Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
lượt xem 2
download
Luận văn tập hợp, hệ thống hóa có bổ sung nhằm tạo dựng một phần lý luận về FDI và về QLNN đối với DN FDI, có giá trị tham khảo đối với những người làm công tác này. Mời các bạn cùng tham khảo luận văn!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .............../ ............... ......../ ........ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ CHIÊU QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐINH VĂN TIẾN Phản biện 1: .................................................................. . ....................................................................................... Phản biện 2: .................................................................. . ....................................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Sau hơn 30 năm đổi mới đường lối phát triển kinh tế, trong đó có đường lối kinh tế đối ngoại, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) ở tầm chung nhất như sự cần thiết khách quan của HNKTQT của Việt Nam, các hình thức kinh tế cần hội nhập, trong đó có ngoại thương, hợp tác và chuyển giao KH-CN, đầu tư phát triển kinh tế (cả ODA lẫn FDI), xuất - nhập khẩu lao động và dịch vụ đã không còn vấn đề phải tranh luận. Quảng Ngãi hiện sở hữu nhiều tiềm năng lợi thế đặc thù trong thu hút đầu tư để phát triển kinh tế, những năm gần đây Quảng Ngãi đã vươn lên trở thành điểm sáng của vùng duyên hải miền Trung trong thu hút vốn FDI. Đóng góp của các doanh nghiệp FDI và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Thành quả thu hút đầu tư của Quảng Ngãi hôm nay là biểu hiện cao nhất của hiệu ứng lan tỏa từ nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, triển khai “cơ chế một cửa, một cửa liên thông”, sẵn sàng hỗ trợ các nhà đầu tư bất cứ lúc nào. Do vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện cả lý luận lẫn thực tiễn, qua đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các DN FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, để các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn, góp phần tích cực vào phát triển KT-XH của tỉnh là một vấn đề cấp bách, cũng là vấn đề cơ bản lâu dài của tỉnh Quảng Ngãi là những lí do học viên chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 1
- Trong quá trình làm luận văn, học viên đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, bài viết về QLNN đối với các DN FDI. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Góp phần hoàn thiện hơn sự QLNN của Quảng Ngãi đối với các DN FDI trên địa bàn tỉnh. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đưa ra những nhận định, đánh giá có căn cứ lý luận và thực tế về sự QLNN của các ngành, các cấp ở Quảng Ngãi đối với các DN FDI trên địa bàn. - Đưa ra những kiến nghị có căn cứ lý luận và thực tiễn về phương hướng và giải pháp đổi mới, hoàn thiện sự QLNN của các ngành, các cấp ở Quảng Ngãi đối với các DN FDI trên địa bàn tỉnh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác QLNN của tỉnh Quảng Ngãi đối với các DN FDI. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI, - Tập trung đi sâu vào cơ chế chính sách quản lý ở tầm vĩ mô, không đi vào nghiệp vụ cụ thể, - Luận văn chỉ nghiên cứu sự QLNN của tỉnh Quảng Ngãi đối với các DNFDI trên địa bàn tỉnh, - Thời gian: từ năm 2012 đến năm 2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 2
- Nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin - Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp - Phương pháp so sánh, đánh giá 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn tập hợp, hệ thống hóa có bổ sung nhằm tạo dựng một phần lý luận về FDI và về QLNN đối với DN FDI, có giá trị tham khảo đối với những người làm công tác này. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nêu các ưu điểm, hạn chế của DN FDI và công tác QLNN của tỉnh, những kiến nghị với tỉnh Quảng Ngãi về phương hướng hoàn thiện sự QLNN của tỉnh đối với loại doanh nghiệp này, nêu lên những vấn đề cần xử lý để các phương hướng mà luận văn đưa ra có thể thực hiện được cùng các giải pháp cho các vấn đề đó. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Cơ sở khoa học của việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 3
- Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. 1.1.1.2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Tuy có rất nhiều cách hiểu, cách quan niệm khác nhau nhưng có thể hiểu một cách chung nhất là: Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp trong đó nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư toàn bộ hoặc một phần; trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu sinh lời phù hợp với các quy định của luật pháp nước sở tại và thông lệ quốc tế. 1.1.2. Lý do hình thành doanh nghiệp FDI Thứ nhất, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có nhu cầu toàn diện và không ngừng tăng, trong khi đó, không có quốc gia nào đủ nguồn lực để sản xuất kinh doanh (SXKD) nhằm đáp ứng nhu cầu toàn diện và không ngừng tăng đó. Thứ hai, trong mọi việc, điển hình là trong SXKD, việc phân công chuyên môn hóa, kế đó là hiệp tác lao động chặt chẽ và tin cậy nhau, là con đường khoa học, hợp lý nhất để mọi công việc được tiến 4
- hành với năng suất cao, hiệu quả lớn. Thứ ba, trên tầm quốc tế, sự toàn cầu hóa và HNKTQT được tiến hành theo bốn kênh chính: 1.1.3. Các loại doanh nghiệp FDI Xuất hiện và hoạt động ở nước ngoài, FDI tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp cơ bản sau đây: - DN FDI độc lập: là các DNFDI không tham gia vào các nhóm DN nào của bản xứ. - DN FDI hợp tác: Đó là các DNFDI độc lập về vốn, về quyền SXKD nhưng là thành viên của một tổ hợp kinh tế nào đó của bản xứ để cùng thực hiện một chương trình mục tiêu chung nào đó, như tổ hợp hóa - dầu, tổ hợp chế biến xenlluloz, tổ hợp cơ khí - luyện kim, tổ hợp công nghiệp vật liệu xây dựng,.. - DN FDI liên doanh: là các công ty cổ phần, trong đó, FDI chỉ là một phần của vốn SXKD của một công ty cổ phần nào đó, phần còn lại là vốn của nhà nước hoặc của doanh nhân nước sở tại. 1.1.4. Tác động tích cực của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm tăng tổng vốn đầu tư, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thu ngân sách Nhà nước và ổn định kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, FDI còn mang lại các tác động gián tiếp (còn gọi là tác động tràn), tạo sức ép cạnh tranh trên thị trường, từ đó buộc các doanh nghiệp trong nước phải đầu tư đổi mới công nghệ; cải tiến công tác quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.1.5. Tác động tiêu cực của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội 5
- Bên cạnh các tác động tích cực, FDI cũng có nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh. Đó là, đối với những nền kinh tế chưa phát triển, do công nghiệp chủ yếu là lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ yếu kém, tỷ lệ nội địa hóa thấp… sẽ phụ thuộc nhiều vào FDI. 1.1.6. Điều kiện để FDI có thể vào được các quốc gia 1.1.6.1. Sự ổn định chính trị - xã hội 1.1.6.2. Sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô 1.1.6.3. Môi trường pháp lý tốt 1.1.6.5. Có nhiều dự án FDI đã triển khai với hiệu quả tốt 1.2. Quản lý Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại địa bàn cấp tỉnh 1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Do đó, Nhà nước và các doanh nghiệp FDI có mối quan hệ qua lại với nhau và tác động lẫn nhau. Trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI, yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến mức độ thành công của quản lý là xác định rõ mục tiêu quản lý, từ đó làm rõ nội dung quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI. 1.2.2. Mục tiêu của quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn cấp tỉnh Thứ nhất, thông qua quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp FDI sẽ phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, thực hiện CNH - HĐH, tạo sự năng động cho nền kinh tế nhiều thành phần trong nước. 6
- Thứ hai, quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI giúp nhà nước dần dần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, cơ chế chính sách thu hút, quản lý các doanh nghiệp FDI. Thứ ba, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động các doanh nghiệp FDI trước biến động của thị trường. Thứ tư, quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI còn nhằm thực hiện các mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, trong đó việc thu hút vốn, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài phải đặt lên hàng đầu như: ưu tiên thu hút các dự án FDI có công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường. Thứ n m, quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI nhằm thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chú trọng chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và tính bền vững... Thứ sáu, quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI nhằm tạo môi trường pháp lý, môi trường chính trị, kinh tế - xã hội ổn định, những điều kiện cần thiết và thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp FDI. 1.2.3. Nội dung của quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn cấp tỉnh 1.2.3.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý 1.2.3.2. Chính sách ưu đãi của Nhà nước 1.2.3.3. Thẩm định dự án cấp phép và thực thi giấy phép 1.2.3.4. Kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của một số nƣớc, các địa phƣơng và những bài học rút ra đối với Quảng Ngãi 7
- 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan 1.3.1.3. Kinh nghiệm của Indonesia 1.3.2. Kinh nghiệm của các địa phương ở Việt Nam 1.3.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh 1.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương 1.3.2.3. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng 1.3.2.4. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh 1.3.2.5. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng 1.3.3. Những bài học có thể vận dụng vào thực tiễn của Quảng Ngãi Thứ nhất, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đối với DN FDI theo hướng tập trung, gọn nhẹ, để tiến hành quản lý đồng bộ các vấn đề có liên quan đến DNFDI từ khâu được thành lập, cấp phép đầu tư cho đến các giai đoạn quản lý sau cấp phép. Thứ hai, cần mở rộng lĩnh vực và địa bàn thu hút FDI từng bước theo hoạch định chiến lược, quy hoạch vùng và lĩnh vực thu hút FDI. Thứ ba, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thông qua hình thức quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng Thứ tư, chú trọng công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người lao động. Thứ n m, cần tăng cường cải thiện kết cấu hạ tầng và từng bước hoàn chỉnh hệ thống cung cấp các loại dịch vụ hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tăng sức hấp dẫn của Quảng Ngãi đối với các DN FDI. Tiểu kết chương 1 8
- Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Thực trạng thu hút và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên - Về khí hậu: - Về địa hình: - Về nguồn nước - Tài nguyên đất: - Tài nguyên rừng: - Tài nguyên khoáng sản: 2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội - Lĩnh vực kinh tế: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 18,53%/năm, gấp 1,8 lần giai đoạn 2001 - 2005. Từ 2011 - 2013, mặc dù bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động của suy thoái kinh tế thế giới nhưng kinh tế của tỉnh vẫn có mức tăng trưởng đáng kể, năm 2011 tăng 6,3%; năm 2012 tăng 7,6% và đặc biệt năm 2013 tăng 12,8%. - Lĩnh vực quốc phòng, an ninh: Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, tạo thuận lợi cho phát triển KT-XH. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân. Tập trung củng 9
- cố các địa bàn trọng điểm, xung yếu về quốc phòng, an ninh, đặc biệt là tuyến miền núi, tuyến biển, đảo và Khu kinh tế Dung Quất. 2.1.2. Lợi thế và khó khăn của Quảng Ngãi trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.2.1. Lợi thế a. Quảng Ngãi hiện sở hữu nhiều tiềm n ng lợi thế đặc thù trong thu hút đầu tư để phát triển kinh tế b. Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi luôn nỗ lực tiến hành cải thiện môi trường đầu tư 2.1.2.2. Khó kh n Bên cạnh những thành tựu đạt được như đã nêu, tỉnh Quảng Ngãi còn có những hạn chế như: Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng thấp; tăng trưởng mới chủ yếu theo chiều rộng, chưa bền vững, chất lượng chưa cao; thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa nông nghiệp với công nghiệp, thương mại - dịch vụ trong quá trình phát triển. Kết cấu hạ tầng KT-XH chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Do yêu cầu phát triển KKT Dung Quất, các KCN và tốc độ phát triển đô thị, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại, số lao động nông nghiệp do bị thu hồi đất nên thiếu việc làm và có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề ngày càng tăng... 10
- 2.1.3. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Quảng Ngãi 2.1.3.1. Thực trạng về các Khu công nghiệp Quảng Ngãi có Khu kinh tế Dung Quất được qui hoạch với diện tích 45.300 ha và là một trong 05 khu kinh tế ven biển của cả nước được Chính phủ tập trung ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng và là một trong những khu kinh tế có những chính sách ưu đãi cao nhất Việt Nam hiện nay. Nơi đây, có Nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước với công suất 6,5 triệu tấn/năm và hiện nay đang triển khai đầu tư mở rộng nâng công suất lên 10 triệu tấn/năm; có cảng biển nước sâu Dung Quất có thể tiếp nhận tàu đến 100.000 DWT. Ngoài Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi còn có 04 khu công nghiệp tập trung và 15 cụm công nghiệp, làng nghề được đầu tư kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu cho các nhà đầu tư để đầu tư, sản xuất kinh doanh. 2.1.2.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ngãi đến n m 2016 * Số lượng dự án và vốn đầu tư đăng ký: - Khu Kinh tế Dung Quất: Trong giai đoạn 2011 - 2016 tỉnh đã cấp giấy chứng nhận cho 57 dự án, với tổng số vốn đăng ký 60.711,7 tỷ đồng, tương đương với 2,866 tỷ USD. Lũy kế đến cuối năm 2016, tại KKT Dung Quất có 104 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký khoảng 6,585 tỷ USD trong đó có 30 dự án FDI với tổng số vốn hơn 959 triệu USD (thu hồi Dự án Nhà máy thép Quang Lian (03 tỷ USD) và nhiều dự án khác. - Các Khu Công nghiệp Quảng Ngãi: 11
- Trong giai đoạn 2011 - 2016 tỉnh đã cấp mới 43 dự án và điều chỉnh vốn cho 20 dự án với tổng số vốn là 3.558,24 tỷ đồng, trong đó cấp mới 07 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và tăng vốn cho 02 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 62,21 triệu USD. Bên cạnh đó tỉnh đã thu hồi Giấy Chứng nhận đầu tư 20 dự án với tổng số vốn thu hồi là 972,56 tỷ đồng (trong đó thu hồi 01 dự án FDI với tổng số vốn thu hồi là 1,2 triệu USD). Theo Phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi: lũy kế đến 31/12/2016 số dự án FDI còn hiệu lực là 41 dự án, tổng số vốn đăng ký 22.477 tỷ đồng, tương đương 1.077 triệu USD. * Cơ cấu theo đối tác: Hàn Quốc và Singapore là hai quốc gia (vùng lãnh thổ) có số lượng dự án đầu tư cũng như tổng số vốn đầu tư vào Quảng Ngãi lớn nhất. Hàn Quốc có tổng số 09 dự án đang hoạt động (đến 31/12/2016) chiếm tỷ trọng lớn nhất (22% số dự án) với tổng số vốn chiếm hơn 53% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh. Số lượng dự án đầu tư của Singapore là 7 dự án với 230,7 triệu USD chiếm 21,42% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn tỉnh. Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp chủ yếu tập trung trong các khu công nghiệp. 2.1.3.2. Tình hình sử dụng lao động Năm 2012, tổng số lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn là 84.945 người, năm 2016 đã tăng lên 188.360 người. Trong đó các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 25.551 người năm 2012 lên 116.030 người năm 2016; 2.1.3.3. Công nghệ và quản lý 12
- Công nghệ: lĩnh vực công nghiệp điện tử, số lượng dự án FDI chiếm 13% số lượng dự án với gần 25% tổng vốn đầu tư đăng ký. Từ thực tế: Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; Trình độ quản lý: Các doanh nghiệp FDI có trình độ quản lý khá hơn các doanh nghiệp trong tỉnh. Hê thống quản lý đươc tổ chức khoa học và bài bản, gọn nhẹ, cụ thể, chi tiết, có quy trình rõ ràng ở tất cả các khâu. 2.1.3.4. Sản xuất kinh doanh Từ chỗ có mức đóng góp khiêm tốn: chiếm 12% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh vào năm 2010, trong khi cùng thời điểm khu vực kinh tế trong nước chiếm 52%, đến nay khu vực FDI đã chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tăng nhanh qua các năm và từng giai đoạn. 2.1.3.5. Tiêu thụ sản phẩm Đa phần sản phẩm của các doanh nghiệp FDI là xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh so với khu vực trong nước và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy gia tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Quảng Ngãi. Giai đoạn 2010- 2013, từ 834,2 ngàn USD năm 1990 lên 270,95 triệu USD năm 2010 và đạt 508,8 triệu USD năm 2013, gấp 610 lần so với những năm đầu tái lập tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 40 Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu các mặt hàng: Sản phẩm cơ khí, sản phẩm lọc hóa dầu, linh kiện điện tử, nguyên liệu giấy, đồ gỗ, tinh bột sắn, thủy sản chế biến... đến 30 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn độ, Đức, Đan Mạch, UAE, Saudi Arab, các Quốc gia trong ASEAN. 2.2. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Quảng Ngãi 13
- 2.2.1. Chủ trương thu hút đầu tư Giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển bền vững của tỉnh. Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, hiệu quả cao và đảm bảo môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế, có sự cam kết về chuyển giao công nghệ thích hợp với từng ngành, từng dự án, đảm bảo về điều kiện tiền lương cho người lao động, đóng góp tích cực cho ngân sách địa phương, phát triển đội ngũ lao động có kỹ năng cao. 2.2.2. Xây dựng và công bố danh mục thu hút đầu tư Đây là hoạt động rất quan trọng của cơ quan quản lý Nhà nước để định hướng hoạt động FDI phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. 2.2.3. Tạo lập môi trường đầu tư Cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI. 2.2.4. Cấp mới, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Thời gian thụ lý và giải quyết tại Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với dự án trình Quyết định chủ trương đầu tư là 35 ngày, đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 15 ngày làm việc. 2.2.5. Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi, Thanh tra tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và cơ quan đơn vị trên địa bàn trong công tác giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện dự án của nhà đầu tư theo đúng quy định. 2.2.6. Hỗ trợ doanh nghiệp 14
- Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều hoạt động trong việc hỗ trợ nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án 2.3. Đánh giá chung về quản lý Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc tại tỉnh Quảng Ngãi 2.3.1. Những thành công đã đạt được Thứ nhất, một trong những thành công lớn nhất tại tỉnh của công tác quản lý Nhà nước đó là tạo lập được môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, thuận lợi khi các doanh nghiệp FDI chọn Quảng Ngãi làm địa điểm đầu tư. Thứ hai, bộ máy quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI được phân cấp, phân quyền rõ nét. Thứ ba, tạo kênh thông tin trực tuyến trao đổi giữa cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp FDI. 2.3.2. Những mặt còn hạn chế Thứ nhất, công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, mặc dù đã có quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội từng năm, từng giai đoạn nhưng vẫn chưa đủ thông tin chi tiết về các dự án đầu tư để cung cấp cho nhà đầu tư. Thứ hai, công tác xúc tiến đầu tư hiệu quả chưa cao. Hình thức vận động đầu tư còn đơn lẻ, thụ động. Thứ ba, công tác giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Quảng Ngãi chưa được quan tâm đúng mức, mới dừng lại ở khâu cấp phép, chưa chú trọng đến khâu sau cấp phép. 2.3.3. Một số nguyên nhân hạn chế 2.3.3.1. Về các chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.3.3.2. Cấu cấu tổ chức bộ máy, cơ chế phối hợp trong quản lý Cơ chế phối hợp tham mưu giữa các sở, ngành của tỉnh và giữa các cơ quan của tỉnh với cơ quan chức năng ở địa phương chưa 15
- chặt chẽ, chưa đồng bộ và hiệu quả. 2.3.3.3. Về công tác thụ lý, thẩm tra hồ sơ, kiểm tra, thanh tra, giám sát Công tác giám sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Quảng Ngãi chưa được quan tâm đúng mức mà mới chỉ tập trung quan tâm đến cấp phép, chưa chú ý đến khâu quản lý sau khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư “hậu kiểm”. 2.3.3.4. N ng lực cán bộ quản lý Thực tế ở Quảng Ngãi cho thấy, đội ngũ những người làm quản lý: công chức và viên chức Nhà nước còn thiếu và yếu. Năng lực của công chức quản lý, thẩm tra, thanh tra và làm công tác xúc tiến đầu tư nhìn chung còn hạn chế. 2.3.3.5. Trang bị nhận thức, phổ biến các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Do rào cản về ngôn ngữ khác nhau giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước nhận đầu tư (Việt Nam), nên nhà đầu tư chưa nhận thức, trang bị cho mình kiến thức đầy đủ liên quan đến pháp luật tại Việt Nam. 2.3.3.6. Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện Hệ thống cơ sở hạ tầng của Quảng Ngãi tuy có lợi thế so với các tỉnh khác nhưng cơ bản vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao… Một số khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa chưa đáp ứng được yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với nhà đầu tư nước ngoài, làm ảnh hưởng đến tiến độ đi vào sản xuất của doanh nghiệp. Tiểu kết chương 2 16
- Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc ảnh hƣởng đến việc thu hút FDI tỉnh Quảng Ngãi 3.1.1. Bối cảnh quốc tế Nước ta nói chung và tỉnh Quảng Ngãi Ngãi nói riêng bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Trong thập niên tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu khác như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên... buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động. 3.1.2. Bối cảnh trong nước Trong số 46 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, Nhật Bản là nhà đầu tư có số vốn lớn nhất với 1.521,6 triệu USD, chiếm 31,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 1.092,1 triệu USD, chiếm 22,4%; Trung Quốc 735,2 triệu USD, chiếm 15,1%; Xin-ga-po 498,9 triệu USD, chiếm 10,2%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) 283,1 triệu USD, chiếm 5,8%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 128,2 triệu USD, chiếm 2,6%. 3.1.3. Sự ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế và trong nước đến việc thu hút FDI tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 17
- Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năng động, lại sở hữu tiềm năng kinh tế đa dạng, những năm gần đây Quảng Ngãi đã nhanh chóng vươn lên trở thành điểm đến mới hấp dẫn của nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư FDI. Lũy kế đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 41 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD. Đến nay, đã có nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới có các dự án FDI vào Quảng Ngãi, trong đó Hàn Quốc và Singapore là 02 nhà đầu tư đứng đầu với 08, 07 dự án, tiếp đến là Nhật Bản với 06 dự án. Đây sẽ là động lực quan trọng để tỉnh tiếp tục nỗ lực phát huy những tiềm năng lợi thế của địa phương, song song huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế với quyết tâm đưa Quảng Ngãi trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. 3.2. Định hƣớng phát triển và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 3.2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 3.2.1.1. Quan điểm phát triển 3.2.1.1. Mục tiêu phát triển Mục tiêu tổng quát Mục tiêu cụ thể: * Về kinh tế * Về xã hội * Về phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng, an ninh * Về sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên kết hợp với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững 3.2.2. Định hướng thu hút FDI tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 3.2.2.1. Mục tiêu 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn