Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 3
download
Luận văn nghiên cứu nhằm mục đích hoàn thiện nội dung quản lý Nhà Nước về KCN. Hơn thế thông qua luận văn làm rõ thực trạng của công tác quản lý Nhà nước với các KCN Bắc ninh và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước, góp phần vào sự phát triển của các KCN Bắc ninh trong những năm tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO BỘ NỘI VỤ TẠO …/… …/… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ MAI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội, 2017
- Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Đình Thanh Phản biện 1: TS. Hoàng Sỹ Kim Phản biện 2 :PGS.TS. Bùi Tiến Quý Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp..., Nhà... - Hội trƣờng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số 77 - đƣờng Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội Thời gian: Vào hồi......... giờ........ tháng......... năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- LỜI MỞ ĐẦU Lý thuyết Kinh tế học Phát triển và thực tế các nước công nghiệp hóa mới (NICs) đã chỉ ra khu công nghiệp (KCN) là một nhân tố quan trọng với tiến trình công nghiệp hoá và phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Tại KCN các công trình cơ sở hạ tầng được tập trung đầu tư nhanh với tốc độ cao, hiện đại với diện tích lớn, tạo điều kiện cho sự hình thành các cơ sở sản xuất công nghiệp cùng các mạng lưới dịch vụ. Trên cơ sở này các KCN tạo điều kiện phát huy các lợi thế kinh tế dựa trên quy mô, phân công và tập trung sản xuất, từ đó thu hút nhanh chóng đầu tư trong nước và nước ngoài. Tại Việt nam, trải qua hơn 20 năm phát triển (1991 – 2014), tính đến cuối tháng 12/2014, cả nước đã có 295 KCN, KCX được thành lập trên 59 tỉnh, thành phố cả nước. Các KCN trên cả nước đã thu hút được 4.770 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đã đăng ký hơn 70,3 tỷ USD, và 5.210 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 21,995 tỷ USD, (Theo Website KCN Việt Nam) . Trong suốt chiều dài lịch sử, Bắc Ninh - Kinh Bắc là một vùng đất văn hiến và cách mạng, cái nôi của những nét đẹp văn hóa truyền thống, của những làn điệu dân ca quan họ và những làng nghề nổi tiếng,… Hôm nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, Bắc Ninh lại được biết đến nhiều hơn với vị thế là một tỉnh năng động trong phát triển kinh tế, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thành quả ấy minh chứng cho tầm nhìn chiến lược và định hướng về phát triển kinh tế - xã hội của Lãnh đạo tỉnh, là sự hợp lực của các Sở, ban, ngành chức năng và chính quyền, nhân dân các địa phương. Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, phát huy lợi thế về địa kinh tế, tiềm năng thế mạnh của tỉnh, Bắc Ninh đã thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp, coi đây là khâu đột phá trong việc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, XVII, và XVIII “Đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015”.Tính đến thời điểm hiện tại, Bắc Ninh có 15 Khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích đất quy hoạch là 6.847ha. Có 9 Khu công nghiệp đang triển khai đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất cho thuê đạt 58,91%, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi cho thuê đạt 74,85%. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn: - Đã có nhiều các công trinh nghiên cứu, luận văn, luận án và các bài viết trên tạp 1
- chí về vấn đề quản lý nhà nước về KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Năm 2004, cả nước đã có 6 hội thảo về phát triển KCN, khu chế xuất (KCX), trong đó có hội thảo về phát triển KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc- những vấn đề lý luận và thực tiễn… Tuy nhiên, cuộc sống là không ngừng chuyển động và phát triển . Ngày hôm nay, dựa trên kinh nghiệm , tài liệu nghiên cứu sẵn có của những người đi trước, tôi chọn nghiên cứu tiếp tục đề tài này để củng cố những thứ còn tồn đọng ở những nghiên cứu trước và phát triển, bổ sung thêm những thứ mới , theo sự xoay chuyển của dòng thời gian. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn: a, Mục đích Luận văn nghiên cứu nhằm mục đích hoàn thiện nội dung quản lý Nhà Nước về KCN. Hơn thế thông qua luận văn làm rõ thực trạng của công tác quản lý Nhà nước với các KCN Bắc ninh và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước, góp phần vào sự phát triển của các KCN Bắc ninh trong những năm tới. b, Nhiệm vụ Thứ nhất, luận văn nghiên cứu nhằm hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với KCN, trên cơ sở đó phát triển khung lý thuyết cho nội dung quản lý Nhà nước về KCN. Thứ hai, thông qua luận văn đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian hiện nay. Thứ ba, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với KCN góp phần thúc đẩy mạnh sự phát triển các KCN và tốc độ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bắc ninh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: a, Đối tượng Chủ thể nghiên cứu: hoạt động quản lý các cấp chính quyền tỉnh Bắc ninh( UBND tỉnh và các sở, ban nghành ) có liên quan tới hoạt động của KCN trên địa bàn tỉnh Bắc ninh. Khách thể nghiên cứu: KCN trên địa bàn tỉnh Bắc ninh ( KCN Tiên sơn, KCN Đại đồng, KCN Quế võ…). b, Phạm vi - Về không gian nghiên cứu: nghiên cứu sự quản lý của Nhà nước đối với các KCN 2
