị Bảng 2.1. Tình hình tham gia BHXH tại thị xã Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2018 Đơn vị tính: Người Năm Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Tham gia BHXH bắt buộc 1.870 1.891 1.951 1.971 2.153 Tham gia BHXH tự nguyện 70 73 65 62 199 Tổng cộng 1.940 1.964 2.016 2.033 2.352 Tỷ lệ tham gia BHXH TN/Tổng 3,61 3,72 3,22 3,05 8,46 số tham gia BHXH (%) (Nguồn: Bộ phận thu BHXH – BHXH thị xã Quảng Trị) Có thể thấy rằng, số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số đối tượng tham gia BHXH cũng như số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Năm 2018, số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tăng 137 người, gấp 3,21 lần so với năm 2017. Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai chính sách BHXH tự nguyện, tính đến 31/12/2018 toàn thị xã mới chỉ có 199 người tham gia BHXH tự nguyện, chiếm 1,63% số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH. 10
  13. Biểu đồ 2.1. Kết quả thực hiện thu BHXH tự nguyện so với kế hoạch thu BHXH tự nguyện tại thị xã Quảng Trị giai đoạn 2014-2018 (Nguồn: Bộ phận Thu – BHXH thị xã Quảng Trị) Trong số thu của BHXH tự nguyện, tỷ lệ đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu (nhưng không quá 10 năm) chiếm phần lớn nguồn thu BHXH tự nguyện, điều này thể hiện rõ nhất ở năm 2017 và 2018. Năm 2017, tuy số người tham gia BHXH tự nguyện giảm nhưng số thu BHXH tự nguyện lại lớn nhất trong giai đoạn 2014 – 2018. Ngược lại, năm 2018, số người tham gia BHXH tự nguyện tăng 137 người so với năm 2017 nhưng số thu lại giảm hẳn 203.538.294 đồng; tỷ lệ hoàn thành so với kế hoạch cũng thấp nhất, chỉ có 38,73%. 2.2.4.2. Sử dụng quỹ BHXH tự nguyện tại BHXH thị xã Quảng Trị Với 2 chế độ khi tham gia BHXH tự nguyện được hưởng là chế độ Hưu trí và chế độ Tử tuất thì tại thị xã Quảng Trị nguồn chi chủ yếu của quỹ BHXH tự nguyện là cho chế độ Hưu trí; chưa có trường hợp chi cho đối tượng hưởng chế độ Tuất. Số đối tượng được hưởng lương hưu từ quỹ BHXH tự nguyện tăng dần qua các năm, điều này chứng tỏ sự hoạt động an toàn của quỹ. Bảng 2.2. Số chi của quỹ BHXH tự nguyện tại BHXH thị xã Quảng Trị giai đoạn 2014 – 2018 Đơn vị tính: Người/ Triệu đồng 11
  14. Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Loại chế độ Số Số Số Số Số Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền lượt lượt lượt lượt lượt Chế độ Hƣu trí 8 103.573 14 157.422 26 277.182 49 614.046 46 639.044 Chi trả lương hưu 4 99.113 7 150.643 13 265.246 20 478.362 22 594.834 TC 1 lần trước - - - - - - - - - - khi nghỉ hưu Đóng BHYT 4 4.460 7 6.779 13 11.936 20 21.526 22 26.768 Chi trả chế độ - - - - - - 9 114.158 2 17.442 BHXH 1 lần Chế độ Tử tuất 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Cộng: 8 103.573 14 157.422 26 277.182 49 614.046 46 639.044 (Nguồn: Bộ phận Kế toán – BHXH thị xã Quảng Trị) Giai đoạn 2014 - 2018, người tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ Hưu trí chủ yếu là các đối tượng trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đã nghỉ việc hoặc chấm dứt HĐLĐ tuy nhiên chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ, vì vậy tham gia tiếp BHXH tự nguyện. Số đối tượng tham gia mới không nhiều. 2.3. Thực trạng công tác phát triển đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị 2.3.1. Mức độ bao phủ của hệ thống BHXH tự nguyện tại địa bàn thị xã Quảng Trị Bảng 2.3. Mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện giai đoạn 2014-2018 T Năm Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu ĐVT T 2014 2015 2016 2017 2018 1 Lực lượng lao động Người 13.261 13.246 13.724 13.971 14.338 2 Số người thuộc diện tham Người 11.391 11.355 11.773 12.000 12.185 gia BHXH tự nguyện Số người tham gia 3 Người 70 73 65 52 199 BHXH tự nguyện 4 Mức độ bao phủ BHXH % 0,53 0,55 0,47 0,37 1,39 tự nguyện so với LLLĐ Mức độ bao phủ BHXH 5 tự nguyện so với số người % 0,61 0,64 0,55 0,43 1,63 thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện (Nguồn: Bộ phận thu BHXH – BHXH thị xã Quảng Trị) 12
