Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin Lành ở Việt Nam
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của đạo Tin lành và QLNN đối với hoạt động của đạo Tin Lành ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu những quan điểm, chủ trương của Đảng; định hướng và chính sách của của Nhà nước về tôn giáo và đạo Tin lành. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng tiếp tục hoàn thiệnQLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam trong giai đoạn kế tiếp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin Lành ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THẾ DUY QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 12/2018
- Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Ngƣời hƣớng dẫn 1: PGS.TS. Hoàng Văn Chức Ngƣời hƣớng dẫn 2: PGS.TS. Hoàng Minh Đô Phản biện 1: PGS.TS. Trƣơng Quốc Chính Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thanh Xuân Phản biện 3: PGS.TS. Chu Văn Tuấn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp D Nhà A, Học viện Hành chính Quốc gia. Số 77, Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: Vào hồi 14h giờ 00 ngày 21 tháng 12 Năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý và điều hành của các cơ quan Nhà nước, tình hình, diễn biến hoạt động của đạo Tin lành đã có những chuyển biến tích cực, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (TNTG) của nhân dân. Đặc biệt, từ khi có Chỉ thị 01/2005/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành, các tổ chức hệ phái và tín hữu Tin lành thực sự phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý nhà nước (QLNN) đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế nhất định đang đặt ra những vấn đề cần phải quan tâm giải quyết như: Hệ thống chính sách, pháp luật về tôn giáo và đạo Tin lành còn chưa đồng bộ và hoàn thiện; nhận thức về đạo Tin lành và QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành còn có những hạn chế; đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách về tôn giáo mỏng, hầu hết không được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ QLNN về tôn giáo nên còn lúng túng trước những vấn đề phát sinh. Ở một số địa phương có biểu hiện buông lỏng quản lý đạo Tin lành sau cấp giấy chứng nhận đăng ký điểm nhóm sinh hoạt đạo; chưa thực hiện tốt việc đăng ký sinh hoạt đạo theo điểm, nhóm cho các hệ phái Tin lành. Xuất phát từ tình hình thực tiễn QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở nước ta hiện nay, tác giả chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin Lành ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ Quản lý công. Đề tài có ý nghĩa không những về lý luận mà còn có ý nghĩa rất to lớn về mặt thực tiễn trong QLNN về hoạt động tôn giáo ở nước ta nói chung và đạo Tin lành nói riêng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án có mục đích nghiên cứu, làm rõ cơ sở khoa học QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiệnQLNN đối với hoạt động của đạo Tin Lành trong giai đoạn kế tiếp. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu tổng quan những công trình nghiên cứu về đạo Tin lành và QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành trong và ngoài nước. - Nghiên cứu cơ sở khoa họcQLNNđối với đạo Tin Lành ở Việt Nam. - Điều tra, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của đạo Tin lành và QLNN đối với hoạt động của đạo Tin Lành ở Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu những quan điểm, chủ trương của Đảng; định hướng và chính sách của của Nhà nước về tôn giáo và đạo Tin lành. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng tiếp tục hoàn thiệnQLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam trong giai đoạn kế tiếp. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 1
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là các biện pháp QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam theo quy định của pháp luật. - Về không gian:luận án được triển khai nghiên cứu tại các tỉnh, thành phố: Điện Biên, Lào Cai, Đắk Lăk, Gia Lai, Hà Nội, Quảng Nam và TP. Hồ Chí Minh. - Về Thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu từ năm 2005 đến nay (từ có Chỉ thị 01/2005/CT-TTg về Một số công tác đối với đạo Tin lành). 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp luận khoa hoc quản lý công; các quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tôn giáo, công tác tôn giáo và đạo Tin lành trong thời kỳ đổi mới. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để thực hiện nhiệm vụ và nội dung của luận án đề ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau để thực hiện luận án: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp điều tra thực tiễn; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp xử lý thông tin và một số phương pháp khác. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay đã đáp ứng được quyền “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” và nhu cầu TNTG của một bộ phận công dân có đạo hay chưa? - Có những yếu tố nào tác động và ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở nước ta hiện nay? - Thực trạng QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở nước ta được thực hiện như thế nào? Những kết quả đạt được những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế là gì? - Để nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay cần phải có những giải pháp nào? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam ngoài những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập, hạn chế, nên chăng cần có một hệ thống các giải pháp để tác động tới cơ chế, thể chế, chính sách; tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo nhằm tạo động lực, phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của đạo Tin lành, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới. 6. Những đóng góp mới của luận án - Về mặt lý luận: Luận án góp phần hoàn thiện hệ thống những cơ sở lý luận QLNN đối với hoạt động tôn giáo và đạo Tin lành; xây dựng hệ thống những khái niệm liên quan đến QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành. - Về mặt thực tiễn: Luận án khái quát hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam; làm sáng tỏ được thực trạng việc thực hiện các nội dung QLNN đối với 2
- hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam. Dự báo được những xu hướng phát triển của đạo Tin lành ở Việt Nam trong những năm tiếp theo và xây dựng một hệ thống gồm 7 giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 04 chương. Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu chung về tôn giáo, về quan điểm, chính sách và quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo Đây là một chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều học giả, có thể kể đến một số công trình sau: Sách chuyên khảo “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo”, của tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ; sách chuyên khảo “Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác- Lênin đến thực tiễn Việt Nam” của tác giả Ngô Hữu Thảo; sách chuyên khảo “Quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Hồng Dương; tác phẩm “Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Lữ; luận án tiến sỹ của Phạm Hữu Xuyên về “Quan điểm Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo”; bài viết của Lưu Ngọc Khải với chủ đề “Đảng và Nhà nước đổi mới chính sách tôn giáo - Phát huy truyền thống Đại đoàn kết các dân tộc”; Phạm Huy Thông với bài viết “Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo 10 năm nhìn lại”,.. Giáo trình đào tạo cử nhân hành chính: “Quản lý nhà nước về tôn giáo, dân tộc”, của tác giả Hoàng Văn Chức; luận án tiến sỹ: “Quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay” của tác giả Bùi Hữu Dược;… 1.2. Những công trình nghiên cứu về đạo Tin lành Tác phẩm “Lịch sử đạo Tin lành” của tác giả Jean Baubeorot, nhà xuất bản Thế giới 2006; sách tham khảo “Các tôn giáo trên thế giới”, của của Lewis M. Hopfe và Mark R. Woodword; bài viết của Nguyễn Hồng Dương “Toát yếu về Tin Lành ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1911 đến 1975”; sách tham khảo “Đạo Tin lành, Tri thức cơ bản”,của tác giả Phạm Gia Thoan; sách tham khảo “Một số tôn giáo lớn ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Xuân; nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hùng về “Truyền giáo Tin lành vào các dân tộc thiểu số ở vùng Nam Trường Sơn - Tây Nguyên từ khởi đầu cho đến năm 1975”; nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thu Hà về “Hoạt động truyền giáo của đạo Tin lành ở Việt Nam và Trung Quốc”; tác phẩm “Nền đạo đức Tin lành và tình thần Chủ nghĩa tư bản” của Max Weber; nghiên cứu của Mã Phúc Thanh Tươi trong luận án“Đạo đức Tin lành và lối sống đạo đức của Tín đồ tại Việt Nam hiện nay”; bài viết “Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của đạo Tin lành vùng dân tộc thiểu số phía Bắc” của tác giả Hoàng Minh Đô,.. 1.3. Những công trình nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của đạo Tin lành 3
- Nghiên cứu về chủ đề QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành có một số công trình sau: Đề tài khoa học “Tin lành ở Việt Nam - Thực trạng, một số vấn đề đặt ra và giải pháp” của Nguyễn Xuân Hùng; nghiên cứu của Hoàng Minh Đô về “Thực trạng đạo Tin lành và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ”; Vũ Trọng Hách với đề tài “Quản lý Nhà nước đối với đạo Tin lành ở Tây Bắc Việt Nam”,… 1.4. Nhận xét về những công trình có liên quan đến đề tài luận án 1.4.1. Kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu về đạo Tin lành và QLNN đối với hoạt động đạo Tin lành - Về cơ sở lý luận các tác giả đã đi nghiên cứu và làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận về tôn giáo, đạo Tin lành. - Các công trình khoa học và một số các tác phẩm đã tìm hiểu, nghiên cứu và khái quát tương đối rõ về các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, những chính sách, pháp luật của Nhà nước về TNTG và đạo Tin lành. - Một số những công trình đã chỉ ra được phương thức truyền giáo của đạo Tin lành vào Việt Nam trong những năm qua, hoặc so sánh phương thức truyền giáo của các HHTTLVN với HTTL ở các quốc gia khác trên thế giới. - Dưới góc độ xã hội học, có những học giả đi tìm hiểu về giá trị đạo đức trong giáo lý, giáo luật của đạo Tin lành, so sánh những giá trị đạo đức của đạo Tin lành với giá trị đạo đức dân tộc Việt Nam. Về mặt thực tiễn các tác giả đã đạt những kết quả sau trong nghiên cứu về công tác tôn giáo và đạo Tin lành: - Các công trình tổng quan đã khái quát khá rõ nét về thực trạng hoạt động của đạo Tin lành trên một số vùng miền và ở một số địa phương ở Việt Nam. - Nghiên cứu về công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành đã đạt được một số những điểm thành công như: làm sáng tỏ thực trạng thực hiện công tác vận động và thuyết phục tín đồ ở một số địa phương; hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, hoạt động của chính quyền các địa phương đối với việc quản lý hoạt động của đạo Tin lành, … 1.4.2. Một số nội dung về đạo Tin lành và QLNN đối hoạt động của đạo Tin lành chưa nghiên cứu sâu Bên cạnh những điểm thành công trên, các tác phẩm, tài liệu, dữ liệu và các công trình nghiên cứu còn chưa khai thác nhiều ở những nội dung sau: - Nghiên cứu cho thấy: các công trình nghiên cứu về đạo Tin lành mới chỉ dừng lại ở giới hạn thời điểm hình thành, phát triển đạo trên thế giới và quá trình xâm nhập và phát triển ở Việt Nam. Nghiên cứu quá trình phát triển đạo ở một số vùng, miền và ở một số địa phương thuộc khu vực phía Bắc và khu vực Tây Nguyên, rất ít công trình nghiên cứu sự phát triển đạo Tin lành trên phạm vi cả nước; chưa nghiên cứu sâu về tổ chức bộ máy QLNN về TNTG trên phạm vi cả nước trong thời điểm hiện nay; thông tin thống kê về quy mô, số lượng chức sắc, tín đồ; cơ sở thờ tự liên quan đến đạo Tin lành còn tản mạn, chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, hệ thống... 4
- 1.4.3. Những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ thêm Qua nghiên cứu và phân tích tài liệu tổng quan, tác giả nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ hơn một số vấn đề và nội dung sau: Về mặt lý luận cần làm sáng tỏ hơn các nội dung, vấn đề sau: - Nghiên cứu một số những cơ sở lý luận về tôn giáo và đạo Tin lành; - Hệ thống và hoàn thiện những lý luận QLNN đối với hoạt động tôn giáo và đạo Tin lành: Tính cấp thiết QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành; QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành; chủ thể, đối tượng, nội dung và phương pháp QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành. - Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế trong QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành và chỉ ra bài học kinh nghiệm đối với thực tiễn Việt Nam. Về thực trạng cần làm sáng tỏ thêm các nội dung sau: - Khái quát được thực trạng về đạo Tin lành ở Việt Nam gồm: quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin lành qua từng giai đoạn; quy mô, tổ chức hệ phái, mục sư, truyền đạo, số lượng tín đồ, cơ sở thờ tự của đạo Tin lành. - Nghiên cứu, điều tra và làm sáng tỏ tình hình hoạt động của các tổ chức, hệ phái Tin lành trên phạm vi cả nước: tổ chức hệ phái, hoạt động của các mục sư, truyền đạo, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tầng lớp chức sắc, việc tổ chức các lễ nghi đạo Tin lành, hoạt động từ thiện, nhân đạo. - Điều tra, khảo sát và nghiên cứu thực trạng QLNN về đạo Tin lành trên phạm vi cả nước bao gồm: hệ thống pháp luật; quản lý hoạt động đạo; tổ chức bộ máy quản lý, đội ngũ cán bộ; hoạt động phối hợp giữa các cơ quan chức năng và công tác đấu tranh, phòng chống hoạt động lợi dụng đạo xâm hại đến an ninh, trật tự. - Tổng kết, đánh giá về những kết quả đạt được và hạn chế trong QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành trong thời gian qua và chỉ ra những nguyên nhân của thành công và hạn chế trên. Về giải pháp quản lý, đề xuất - Nghiên cứu và hệ thống hóa những chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tôn giáo và công tác tôn giáo; về đạo Tin lành và công tác đối với đạo Tin lành trong giai đoạn hiện nay. - Nghiên cứu định hướng QLNN đối với hoạt động tôn giáo và đạo Tin lành, tìm hiểu xu thế hoạt động của đạo Tin lành trong giai đoạn kế tiếp ở Việt Nam, qua đó đề xuất các các giải pháp QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành trong giai đoạn kế tiếp. Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH 2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận án 2.1.1. Khái niệm tôn giáo Điều 2, Khoản 5, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo có giải thích: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”. 5
- - Trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Heghen, C.Mác đã định nghĩa tôn giáo “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực vừa là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. 2.1.2. Hoạt động tôn giáo Theo Khoản 11, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 quy định: Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo. 2.1.3. Tổ chức tôn giáo Tổ chức tôn giáo được hiểu là một tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, nghi lễ và tổ chức theo một cơ cấu nhất định, được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và được cấp phép hoạt động. 2.1.4. Tổ chức tôn giáo trực thuộc Một tổ chức tôn giáo bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, bộ phận cấu thành nên tổ chức tôn giáo đó được gọi là tổ chức tôn giáo cơ sở, hay còn được gọi là tổ chức tôn giáo trực thuộc. Theo Điều 2, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo quy định: Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo. 2.1.5. Tín đồ tôn giáo và tín đồ đạo Tin lành Tín đồ đạo Tin lành còn được gọi là tín hữu Tin lành, là những người tin theo đạo Tin lành, được các tổ chức, hệ phái Tin lành công nhận. Hiến chương HTTLVNMN quy định: Tín hữu là những người tin theo Chúa Jêsus Christ, tin nhận tín lý và tuân thủ sự tổ chức của Hội Thánh Tin lành Việt Nam (MN) theo quy định của Hiến chương, gồm tín hữu đã nhận Baptem và tín hữu chưa nhận Baptem. 2.2. Khái quát về đạo Tin lành trên thế giới 2.2.1. Hoàn cảnh và điều kiện ra đời đạo Tin lành Theo nhiều tài liệu của các học giả cho thấy, vào khoảng đầu thế kỷ XVI ở Châu Âu đã diễn ra cuộc Đại phân liệt lần thứ hai trong Ki-tô giáo, dẫn đến việc ra đời của đạo Tin lành, thực chất đó là cuộc cải cách tôn giáo chịu tác động sâu sắc của những vấn đề chính trị - xã hội đương thời. Đạo Tin lành ra đời thể là kết quả của cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về vai trò ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo do những tham vọng quyền lực trần thế và sự sa sút về đạo đức của hàng giáo phẩm; cuộc lưu đày Babylon (1387 - 1417) và cuộc Đại ly giáo từ năm 1378 đến năm 1417 và sự khủng hoảng về uy tín ảnh hưởng của Giáo hội là sự bế tắc của nền thần học Kinh Viện (hình thành từ thế kỷ XII), cơ sở quyền lực của Giáo hội Công giáo. 2.2.2. Quá trình truyền bá đạo Tin lành Ra đời cùng với giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, tuy nhiên trong quá trình cách mạng tư sản đạo Tin lành không chỉ phát triển mạnh ở Châu Âu mà còn lan rộng ra thế giới, nhất là khu vực Bắc Mỹ cùng với quá trình giai cấp tư 6
- sản Châu Âu tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng thị trường và khai thác thuộc địa. Nếu như các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha có vai trò quan trọng đưa Công giáo sang khu vực Trung - Nam Mỹ, thì các nước Anh, Đức, Hà Lan lại có công đưa Tin lành sang khu vực Bắc Mỹ. Đạo Tin lành được truyền sang khu vực Bắc Mỹ vừa bằng con đường chính thống theo các đoàn quân chinh phục thuộc địa, chủ yếu là Anh giáo và các hệ phái được chấp nhận, vừa bằng con đường tự do, chủ yếu là các hệ phái bị cấm đoán như Thanh giáo, Quaker, Mennonitte,... Từ khi ra đời đến nay, gần năm trăm năm, đạo Tin lành phát triển với tốc độ rất nhanh, trở thành một tôn giáo lớn, đứng thứ ba chỉ sau Công giáo, Hồi giáo, với quy mô khoảng 550 triệu tín đồ của 285 hệ phái, có mặt ở 135 quốc gia của tất cả các châu lục. 2.2.3. Giáo lý, luật lệ và lễ nghi của đạo Tin lành 2.2.3.1. Giáo lý đạo Tin lành Có thể khái quát giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức của đạo Tin lành như sau: - Về Kinh Thánh: đạo Tin lành lấy Kinh Thánh làm nền tảng giáo lý. Kinh Cựu ước đạo Tin lành chỉ công nhận 39 trong số 46 quyển, đạo Tin lành đề cao vị trí của Kinh Thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản, duy nhất của đức tin và sự hành đạo. Tin lành không coi Kinh Thánh là cuốn sách chỉ có các giáo sĩ mới được quyền kê cứu, giảng giải, mà còn là cuốn sách dành cho tất cả tín đồ và chức sắc của đạo Tin lành đều có thể sử dụng, nói và làm theo Kinh Thánh. Đối với đạo Tin lành, Kinh Thánh có vị trí quan trọng giữ vai trò như một giáo sĩ trên cả hai phương diện mục vụ và truyền giáo. - Về giáo lý: giáo lý của đạo Tin lành thờ Thiên Chúa, tin theo thuyết “Thiên Chúa ba ngôi” (Ngôi Một: Cha, Ngôi Hai: Con, Ngôi Ba: Thánh thần; Ngôi Hai được lưu xuất từ Ngôi Một, Ngôi Ba được lưu xuất từ Ngôi Một và Ngôi Hai), tin vũ trụ, muôn vật đều do Thiên Chúa tạo dựng và điều khiển; tin con người do Thiên Chúa tạo dựng theo cách riêng và có phần hồn và phần xác; tin con người sa ngã tội lỗi; tin có Ngôi Hai Thiên Chúa là Giê-su Ki-tô xuống trần chịu nạn, chịu chết chuộc tội cho loài người; tin có Thiên thần và Ma quỷ, có Thiên đàng và Địa ngục; tin có Ngày Tận thế, Ngày Phục sinh và Ngày Phán xét cuối cùng. 2.2.3.2. Luật lệ, lễ nghi đạo Tin lành Đạo Tin lành là một tôn giáo đặc biệt đề cao lý trí trong đức tin, cho rằng sự cứu rỗi chỉ đến bởi đức tin chứ không phải vì những “hình thức ngoại tại”. Do đó luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo của đạo Tin lành đơn giản, không cầu kỳ, rườm rà, phức tạp. Trong bảy phép Bí tích đạo Tin lành chỉ thừa nhận và thực hiện phép Rửa tội (Bắp têm), phép Thánh thể. Ngoài ra đạo Tin lành có các lễ: Hôn phối, lễ Dâng con trẻ cho Thiên Chúa dựa theo tích trong Cựu ước rằng Abraham đã dâng con trai là Y Sác cho đức Giê-hô-va. 2.2.4. Chức sắc và tổ chức Giáo hội 2.2.4.1. Chức sắc đạo Tin lành Đạo Tin lành cũng có hàng giáo phẩm gồm hai chức: mục sư (tên gọi Kinh Thánh) và dưới mục sư là truyền đạo, còn gọi là giảng sư. Một số hệ phái Tin lành như: Trưởng lão, Giám lý, Anh giáo, Cơ đốc Phục lâm,... vẫn duy trì chức giám mục. Hàng giáo phẩm đạo Tin lành chủ yếu là nam giới, tuy nhiên, một số tổ chức, hệ phái có tuyển chọn các chức vụ là nữ giới. Hàng giáo phẩm của 7