- trên địa bàn tỉnh Bắc ninh. Mặc dù luận văn nghiên cứu công tác quản lý của chính quyền cấp tỉnh nhưng đặt trong khuôn khổ các chính sách, chế độ quản lý của nhà nước ta. Bao gồm các nội dung chính: 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch về phát triển KCN. 2. Ban hành , hướng dẫn, phổ biến hệ thống chính sách và pháp luật , tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN, khu kinh tế. 3.Cấp, điều chỉnh giấy chứn nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép, chứng chỉ , chứng nhận, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nahf nước và dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đàu tue và sản xuất kinh doanh của các tỏ chức, các nhân trong khu công nghiệp, khu kinh tế. 4.Tổ chức bộ máy, đòa tạo , bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về KCN, khu kinh tế. 5. Hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại , tố cáo , khen thưởng, xủa lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp . 6. Quản lý nhà nước về mổ trường , an ninh trậ tự KCN, đảm bảo phát triển toàn diện, bền vững. - Về thời gian nghiên cứu: Luận văn phân tích thực trạng xây dựng và phát triển các KCN và vấn đề quản lý nhà nước đối với các KCN ở Bắc ninh giai đoạn 2011- tháng 6 năm 2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn: - Luận văn kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các tác giả, đồng thời quán triệt các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam trong các Văn kiện Đại hội, các quan điểm, chủ trương, chính sách của tỉnh Bắc Ninh trong phát triển các KCN, từ đó tìm ra giải phát phát triển hợp lý. - Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế, trong đó chú trọng đến các phương pháp : phương pháp nghiên cứu tại bàn ( dựa trên tài liệu có sẵn so sánh, phân tích, thống kê, so sánh…) và phương pháp nghiên cứu thực tiễn trên thị trường ( thông qua khải sát thị trường, thu thập thông tin , sau đó tiến hành tương tự: so sánh, phân tích , tổng hợp,…) để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đề tài đặt ra. 6. Ý nghĩa luận lý luận và thực tiễn của luận văn: a, Ý nghĩa lý luận 3
- Luận văn nghiên cứu đã tiến hành phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc ninh giai đoạn 2011- tháng 6 năm 2016, kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn đọng , nguyên nhân của những hạn chế đó sẽ là bàn đạp để hoàn thiện hơn nữa hệ thống nội dung quản lý nhà nước về KCN. Hơn hết, luận văn luận giải một cách có hệ thống các nhân tố tác động và tiêu chí đánh giá sự phát triển các KCN, từ đó làm được bài học kinh nghiệm nhằm xây dựng hoàn thiện KCN trong giai đoạn phát triển mới. b, ý nghĩa thực tiễn. Luận văn được bảo vệ thành công có thể dung làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan hoạch định chính sách của tỉnh Bắc Ninh về phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh. CHƢƠNG I. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nƣớc về khu công nghiệp. 1.1. Một số vấn đề về khu công nghiệp. 1.1.1 Khái niệm. KCN là một lãnh thổ có ranh giới địa lý xác định, có những điều kiện tương ứng với phát triển công nghiệp về tự nhiên, cơ sở hạ tầng, quản lý nhà nước, tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp dịch vụ có liên quan đến hoạt động công nghiệp. 1.1.2. Vai trò,sự cần thiết của các khu công nghiệp. Thứ nhất, KCN là phương thức thích hợp để phát triển CN, nhất là đối với các nước nghèo. để phát triển CN cần rất nhiều tiền đề. Thứ hai, KCN tạo không gian áp dụng chính sách ưu tiên cho phát triển CN. Thứ ba, KCN là nơi hấp thu vốn và chuyển giao có hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ. Thứ tư, KCN hình thành và phát triển là cầu nối hội nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới. Thứ năm, KCN là nơi tạo việc làm, phát triển kỹ năng cho người quản lý và người lao động. Thứ sáu, KCN là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho DN nâng cao sức cạnh tranh. 1.1.3. Các loại hình khu công nghiệp. Tuỳ theo góc độ tiếp cận, có một số cách phân loại KCN sau: a. Theo tính chất ngành nghề thì KCN được chia thành 3 loại. 4