  15. Qua số liệu bảng 2.3 cho thấy, mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện tăng liên tục qua các năm, điều đó thể hiện chính sách BHXH tự nguyện đang có xu hướng phát triển. Tuy nhiên, tốc độ tăng diện bao phủ qua các năm còn rất chậm. Mức độ bao phủ BHXH tự nguyện năm 2017 chỉ đạt 0,37% so với LLLĐ và 0,43% so với số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện và năm 2018 con số này đạt tương ứng là 1,39% và 1,63%. Có thể nói, mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện còn quá thấp. 2.3.2. Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn thị xã Quảng Trị Biểu đồ 2.3. Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của ngƣời đƣợc điều tra (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán) Qua biểu đồ trên có thể nhận thấy được một điều là: mong muốn tham gia BHXH tự nguyện của người dân thì nhiều nhưng khi triển khai thì lại đạt kết quả lại ít (chỉ có 11,40% số người tham gia). Để có thể đánh giá nguyên nhân tại sao lại như vậy, tác giả tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai chính sách và quyết định tham gia BHXH tự nguyện, từ đó có cơ sở để đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn được hiệu quả hơn. 13
  16. 2.3.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện Để nắm bắt được tình hình BHXH tự nguyện tiếp cận với người dân, thực hiện khảo sát với 500 đối tượng khác nhau về nguồn thông tin của họ đối với BHXH tự nguyện, ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 2.4. Nguồn thông tin về BHXH tự nguyện mà ngƣời dân có đƣợc (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán) Với 500 phiếu điều tra, có thể nhận thấy các hình thức thông tin truyền thống như: qua văn bản, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức Đảng, đoàn thể ở địa phương lại không hiệu quả bằng việc truyền miệng trong nhân dân. Nguồn thông tin về chính sách BHXH tự nguyện mà người nông dân có được từ việc nghe người thân, bạn bè, hàng xóm nói lại chiếm tỉ lệ rất cao (40,40%), tương ứng với 202 người. Trong khi đó, nguồn thông tin có được từ văn bản chỉ đạt 1,80%, qua báo đài, pa – nô, áp phích đạt 5,80%. Một kênh nữa cũng rất quan trọng, đó là thông tin về chính sách BHXH tự nguyện mà người dân có được thông qua các buổi Hội nghị do cơ quan BHXH tổ chức, chiếm 17,40%, tương ứng với 87 người. Điều đó một lần nữa lại cho thấy, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách từ ngay chính cơ quan chuyên môn bắt đầu phát huy một cách tốt hơn. 14
  17. Bảng 2.5. Ảnh hƣởng của mức độ hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện và kết quả thực hiện BHXH tự nguyện tại thị xã Quảng Trị Tổng Đã Chƣa Tỉ lệ số Tỉ lệ số ngƣời Tiêu chí số tham gia tham gia ngƣời đã chƣa tham (ngƣời) (ngƣời) (ngƣời) tham gia (%) gia (%) Tổng số 500 57 443 11,40 88,60 Không biết 62 62 100 Nghe nói nhưng 154 154 100 không hiểu Có biết 133 11 122 8,27 91,73 Biết khá rõ 105 20 85 19,05 80,95 Nắm vững 46 26 20 56,52 43,48 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán) Đa số những người được tiếp cận với nguồn thông tin và hiểu biết khá rõ và nắm vững về chính sách BHXH tự nguyện thì họ sẵn sàng tham gia, tỷ lệ này chiếm tới 56,52%. Còn lại 43,48% có hiểu biết về chính sách, tuy nhiên lại chưa tham gia vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Với sự ảnh hưởng đến việc phát triển BHXH tự nguyện như vậy, công tác thông tin tuyên truyền cần phải có những giải pháp linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. 2.3.4. Mạng lưới Đại lý làm công tác BHXH tự nguyện tại thị xã Quảng Trị Bảng 2.6. Tình hình phát triển số lƣợng ngƣời tham gia BHXH tự nguyện của các đại lý thu trong năm 2018 Đơn vị tính: Người Số lƣợng Kế Thực STT Tên Đại lý đại lý hoạch hiện 1 Đại lý thu Phường 1 1 8 0 2 Đại lý thu Phường 2 1 10 2 3 Đại lý thu Phường 3 1 11 3 4 Đại lý thu Phường An Đôn 1 4 0 5 Đại lý thu Xã Hải Lệ 1 7 4 6 Đại lý thu Bưu điện TXQT 1 25 190 Tổng 6 65 199 (Nguồn: Bộ phận Thu – BHXH thị xã Quảng Trị) 15
  18. Qua bảng sau, có thể nhận thấy Đại lý thu tại các xã, phường hầu hết đều không hoàn thành chỉ tiêu được đặt ra, nguyên nhân chủ yếu do Đại lý thu tại các xã, phường là cán bộ kiêm nhiệm nên có ít thời gian dành cho công tác tuyên truyền, vận động đối tượng tham gia. Hơn nữa nguồn nhân lực mỏng (chỉ 01 cán bộ đại lý thu tại mỗi phường, xã), kỹ năng tuyên truyền Luật BHXH, BHYT còn hạn chế; một số nhân viên đại lý thu chưa chủ động trong việc tiếp cận đến các địa bàn rộng, dân cư không tập trung, vì vậy việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn hạn chế. 2.3.5. Các chế độ BHXH tự nguyện BHXH tự nguyện theo quy định hiện hành gồm có hai chế độ chính là: chế độ Hưu trí và chế độ Tử tuất. Trong khi BHXH bắt buộc ngoài 2 chế độ như BHXH tự nguyện còn có thêm các chế độ như: chế độ Ốm đau, chế độ Thai sản và chế độ TNLĐ, BNN. Thực tế, nhu cầu của người dân về các chế độ khác ngoài 2 chế độ Hưu trí và Tử tuất là khá lớn, được thể hiện chi tiết tại biểu đồ sau: Biểu đồ 2.6. Nhu cầu của ngƣời dân về các chế độ khi tham gia BHXH tự nguyện (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán) Số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện là lao động trong khu vực phi chính thức như nông dân, người giúp việc gia đình, người bán hàng rong, tài xế xe ôm công nghệ… , là đối tượng rất cần 16
  19. các chế độ BHXH khác như thai sản, ốm đau, tai nạn lao động. Thế nhưng, BHXH tự nguyện lại không có các chế độ này giống như BHXH bắt buộc, vì vậy nhiều năm qua, BHXH tự nguyện kém hấp dẫn lao động phi chính thức tham gia. 2.3.6. Chất lượng dịch vụ của cơ quan BHXH thị xã Quảng Trị Chất lượng dịch vụ được đánh giá thông qua mức độ hài lòng của người dân về thái độ phục vụ của cán bộ BHXH, Đại lý thu BHXH tự nguyện, thủ tục hành chính và mức độ quan tâm đối với đối tượng tham gia…. Đồng thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu khi người dân tham gia. Bảng 2.7. Đánh giá về thủ tục đăng ký tham gia BHXH tự nguyện STT Thủ tục Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 1 Đơn giản 468 93,6 2 Phức tạp 32 6,4 Tổng 392 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán) Với những người đánh giá thủ tục còn phức tạp là do hồ sơ ban đầu khi họ mang đến để đăng ký không trùng khớp thông tin về nhân thân (đối với những người tham gia mới), hoặc do không trùng khớp với hồ sơ cá nhân mà cơ quan BHXH đang quản lý (đối với những người đã tham gia BHXH), hoặc do cá nhân nghỉ việc ở đơn vị cũ nhưng không khai báo được số sổ BHXH của đơn vị cũ chưa trả sổ… 2.3.7. Công tác kiểm tra, đánh giá việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện Định kỳ hàng quý, hàng năm, BHXH thị xã Quảng Trị tổng hợp, báo cáo BHXH tỉnh Quảng Trị về tỷ lệ tham gia và mức độ hoàn thành kế hoạch so với chỉ tiêu được giao; đưa ra những nguyên nhân, hạn chế về tình hình phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, từ đó đề ra những kiến nghị, đề xuất của mình đối với công tác phát triển đối tượng. 2.4. Đánh giá chung về tình hình tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị 2.4.1. Những kết quả đạt được 17
  20. - Mặc dù mức độ bao phủ số người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp, mức hưởng chưa cao nhưng qua kết quả triển khai chính sách này trong thời gian qua cho thấy số người tham gia và hưởng liên tục tăng qua các năm. - Chính sách BHXH tự nguyện được thiết kế bao phủ toàn bộ người lao động trong xã hội có quyền tham gia và hưởng BHXH, tạo sự công bằng và bình đẳng trong xã hội. Giúp cho người lao động nâng cao năng lực tự an sinh, giảm áp lực đối với ngân sách Nhà nước giành cho trợ cấp xã hội. - Chính sách BHXH tự nguyện ra đời đã đảm bảo được tính liên thông giữa 2 loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện. Tạo điều kiện cho những người lao động trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng, được tham gia tiếp BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu, đảm bảo ổn định cuộc sống khi về già. Ngoài ra, chính sách BHXH tự nguyện còn góp phần làm cho thị trường lao động linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho người lao động có thể dịch chuyển giữa các khu vực kinh tế. - Việc thay đổi một số điểm của Luật BHXH về BHXH tự nguyện cũng đã giúp mở rộng thêm đối tượng tham gia . 2.4.2 Những mặt tồn tại, hạn chế Một là, mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện còn rất thấp. Hai là, giữa nhu cầu và khả năng tham gia BHXH tự nguyện còn khoảng cách rất xa. Ba là, nhận thức của người lao động và xã hội về chính sách BHXH tự nguyện còn mờ nhạt. Bốn là, thực tế số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện gồm nhiều thành phần và có thu nhập thấp, không thường xuyên. Năm là, xét về mặt giá trị xã hội và lợi ích chưa có tác động lan tỏa, tạo sự hấp dẫn và có tính thuyết phục đối với đông đảo NLĐ. Sáu là, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện còn ít, không thường xuyên; nội dung tuyên truyền còn mang tính chất đại trà, chưa hướng tới các nhóm đối tượng có đặc điểm giống nhau về thu nhập, công việc, trình độ… 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2