intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm góp phần làm rõ hơn về cơ sở lý luận và thực tiễn về các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, các chính sách của nhà nước trong phát triển kinh tế tập thể nói chung và HTXNN nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THANH HIÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành : Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2017
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TỪ Phản biện 1:…………………………………………………. ………………………………………………….. Phản biện 2:…………………………………………………. …………………..…………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 201, đường Phan Bội Châu, Thành phố Huế Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn. - Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) là một chủ trương lớn của của Đảng và Nhà nước ta; Quán triệt quan điểm, mục tiêu và nội dung của Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” và Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX; Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 (khóa X) BCH Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Luật Hợp tác xã năm 2012; Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 là những chủ trương lớn của Đảng và những chính sách của Nhà nước trong việc đẩy mạnh kinh tế tập thể nói chung và của hợp tác xã nói riêng, trong đó có hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp. - Thực hiện Chương trình hành động số 29/CTr-TU ngày 19/11/2008 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII, XIX; Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 13/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Đề án củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Từng bước đưa KTTT của tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng vị trí, vai trò của nó như Cương lĩnh xây dựng đất nước bổ sung phát triển năm 1
  4. 2011 xác định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. KTTT không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng KTTT ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. - Việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực hợp tác xã (HTX) nhất là hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) còn chồng chéo giữa các Bộ, ngành, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện. Xuất phát từ thực tế trên nên tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp khóa cao học Quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Phát triển HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng là chủ đề được quan tâm, nghiên cứu ở Việt Nam trước đổi và sau đổi mới đến nay. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển HTX như Tiến sĩ Nguyễn Minh Quân, nguyên Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tiến, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kinh tế nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều đề án, đề tài nghiên cứu, kế hoạch, chính sách về HTX , cụ thể như: - Thạc sỹ Phan Văn Hiếu - Trường chính trị tỉnh Quảng Ngãi (2011), Điều tra, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã. - Thạc sỹ Phan Văn Hiếu, (2016), Dự án khoa học: Xây dựng mô hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp – nông thôn Tịnh Trà. - Lý Đinh Xuân Hồng (2015), Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi. - Tỉnh Quảng Ngãi cũng ban hành các đề án, chính sách liên quan đến củng cố và phát triển cho hợp tác xã: Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 13/01/2014 về việc phê duyệt Đề án củng 2
  5. cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 20/4/2012 về việc phê duyệt đề án xây dựng và phát triển hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 143/QĐ-UBND ngày 19/5/2015 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2015 – 2020; Do vậy, chưa có nội dung nghiên cứu, đánh giá đầy đủ tình hình quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nói chung và HTXNN nói riêng từ khi Luật HTX năm 2012 và Nghị định số 193/2013/NĐ- CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HTX năm 2012 được ban hành. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá đầy đủ tình hình quản lý nhà nước của các cấp, các ngành đối với HTXNN trên địa bàn tỉnh. - Đưa ra các giải pháp để đổi mới cách quản lý nhà nước về HTXNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Hoàn thiện vai trò quản lý nhà nước đối với HTXNN, phục vụ những nhiệm vụ của đơn vị và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Quản lý nhà nước đối với HTXNN - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với HTXNN ở tỉnh Quảng Ngãi. - Làm rõ cơ sở và nội dung các giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với HTXNN ở tỉnh Quảng Ngãi. 3
  6. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi. - Phạm vi về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước đối HTXNN trên cơ sở nhận thức lý luận, chủ trương về vai trò của nhà nước, cách thức tác động của nhà nước đối với HTXNN. Các chính sách hỗ trợ của trung ương và của tỉnh tác động lên HTXNN. - Phạm vi về thời gian: Đánh giá quản lý nhà nước về HTXNN từ năm 2012 đến năm 2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận: - Sử dụng các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý HTXNN hiện nay. - Lý luận về quản lý nhà nước về phát triển HTXNN trong nền kinh tế thị trường hiện đại như hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh, hiện đại hóa nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuỗi giá trị,... 5.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích. - Phương pháp tổng hợp, thống kê. - Phương pháp đối chiếu, so sánh. Các phương pháp trên được phối hợp với nhau tạo nên hệ 4
  7. thống các vấn đề được trình bày theo một trình tự lôgíc. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Góp phần làm rõ hơn về cơ sở lý luận và thực tiễn về các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, các chính sách của nhà nước trong phát triển kinh tế tập thể nói chung và HTXNN nói riêng. - Đánh giá những bất cập trong quản lý nhà nước đối với HTXNN hiện nay ở tỉnh Quảng Ngãi. - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện, tăng cường quản lý nhà nước đối với HTXNN tại tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017 đến năm 2022. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn gồm 3 phần Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các HTXNN. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các HTXNN tại tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với HTXNN tại tỉnh Quảng Ngãi 5
  8. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm hợp tác xã Khoản 1, Điều 3, Luật HTX năm 2012 nêu “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”. 1.1.1.2. Khái niệm HTX NN Hiện nay, có nhiều khái niệm liên quan đến HTXNN, tuy nhiên một số khái niệm sau sát với HTXNN tại Việt Nam: Tại Điều 1, Nghị định 43-CP ngày 29/4/1997 của Chính phủ Ban hành điều lệ mẫu HTXNN, nêu khái niệm “Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp là một tổ chức kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa của nông dân lao động, xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ, được Đảng lãnh đạo và Nhà nước giúp đỡ. Hợp tác xã Nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật đề phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp”. 6
  9. Dự thảo Nghị định về HTXNN do Bộ Nông nghiệp và PTNT nêu “Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế hợp tác của các hộ gia đình, cá nhân, pháp nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh, các dịch vụ cung ứng đầu vào, đầu ra phục vụ sản xuất trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp (gọi chung là nông nghiệp) và đến nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của các thành viên”. 1.1.2. Quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về HTX 1.1.2.1. Quản lý nhà nước. Như vậy, quản lý nhà nước chính là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của nhà nước. Từ khái niệm quản lý và quản lý nhà nhà nước có thể hiểu quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp chính là việc nhà nước dùng công cụ quyền lực để tác động có mục đích nhằm làm cho hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp hoạt động đúng bản chất, đúng định hướng của nhà nước, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế. 1.1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về HTX Trong Luật HTX năm 2012, tại Điều 59, nội dung quản lý nhà nước gồm: “1. Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan. 2. Xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương 7
  10. trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. 3. Tổ chức và hướng dẫn đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. 4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật. 5. Hợp tác quốc tế về phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã”. 1.2. Những đặc điểm cần quán triệt khi thực hiện quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp 1.2.1. Đặc điểm của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Đặc điểm nông nghiệp - Đặc điểm nông dân - Đặc điểm nông thôn 1.2.2. Tính chất, đặc điểm phát triển của hợp tác xã nông nghiệp Hợp tác xã ở nước qua phát triển qua nhiều giai đoạn với nhiều mô hình, tính chất, đặc điểm khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Tuy nhiên, quá trình phát triển HTXNN ở nước ta có thể chia thành các giai đoạn sau: *Giai đoạn trước năm 1975 * Giai đoạn từ năm 1976 đến trước khi có luật HTX năm 1996 * Giai đoạn từ khi Luật HTX năm 1996 đến khi có Luật HTX năm 2003 sửa đổi. * Từ sau khi có Nghị quyết số 13-NQ/TW năm 2002 đến năm 2012. 8
  11. * Từ khi có Luật Hợp tác xã năm 2012 đến nay. 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp. 1.3.1. Nhân tố con người 1.3.2 Nhân tố chính trị 1.3.3. Nhân tố kinh tế. 1.3.4. Nhân tố thông tin 1.3.5. Nhân tố quyền lực 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý nhà nước đối với HTXNN có thể vận dụng vào tỉnh Quảng Ngãi 1.4.1. Kinh nghiệp quản lý nhà nước đối với các hợp tác của tỉnh Quảng Nam 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh Bình Định 1.4.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, luận văn đưa ra những cơ sở lý luận về HTXNN, những khái niệm cơ bản về quản lý nhà nước đối với HTXNN. Trong đó, có đặc điểm về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta và quá trình hình thành, phát triển HTXNN qua các giai đoạn lịch sử khác nhau... Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước đối với HTXNN trước và sau Luật HTX năm 2012 có hiệu lực. Đặc biệt, chương 1 cũng nêu những kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các HTXNN của một số tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tương đồng với tỉnh Quảng Ngãi và kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các HTXNN của tỉnh Quảng Ngãi để đề xuất các giải pháp về quản lý nhà nước đối với HTXNN ở tỉnh Quảng Ngãi 9
  12. Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý - Đặc điểm địa hình – địa chất - Đặc điểm tài nguyên - Đặc điểm khí hậu 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Dân số - Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 2.2. Khái quát về phát triển hợp tác xã nông nghiệp. 2.2.1 Số lượng và phân bố hợp tác xã nông nghiệp toàn quốc 2.2.2. Số lượng và phân bố hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi 2.2.2.1. Số lượng HTXNN Tính đến 31/12/2016, trên địa bàn tỉnh có 176 HTX nông nghiệp (bao gồm cả HTX không hoạt động), chiếm 74% tổng số hợp tác xã trên toàn tỉnh. 2.2.2.2. Tình hình tổ chức hoạt động của HTX nông nghiệp Trong 176 HTX nông nghiệp có 70 HTX đảm nhận 5 đến 7 dịch vụ; 45 HTX đảm nhận 3 đến 4 dịch vụ; 38 HTX thực hiện 1 đến 2 dịch vụ; nhiều HTX chỉ tổ chức duy nhất một dịch vụ thủy lợi, từ nguồn tiền cấp bù thủy lợi phí. - Về tổ chức bộ máy, cán bộ: Số lượng thành viên bình quân của mỗi HTX nông nghiệp trong năm 2016 là gần 850 thành viên. Bộ 10
  13. máy quản lý HTXNN bình quân từ 6-7 người. Cán bộ có trình độ trung cấp 203 là người, chiếm 26%; cao đẳng và đại học 101 cán bộ, chiếm 13%; còn lại là sơ cấp và chưa qua đào tạo. - Về vốn quỹ của HTX nông nghiệp + Vốn quỹ bình quân của mỗi HTXNN từ có 1-1,2 tỷ đồng; + Vốn điều lệ của HTX nông nghiệp: Chủ yếu hình thành từ tài sản của HTXNN cũ chuyển sang. + Tổng tài sản cố định của HTX nông nghiệp: chủ yếu của HTXNN là công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương nội đồng, trụ sở làm việc,… + Nợ phải thu của HTX nông nghiệp: Chủ yếu là thành viên nợ tiền thủy lợi phí, tiền điện và các chi phí dịch vụ không có khả năng thu hồi. + Nợ phải trả của HTX nông nghiệp: Chủ yếu là những khoản nợ phải trả cho thành viên và người lao động. - Đánh giá, phân loại chất lượng hoạt động của HTX nông nghiệp: Có 45 HTX xếp loại khá, chiếm 27,9%; 94 HTX trung bình, chiếm 58,4% và 22 HTX yếu kém, chiếm 13,7% trên tổng 161 HTXNN được đánh giá. Đến cuối năm 2016, có 143 HTXNN chuyển đổi theo Luật HTX 2012. 2.2.2.3. Vai trò tham gia của HTXNN trong chương trình xây dựng nông thôn mới 2.2.3. Tồn tại yếu kém của HTXNN tại tỉnh Quảng Ngãi và nguyên nhân 2.2.3.1. Những tồn tại, yếu kém - Các hoạt động dịch vụ của HTXNN còn nhỏ lẻ, đơn điệu, cơ sở vật chất của HTXNN còn nhiều yếu kém, thiếu năng 11
  14. động, thiếu vốn nên khó cạnh tranh với tư thương. - Đội ngũ cán bộ quản lý HTXNN còn nhiều hạn chế về trình độ, năng lực, không ổn định làm việc lâu dài trong HTXNN. - Về công tác quản lý và giúp đỡ của Nhà nước đối với kinh tế HTX. Đảng và Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích, tạo hành lang pháp lý cho HTX, thực hiện hoạt động SXKD- DV. - Công tác tuyên truyền về chính sách HTXNN ở nhiều địa phương chưa được chú trọng. 2.2.3.2. Nguyên nhân - Năng lực nội tại HTXNN còn yếu nên tổ chức kinh doanh gặp nhiều khó khăn. - Cơ sở vật chất của HTXNN vừa yếu, vừa thiếu, ngày càng xuống cấp, phần lớn chuyển từ những HTXNN cũ sang do đó khó đáp ứng yêu cầu thực tế. - Dù được lớp đào tạo, bồi dưỡng nhưng phần lớn cán bộ tham gia bộ máy quản lý của các HTXNN đa phần là lớn tuổi, chủ yếu là người nông dân nên kinh nghiệm quản lý chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. - Tư tưởng của một số cán bộ HTXNN không an tâm làm việc trong HTX. Các lợi ích thu được từ lĩnh vực kinh tế này không có khả năng thu hút được lao động có trình độ vào làm việc. - Việc phân công quản lý nhà nước về KTTT chưa cụ thể ở các cấp, các ngành. Bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể từ tỉnh đến cơ sở chưa hoàn chỉnh. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với HTXNN tại tỉnh Quảng Ngãi. 2.3.1. Ban hành phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp 12
  15. luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan. Tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành nhiều đề án, kế hoạch, chính sách liên quan đến HTX, trong đó có HTXNN. Đặt biệt, là một tỉnh có lượng tàu cá khai thác hải sản rất lớn và đã ban hành chính sách đặc thù liên quan đến hỗ trợ các HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ. 2.3.2. Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp. 2.3.3. Tổ chức thực hiện các đề án, chính sách Tại Trung ương Tại tỉnh Quảng Ngãi 2.3.4. Kiểm tra, thanh tra đối với các HTXNN 2.3.5 Hợp tác quốc tế đối với các hợp tác xã nông nghiệp 2.4. Đánh giá chung về kết quả thực hiện trong quản lý nhà nước và hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp 2.4.1. Kết quả đạt được - Công tác tuyên truyền: - Hệ thống cơ sở pháp lý: - Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác, hợp tác xã. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng. - Công tác chỉ đạo xây dựng mô hình liên kết và xây dựng cánh đồng lớn. - Hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế. 2.4.2 Những mặt còn hạn chế - Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và người dân về bản chất, vai trò, vị trí, ý nghĩa và tính cấp thiết phải phát triển kinh tế 13
  16. hợp tác, nhất là HTX trong lĩnh vực nông nghiệp chưa đầy đủ - HTX nông nghiệp chưa thoát khỏi cơ chế quản lý, điều hành theo mô hình HTX kiểu cũ. - Trình độ năng lực của cán bộ quản lý HTXNN hạn chế. -Vốn kinh doanh của đa số các HTXNN còn ít. - Công tác tuyên truyền. - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước. - Kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động của các HTXNN trong nhiều năm qua chưa được các cấp, các ngành quan tâm. - Về khách quan + Cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTXNN chưa đồng bộ. + Mô hình HTXNN chưa được chuyển đổi, xây dựng chuẩn mực theo đúng bản chất, nguyên tắc và các giá trị của HTX. - Về chủ quan + Nhận thức của xã hội, của người sản xuất về vị trí, vai trò của HTXNN còn mờ nhạt. + Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý HTXNN chưa cao, hạn chế trong việc đưa ra chiến lược, kế hoạch kinh doanh theo cơ chế mới và tìm kiếm thị trường. + Hầu hết các HTXNN gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận các chính sách. + Nhiều nơi, các cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quán triệt và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương, Nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát KTTT - Công tác tổ chức triển khai thực hiện luật hợp tác xã 2012 còn lúng túng, chồng chéo trong chỉ đạo từ Trung ương xuống địa phương. - Việc xây dựng mô hình hợp tác xã, mô hình liên kết hợp 14
  17. tác trong chuỗi giá trị chưa được triển khai sâu, rộng tại các địa phương. - Nguồn lực tài chính hỗ trợ phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác chưa đáp ứng nhu cầu phát triển hợp tác xã. - Sự phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp còn chồng chéo. 15
  18. Tiểu kết chương 2 Trong chương 2, luận văn phân tích thực trạng phát triển HTXNN của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua và những bất cập trong công tác quản lý nhà nước đối với HTXNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhất là việc xây dựng các chính sách, thực thi các chính sách đối với HTXNN. Trong đó, có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến Kinh tế tập thể trong thời gian qua có bước phát triển chưa đạt mục tiêu đề ra. Phân tích và đánh giá ở trên có thể thấy nổi lên 3 vấn đề bất cập lớn cần giải quyết để HTXNN Quảng Ngãi phát triển, đó là: - Vấn đề nhận thức về vai trò, vị trí của HTXNN đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay. Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để làm thay đổi cơ bản toàn diện tư duy về HTXNN. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cả cộng đồng và phải thường xuyên liên tục, mạnh mẽ trong thời gian dài để các HTXNN thực sự thoát ra khỏi vỏ bọc, nỗi ám ảnh về HTXNN thời bao cấp. - Vấn đề thực hiện chuyển đổi HTXNN theo Luật HTX mới năm 2012. Phải kiên quyết chỉ đạo, giúp đỡ, khắc phục những yếu kém, khó khăn, tồn tại của các HTXNN như: Nợ đọng, đất đai, tài sản, cán bộ, vốn, phương án sản xuất kinh doanh, mối liên doanh liên kết,… đồng thời với việc triển khai thực hiện đồng bộ và đầy đủ các chính sách của nhà nước về việc hỗ trợ HTXNN phát triển và đảm bảo ngân sách đủ nguồn lực các chính sách đã ban hành. - Công tác quản lý nhà nước đối HTXNN phải được tăng cường nhất về vấn đề quản lý nhà nước đối với HTXNN, có cơ quan quản lý rõ ràng nhất quán và tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. 16
  19. Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1. Quan điểm, định hướng về phát triển hợp tác xã nông nghiệp 3.1.1. Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã - Tiếp tục thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là nền kinh tế: + Vận hành đầy đủ, đồng bộ theo quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển đất nước. + Có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. - Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã; phát triển kinh tế hợp tác xã trên cơ sở phát triển và phát huy vai trò của kinh tế hộ. 3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế tập thể tại tỉnh Quảng Ngãi 3.1.2.1. Định hướng chung cho các HTX Đối với lĩnh vực HTXNN - Đưa các HTXNN và tổ hợp tác trong nông nghiệp thoát khỏi tình trạng yếu kém như hiện nay, từng bước ổn định, phát triển lớn mạnh và tạo nền tảng vững chắc cho kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông 17
  20. thôn. - Đưa toàn bộ HTXNN đã chuyển đổi và thành lập mới hoạt động đúng Luật, có hiệu quả; các HTXNN không chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 phải giải thể hoặc chuyển thể hoạt động dưới hình thức khác phù hợp với điều kiện từng nơi. Phát triển KTTT đa dạng với nhiều loại hình, thu hút nhiều lao động tham gia làm ra nhiều sản phẩm hàng hoá đủ sức cạnh tranh, phù hợp với thị trường và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị GDP của tỉnh. - Phát triển KTTT với nhiều loại hình đa dạng, phong phú, KTTT cùng kinh tế các thành phần và kinh tế hộ thành viên thúc đẩy kinh tế nông nghiệp ngày càng phát triển và không ngừng nâng cao thu nhập cho đời sống của nhân dân, góp phần xây dựng NTM vững chắc. 3.1.2.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 Trong giai đoạn 2016-2020, theo Kế hoạch số 5956/KH- UBND ngày ngày 21/10/2016 về kế hoạch kinh tế tập thể tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020, một số chỉ tiêu chủ yếu phải đạt là: - Số lượng HTX đến năm 2020: đạt 223 HTX; trong đó thành lập mới 21 HTX, giải thể 30 HTX; số tổ hợp : 22 tổ. - 100% HTX tổ chức hoạt động theo Luật HTX mới. - Số HTX thành lập mới bình quân 3HTX/năm. - Có 65% HTX đạt loại khá, giỏi. - Có dưới 10% HTX yếu kém. - Có 80% các HTX hoạt động có hiệu quả theo Tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (tiêu chí về tổ chức sản xuất). - Tốc độ tăng trưởng khu vực KTTT bình quân hàng năm đạt trên 6%. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0