- b. Theo quy mô diện tích có các KCN: Nhỏ, trung bình, lớn và rất lớn. Việc phân loại theo tiêu chí này phụ thuộc vào quan điểm của từng nước, chủ yếu để phục vụ việc xếp hạng KCN. c. Theo các điều kiện hình thành có các KCN: Thành lập mới, nâng cấp mở rộng, di dời tập trung. d. Theo đặc điểm quản lý có các KCN: Thứ nhất, Khu công nghiệp tập trung: Có thể là đa ngành, chuyên ngành, có thể có quy mô diện tích khác nhau, được hình thành với các điều kiện khác nhau. Thứ hai, Khu chế xuất: Chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định. Thứ ba, Khu công nghệ cao (KCNC): Là khu tập trung các DN CN kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao bao gồm nghiên cứu, triển khai khoa học, công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lý xác định. Trong khu công nghệ cao có thể có DN chế xuất. e. Theo cấp quản lý, KCN chia làm bai loại sau: KCN do Chính phủ quyết định thành lập, KCN do UBND tỉnh, thành phố quyết định thành lập, KCN do UBND huyện, thị quyết định thành lập. 1.1.4. Đặc điểm KCN. a. Đặc điểm tự nhiên của khu công nghiệp KCN thường được xây dựng ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi như gần các đường giao thông, thuận tiện trong giao lưu với các trung tâm kinh tế lớn, gần cảng biển, sân bay. b. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật khu công nghiệp KCN thường tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp khác nhau, đồng thời cũng sử dụng lượng lớn nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng và thải ra lượng chất thải khổng lồ c. Đặc điểm chính trị - xã hội của các khu công nghiệp KCN sử dụng lượng lao động lớn nên kéo theo nhiều hậu quả xã hội. Dễ thấy nhất là vấn đề người lao động ngụ cư. Những người này vừa không có nhà ở, không có sự hỗ trợ của gia đình, không ổn định nên rất khó quản lý. \ 1.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp 5
- 1.1.5.1. Chế độ, chính sách quản lý của Nhà nước đối với khu công nghiệp. 1.1.5.2. Trình độ năng lực của chính quyền 1.1.5.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương . 1.2.Khái niệm quản lý nhà nƣớc về KCN. 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.uản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa. 1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về KCN. Quản lý nhà nước đối với các KCN là hoạt động tổ chức và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước đối với việc phát triển các KCN .Quản lý nhà nước đối với các KCN bao gồm: 1.2.3. Sự cần thiết của việc quản lý nhà nƣớc đối với các KCN. Thứ nhất, do nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng và phát triển các KCN là một trong những hoạt động chính của nền kinh tế quốc gia, bởi vậy nó phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Thứ hai, quản lý nhà nước đối với KCN là một chức năng đặc thù của quản lý nhà nước nói chung. Thứ ba, mục tiêu cuả doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, do đó nhà nước cần sử dụng quyền lực và sức mạnh của mình để điều tiết và khống chế lợi những hành vi không có lợi của doanh nghiệp đối với cộng đồng, khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường, điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN theo những mục tiêu đã định. Thứ tư, thông qua việc ban hành các thể chế, chính sách, và giám sát việc thực thi các quy đinh của pháp luật, nhà nước tạo ra một môi trường thuận lợi để thúc đẩy việc xây dựng, phát triển KCN, thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ năm, quản lý KCN là một điều kiện cần thiết, góp phàn giúp cho các doanh nghiệp sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, tránh lãng phí và bảo vệ môi trường sinh thái. Cuối cùng, việc quản lý nhà nước còn xuất phát từ chính bản thân nội tại của KCN, từ vai trò của KCN đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. 6
- 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về KCN. 1.2.4.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch về phát triển khu công nghiệp. 1.2.4.2.Ban hành, hướng dẫn, phổ biến hệ thống chính sách và pháp luật, tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế. 1.2.4.3. Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong khu công nghiệp, khu kinh tế. 1.2.4.4. Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế. 1.2.4.5. Hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế. 1.2.4.6. Quản lý nhà nước về môi trường, an ninh trật tự KCN,đảm bảo phát triển toàn diện, bền vững. 1.2.5. Cơ chế và công cụ tác động của Nhà nƣớc đến KCN a. Hệ thống pháp luật - Luật đầu tư: – Luật Thương mại - Luật Lao động, Luật Bảo vệ môi trường: - Luật chuyên ngành: b. Chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nƣớc Nhà nước sử dụng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để định hướng và điều hành các KCN. c. Các chính sách ban hành của Nhà nƣớc Chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước Chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng đối với KCN Chính sách đất đai : Nhà nước sử dụng chính sách đất đai để điều chỉnh quỹ đất, giá thuê đất trong KCN. Chính sách lao động việc làm d. Kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với khu công nghiệp. 7
- Nhà nước thực hiện kiểm tra các KCN dưới hai giác độ: Kiểm tra DN, dự án đầu tư hoạt động trong KCN và kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý nhà nước của các Ban Quản lý KCN. 1.3.Cơ sở thực tiễn. 1.3.1.Thực tiễn phát triển KCN Bình Dƣơng ở Việt Nam. Sau khi tái lập tỉnh,dưới sự quản lý minh bạch, khoa học của Ban Quản lý các KCN tỉnh, các KCN đã hoàn thành việc xây dựng, kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN được đầu tư đồng bộ và hiện đại góp phần thay đổi diện mạo tỉnh nhà, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 1.3.2.Thực trạng phát triển KCN Đồng Nai. Từ khi đất nước tiến hành đổi mới, tỉnh đã coi phát triển KCN là phương thức trọng tâm nhằm hỗ trợ phát triển KCN ở địa phương. Đi cùng với chủ trương sớm phát triển KCN và quy hoạch đổi dài hoi chính quyền tỉnh Đồng Nai đã tích cực xúc tiến đầu tư, sử dụng nhiều biện pháp thu hút nhà đàu tư nước ngoài vào các KCN như : hàng năm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai có kế hoạch xúc tiến đầu tư ở một số nước trọng điểm , có chính sách đối ngoại mèm dẻo để tạo thiện cảm với các nhà đàu tư, tổ chức trọng thể việc trao giấy phép đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài, tích cực hỗ trợ nhà đầu thư tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3.3. Kinh nghiệm của Hải Phòng -Trong việc điều chỉnh, thay đổi và bổ sung công tác quy hoạch vị trí KCN. - Tập trung tăng cường quan hệ phối hợp công tác hài hoà, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý của thành phố, chính quyền, quận, huyện với Ban Quản lý các KCX & CN Hải Phòng -Chính quyền Tỉnh Hải phòng đã có những chính sách linh hoạt hơn, cụ thể hiện trong công tác giải quyết các thủ tục hành chính, đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các bên trong công tác giải phóng mặt bằng, đàu tư phát triển và một số vấn đề khác. 1.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc đối với khu công nghiệp ở Bắc Ninh. Thứ nhất, phát triển các KCN là con đường thích hợp để CNH, HĐH kinh tế địa phương. Thứ hai, hầu hết các địa phương đều có chính sách phát triển KCN nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và được chia thành các giai đoạn thích hợp 8
- hướng tới các mục tiêu cụ thể tuỳ thuộc vào điều kiện từng địa phương và phát triển từ thấp đến cao. Thứ ba, những địa phương đạt được thành công nhất định trong việc phát triển các KCN thường phải hội tụ được các điều kiện về kinh tế- xã hội hài hòa, đảm bảo lợi ích công bằng. Thứ tư, kinh nghiệm các địa phương cho thấy, chính quyền địa phương có vai trò to lớn trong thúc đẩy KCN phát triển, nhất là trong hoạch định chiến lược CNH hiệu quả, chính sách đất đai, chính sách tài chính tín dụng, hỗ trợ thủ tục hành chính. Thứ năm, kinh nghiệm các địa phương chỉ cho Bắc Ninh thấy rằng, trong việc quản lý nhà nước đối với các KCN cần tập trung vào các vấn đề chính như quy hoạch nhanh gọn, phát triển đàu tư tập trung, thủ tục hành chính nhanh gọn… Thứ sáu, quá trình phát triển các KCN là một quá trình phức tạp, đa dạng, phong phú. Mỗi địa phương có phương hướng và cách đi khác nhau, song đều có điểm chung là nỗ lực phát huy được lợi thế so sánh, mạnh dạn đi vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, thực hiện sự mở cửa rộng rãi theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến thị trường trong nước. CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH. 2.1. Giới thiệu về tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc miền Bắc nước CHXHCN Việt Nam, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bắc Ninh có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các Trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc, Việt Nam.: 2.2. Giới thiệu về KCN Bắc Ninh. 2.2.1. Sự hình thành các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh hiện có 15 KCN được thành lập với tổng diện tích 6.847ha (KCN 5.803ha và khu đô thị 1044ha), gồm: Tiên Sơn (449ha), Quế Võ 1 (611ha), Đại Đồng - Hoàn Sơn (530ha), Yên Phong 1 (655ha), Quế Võ 2 (270ha), VSIP Bắc Ninh (700ha), Nam Sơn - Hạp Lĩnh (1.000ha), Đại Kim (1.000ha), Thuận Thành (200ha), Yên Phong 2 (1.200ha). Trong đó: 09 KCN đã đi vào hoạt động bao gồm Tiên Sơn, Quế Võ I, Quế Võ II, Đại Đồng - Hoàn Sơn, Yên Phong I, VSIP Bắc Ninh, Thuận thành II, Thuận thành III và Hanaka, với tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi đạt bình quân 84,97%; 9