- Tin lành không áp dụng luật độc thân như giáo sĩ Công giáo, họ được lấy vợ, lấy chồng, sinh đẻ con cái xây dựng hạnh phúc gia đình riêng và phần lớn vợ mục sư cũng được đào tạo trở thành truyền đạo để hỗ trợ chồng trong công việc của Hội Thánh. 2.2.4.2. Tổ chức, hệ phái của đạo Tin lánh Đạo Tin lành không lập ra tổ chức giáo hội mang tính chất bao trùm cho toàn đạo, mà theo hướng xây dựng các giáo hội riêng rẽ, độc lập với những hình thức khác nhau theo từng hệ phái, hoặc theo từng quốc gia. Trong cơ cấu tổ chức giáo hội, các hệ phái Tin lành chủ trương giao quyền tự trị cho các giáo hội quốc gia; giáo hội quốc gia lại giao quyền tự lập, tự trị, tự dưỡng cho các Hội Thánh cơ sở. 2.3. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của đạo Tin lành 2.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành 2.3.1.1. Khái niệm QLNN đối với hoạt động tôn giáo Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo Quan niệm của các nhà hành chính học: QLNN đối với các hoạt động tôn giáo là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh để các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra đúng quy định của pháp luật. Tác giả quan niệm: QLNN đối với hoạt động tôn giáo là tổng thể các biện pháp quản lý do các cơ quan chức năng và chính quyền thực hiện đối với các pháp nhân, thể nhân và các tổ chức tôn giáo, nhằm đảm bảo các tổ chức và tín đồ tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, đồng thời cũng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để làm việc trái pháp luật, xâm hại đến an ninh, trật tự của đất nước. 2.3.1.2. Khái niệm QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành Hoạt động của đạo Tin lành Khoản 11, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 và theo hướng dẫn của Nghị định 162/2017/NĐ-CP này 30/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, hoạt động của đạo Tin lành bao gồm các nội dung sau: Về tổ chức đạo Tin lành bao gồm các nội dung hoạt động: - Hoạt động đăng ký sinh hoạt đạo; đăng ký hoạt động các điểm nhóm Tin lành, công nhận tổ chức đạo Tin lành; - Hoạt động thành lập, chia tách, sát nhập, hợp nhất điểm nhóm, tổ chức Tin lành; - Hoạt động đăng ký hội đoàn, các tổ chức xã hội và các tổ chức tu hành tập thể khác của đạo Tin lành; - Hoạt động thành lập, quản lý, giải thể các trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động trong lĩnh vực đạo Tin lành; - Hoạt động phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong các hội thánh Tin lành; - Hoạt động thuyên chuyển nơi hoạt động của chức sắc, mục sư, mục sư nhiệm chức, truyền đạo. Về hoạt động hội thánh Tin lành có 8 nội dung hoạt động: - Hoạt động đăng ký chương trình hoạt động của các điểm nhóm, tổ chức Tin lành hàng năm; 8
- - Hoạt động đăng ký người vào làm việc, giúp việc học tập, nghiên cứu trong các tổ chức Tin lành; - Tổ chức hội nghị, đại hội của đạo Tin lành; - Tổ chức các cuộc lễ, giảng đạo, truyền đạo của các tổ chức Tin lành, mục sư, truyền đạo ngoài cơ sở hộ Thánh; - Hoạt động của mục sư, truyền đạo, chức việc tại cơ sở Tin lành đã được xếp hạng di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; - Hoạt động cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình, kiến trúc, các công trình phụ trợ của các tổ chức, hệ phái Tin lành; - Hoạt động từ thiện, nhân đạo của tổ chức, hệ phái, điểm nhóm Tin lành; - Quan hệ quốc tế của các tổ chức, hệ phái Tin lành; của các tín đồ, mục sư, truyền đạo, chức việc. Như vậy, đối với các nội dung hoạt động của đạo Tin lành được quy định theo hệ thống pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta bao gồm 14 nội dung, 6 nội dung về quản lý tổ chức và 8 nội dung về hoạt động của đạo. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành Tác giả quan niệm: QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành là tổng thể các biện pháp quản lý do các cơ quan chức năng và chính quyền thực hiện đối với các tín đồ, chức sắc và các tổ chức, hệ phái Tin lành, nhằm đảm bảo các tổ chức, hệ phái và tín đồ đạo Tin lành hoạt động tôn giáo đúng pháp luật, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, đồng thời cũng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi lợi dụng đạo Tin lành để làm việc trái pháp luật, xâm hại đến an ninh, trật tự của đất nước. 2.3.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành 2.3.2.1. Thực hiện chức năng quản lý của nhà nước Tín ngưỡng, tôn giáo là sản phẩm tinh thần, sản phẩm văn hóa được hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển xã hội và là một thực thể xã hội, tồn tại khách quan, lâu dài cùng với sự phát triển của xã hội. Quá trình phát triển của tôn giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc; trong quá trình nảy sinh, tồn tại và phát triển, tôn giáo có những ảnh hưởng vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. Xuất phát từ bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước là phục vụ lợi ích giai cấp thống trị, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội, nhà nước phải tiến hành các biện pháp định hướng, điều chỉnh và tác động đến các tổ chức tôn giáo đó là sự cần thiết, khách quan. 2.2.2. Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân Quyền tự do TNTG là quyền cơ bản của con người, đây là quyền bất khả xâm của con người được hệ thống pháp luật Việt Nam bảo vệ. Với vị trí, chức năng và quyền hạn của mình các quan QLNN phải có trách nhiệm bảo vệ những quyền cơ bản của công dân, được quy định tại Hiến pháp và các bộ luật của Nhà nước, trong đó có quyền tự do TNTG. Đảm bảo quyền tự do TNTG cho công dân tức là bảo vệ hệ thống pháp luật về TNTG của Nhà nước, bảo vệ quyền theo hoặc không theo một tôn giáo của công dân. Đồng thời các cơ quan Nhà nước cũng có nhiệm vụ đấu tranh, phòng ngừa và ngăn chặn những hành vi lợi dụng quyền tự do TNTG để làm việc trái pháp luật, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự của đất nước. 9
- 2.2.3. Thực tiễn hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam Trong công cuộc đổi mới ở nước ta, bên cạnh những điểm tích cực, phù hợp, TNTG nói chung và đạo Tin lành nói riêng vẫn là một trong những đối tượng để các thế lực thù địch lợi dụng thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình, can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. 2.3.3. Chủ thể, đối tượng QLNN đối với hoạt động của đạo Tin Lành 2.3.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin Lành Chủ thể QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành là những cơ quan hành pháp, cơ quan chấp hành và điều hành; các cơ quan chuyên môn của Chính phủ và UBND các cấp. 2.3.3.2. Đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin Lành Đối tượng quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành là các những hoạt động tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo, truyền đạo, những mối quan hệ của đạo Tin lành; các hành vi hoạt động của chức sắc, tín đồ, những người hoạt động trong các tổ chức, hệ phái Tin lành. Đối tượng QLNN của đạo Tin lành gồm: Tín đồ, chức sắc đạo Tin lành, công trình kiến trúc của đạo Tin lành; đồ dùng đạo; các hoạt động đạo Tin lành. 2.3.4. Nội dung và phương thức QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành 2.3.4.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành Một là, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về tổ chức, hoạt động và quản lý hoạt động của đạo Tin lành; tuyên truyền các quy định pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo và đạo Tin lành. Hai là, xây dựng tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành từ trung ương đến cơ sở. Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành. Bốn là, quản lý về tổ chức và hoạt động của đạo Tin lành. Năm là, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống bộ máy nhà nước; Sáu là, hợp tác quốc tế trong QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành. Bảy là, thanh tra, kiểm tra và giải quyết những khiếu nại, tố cáo, xử lý những vi phạm pháp luật liên quan đến đạo Tin lành. Đấu tranh phòng, chống các hành vi lợi dụng đạo Tin lành xâm phạm đến an ninh, trật tự. 2.3.4.2. Phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành - Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành bằng pháp luật. - Quản lý nhà nước đối với hoạt động Tin lành bằng chính sách. - Thông qua công tác thuyết phục, vận động tin đồ, chức sắc Tin lành. - Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý những khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của đạo Tin lành. 2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở Trung Quốc, bài học đối với Việt Nam 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý đối với hoạt động tôn giáo và đạo Tin lành ở Trung Quốc 2.4.1.1. Quan điểm và nguyên tắc QLNN về tôn giáo của Trung Quốc Tín đồ tôn giáo ở Trung Quốc hiện nay chiếm khoảng 10% dân số và có xu 10
- hướng tiếp tục tăng, một điều đặc biệt là đa số người dân tộc sống tập trung ở các vùng biên cương đều theo TNTG. Với đặc điểm cơ bản này, Trung Quốc hết sức coi trọng trong công cuộc xây dựng xã hội hài hoà XHCN. Mục tiêu mà Đảng Cộng sản Trung Quốc hướng tới là sự vận dụng quan điểm phát triển một cách khoa học vào công tác tôn giáo trong tình hình mới để thúc đẩy sự nghiệp văn hoá đại phát triển, đại phồn vinh tiến tới xây dựng xã hội hài hoà XHCN. Đây chính là phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm của công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. 2.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Trung Quốc Tư tưởng đối với tôn giáo của Đảng Cộng sản Trung Hoa và Đặng Tiểu Bình được thể hiện trong Hiến pháp 1982: Công dân Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được hưởng tự do tín ngưỡng. Không có cơ quan nhà nước, tổ chức công cộng hoặc cá nhân nào buộc người dân tin tưởng, hoặc không tin vào bất cứ tôn giáo nào; cũng không được phân biệt đối xử với những người dân tin tưởng, hoặc không tin vào bất cứ tôn giáo nào. Nhà nước bảo vệ các hoạt động tôn giáo bình thường. Không ai có thể sử dụng tôn giáo để tham gia vào các hoạt động phá hoại trật tự công cộng, làm suy yếu sức khoẻ của công dân hoặc can thiệp vào hệ thống giáo dục của nhà nước. Các cơ quan tôn giáo và các vấn đề tôn giáo không phải chịu sự chi phối của ngoại bang. Cùng với việc quy định quyền tự do TNTG trong Hiến pháp, Chính phủ Trung Quốc cũng đã xây dựng một số văn bản quan trọng để làm rõ mục đích của điều khoản Hiến pháp về tự do tôn giáo, như: Quy chế quản lý các địa điểm hoạt động tôn giáo (1994), Quy chế quản lý các hoạt động tôn giáo của người nước ngoài (1994), luật về các vấn đề truyền giáo; bình thường hóa và các dịch vụ tôn giáo, và nguyên tắc tách tôn giáo khỏi giáo dục nhà nước. Chính phủ thừa nhận thực tế là trong thời kỳ phát triển lịch sử lâu dài của đất nước, văn hoá tôn giáo ở Trung Quốc trong đó có văn hóa đạo Tin lành đã trở thành một phần của văn hoá tư tưởng truyền thống Trung Quốc. Theo Chính phủ Trung Quốc, đến năm 2010 đã có 53.000 nhà thờ Tin lành, trong đó 70% được xây mới, với gần 20 triệu tín đồ Tin Lành, 70% trong số họ ở nông thôn. Vào năm 2014, hội nghị quốc gia kỷ niệm 60 năm nhà thờ Ba Tự cho rằng Trung Quốc có khoảng 23,05 triệu đến 40 triệu người theo đạo Tin lành, hoặc khoảng 1,7% đến 2,9% tổng dân số; mỗi năm, khoảng 500.000 người được rửa tội như những người Tin lành. Sự tiếp nhận đạo Tin lành trong xã hội Trung Quốc dường như không mâu thuẫn với chương trình nghị sự chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc xây dựng “Xã hội hài hòa”, mặc dù các nhà thờ vẫn còn dưới sự giám sát trực tiếp của các cơ quan nhà nước và phải tuân thủ các quy định của quốc gia, tỉnh và địa phương. Trên thực tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không từ bỏ quyền kiểm soát tôn giáo, vì vẫn tin rằng tôn giáo là hệ tư tưởng xã hội trái ngược với chủ nghĩa Mác và đạo Tin lành là một trong những yếu tố chính trong lực lượng địch ngoại xâm lật đổ chủ nghĩa cộng sản và làm suy yếu chế độ. Do đó "tiến hóa hòa bình" và xâm nhập của đạo Tin lành phải được xem xét và chính phủ phải kiểm soát các hoạt động tôn giáo. Nhà nước Trung Quốc bảo hộ cho đạo Tin lành chỉ khi nó được phát triển theo các nguyên tắc của nhà 11
- nước mà không có bất kỳ sự can thiệp từ bên ngoài. 2.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - Một là, Đảng và Nhà nước ta đã thể chế hoá căn bản theo hướng pháp quyền mối quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo. - Hai là, đã giải quyết ngày một tốt hơn mối quan hệ giữa “công tác tôn giáo” và “hoạt động tôn giáo”. Mối quan hệ này vốn rất nhạy cảm, phức tạp vì các “hoạt động tôn giáo” vốn là lợi ích sống còn của các chủ thể tôn giáo, trong đó “công tác tôn giáo” lại là vấn đề thuộc quản lý nhà nước. - Ba là, vận dụng kinh nghiệm của lịch sử dân tộc và quốc tế về Luật pháp tôn giáo, để thể chế hoá những quyền hạn và nghĩa vụ của toàn dân, trước hết là cộng đồng các tôn giáo ngày càng thích hợp hơn, đây là nét mới trong chính sách tôn giáo của chúng ta. Từ những kinh nghiệm của Trung Quốc trong xử lý vấn đề tôn giáo, xét thực tiễn tình hình tôn giáo Việt Nam nói chung và đạo Tin lành nói riêng, tác giả nhận thấy cần nghiên cứu một số kinh nghiệm sau nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam trong giai đoạn tới: - Cần tạo điều kiện cho đạo tham gia tích cực hơn vào một số lĩnh vực xã hội thích hợp, đóng góp hữu ích vào việc xây dựng, phát triển đất nước và thoả mãn yêu cầu của đời sống tôn giáo như: Giáo dục đào tạo, văn hóa xã hội, y tế - khám chữa bệnh, từ thiện nhân đạo thậm chí là chính trị và QLNN, quản lý xã hội. Thực tế, nhu cầu xã hội của đạo Tin lành ngày càng tăng trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập, và nó cũng không tách rời quyền sinh hoạt thường nhật của tôn giáo. - Giải quyết hợp lý, hợp pháp mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức hệ phái Tin lành.. - Phải nhận thức và quán triệt sâu rộng tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo để làm tốt hơn việc ổn định đời sống tín đồ Tin lành và tạo điều kiện cho các tổ chức, hệ phái Tin lành cống hiến mọi khả năng xây dựng và phát triển đất nước, sử dụng tốt nhất nguồn lực tôn giáo để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Cần phải có những biện pháp thiết thực, khả thi chung và những biện pháp cụ thể, phù hợp cho đạo Tin lành từng vùng, miền, nhất là đạo Tin lành ở Tây Nguyên và miền núi phía Bắc. - Phải tăng cường giáo dục truyền thống văn hoá, lịch sử dân tộc, nếu không nghiên cứu kỹ truyền thống văn hoá, lịch sử thì khó có thể lý giải và xử lý tốt vấn đề đạo Tin lành ở Việt Nam. Chƣơng 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM 3.1. Đạo Tin lành và thực trạng hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam 3.1.1. Quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin lành ở Việt Nam 3.1.1.1. Quá trình du nhập Theo nhiều tài liệu cho thấy, đạo Tin lành xuất hiện ở Việt Nam muộn hơn so với các tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào, khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do tổ chức do tổ chức Hội Liên hiệp Cơ đốc và Truyền giáo (The 12
- Christian and Missionnary Alliance of American - CMA) quen gọi là Hội Truyền giáo CMA truyền vào. 3.1.1.2. Quá trình phát triển của đạo Tin lành ở Việt Nam Giai đoạn 1911 đến 1954 Giai đoạn 1954 đến 1975 Giai đoạn 1975 đến năm 2005 Thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ và từ nguồn các địa phương năm 2004 cho thấy đạo Tin lành đã lan rộng trên phạm vi cả nước với trên 670.000 tín đồ, hơn 80 tổ chức hệ phái tăng gần gấp 4 lần sau năm 1975. 3.1.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam từ 2005 đến nay 3.1.2.1. Về quy mô số lượng chức sắc, tín đồ đạo Tin lành Theo thống kê của Ban tôn giáo Chính phủ và Ban Tôn giáo các địa phương, tính đến cuối năm 2014 tổng số tín đồ đạo Tin lành có khoảng 1 triệu người (bao gồm cả số chưa Báptem), bên cạnh đó còn có các tổ chức, hệ phái, nhóm tin lành Tư gia nhiều hơn, ước tính khoảng 80 nhóm. Hiện cả nước có gần 700.000 người của hơn 40 DTTS, đông nhất là người Mông với khoảng 190.000 người. Theo khai trình của các Hội thánh, hiện có khoảng 3.000 chức sắc (chủ yếu là truyền đạo với 2.200 người), trong đó HTTLVNMN có 883 chức sắc, HTTLVNMB có 153 chức sắc và 08 tổ chức mới được công nhận có 2.162 chức sắc. 3.1.2.2. Về tổ chức hệ phái Tin lành Sau mười năm từ khi có Chỉ thị 01/2005/CT-TTg về một số công tác đối với đạo Tin lành, đến nay đạo Tin lành ở nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, tiếp tục hình thành nhiều tổ chức, hệ phái, nhóm khác nhau. Theo Thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ tính cho đến 12/2014, cả nước có khoảng gần 100 tổ chức, nhóm, giáo phái Tin lành. 3.1.2.3. Về cơ sở thờ tự, cơ sở đào tạo của các hệ phái Tin lành Trong những năm qua, mặc dù Ban Tôn giáo Chính phủ đã chủ động phối hợp với các Bộ ngành và các địa phương trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến đất đai, cơ sở thờ tự tôn giáo theo tinh thần của Chỉ thị 1940/2008/CT-TTg về nhà đất liên quan đến tôn giáo, nhưng nhìn chung trong thực tế, những vấn đề về đất đai và xây dựng cơ sở thờ tự chưa được các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện để tháo gỡ những khó khăn về vấn đề này. 3.1.2.4. Thực trạng hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay Các tổ chức Tin lành đã được nhà nước công nhận hoạt động tôn giáo theo hướng đi vào ổn định, nền nếp, tuân thủ pháp luật, đồng hành cùng dân tộc nhưng vẫn nổi lên các vấn đề sau: Đấu tranh, tìm cách để có đất đai, xây dựng nhà thờ, trụ sở, trường đào tạo chức sắc; tiến hành các hoạt động bổ nhiệm chức sắc quản nhiệm, thành lập các tổ chức hành chính đạo, vận động tín đồ quyên góp tiền bạc, vật chất, đất đai xây dựng cơ sở thờ tự; tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, tín đồ dưới nhiều hình thức khác nhau; có xu thế chuyển giao quyền lãnh đạo Hội thánh cho thế hệ đi sau; tập trung vào công tác truyền đạo cho đối tượng là tầng lớp thị dân và đồng bào DTTS ở 13
- vùng sâu, vùng xa và miền núi. Các tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành chưa được công nhận tăng cường các hoạt động truyền đạo, sinh hoạt tôn giáo, lôi kéo, dụ dỗ nhân dân theo đạo; quan hệ quốc tế của đạo Tin lành ngày càng đa dạng, phức tạp, các tổ chức, hệ phái Tin lành trong nước tiếp tục tìm kiếm sự ủng hộ, hỗ trợ về tài chính từ các tổ chức bên ngoài… 3.1.3. Đặc điểm của đạo Tin lành ở Việt Nam Đạo Tin lành ở nước ta mang một số đặc điểm: (1) chủ yếu phát triển ở miền Nam, trong thời kỳ xâm lược của đế quốc Mỹ và khu vực miền núi những năm gần đây; (2) đạo Tin lành ở Việt Nam chủ yếu là đối tượng thị dân và DTTS; (3) lấy truyền giáo là nội dung và chủ đích của mọi hoạt động; (4) đạo Tin lành Việt Nam có mối quan hệ quốc tế rộng rãi; (5) chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thường lợi dụng đạo Tin lành để xâm hại đến an ninh, trật tự ở nước ta. 3.1.4. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam Đạo Tin lành vào nước ta trong những năm qua đã có những ảnh nhất định đến mọi mặt của đời sống xã hội ở Việt Nam. Điều tra khảo sát thực tiễn cho thấy đạo Tin lành vừa có những ảnh hưởng mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực đến tất cả các mặt của đời sống xã hội, đặc biệt đối với cộng đồng các DTTS Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy cho thấy, đạo Tin lành đã tạo ra những xung đột văn hóa khá gay gắt với TNTG truyền thống nhất là trong vùng đồng bào DTTS ở Tây Nguyên và ở Tây Bắc. Quan hệ giữa người theo đạo và không theo đạo trong cùng dòng họ, làng bản, giữa người theo đạo và chính quyền địa phương trở lên căng thẳng, có nơi đối lập. Khiếu kiện liên quan đến truyền đạo và theo đạo tăng mạnh vượt cấp. Một bộ phận không nhỏ người theo đạo Tin lành di cư tự do vào vùng sâu, vùng xa, từ phía Bắc vào Tây Nguyên, sang Lào, Campuchia, … Lợi dụng tình hình này, các thế lực thù địch trong vào ngoài nước đã dùng vật chất mua chuộc một bộ phận tín đồ, chức sắc đạo Tin lành lấy tôn giáo làm vỏ bọc cho việc thành lập “Nhà nước Đề Ga” ở Tây Nguyên và “Vương Quốc Mông tự trị” ở miền núi phía Bắc. Ở bên ngoài Mỹ và một số nước Châu Âu vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền và công khai áp đặt các điều kiện đối với Việt Nam trong quá trình đàm phán và tham gia các hiệp ước quốc tế. 3.2. Thực trạng thực hiện nội dung QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam 3.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành Từ khi cách mạng tháng 8/1945 thành công cho đến nay, Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm đến việc đảm bảo quyền tự do TNTG cho nhân dân. Để đảm bảo những quyền này, nhà nước đã không ngừng hoàn thiện hệ thống các luật pháp, quy định nhằm tạo các điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo ổn định, phát triển, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, về cơ bản những đối tượng được khảo 14
- sát đều cho rằng hệ thống luận pháp về tôn giáo và đạo Tin lành ở nước ta khá đầy đủ, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được thực tiễn những yêu cầu ngày càng cao của các tổ chức, hệ phái và tín đồ Tin lành, cụ thể: có 153/300 ý kiến cho là hệ thống pháp luật đầy đủ nhưng chưa đáp ứng được thực tiễn tình hình sinh hoạt đạo Tin lành, chiếm tỷ lệ 51%; 117 ý kiến cho là hệ thống pháp luật chưa đầy đủ và chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của đạo Tin lành, chiếm tỷ lệ 39% và chỉ có 30 ý kiến cho là hệ thống pháp luật đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt đạo Tin lành, chiếm tỷ lệ 10%. Kết quả khảo sát thực tiễn của tác giả cho thấy, trong hệ thống các văn bản pháp luật hiện nay chỉ có Chỉ thị 01/2005/CT-TTg về Công tác đối với đạo Tin lành là đáp ứng được cơ bản về thực tiễn QLNN về hoạt động của đạo Tin lành và nhu cầu sinh hoạt đạo của các tổ chức, hệ phái Tin lành. 3.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành 3.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và đạo Tin lành ở trung ương Tổ chức bộ máy QLNN về TNTG ở (ở nước ta được chia thành 2 cấp: Cấp trung ương và địa phương) trung ương có Chính phủ, Bộ Nội vụ và Ban Tôn giáo chính phủ. (Nếu xét theo tính chất chuyên ngành, tức là cơ quan quản lý chuyên môn theo chiều dọc ở trung ương, cơ quan có thẩm quyền cao nhất là Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2007/NĐ-CP đến nay, Ban Tôn giáo được sát nhập vào ngành Nội vụ với vai trò là cơ quan chuyên môn. Việc điều chuyển này góp phần cũng cố vị trí pháp lý của Ban Tôn giáo từ cơ quan có vai trò giúp việc sang cơ quan có vai trò tham mưu. Việc điều chuyển này vừa phù hợp chủ trương chung của Đảng là tinh giảm bộ máy vừa đưa hoạt động quản lý đi vào chuyên sâu. Tuy nhiên, khi xét về thực quyền, chức năng giúp việc có được tính độc lập tương đối trong giới hạn được ủy quyền, còn chức năng tham mưu không có được sự độc lập này. Với vị trí mới, các cơ quan QLNN về tôn giáo thiếu tính chủ động trong hoạt động nghiệp vụ, vì chỉ có thể tham mưu gián tiếp qua cấp trung gian. Nếu nguyên vị trí như hiện tại thì ban ngành QLNN về tôn giáo gặp nhiều khó khăn trong hoạt động nhưng nếu trở về vị trí cũ thì không phù hợp với chủ trương về tinh gọn bộ máy. 3.2.3. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về đạo Tin lành Về quy mô cán bộ công chức: toàn hệ thống có 11.257 cán bộ, công chức, cán bộ chuyên trách là 2.047 người và cán bộ phụ trách, kiêm nhiệm là 9.210 người. Nếu chia bình quân cho 63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và Ban Tôn giáo Chính phủ thì bình quân có 32 người trên một địa phương. Trong đó Ban Tôn giáo Chính phủ có 136 người; Ban (Phòng) Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ cấp tỉnh có 693 người; cán bộ QLNN về tôn giáo cấp huyện thuộc Phòng Nội vụ là 1.218 người và cán bộ xã làm công tác tôn giáo là 9.210 người. Nghiên cứu về thực tiễn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo các cấp hiện nay cho thấy: quy mô cán bộ chuyên trách làm QLNN về tôn giáo các cấp còn mỏng, trình độ chuyên môn chuyên môn của đội ngũ mặc dù được củng cố, tuy nhiên vẫn còn một số lượng khá lớn số lượng cán bộ chưa đạt chuẩn về trình độ, 17% số lượng cán bộ trong hệ thống có trình độ từ cao đẳng trở xuống. Số lượng cán bộ QLNN về tôn giáo chưa được bồi dưỡng kiến thức 15
- QLNN về tôn giáo còn nhiều, ở trung ương là 0,4%, cấp tỉnh là 21% và ở cấp huyện là 27%. Số cán bộ được bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính nhà nước còn chưa nhiều, tính riêng cấp huyện có 250/1.218 người, chiếm tỷ lệ 20,52%. Số lượng cán bộ, công chức là DTTS còn rất thấp 204 người, tỷ lệ là 9,97%, mặc dù đạo Tin lành chiếm đại đa số ở vùng đồng bào DTTS. 3.2.4. Thực trạng công tác vận động quần chúng, tín đồ Để nhân dân và các tín đồ Tin lành làm việc đúng theo quy định của pháp luật, không bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo vi phạm pháp luật nhà nước xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội, chính quyền các địa đã rất coi trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân, đồng bào DTTS. Hoạt động của các cơ quan Quân sự, Công an và Bộ đội Biên phòng tại các địa phương được đẩy mạnh, hàng năm đều có các chương trình, kế hoạch tăng cường cán bộ đến các địa bàn khó khăn, thực hiện các nhiệm vụ như giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho tín đồ Tin lành; tổ chức khám, chữa bệnh, giúp đỡ các tín đồ làm nhà cửa, ổn định sản xuất và đấu tranh chống lại các âm mưu lợi dụng đạo Tin lành để làm việc trái pháp luật, xâm hại đến đời sống bình yên của nhân dân. Vận động tín đồ Tin lành tham gia đấu tranh, phòng ngừa các loại tội phạm, xây dựng thế trận an ninh nhân dân, gắn kết với nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn cả nước. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy công tác vận động và thuyết phục tín đồ, chức sắc đạo Tin lành còn chưa được thực hiện tốt, cụ thể: có 66/300 ý kiến cho là chưa thực hiện tốt, chiếm tỷ lệ 22.0%, trong đó cán bộ, công chức QLNN là 41/300 ý kiến, chiếm tỷ lệ 20.5%; cán bộ Mặt trận và đoàn thể là 25/100 ý kiến, chiếm tỷ lệ 12,5%. 3.2.5. Quản lý nhà nước về một số nội dung hành chính đối với đạo Tin lành 3.2.5.1. Về công nhận tổ chức, điểm nhóm Tin lành Với việc công nhận thêm 08 tổ chức, 01 Ban Đại diện lâm thời, củng cố 2 tổ chức được công nhận trước đó và công nhận trên 500 chi hội, cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo cho trên 2.300 điểm nhóm, chúng ta đã cơ bản nắm được các đầu mối quản lý chính ở cấp Trung ương, giúp các địa phương thống kê chính xác hơn về tình hình đạo Tin lành... Từ đó xây dựng hệ thống dữ liệu về đạo Tin lành, thuận lợi cho việc theo dõi, cập nhật, đánh giá đúng về tình hình đạo Tin lành, làm cơ sở thực tiễn cho việc hoạch định chủ trương, chính sách đối với đạo Tin lành. 3.2.5.2. Quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hệ phái Tin lành Từ năm 2003 đến 2017, chính quyền các cấp đã cấp 363 giấy chứng nhận sử dụng đất cho các cơ sở, tổ chức Tin lành. Tuy nhiên, thực tế công tác xem xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn diễn ra chậm, hiện còn 299 cơ sở thờ tự của đạo Tin lành chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi cả nước. Cả nước còn 11 cơ sở thờ tự của đạo Tin lành đang trong tình trạng có tranh chấp, chưa được giải quyết dứt điểm, để xảy ra tình trạng khiếu kiện, khiếu nại kéo dài. Tính đến tháng 12/2017, các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam đã được nhà nước giao 1.075.692 m2 đất sử dụng cho mục đích sinh hoạt tôn giáo. So với năm 2004, diện tích đất được giao cho các tổ chức, hệ phái Tin lành đã tăng thêm là 821.209 m2, tăng gấp gần 4 lần 16
- so với năm 2004 là 254.483 m2. 3.2.5.3. Về quản lý xét duyệt việc xây dựng các cơ sở, kiến trúc, công trình tôn giáo của đạo Tin lành Trong những năm qua, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tăng cường phối hợp với nhiều Bộ ngành và địa phương có liên quan trong việc tham mưu và đề xuất với Chính phủ tháo gỡ những vấn đề liên quan đến nhà đất tôn giáo; xét duyệt việc sửa chữa, cải tạo và xây mới những công trình kiến trúc của các tổ chức, hệ phái, điểm nhóm Tin lành. Với những tham mưu của Ban Tôn giáo, Chính phủ đã Ban hành Chỉ thị 1940/2012/CT-TTg về nhà, đất tôn giáo. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay việc giải quyết những nhu cầu chính đáng của các tổ chức, hệ phái, điểm nhóm Tin lành vẫn chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức. Do thiếu các cơ sở thờ tự, thiếu chính sách về mua bán và sử dụng đất đai đối với các tổ chức Tin lành trong những năm qua đã dẫn đến nhiều vấn đề nảy sinh như: Mượn đất xây nhà nguyện trái phép, biến nhà dân thanh nhà nguyện, khiếu kiện, khiếu nại về đất đai ngày càng diễn ra phức tạp hơn. Ở nhiều địa phương xảy ra hiện tượng lén lút xây nhà nguyện trái phép trong nương rẫy, thậm trí có cả những vụ việc xâm hại đến an ninh trật tự có nguyên nhân bắt nguồn từ lí do đất, đai hoặc xây dựng cơ sở thờ tự. 3.2.5.4. Về đối ngoại và đào tạo bồi dưỡng chức sắc Tin lành Với việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 01/2005/CT-TTg đã góp phần quan trọng làm thay đổi quan điểm của nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài quan tâm đến tình hình tôn giáo và đạo Tin lành ở Việt Nam. Từ chỗ họ quan ngại đi đến sự chia sẻ, đồng thuận và có những đánh giá tích cực, góp phần đưa việt nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO (tháng 11/2006), thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (tháng 7/2007) và buộc Mỹ đưa nước ta ra khỏi danh sách CPC, ký quy chế Quan hệ Thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam (tháng 12/2006). 3.2.6. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và hoạt động đấu tranh phòng, chống hành vi lợi dụng đạo Tin lành xâm hại đến an ninh, trật tự Hoạt động thanh tra, kiểm tra Thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo và đạo Tin lành là công việc rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ QLNN về tôn giáo được duy trì thường xuyên, có hiệu quả. Hàng năm, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức nhiều đoàn thanh tra và thanh tra liên ngành nhằm kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về TNTG, các quy định pháp luật đối với đạo Tin lành. Bên cạnh đó, việc thanh tra của Ban Tôn giáo Chính phủ cũng nhằm đôn đốc, giải quyết việc nhà, đất liên quan đến tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng. Ngoài ra, hàng năm Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tự kiểm tra việc thực hiện các pháp luật và chính sách nhà nước về tôn giáo và đạo Tin lành, gửi báo cáo về Ban Tôn giáo Chính phủ. Những địa phương được Ban Tôn giáo Chính phủ tiến hành Thanh tra, kiểm tra thường xuyên gồm những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có những điểm nóng về tôn giáo và đạo Tin lành, những địa phương có tình hình khiếu kiện, khiếu nại kéo dài liên quan đến tôn giáo trong nhiều năm nhưng 17
- chưa được chính quyền sở tại được giải quyết dứt điểm, đặc biệt là những địa phương có sự phát triển nóng về đạo Tin lành ở Tây Bắc và Tây Nguyên. Ban Tôn giáo Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố đã thụ lý và giải quyết trên 300 đơn thư khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôn giáo và đạo Tin lành, trong đó đã giải quyết hoặc chuyển cơ quan nhà nước có thầm quyền giải quyết 71% nội dung, đến nay còn 70 đơn thư đang giải quyết, chiếm gần 30% và chủ yếu là các nội dung về đất đai, tài sản, cơ sở thờ tự tôn giáo. Về công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện những chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về TNTG và đạo Tin lành được các cơ quan chức năng thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn những ý kiến cho là chưa thực hiện có hiệu quả cao, đặc biệt là nội dung kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước của các tổ chức, hệ phái và tín đồ Tin lành. Kết quả khảo sát là 116/300 ý kiến cho là chưa tốt, chiếm tỷ lệ 38,7%. Hoạt động đấu tranh phòng chống hành vi lợi dung đạo Việc triển khai và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 01/2015/CT-TTg đã góp phần đẩy lùi, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động lợi dụng đạo Tin lành của các thế lực thù địch. Từ năm 2005 đến nay, vấn đề "Tin lành Đêga" đã được giải quyết cơ bản, làm thất bại âm mưu, ý đồ sử dụng "Tin lành Đêga" để biểu tình, bạo loạn và đang tích cực đấu tranh ngăn chặn âm mưu lợi dụng đạo Tin lành để tập hợp lực lượng lập "Vương quốc Mông" ở các tỉnh phía Bắc. Đối với số đối tượng Tin lành có hoạt động cực đoan, chống đối đã tổ chức tấn công chính trị, vô hiệu hóa, cô lập hạ uy tín của đối tượng. Đối với số phải xử lý bằng pháp luật đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của đa số chức sắc, tín đồ không để xảy ra phản ứng phức tạp. 3.3. Đánh giá khái quát về thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam trong những năm qua 3.3.1. Những kết quả đạt được Nhìn nhận lại trong những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, sự quản lý của các cơ quan làm công tác tôn giáo, chúng ta đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành, có thể khái quát những kết quả đạt được như sau: - Thứ nhất, hệ thống luật pháp về TNTG ngày càng được xây dựng và hoàn thiện. - Thứ hai, hệ thống cơ quan làm nhiệm vụ QLNN về Tôn giáo ở địa phương ngày càng được củng cố, kiện toàn toàn hơn về quy mô, tổ chức và biên chế, phù hợp với tình hình thực tiễn về công tác tôn giáo hơn. - Thứ ba, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo ngày càng được củng cố, tăng cường, tăng cả về lượng và chất. - Thứ tư, thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch về tôn giáo và đạo Tin lành. - Thứ năm, tổ chức và triển khai việc đăng ký được nhiều điểm nhóm sinh hoạt đạo Tin lành cho quần chúng nhân dân có nhu cầu theo đạo, nhìn chung các điểm nhóm đăng ký sinh hoạt đạo đều chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hoạt động đạo ổn định, lành mạnh đúng theo quy định của pháp luật nhà nước. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 310 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 18 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn