intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào" nhằm xác định căn cứ thực tiễn thực hiện chính sách quản lý nhà nước đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước CHDCND Lào; Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước CHDCND Lào

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CHANMALY KHAMMACHAK QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BOLYKHAMXAY, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 HÀ NỘI - NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ Phản biện 1: ………………………………….. ………………………………….. Phản biện 2: ………………………………….. ………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia. Địa điểm: Phòng họp .…, Nhà …, Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia. Số: 77 - đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội. Thời gian: vào hồi …. giờ ngày … tháng … năm 202… Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, tạo việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Lào. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là nguồn cung cấp việc làm quan trọng cho người lao động ở Lào. Việc tạo ra cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, đồng thời cải thiện thu nhập và mức sống của các hộ gia đình, khuyến khích khởi nghiệp và sáng tạo Tại tỉnh Bolykhamxay-nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn được coi trọng và đánh giá rất cao. Tuy nhiên, việc triển khai, quản lý của nhà nước Lào đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua cho thấy, chính sách quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thật cụ thể và chú trọng tập trung cao vào những mặt quản lý mà doanh nghiệp nhỏ và vừa đang cần. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát từ những ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào” làm luận văn thạc sĩ quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. * Sách chuyên khảo - Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2000). - Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Nhà xuất bản thống kê, 2001). - Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2002). - Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2006). *Đề tài nghiên cứu Một số đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ: - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Phạm Hoàng Phương (năm 2014) với đề tài: “Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”. - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Minh Thùy (năm 2012) với đề tài: “Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNNVV của Hà Nội”. 1
  4. *Các tài liệu, trang báo, tạp chí - Một số trang báo, tạp chí có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, đó là: “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam: Cần điều chỉnh tiêu chí phân loại doanh nghiệp và chính sách trợ giúp”, Tô Hoài Nam (2008), Tạp chí quản lý kinh tế, số 21/(7+8/2008). - “Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV và bài học cho Việt Nam”, Nguyễn Thế Bính (2011), Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 12, tháng 9/2013. - “Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới”, Nguyễn Anh Ngọc (2009), Tạp chí khoa học và ứng dụng, số 8 năm 2009. Các tạp chí luân văn luận án của Lào Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào KEOVICHITH KHAYKHAMPHITHUONE (2016) Sở Công thương Tỉnh Savannakhet-CHDCND Lào Tạp chí lý luận chính trị, Viêng Chăn. Đại học Quốc gia Lào (2016), Giáo trình Luật Thương mại Lào, của Đại học Quốc gia Lào, Nxb Viêng Chăn, Viêng Chăn; Anousone Vongphachanh (2016), Pháp luật về quyền thành lập doanh nghiệp của Việt Nam và Lào dưới góc độ so sánh-Luận văn thạc sĩ Luật học Trường Đại học Luật Hà Nội; Bounkhong Chanthalangma (2016), Hoàn thiện pháp luật về đăng ký doanh nghiệp của nước CHDCND Lào từ kinh nghiệm của nước CHXHCN Việt Nam-Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Phouthone Phimmavong (2013), Pháp luật về khuyến khích đầu tư của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào- Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Souliya Phongpadith (2007), Các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào-Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Somphone Sibounheung (2011), Hoàn thiện pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của CHDCND Lào-Luận văn Thạc sỹ luật học của, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; Qua việc tìm hiểu về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn như trên, tác giả nhận thấy mỗi công trình nghiên cứu chỉ tìm hiểu trên một khía cạnh trong nội dung chung của quản lý nhà nước đối với các DNNVV, vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất và nhiều điểm còn bỏ trống về nội dung việc thực hiện công tác quản lý của nhà nước đối với các DNNVV. Bên cạnh đó, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về nội dung quản lý nhà nước đối với các DNNVV tại. Do vậy, luận văn tập trung nghiên cứu một cách độc lập về nội dung 2
  5. của việc quản lý nhà nước đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước CHDCND Lào, đồng thời đưa ra một số giải pháp để góp phần hoàn thiện việc quản lý nhà nước đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước CHDCND Lào. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu - Mục đích chính: Hoàn thiện việc quản lý nhà nước đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước CHDCND Lào - Mục đích cụ thể: + Xây dựng khung lý thuyết việc quản lý nhà nước đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước CHDCND Lào + Xác định căn cứ thực tiễn thực hiện chính sách quản lý nhà nước đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước CHDCND Lào + Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước CHDCND Lào 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa, bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận việc quản lý nhà nước đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay. - Phân tích, đánh giá thực trạng việc quản lý nhà nước đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước CHDCND Lào. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với DNNVV trên dịa bàn tỉnh Bolykhamxay, nước CHDCND Lào. Về phạm vi khách thể: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước CHDCND Lào. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đói với DNNVV trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước CHDCND Lào thời gian nghiên cứu từ năm 2018 đến năm 2022 và định hướng nghiên cứu đến năm 2030. 3
  6. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Về phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng - Nhà nước về DNNVV và quản lý nhà nước đối với các DNNVV. - Phương pháp phân tích tài liệu; - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu; - Phương pháp phân tích, tổng hợp; - Phương pháp so sánh, đánh giá; - Phương pháp quan sát trực quan. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn việc kế thừa, luận văn cũng đã có những điểm đóng góp mới, bổ sung phát triển lý thuyết về quản lý nhà nước đối với các DNNVV và thực hiện việc quản lý các DNNVV. Cụ thể: Đề tài đã phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của loại hình DNNVV; Trình bày rõ những nội dung quản lý nhà nước đối với các DNNVV; Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện quản lý của nhà nước đối với các DNNVV. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cơ quan nghiên cứu hoạch định chính sách, cơ quan QLNN về phát triển quản lý doanh nghiệp ở Nước CHDCND Lào cũng như các đối tượng khác quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu gồm 3 chương 8 tiết ngoài phần mở đầu và kết luận Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước CHDCND Lào. Chương 3: Phương hướng và giải pháp trong việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước CHDCND Lào 4
  7. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa Như vậy, Ở Lào, theo Luật Doanh nghiệp Lào, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân loại dựa trên một số tiêu chí như số lao động, vốn đầu tư, doanh thu hàng năm và tài sản. Theo đó, doanh nghiệp có số lao động từ 1 đến 20 người, vốn đầu tư từ 50 triệu kip (khoảng 5.500 USD) đến 2 tỷ kip (khoảng 220.000 USD), doanh thu hàng năm từ 200 triệu kip (khoảng 22.000 USD) đến 3 tỷ kip (khoảng 330.000 USD), và tài sản từ 500 triệu kip (khoảng 55.000 USD) đến 5 tỷ kip (khoảng 550.000 USD) được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là khái niệm chỉ các hoạt động và quy trình do chính phủ hoặc các cơ quan nhà nước thực hiện để điều hành và kiểm soát các lĩnh vực và nguồn tài nguyên quan trọng trong một quốc gia. Nó bao gồm việc xây dựng và thực thi các quy định, chính sách và quyền lực nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả và công bằng của các lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính trị. 1.1.1.3. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa * Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Từ nhưng phân tích ở trên ta có thể hiểu khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là một hệ thống quy định, giám sát và can thiệp của chính phủ hoặc các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong một quốc gia. Mục tiêu chính của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là đảm bảo sự hoạt động công bằng, hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp luật, đồng thời bảo vệ lợi ích công cộng và phát triển bền vững. *Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là một khái niệm chỉ các hoạt động và chính sách được chính phủ áp dụng nhằm hỗ trợ, khuyến khích và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một quốc gia. Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, công bằng và bình đẳng, giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, tạo ra việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp vào sự phát triển bền vững của quốc gia. 5
  8. 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs - Small and Medium-sized Enterprises) là các tổ chức kinh doanh có quy mô nhỏ hơn so với các tập đoàn lớn. Tuy không có định nghĩa chính thức và đồng nhất trên toàn cầu, nhưng các đặc điểm chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: Một là, Quy mô kinh doanh Hai là, Độ phân cấp tổ chức Ba là, Tính khởi nghiệp và sáng tạo Bốn là: Tính cạnh tranh Năm là, Tài chính và nguồn lực hạn chế Sáu là Quyền lợi và chính sách hỗ trợ 1.1.3. Sự cần thiết nhà nước phải quản lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.3.1. Xuất phát từ vị trí vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa Thứ nhất, về kinh tế: Thứ hai, về xã hội Tóm lại, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đóng góp đáng kể đến xã hội bằng cách tạo việc làm, phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trường và tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh. 1.1.3.2. Xuất phát từ chức năng của nhà nước Việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) có thể được coi là một tất yếu khách quan vì các lý do sau đây: Luật pháp và quy định Quản lý nhà nước có thể đảm bảo sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh giữa các DNNVV. Điều này có thể bao gồm việc đánh giá và giám sát hoạt động kinh doanh, ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh, và đảm bảo các quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ. Hỗ trợ và phát triển Tuy nhiên, đồng thời cũng cần nhận thức rằng vai trò của quản lý nhà nước cần được cân nhắc và thực hiện một cách khéo léo để đảm bảo sự phát triển và sự tồn tại của DNNVV, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và sự sáng tạo. 1.1.3.3. Xuất phát từ chính đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình sản xuất kinh doanh Tất yếu khách quan trong việc quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) xuất phát từ chính đặc điểm của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Dưới đây là một số đặc điểm quan trọng của DNNVV: Quy mô nhỏ Tài nguyên hạn chế 6
  9. Tính cá nhân hóa Vì những đặc điểm này, việc quản lý DNNVV là một tất yếu khách quan. Quản lý phải tập trung vào tối ưu hóa tài nguyên, linh hoạt trong điều chỉnh chiến lược và quy trình, thúc đẩy sự sáng tạo và cam kết của nhân viên, và đảm bảo khả năng thích ứng nhanh với thay đổi trong môi trường kinh doanh. 1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Thứ nhất, quan điểm Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước đối với DNNVV. Thứ hai, tổ chức bộ Thứ ba, chất lượng đội ngũ CBCC thực hiện nhiệm Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) Thứ tư, ngân sách nhà nước dành cho các hoạt động hỗ trợ DNNVV Thứ năm, Tăng trưởng kinh tế là một yếu tố quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của DNNVV. Tóm lại, tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động QLNN đối với DNNVV. Điều quản lý được tác động bởi tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị, từ việc tạo ra cơ hội phát triển và mở rộng cho DNNVV đến việc cung cấp môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch và tin cậy. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị không phải lúc nào cũng đồng đều và không có thể kiểm soát. 1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững trong nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Lào có chiến lược phát triển DNNVV để thúc đẩy sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV. Lào thực hiện các chính sách hỗ trợ đặc biệt để khuyến khích phát triển DNNVV. Qua việc hợp tác với các đối tác quốc tế, Lào có thể chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm và tài nguyên, cũng như tiếp cận vào các thị trường lớn hơn và chuỗi cung ứng quốc tế. Như vậy, việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển DNNVV tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV. 7
  10. 1.2.2. Xây dựng, ban hành, phổ biến, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Luật Doanh nghiệp số 33/QH, ngày 29/12/2022 là văn bản luật hết sức quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến doanh nghiệp trong đó có các đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Luật Doanh nghiệp 2022 được kết cấu thành 12 Chương, 221 Điều, cụ thể như sau: - Chương I, những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 10); - Chương II Kiểu, hình thức, hình ảnh của doanh nghiệp từ Điều 30 đến Điều 31; - Chương III Doanh nghiệp tư nhân từ Điều 31 đến Điều 36; - Chương IV Doanh nghiệp hợp tác từ Điều 37 đến Điều 82; - Chương V Công ty từ Điều 83 đến Điều 188; - Chương VI Doanh nghiệp Nhà nước từ Điều 189 đến Điều 201; - Chương VII Doanh nghiệp hỗn hợp từ Điều 202 đến Điều 204; - Chương VIII Hội đồng thương mại và công nghiệp từ Điều 205 đến Điều 206; - Chương IX Cấm từ Điều 207 đến Điều 209; - Chương X Quản lý và giám sát doanh nghiệp từ Điều 210 đến Điều 217; - Chương XI Chính sách dành cho người có thành tích và các biện pháp xử lý người vi phạm từ Điều 218 đến Điều 219; - Chương XII Quy định thức từ Điều 220 đến Điều 221. Luật Hỗ trợ DNNVV Số 16/QH, Ngày 7/7/2022 là văn bản luật đặc biệt quan trọng vì điều chỉnh trực tiếp đến các DNNVV, Luật Hỗ trợ DNNVV 2022 được kết cấu thành 11 chương, 72 Điều bao gồm: - Chương I Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 8); - Chương II Ngành DNSN, DNNVV từ Điều 9 đến Điều 12; - Chương III Chính sách Hổ trợ DNSN, DNNVV từ Điều13 đến Điều 30; - Chương IV Kế hoạch phát triển DNSN, DNNVV từ Điều 31 đến Điều 33; - Chương V Quỹ hổ trợ DNSN, DNNVV từ Điều 34 đến Điều 46; - Chương VI Tổ chức về việc Hổ trợ DNSN, DNNVV từ Điều 47 đến Điều 56; - Chương VII Cấm từ Điều 57 đến Điều 58; - Chương VIII Sự quản lý và kiểm tra công việc DNSN, DNNVV từ Điều 59 đến Điều 66; - Chương IX Ngân sách, Dấu hiệu, Đánh dấu, từ Điều 67 đến Điều 68; - Chương X Chính sách dành cho người có thành tích và các biện pháp xử lý người vi phạm từ Điều 69 đến Điều 70; - Chương XI Quy định thức từ Điều 71 đến Điều 72. Cụ thể có thể liệt kê một số các văn bản sau: các nghị định của chính phủ, bộ công thương, bộ kế hoạch đầu tư, bộ tài chính. 8
  11. 1.2.3. Xây dựng và thực thi các chính sách quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Chính sách hỗ trợ các DNNVV được quy định cụ thể trong một số văn bản như sau: Tại Chương III Điều13, Nội dung hỗ trợ DNNVV theo Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2022 quy định rõ những hoạt động hỗ trợ chung như sau: - Tạo môi trường thuận lời cho doanh nghiệp - Tiếp cận vốn - Cung cấp chính sách thuế và kế toán - Sử hình thành và phát triển của doanh nhân - Dịch vụ kỹ thuật phục vụ phát triển kinh doanh - Sự hợp tác giữa DNNVV và doanh nghiệp lớn - Tâng nâng suất và chất lượng - Tiếp cận và mở rộng thi trường - Hợp tác kinh doanh - Phát triển mặt bằng kinh doanh - Việc sử dùng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường - Sử dùng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ - Cung cấp và tiếp cận thông tin - Khuyến khích các yếu tố sản xuất - Khuyến khích phát minh và sử dùng sử đổi mới - Khuyến khích kinh doanh Startup - Các chính sách khác do chính phủ quy định tùy từng thời điểm. 1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Tổ chức bộ máy QLNN đối với DNNVV được kiện toàn ở cả trung ương và địa phương, cụ thể là: - Ở trung ương: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã đưa ra nhiều nỗ lực để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển và hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của người dân. - Ở địa phương: + UBND cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây: Trong phạm vi quyền hạn của mình, Ủy ban Nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm đối với việc quản lý và hỗ trợ các DNNV trong khu vực tỉnh. Các nhiệm vụ của Ủy ban Nhân dân tỉnh bao gồm: 9
  12. Qua tổ chức bộ máy quản lý nhà nước tại cấp tỉnh, chính phủ Lào đang đưa ra nhiều biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển và hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của người dân tại cấp địa phương. 1.2.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Xây dựng đội ngũ cán bộ và công chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNV) là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp này. Dưới đây là một số khía cạnh cần xem xét trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ và công chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với DNNV: 1.2.7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là các hoạt động quan trọng để đảm bảo tuân thủ luật pháp và tạo môi trường kinh doanh công bằng và cạnh tranh. Các cơ quan chức năng thường được ủy quyền để thực hiện các nhiệm vụ này, bao gồm cả cơ quan nhà nước và các tổ chức cấp phép, thanh tra, kiểm tra. Thanh tra có thể được thực hiện theo kế hoạch định kỳ hoặc dựa trên các tín hiệu bất thường như khi có thông tin về vi phạm pháp luật hoặc khiếu nại từ công chúng. Kết quả của thanh tra có thể dẫn đến các biện pháp khắc phục, xử lý vi phạm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu cần thiết. Các cơ quan chức năng có thể tiến hành kiểm tra đột xuất hoặc theo định kỳ để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang tuân thủ các quy định về thuế, lao động, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác liên quan. Tiểu kết chương 1 Chương 1 của luận văn đã trình bày cơ sở lý luận QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa với các nội dung sau: Trình bày một số khái niệm cơ bản, phân tích đặc điểm của DNNVV. Làm rõ sự cần thiết khách quan nhà nước phải quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phân tích nội dung QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các khía cạnh xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển các đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng, ban hành, phổ biến, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; tổ chức bộ máy QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa …Trình bày một số yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, 10
  13. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BOLYKHAMXAY, NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1. Khái quát chung về các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay 2.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội và kinh tế của tỉnh Bolykhamxay 2. Về kinh tế: 3. Về lĩnh vực văn hóa-xã hội: 2.1.2. Tình hình về các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay, Nước CHDCND Lào giai đoạn 2018-2022 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa: Tỉnh Bolikhamsay trong giai đoạn 2018- 2022 đã được cấp giấy chứng nhận hoạt động là 26.578 với tổng số vốn được đăng ký 4709.297 tỷ Kip có một số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đáng kể. Ngành nghề hoạt động: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bolikhamsai hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây có thể là các doanh nghiệp nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dịch vụ, du lịch, thương mại và các ngành công nghiệp khác. Đóng góp vào kinh tế địa phương: Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương của tỉnh Bolikhamsay. Chúng tạo ra việc làm cho người dân địa phương và đóng góp vào sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển cộng đồng. Về tình hình đăng ký doanh nghiệp theo huyện của Tỉnh Bolykhamxay: Xét về số lượng doanh nghiệp, trong gồm các huyện Thà-phạ-bạt, Huyện Pạc-cạ-đinh, Huyện Bo-ly-khăn, Huyện Khăm-cợt, Huyện Viêng – thong, Huyện Xay-chăm-phon có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhiều nhất, trong đó: (trên 2.600 doanh nghiệp), Huyện Pạc-xăn, (gần 2.300 doanh nghiệp/huyện); Huyện Thà-phạ-bạt, Huyện Viêng-thong có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ít nhất (dưới 90 doanh nghiệp/Tỉnh Bolykhamxay); về quy mô vốn đăng ký lớn nhất có Huyện Viên-thong (hơn 60.000 tỷ kip), ( Huyện Thà-phạ-bạt (hơn 49.000 tỷ kip ) [53]. Đến năm 2022 số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ được đăng ký là 26.441 doanh nghiệp vừa và nhỏ với tổng số vốn đăng ký năm 2022 là 409.291 tỷ kip giải quyết tạo việc làm cho 162.007 ngìn người lao động so với năm 2020 thì số doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm về số lượng và giảm cả về giá trị tổng số vốn đăng ký so với năm 2021 có lý do trên là do khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng dến sản xuất và xuất khẩu. 11
  14. 2.1.1.1. Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay giai đoạn 2018-2022 2.1. Bảng tổng hợp số liệu doanh nghiệp giai đoạn 2018-2022 Tỉnh Bolykamxay STT Năm Số lượng doanh nghiệp Số vốn đăng ký (tỷ KIP) 1 2018 3789 23,441,74 2 2019 4278 29,288,79 3 2020 4090 27,933,50 4 2021 3400 18,754,77 5 2022 4173 18,108,75 Tổng số vốn đăng ký giai đoạn 2018-2022 117,527,55 (Nguồn: số liệu Phòng quản lý doanh nghiệp Sở công thương tỉnh Bolykhamxay, 2018-2022) Bảng 2.2. Số lượng và số vốn đăng ký của doanh nghiệp theo tháng trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay năm 2018 Tỉnh Bolykamxay STT Tháng Số lượng doanh nghiệp Số vốn đăng ký (tỷ KIP) 1 Tháng 1 54 276,00 2 Tháng 2 77 394,00 3 Tháng 3 126 638,25 4 Tháng 4 133 512,04 5 Tháng 5 208 708,31 6 Tháng 6 231 912,07 7 Tháng 7 318 1846,20 8 Tháng 8 421 2914,07 9 Tháng 9 474 3,355,12 10 Tháng 10 563 4,288,15 11 Tháng 11 579 4,403,20 12 Tháng 12 605 5,004,05 (Nguồn: số liệu Phòng quản lý doanh nghiệp Sở công thương tỉnh Bolykhamxay, 2018) 12
  15. Bảng 2.2. Số lượng và số vốn đăng ký của doanh nghiệp theo tháng trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay năm 2019 Tỉnh Bolykhamxay STT Tháng Số lượng doanh nghiệp Số vốn đăng ký (tỷ KIP) 1 Tháng 1 40 213,08 2 Tháng 2 59 264,11 3 Tháng 3 71 325,42 4 Tháng 4 163 700,05 5 Tháng 5 247 1,200,89 6 Tháng 6 342 2,737,00 7 Tháng 7 506 4,003,59 8 Tháng 8 523 4,309,55 9 Tháng 9 547 5,033,14 10 Tháng 10 566 5,338,26 11 Tháng 11 603 4,028,33 12 Tháng 12 611 3,845,00 (Nguồn: số liệu Phòng quản lý doanh nghiệp Sở công thương tỉnh Bolykhamxay, 2019) Bảng 2.3. Số lượng và số vốn đăng ký của doanh nghiệp theo tháng trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay năm 2020 Tỉnh Bolykhamxay STT Tháng Số lượng doanh nghiệp Số vốn đăng ký (tỷ KIP) 1 Tháng 1 31 146,00 2 Tháng 2 27 230,45 3 Tháng 3 88 435,12 4 Tháng 4 156 867,00 5 Tháng 5 239 1,356,39 6 Tháng 6 322 2,800,54 7 Tháng 7 436 3,211,99 8 Tháng 8 478 3,422,15 9 Tháng 9 502 3,677,12 13
  16. 10 Tháng 10 645 4,094,00 11 Tháng 11 677 4,126,53 12 Tháng 12 489 3,566,21 (Nguồn: số liệu Phòng quản lý doanh nghiệp Sở công thương tỉnh Bolykhamxay, 2020) Bảng 2.4. Số lượng và số vốn đăng ký của doanh nghiệp theo tháng trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay năm 2021 Tỉnh Bolykhamxay STT Tháng Số lượng doanh nghiệp Số vốn đăng ký (tỷ KIP) 1 Tháng 1/2021 46 220,25 2 Tháng 2/2021 104 439,09 3 Tháng 3/2021 178 804,33 4 Tháng 4/2021 220 912,83 5 Tháng 5/2021 280 1,249,63 6 Tháng 6/2021 Không có doanh nghiệp đăng ký 7 Tháng 7/2021 443 2,050,05 8 Tháng 8/2021 512 2,674,90 9 Tháng 9/2021 559 2,901,27 10 Tháng 10/2021 639 3,670,65 11 Tháng 11/2021 688 3,983,63 12 Tháng 12/2021 559 3,474,27 (Nguồn: số liệu Phòng quản lý doanh nghiệp Sở công thương tỉnh Bolykhamxay, 2021) Bảng 2.5. Số lượng và số vốn đăng ký của doanh nghiệp theo tháng trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay năm 2022 Tỉnh STT Tháng Bolykhamxay Số lượng doanh Số vốn đăng nghiệp ký 1 Tháng 1/2022 38 240,25 2 Tháng 2/2022 98 421,10 3 Tháng 3/2022 152 794,33 14
  17. 4 Tháng 4/2022 190 952,83 5 Tháng 5/2022 230 1,149,63 6 Tháng 6/2022 251 1,548,42 7 Tháng 7/2022 410 1,950,05 8 Tháng 8/2022 482 2,340,90 9 Tháng 9/2022 551 2,501,27 10 Tháng 10/2022 620 2,842,65 11 Tháng 11/2022 662 3,210,63 12 Tháng 12/2022 489 2,970,27 (Nguồn: số liệu Phòng quản lý doanh nghiệp Sở công thương tỉnh Bolykhamxay, 2022) 2.2.2. Tổ chức triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và tại tỉnh Bolykhamxay Tổ chức triển khai và thi hành các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ tại tỉnh Bolykhamxay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, căn cứ vào luật, nghị định thông tư và các văn bản quy phạm pháp luật khác Dưới đây là các tổ chức triển khai trong quá trình triển khai và thi hành các văn bản quản lý doanh nghiệp nhỏ tại tỉnh Bolykhamxay: - Đối với các văn bản của Trung ương: + Luật Doanh nghiệp 2022; + Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2022 ; + Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 13/1/2021về việc thành lập hoạt động và tổ chức hoạt động của các quỹ tin cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay. + Chính phủ hành Nghị định số 06/2020/NĐ - CP ngày 12/8/2020 quy định chi tiết về quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cho cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; + Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 11/9/2021 phê duyệt Kế hoạch phát triển nhanh bền vững cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. + Thủ tướng Chính phê duyệt chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế bằng Quyết định số 236/ QĐ-TTg; + Chính phủ ban hành nghị quyết số 122-2021/NQ-CP tổ chức thực hiện những giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lục sức cạnh tranh của quốc gia; Đối với các văn bản của UBND Tỉnh Bolykhamxay: + Tỉnh Bolykhamxay ban hành Quyết định 15/QĐ-UBND ngày 5/7/2020 về 15
  18. việc phát triển kinh tế xã hội đẩy mạnh công nghiệp dịch vụ năm 2020; + HĐND tỉnh Bolykhamxay ban hành Nghị quyết số 02/2021/NQ-HĐND ngày 05/10/2021 về việc thông qua nghị quyết ban hành chguowng trình kế hoạch Hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bolykhamxay giai đoạn 2018-2023 + UBND Tỉnh Bolykhamxay ban hành Quyết định số 114/QĐ-UBND ngày 01/10/2022 của về việc thông qua chủ trương kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bolykhamxay giai đoạn 2018-2023 Ban Quản lý Kinh tế và Kế hoạch của tỉnh Bolykhamxay có trách nhiệm triển khai và thi hành các quy định và chính sách quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cấp địa phương. Cơ quan này thường là đơn vị chủ trì trong công tác quản lý và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực. 2.2.3. Phối hợp tổ chức thực thi chính sách liên quan dến quản lý nhà nước về các doanh nghiệp nhỏ và vừa Thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh Bolykhamxay UBND Tỉnh Bolykhamxay chỉ đạo các sở ban ngành có liện quan tổ chức thực thi chính sách liên quan dến quản lý nhà nước về các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nội dung hỗ trợ liên quan đến các hoạt động như: - Nhóm nhiệm vụ hỗ trợ chung cho các DNNVV: + Cải cách TTHC + Hỗ trợ tiếp cận tín dụng + Hỗ trợ thuế, kế toán + Hỗ trợ mặt bằng sản xuất + Hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ cơ sở ươm tạo, có sở kỹ thuật + Hỗ trợ mở rộng thị trường + Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý + Hỗ trợ tư vấn cho DNNVV + Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực + Hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp - Hỗ trợ tiếp cận tín dụng Quỹ khuyến khích DNNVV đã nhận tài trọ từ Chính phủ cung cấp từ năm 2020 đến nay để đồng hành cùng DNNVV vượt qua khó khăn do đại dịch COVID- 19. Trong tháng 6/2023 Quỹ khuyến khích DNNVV đã cung cấp Quỹ 474 tỷ KIP cho 6 ngân hàng doanh nghiệp và Quỹ phát triển Xay Som Bun cho váy tín dụng cho DNNVV trong lãi suất 3% /năm. Chí tiết như sau: - Ngân hàng Phát triển Lào đã nhận được vốn 124 tỷ KIP - Ngân hàng Saigon Thương Tin Lào đã nhận đuọc vốn 95,5 tỷ KIP - Ngân hàng Liên Doanh Lào Việt đã nhận được vốn 110,5 tỷ KIP 16
  19. - Ngân hàng Maruhan Nhật Bản Lào đã nhận được vốn 86 tỷ KIP - Ngân hàng Viettin Lào đã nhâ n được vốn 32 tỷ KIP - Ngân hàng Ngoại Thương Lào đã nhận được vốn 21 tỷ KIP - Quỹ phát triển Xay Som Bun đã nhận được vốn 5 tỷ KIP để đáp ứng tín dụng cho DNNVV tai Tỉnh Xay Som Bun Theo Nghị định về chính sách phát triển kinh tế tỉnh Xay Som Bún Số 414/CP, ngày 10/12/2019. - Hỗ trợ thuế, kế toán - Hỗ trợ mở rộng thị trường - Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý - Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực - Cải cách TTHC 2.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhỏ và vùa trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay Pháp luật hiện hành quy định trách nhiệm của UBND cấp Tỉnh Bolykhamxay trong QLNN đối với các doanh nghiệp có một số nhiệm vụ cụ thể như sau: UBND cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn cấp Tỉnh Bolykhamxay phối hợp, xác minh thông tin về doanh nghiệp; phát hiện và báo cáo danh sách các doanh nghiệp vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh. UBND cấp Tỉnh Bolykhamxay có trách nhiệm báo cáo chính phủ và Bộ công thương về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thời gian gửi báo cáo: trước ngày 15/01 hàng năm. Đăng ký và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp: Tổ chức này chịu trách nhiệm hỗ trợ quy trình đăng ký và thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Điều này bao gồm cung cấp thông tin, hướng dẫn, và giải đáp các thủ tục, quy định pháp lý cần thiết cho việc thành lập một doanh nghiệp. 2.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bolykhamxay UBND cấp Tỉnh Bolykhamxay phân cấp công tác Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bolykhamxay cho thanh tra Tỉnh Bolykhamxay là cơ quan đầu mối xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng trên đại bàn tỉnh Bolykhamxay. 2.3. Nhận xét thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bolykhamxay 2.3.1. Một số kết quả đạt được Tỉnh Bolykhamxay cung cấp các chương trình vay vốn ưu đãi, hỗ trợ tài chính và hỗ trợ vốn để giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển và mở rộng hoạt 17
  20. động kinh doanh của mình. Tỉnh Bolykhamxay tạo ra các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực quản lý và kỹ năng kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tỉnh Bolykhamxay hỗ trợ các hoạt động quảng cáo và tiếp thị của doanh nghiệp nhỏ và vừa để giúp họ tiếp cận và thu hút khách hàng mới. Tỉnh Bolykhamxay có thể cung cấp hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để nâng cao sự sáng tạo và cạnh tranh của họ. 2.3.2. Một số bất cập hạn chế Quy trình đăng ký và thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể gặp phải sự phức tạp và thủ tục Tỉnh Bolykhamxay. Tổ chức quản lý nhà nước có thể đối mặt với thiếu nguồn lực và đào tạo chuyên môn để cung cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường cần thông tin và tư vấn chuyên môn để giúp họ trong việc quản lý và phát triển kinh doanh. Tổ chức quản lý nhà nước có thể gặp khó khăn trong việc thích ứng và đáp ứng nhanh chóng đối với sự biến đổi và phát triển của môi trường kinh doanh. Quy định và thủ tục hành chính phức tạp Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Lào đang đối mặt với hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý kinh doanh. Vấn đề liên quan đến quyền sở hữu đất và việc thuê đất có thể gây rắc rối cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Lào. Một số doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty lớn hơn, có nguồn lực và quyền lực kinh tế lớn hơn. Điều này có thể gây ra sự bất công và thiếu công bằng trong môi trường kinh doanh. 2.3.3. Nguyên nhân của những bất cập Một là, Một trong những nguyên nhân chính là sự tồn tại của quy trình bürokrati và phức tạp trong quản lý nhà nước. Hai là, Các cơ quan quản lý nhà nước có thể thiếu nguồn lực và đào tạo chuyên môn để cung cấp hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ba là, Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường cần thông tin và tư vấn chuyên môn để giúp họ trong việc quản lý và phát triển kinh doanh. Bốn là, Các cơ quan quản lý nhà nước có thể gặp khó khăn trong việc linh hoạt và thích ứng với sự biến đổi và phát triển của môi trường kinh doanh. Năm là, Cơ quan quản lý nhà nước có thể gặp khó khăn trong việc cung cấp các chính sách và cơ chế hỗ trợ tài chính hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2