- 6 KCN còn lại đang trong giai đoạn triển khai đền bù giải phóng mặt bằng và chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. 2.2.3. Vị trí vai trò của KCN đối với phát triển kinh tế-xã hội địa phương . Qua 18 năm hình thành và phát triển, các KCN Bắc Ninh đã có đóng góp rất lớn vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, thu ngân sách của tỉnh, nâng cao kim ngạch xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo việc làm với thu nhập ổn định, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là địa bàn lân cận các KCN. Các doanh nghiệp đi vào hoạt động đã đóng góp quan trọng vào chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, liên tục ở mức trên hai con số của tỉnh. 2.2.3. Khái quát 5 KCN đã đi vào hoạt động ở Bắc Ninh. (1) Khu công nghiệp Quế Võ Khu công nghiệp Quế Võ-mô hình KCN kết hợp với Quần thể Dân Cư và Đô Thị đầu tiên ở Việt Nam là dự án do Công ty Cổ Phần Phát Triển Đô Thị Kinh Bắc – Đơn vị chủ đầu tư là thành viên trong chuỗi các KCN thuộc tập đoàn SAIGONINVEST, tập đoàn chuyên nghiệp về xây dựng, quản lý và điều hành KCN, rất thành công với KCN Tân Tạo-Khu công nghiệp lớn nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh. (2) KCN Tiên Sơn Khu công nghiệp Tiên Sơn được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/12/1998 và chính thức được cho thuê đất kể từ 22/12/1999 với thời hạn thuê là 50 năm. Đây là một trong các mô hình khu công nghiệp đầu tiên trong cả nước được xây dựng đồng bộ về kinh tế và xã hội: khu công nghiệp gắn liền với khu đô thị, nhà ở và các dịch vụ hạ tầng xã hội. (3) KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn Đây là khu công nghiệp được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, với tổng diện tích được quy hoạch là 267,63ha được chia làm 2 giai đoạn; trong đó diện tích đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp chiếm 189,43 ha (70,78% tổng diện tích KCN). (4) KCN Việt Nam – Singapo Tổng diện tích quy hoạch 700 ha; trong đó Khu công nghiệp 500 ha, Khu đô thị 200 ha. (5) KCN Yên Phong Khu công nghiệp Yên Phong thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, là một phần của dự án Tổ hợp Khu công nghiệp – Đô thị Yên Phong, với quy mô của đô thị loại 10
- V, dân số khoảng 45.000 người. Đây là Khu công nghiệp tập trung đa nghành, tiếp nhận các dự án đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh không gây ô nhiễm môi trường, bao gồm các nghành nghề sau: Dược phẩm, thuốc thú y, thức ăn gia súc, công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp vật liệu xây dựng và cơ khí. 2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 2.2.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch về phát triển khu công nghiệp. Qua 10 năm xây dựng và phát triển, các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp và kinh tế-xã hội của tỉnh. Các Khu công nghiệp đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; tăng trưởng kinh tế nhanh, liên tục trên hai con số và trở thành nhân tố quyết định quá trình CNH, HĐH của tỉnh. Biểu hiện rõ nhất là việc hoàn thành quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 15 Khu công nghiệp, tổng diện tích 7.525 ha (Khu công nghiệp 6.541 ha và Khu đô thị 984 ha), đã thúc đẩy liên kết hạ tầng kỹ thuật, góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế-xã hội của tỉnh, tạo sự phát triển đồng đều, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực phía Bắc sông Đuống và phía Nam sông Đuống. 2.2.2.Ban hành, hướng dẫn, phổ biến hệ thống chính sách và pháp luật, tổ chức. thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế. Sự ra đời của các khu công nghiệp (KCN) gắn liền với đường lối đổi mới, chính sách mở cửa của Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986. Thời gian qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mỗi KCN đều là đầu mối quan trọng trong thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. 2.2.3. Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng. ký kinh doanh, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Trong năm 2016, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh: cấp 01 Giấy phép thành lập 01 văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; Cấp mới 154 Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 636,83 triệu USD, cụ thể: 44 dự án 11
- trong nước với tổng vốn đầu tư 3.553,95 tỷ VND tương đương 169,24 triệu USD; 110 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 467,59 triệu USD. Cấp 355 lượt dự án điều chỉnh (FDI 285 lượt; trong nước 70 lượt); Trong đó 130 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư: 103 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn 308,43 triệu USD (Trong nước 24 dự án; FDI là 89 dự án) và 17 lượt dự án điều chỉnh giảm vốn đầu tư 48,06 triệu USD. Đến nay, Ban quản lý đã tiến hành rà soát các dự án sau cấp phép đầu tư; thực hiện thu hồi Giấy CNĐT, chấm dứt hoạt động của 150 dự án với tổng vốn đăng ký 480 triệu USD. Tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ, giải quyết kiến nghị của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam; 9 doanh nghiệp Nhật Bản - KCN Quế Võ; Phúc đáp về thuế đối với các doanh nghiệp trong Phân khu Tân Hồng - Hoàn Sơn, Khu liền kề, Khu phát triển KCN Quế Võ. 2.2.4. Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế. Trong thời gian qua, Tỉnh đã thực hiện tốt công tác tổ chức, công tác cán bộ, thực hiện rà soát quy hoạch cán bộ Lãnh đạo Ban, lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc Ban giai đoạn 2016-2021 và xây dựng quy hoạch cán bộ giai đoạn 2021-2026, báo cáo Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Bên cạnh đó, lãnh đạo và cán bộ Ban quản lý tham gia đoàn công tác xúc tiến đầu tư tại nước ngoài. Tiếp và đưa các đoàn phóng viên, các đoàn công tác trong và ngoài nước làm việc với các Công ty hạ tầng và doanh nghiệp KCN Bắc Ninh. Xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp với Sở KH&ĐT tỉnh trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với doanh nghiệp FDI. Xây dựng demo và ký kết hợp đồng in Brochure (4 thứ tiếng) của Ban phục vụ công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào các KCN.Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công PAPI, cải thiện môi trường kinh doanh,... theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Cơ quan, đoàn thể đạt vững mạnh. 1.2.4.5. Hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế. Trong những năm qua, Công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động trong KCN trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm tổ chức thực hiện thường xuyên, nội dung kiểm tra, thanh tra tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm, phức tạp, theo đó, Công tác thanh tra 12
- chủ yếu là thanh tra chuyên ngành của các sở, ban ngành phối hợp với Ban quản lý các KCN. Nội dung thanh tra tập trung lĩnh vực đất đai, xây dựng, môi trường, lao động… Thời gian thanh tra được rút ngắn đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp, mỗi nội dung được thực hiện 01 lần/năm theo quy định pháp luật.Công tác kiểm tra được Ban quản lý các KCN chủ động thực hiện theo nhiệm vụ, quyền hạn. Đồng thời phối hợp với các sở, ban ngành thực hiện kiểm tra những nội dung chưa được phân cấp hoặc uỷ quyền trong việc quản lý nhà nước đối với các KCN. Nội dung kiểm tra chủ yếu tập trung vào việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN; Việc thực hiện mục tiêu đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ triển khai thực hiện dự án; Việc chấp hành thủ tục về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh… 2.2.6. Quản lý nhà nước về môi trường, an ninh trật tự KCN,đảm bảo phát triển toàn diện, bền vững. Đến nay, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường tương đối đầy đủ và đồng bộ, tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, sau một quá trình triển khai trong thực tế, một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2005 sửa đổi đã bộc lộ một số bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đòi hỏi phải sớm có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời . Về công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại; Sự ra đời và phát triển các KCN Bắc Ninh là tất yếu, vừa là giải pháp lớn, vừa là nhân tố quyết định quá trình CNH, HĐH. 2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 2.3.1 Những thuận lợi trong công tác quản lý . 2.3.1.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch về phát triển khu công nghiệp. Các dự án đầu tư nước ngoài có công nghệ kỹ thuật cao, quy mô đầu tư lớn, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông… đã tạo ra hình ảnh mới đối với các KCN Bắc Ninh, tạo sự cân bằng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đảm bảo sự phát triển ổn định của các KCN. Theo tốc độ tăng bình quân đến năm 2010 giá trị SXCN chiếm 65% tới70% giá trị SXCN toàn tỉnh (14.078 tỷ đồng), giá 13
- trị xuất khẩu đạt 800 tới 900 tr.USD (chiếm 85% tới 90% toàn tỉnh), các KCN từng bước khẳng định vị trí, vai trò chủ yếu quyết định sự phát triển và tăng trưởng kinh tế công nghiệp của tỉnh. 2.3.1.2. Hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế. Biểu hiện rõ nhất là việc hoàn thành quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2015, định hướng đdến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 15 KCN, tổng diện tích 7.525 ha (KCN 6.541 ha và Khu đô thị 984 ha), 14/15 KCN đã và đang triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết; 6 KCN đi vào hoạt động; 2 KCN đang triển khai xây dựng hạ tầng. Đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 12 Chủ đầu tư hạ tầng KCN và 360 dự án SXKD với tổng vốn đăng ký 2,86 tỷ USD(154 dự án nước ngoài với tổng vốn đăng ký 2,08 tỷ USD). Đến nay có 186 dự án đi vào hoạt động, giá trị SXCN 9 tháng đầu năm 2009 đạt 12.614 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 701,0 tr.USD, tạo việc làm 39.437 lao động (52,6% lao động địa phương). Theo tốc độ tăng bình quân đến năm 2010 giá trị SXCN chiếm 65% tới 70% giá trị SXCN toàn tỉnh, giá trị xuất khẩu chiếm 85% tới 90% toàn tỉnh, các KCN đã khẳng định vị trí, vai trò quyết định sự phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh trong những năm tới. 2.3.1.3. Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng. ký kinh doanh, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Công tác về Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng. ký kinh doanh, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận… có nhiều chuyển biến tích cực. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có 11 KCN được thành lập và cấp GCNĐT, thu hút được 183 dự án đến từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số vốn đầu tư là 2.718,79 triệu USD và 14.927,84 tỷ đồng. Có 153 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút và giải quyết việc làm cho 58,2 ngàn lao động, trong đó lao động trong tỉnh chiếm trên 77% tổng số lao động. Các doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng số lượng lao động lớn nhất, tiếp theo là doanh nghiệp của Nhật Bản, Đài Loan,... 2.3.1.4. đánh giá chúng về công tác quản lý nhà nước về môi trường, an ninh trật tự KCN,đảm bảo phát triển toàn diện, bền vững. 14
- Đến nay, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường tương đối đầy đủ và đồng bộ, tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, sau một quá trình triển khai trong thực tế, một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2005 sửa đổi đã bộc lộ một số bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đòi hỏi phải sớm có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời. 2.4.2. Các khó khăn thách thức trong quản lý nhà nƣớc ở các KCN . 1. Xây dựng quy hoạch,kế hoạch: Mặc dù trong những năm gần đây, việc hoàn thiện, ổn định quy hoạch phát triển các KCN đã đáp ứng được yêu cầu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh kinh tế công nghiệp. Tuy nhiên, quy mô từng KCN còn mang nặng định tính, chưa lượng hoá quy mô KCN phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh; Chức năng KCN chuyên ngành còn chưa thực sự rõ ràng, chủ yếu là đa ngành, cho nên trong thời gian tới cần cơ cấu lại, chuyển đổi theo hướng chuyên ngành ở một số KCN trọng điểm sau khi lấp đầy KCN. 2. Xây dựng chinh sách, pháp luật. Đi kèm với việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh,đạt kịp tiến trình CNH- HĐH cúa đất nước , việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung, việc phát triển kinh tế- xã hội nói riêng, phải chú trọng đến tính bền vững trong phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng, cũng như đặc thù riêng đó, thời gian qua, nhà nước ta nói chung, tỉnh Bắc ninh nói riêng cũng đã chú trọng hơn trong việc xây dựng hàng loạt các chính sách, pháp luật, thông tư hướng dẫn nhằm làm tốt hơn công tác quản lý nhà nước về hoạt động của KCN. Tuy nhiên, bên canh những thành tựu đạt được đã nêu trên thì việc ban hành, thực thi chính sách, pháp luật còn tồn tại một số nhược điểm nhưu chưa có tỉnh ổn định cao, chưa có sự thồng nhất giữa các bộ phận có liên quan… 3.Giấy chứng nhận đầu tư. Bên cạnh những thành tựu đáng kể về công tác cấp phép, thu hồi, xúc tiến đầu tư như đã nêu trên, công tác này còn tồn tại một số hạn chế sau : các doanh nghiệp được cấp phép nhưng không triển khai thực hiện, hoặc có thực hiện song tiến độ còn chậm. Bên cạnh đó là một số dự án đầu tư vào kCN không đủ năng lực, triển khai chậm trễ so với cam kết , làm hoạt động quản lý kém hiệu quả. 4. Tổ chức bộ máy: 15
- Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực con người trong công tác quản lý phát triển công nghiệp ,góp phần phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh, trong thời gian vừa qua, tỉnh ta tiếp tục xây dựng,bồi dưỡng công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,cũng như cơ cấu lại bộ máy quản lý phù hợp với sự phát triển của tỉnh,song bên cạnh đó, công tác tổ chức bộ máy của Ban Quản lý các KCN tỉnh thời gian qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức các phòng ban còn rườm rà, chưa đồng bộ trong cách thức quản lý và hoạt động. 5.Thanh tra, kiểm tra , giám sát Về thanh tra, kiểm tra tồn tại một số vấn đề như : chồng chéo giữa các cấp nghành thanh tra, chưa có cơ chế quản lý thống nhất giữa các cơ quan tiến hành thanh tra và các cơ sở có liên quan… 6. Môi trường và an ninh trật tự: Sự phát triển KCN, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Song kéo theo nó là một loạt các hệ quả, mà nổi bật và nghiêm trọng nhất là công tác ANTT và bảo vệ môi trường. Sự tha hóa và đạo đức , lối sống của một bộ phận thanh niên, sự biến đổi nghiêm trọng của thiên nhiên, thiên tai đang là mối đe dọa, cũng là mối quan tâm hàng đàu cần đặt ra khi tiến hành phát triển CNH,HĐH. 2.5.Nguyên nhân hạn chế. 2.5.1. Nguyên nhân khách quan. Tồn tại những hạn chế như trên đây, phải kể đến những nguyên nhân tồn đọng từ phía chính quyền, trung ương. Các chính sách, bộ luật , các quy định còn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho công tác quản lý đối với các dự án. 25.2.Nguyên nhân chủ quan : Bên cạnh những thành quả tích cực đạt được, vẫn còn tồn tại nhiều hiện tượng tiêu cực trong công tác quản lý nhà nước về các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc ninh. Có nhiều nguyên nhân cho sự tồn tại những tiêu cực này. Có thể nêu khái quát một số nguyên nhân sau: -Quy mô phát triển khu công nghiệp chưa phù hợp với định hướng phát triển chung và điều kiện để phát triển các khu công nghiệp chưa được chuẩn bị chu đáo, làm giảm hiệu quả phát triển khu công nghiệp. -Các khu công nghiệp vẫn chưa được kết nối với các cụm liên kết trong sản 16
- xuất công nghiệp, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp mũi nhọn. Ba là, hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn chưa đồng bộ, thiếu cơ chế vận hành hợp lý làm giảm khả năng cũng như hiệu quả phát triển khu công nghiệp. Bốn là, công tác tái định cư và khả năng sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất tại khu vực quy hoạch phát triển khu công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Năm là, vấn đề lao động trong khu công nghiệp. Việc cung cấp lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp đang gặp mâu thuẫn, đó là thiếu lao động kỹ thuật, có tay nghề trong khi số lao động cần tạo công ăn việc làm còn rất dư thừa. Sáu là, công tác bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp chưa được cải thiện và nhiều khu công nghiệp chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Bảy là, khung pháp lý còn có những bất cập, quản lý nhà nước tuy đã có chuyển biến nhưng còn lúng túng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển các khu công nghiệp và đời sống dân sinh. CHƢƠNG III. PHƢƠNG HƢỚNG, GIÁI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH. 3.1. Quan điểm,mục tiêu, phƣơng hƣớng, giải pháp về quản lý nhà nƣớc đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 3.1.1. Quan điểm. - Phát triển Khu công nghiệp phải tuân thủ quy hoạch được duyệt, thường xuyên rà soát điều chỉnh quy hoạch đảm bảo xác định được định hướng ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực phù hợp với điều kiện thực tế phát triển của địa phương. - Phát triển Khu công nghiệp phải đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế hài hoà với các yếu tố xã hội, môi trường hướng tới phát triển bền vững. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp gắn chặt với bảo vệ môi trường; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. . Phát triển các KCN theo chiều sâu và tăng cường thu hút các ngành CN hiện đại có hàm lượng chất xám cao, ít ô nhiễm môi trường hoạt động trong KCN. Đồng thời, phát triển các KCN có chú trọng đến mục 17
- tiêu tạo việc làm, giảm thất nghiệp, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp có thu nhập thấp vào làm trong các KCN. Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi để thu hút mạnh mẽ đầu tư trong nước và nước ngoài vào các KCN, nhất là thu hút các dự án đầu tư đi kèm chuyển giao công nghệ tiên tiến và tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh. - Khai thác triệt để các lợi thế so sánh, tiếp tục phát triển đồng bộ các KCN, CCN gắn với việc quy hoạch các đô thị - dân cư - dịch vụ và gắn với quy hoạch phát triển giao thông vận tải. - Xây dựng nhanh và đồng bộ về cơ sở hạ tầng các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh, nhất là các KCN mới đưa vào quy hoạch, nhằm nhanh chóng khai thác các nguồn lực cho phát triển sản xuất CN. Đi đôi với phát triển mạnh các KCN tập trung, cần hỗ trợ hoạt động của DN trong KCN bằng cách phát triển mạnh CN nông thôn và CN ven đô thị với tư cách CN hỗ trợ, dịch vụ hoặc DN vệ tinh. Ở các thành phố, thị xã, chú trọng nâng cấp cải tạo các cơ sở CN hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, ưu tiên thu hút các cơ sở CN mới chuyển vào KCN. . Trên cơ sở đó phát triển các mối quan hệ thị trường với các cơ sở CN và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, gắn KCN với phục vụ sản xuất nông nghiệp, khai thác nguyên liệu từ nông nghiệp cho các KCN. Phấn đấu để KCN trở thành động lực thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo yêu cầu CNH, HĐH; các KCN có sức lan toả tới nhiều lĩnh vực khác của tỉnh, trước hết là kích thích phát triển thị trường vật tư, nguyên liệu, hoá chất và nông sản tại chỗ. Đồng thời, khuyếch trương tác động lan toả của KCN qua chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ cho các cơ sở kinh tế trên địa bàn tỉnh. Các KCN cần phát triển theo định hướng chuyên môn hoá cao, đi vào các ngành nghề, lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật có tương lai lâu dài xét theo nhu cầu thị trường toàn cầu. - Phát triển các KCN mới đã nằm trong quy hoạch được duyệt. Ngoài các KCN hiện có, khẩn trương triển khai xây dựng các KCN mới theo quy hoạch các KCN Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng. 3.1.2. Mục tiêu. a. Mục tiêu chung Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước, phân tích đánh giá hiện trạng phát triển các KCN; xác định các phương án phát triển và điều chỉnh lại quy mô, cơ cấu ngành nghề; tính tới 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn