Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn ở huyện Cần Giờ đến năm 2020 và trong những năm tiếp theo. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của luận văn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƢƠNG THỊ HỒNG ÁNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRUNG ĐÔNG Phản biện 1: TS. Nguyễn Huy Hoàng Phản biện 2: TS. Đinh Công Tiến Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 207, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 10 - đường 3/2, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi 11 giờ 00, ngày 28 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Đảng và Nhà nước ta luôn xác định xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu phải triển khai thực hiện trên cả nước. Để cụ thể hóa chủ trương này, ngày 04/6/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18/3/2011 về Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 để triển khai tại các vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện xây dựng nông thôn mới đã tạo chuyển biến về kinh tế - xã hội, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hoàn chỉnh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dần được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: công tác chỉ đạo, điều hành, sự phối hợp giữa các ngành, đơn vị cấp huyện với nhau và với các xã chưa chặt chẽ; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia xây dựng nông thôn mới hiệu quả chưa cao; nhiều tiêu chí mức độ đạt thấp và thiếu bền vững; thu nhập của người dân vẫn còn thấp; huy động nguồn lực từ xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách thành phố. Từ thực tiễn các năm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cần Giờ đã đặt ra vấn đề cần thiết phải nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh”. 1
- 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả đã được tiếp cận với một số công trình, đề tài nghiên cứu có liên quan ở những góc độ khác nhau, tiêu biểu là một số công trình sau: TS. Đặng Kim Sơn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội (2008), “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Hôm nay và Mai sau”; PGS.TS. Bùi Quang Dũng, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (2015), “Chương trình xây dựng nông thôn mới: một cái nhìn từ lịch sử chính sách”; Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Tạp chí Cộng sản (2014), “Nhìn lại hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Kết quả và một số bài học kinh nghiệm”; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm, Trưởng ban chỉ đạo của Thành ủy về Chương trình xây dựng nông thôn mới, Tạp chí Khoa học Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh (2016), “Bài học kinh nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới”... 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn ở huyện Cần Giờ đến năm 2020 và trong những năm tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. 2
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về thể chế, chính sách, phương pháp, cách thức, nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi về nội dung Đề tài nghiên cứu những nội dung chính trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. 4.2.2. Phạm vi về không gian Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2.3. Phạm vi về thời gian Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018, định hướng thực hiện đến năm 2020 và những năm tiếp theo. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, diễn giải, quy nạp; phân tích tài liệu thứ cấp; thu thập thông tin... 3
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn ở huyện Cần Giờ trong thời gian tới phù hợp với thực tiễn và bền vững. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới và nghiên cứu thực tiễn về xây dựng nông thôn mới ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, huyện Cần Giờ nói riêng. 7. Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ. 4
- Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Xây dựng nông thôn mới 1.1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1.1. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn Nông nghiệp là ngành sản xuất – kinh doanh làm ra thực phẩm nông sản, bao gồm cả sản xuất nông nghiệp, chế biến, marketing và phân phối các thực phẩm nông sản. Nông dân là những người dân sống ở nông thôn làm các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ khác nhau tuỳ theo khả năng và lợi thế so sánh của họ. Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã". 1.1.1.2. Nông thôn mới Theo Nghị quyết 26-NQ/TW nông thôn mới được hiểu là: nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. 1.1.1.3. Xây dựng nông thôn mới: Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ đã tóm lược nội dung xây dựng nông thôn mới là “xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, 5
- giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ”. 1.1.2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và đặc trưng xây dựng nông thôn mới 1.1.2.1. Về quan điểm: Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là “xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”. 1.1.2.2. Về mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại...; xã hội ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 1.1.2.3. Về nguyên tắc: Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện và là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. 1.1.2.4. Về đặc trưng: Xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao. Xây dựng 6
- nông thôn mới trên nền tảng của làng, xã truyền thống. Bị ràng buộc bởi các tiêu chí chung của nông thôn mới, nhưng mang tính đặc thù của địa phương. Được thực hiện chủ yếu theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. 1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới 1.2.1. Khái niệm Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là hoạt động tổ chức, điều hành của cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới; là tập hợp tất cả các hoạt động cơ quan nhà nước tác động vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhằm đem lại đời sống ấm no hạnh phúc cho người dân khu vực nông thôn. 1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước: can thiệp bằng các cơ chế, chính sách, khung pháp lý để kiểm soát xã hội nông thôn, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chăm lo thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho người dân nông thôn. Xuất phát từ thực tế quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới và những hạn chế trong xây dựng nông thôn mới hiện nay: phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển; sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, quan hệ sản xuất chậm đổi mới; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn… 1.2.3. Cơ sở pháp lý và phân cấp quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới 1.2.3.1. Cơ sở pháp lý quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới Trên cơ sở Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 16/4/2009 của 7
- Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;… các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai trên cả nước. 1.2.3.2. Phân cấp quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới Gồm: Văn phòng điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, Văn phòng điều phối thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện và Công chức cấp xã chuyên trách về xây dựng nông thôn mới. 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới: 1.2.4.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới: Là việc định ra mục tiêu, nội dung, giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong xây dựng nông thôn mới. Cần có kế hoạch tổng thể để định hướng thực hiện ngay từ đầu, đảm bảo các công việc, nhiệm vụ triển khai thống nhất, đúng trình tự, thời gian quy định. Phải có sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư. 1.2.4.2. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới để 8
- hướng dẫn các địa phương thực hiện; thông qua hệ thống các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới sẽ đảm bảo cho chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới được triển khai đạt kết quả cao trong thực tiễn. 1.2.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Tổ chức bộ máy quản lý trong xây dựng nông thôn mới chính là các bộ phận tham mưu, giúp việc, giúp cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý trong xây dựng nông thôn mới một cách thống nhất, khoa học; gồm các Ban Chỉ đạo ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã. 1.2.4.4. Chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Quản lý các vấn đề xã hội, an ninh và trật tự khu vực nông thôn. Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. 1.2.4.5. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm Là việc Nhà nước xem xét, đánh giá tình trạng đạt hay không đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; kịp thời phát hiện những sai sót và ngăn chặn, chấn chỉnh; xử lý các vi phạm; nhân rộng những kinh nghiệm, cách làm hay; biểu dương khen thưởng, tạo động lực cho phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới: Sự lãnh đạo của Đảng; vai trò quản lý, năng lực của bộ máy chính quyền các cấp; vai trò của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể quần chúng; sự tham gia chủ động, tích cực của người dân nông thôn. 9
- 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phƣơng và bài học rút ra cho huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số tỉnh, thành phố trong nước 1.3.1.1. Kinh nghiệm ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Trong quá trình triển khai phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Xác định rõ trách nhiệm đối với các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở. Chú trọng và nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở; đảm bảo sâu sát tình hình thực tiễn cơ sở. Người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện. Coi trọng, làm tốt công tác tuyên truyền. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. 1.3.1.2. Kinh nghiệm ở huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Phải có quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị. Coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp. Xây dựng hệ thống các quy định của các cấp phải thống nhất, đồng bộ. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình khai thác và sử dụng các nguồn lực. Tạo sức mạnh tại chỗ, xác định dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Vận dụng linh hoạt có hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới. 1.3.1.3. Kinh nghiệm ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức nòng cốt ở các cấp, 10
- nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. Phải dựa trên nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Lồng ghép các nguồn lực đầu tư, khuyến khích nhân dân cùng tham gia. Tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, đảng viên và nhân dân. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ đã giao. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Cần Giờ Thứ nhất, phải thống nhất trong hệ thống chính trị từ huyện đến xã về nhận thức và hành động lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Thứ hai, phải làm tốt công tác quán triệt, thông tin tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới đến hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Thứ ba, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, công khai để nhân dân cùng bàn bạc, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân. Thứ tư, việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp điều kiện đặc thù từng xã. Thứ năm, phải thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, kip thời sơ kết, tổng kết và khen thưởng, biểu dương, nhân rộng những gương điển hình, những mô hình hay, những sáng kiến mới. Thứ sáu, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện chương trình. 11
- Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tác động đến quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 60km. Có 06 xã và 01 thị trấn. Địa hình có dạng trũng thấp, lầy phân bố phía Bắc. Thổ nhưỡng chủ yếu là đất phèn và đất mặn. Khí hậu có 02 mùa mưa và mùa khô. 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: Tổng giá trị sản xuất bình quân tăng 10%/năm. Cơ cấu kinh tế đã dần chuyển dịch đúng hướng: tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp. Lao động có việc làm thường xuyên chiếm 96,23%. Thu nhập bình quân đạt 43,79 triệu đồng/người/năm. 2.1.2. Đánh giá chung về tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Cần Giờ 2.1.2.1. Những thuận lợi Có vị trí rất quan trọng thực hiện chiến lược phát triển của thành phố. Có nguồn tài nguyên rừng và biển có giá trị rất lớn. Còn nhiều quỹ đất chưa được đầu tư khai thác, nằm gần các vùng phát triển kinh tế động lực, tạo điều kiện cho huyện trong quản lý và xây 12
- dựng quy hoạch nông thôn mới, thu hút nguồn lực đầu tư, tạo sự đột phá trong xây dựng nông thôn mới. 2.1.2.1. Những khó khăn Kinh tế tăng trưởng chưa vững chắc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm. Địa hình là vùng trũng thấp, thổ nhưỡng là phèn và mặn nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng đòi hỏi thời gian dài, nhiều giai đoạn, vốn đầu tư lớn. Địa bàn rộng, dân cư phân bố thưa thớt gây khó khăn trong tuyên truyền và đảm bảo an ninh trật tự. Chưa có hệ thống giao thông đường bộ kết nối với thành phố nên việc thu hút nguồn lực đầu tư rất khó khăn. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu quản lý xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả chưa cao. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ giai đoạn 2013 - 2018 2.2.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ Đến tháng 4/2016, có 6/6 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2015. Huyện Cần Giờ chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới do còn hạn chế trong xây dựng quy hoạch mạng lưới thủy lợi, ô nhiễm môi trường, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững. Đến cuối năm 2018, bình quân/xã đạt 14,5/19 tiêu chí. Huyện đã đạt 03/09 tiêu chí; còn lại 06/09 tiêu chí chưa đạt. 2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ 2.2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới: Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung huyện đến năm 2025 đã được thành phố phê duyệt ngày 15/9/2012; tuy nhiên, đến năm 2017, thành phố có chủ trương điều chỉnh; hiện đang lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện ý tưởng đồ án; đã thực hiện rà soát các quy hoạch 13
- ngành (sản xuất muối, vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, vùng nuôi chim yến trong nhà) trình thành phố điều chỉnh, bổ sung. Các xã đã hoàn thành việc lập Đồ án quy hoạch chung và Quy định quản lý quy hoạch nông thôn mới, đã công bố và niêm yết. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện chậm, còn lúng túng, phải chỉnh sửa nhiều lần. 2.2.2.2. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới Huyện không ban hành các cơ chế, chính sách riêng mà triển khai, vận dụng các chính sách của Trung ương và Thành phố. Đã ban hành hơn 460 văn bản để cụ thể hóa hoạt động chỉ đạo, điều hành xây dựng nông thôn mới. Đã tập trung lãnh đạo công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến với hình thức: tổ chức hội nghị quán triệt hàng năm và các lớp đào tạo, tập huấn; phổ biến lồng ghép thông qua các cuộc họp. Tuy nhiên chưa chủ yếu là tuyên truyền lồng ghép nên chưa thật sự hiệu quả. 2.2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Ban Chỉ đạo của huyện được thành lập tháng 6/2009, hiện nay gồm 40 thành viên; quy chế hoạt động ban hành tháng 2/2012. Giai đoạn 2010 - 2015, Phòng Kinh tế là cơ quan thường trực, cuối năm 2015 đã thành lập Văn phòng Điều phối nông thôn mới với 10 thành viên, quy chế hoạt động ban hành tháng 7/2016. Các xã thành lập Ban Quản lý, có ban hành Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ. Ban phát triển nông thôn mới được thành lập tại 28 ấp, bình quân có từ 8 - 10 người. Tuy nhiên, việc ban hành quy chế hoạt động còn chậm; công tác tham mưu còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng trẻ hóa, tăng về chất lượng; tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ dưới đại học của cán bộ chủ chốt cấp xã chiếm 14
- 21,9%, công chức cấp phòng chiếm 24,4%, cán bộ, công chức cấp xã chiếm 51%. Chất lượng nhân sự chỉ mới cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. 2.2.2.4. Chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới Phát triển các mô hình sản xuất thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, thí điểm và phát triển các mô hình nuôi tôm ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến; khai thác thế mạnh về thủy sản, nuôi chim yến lấy tổ. Phát triển các hình thức sản xuất liên kết cộng đồng với loại hình kinh tế tập thể. Tiếp tục khai thác, bảo quản 163 công trình đã đầu tư giai đoạn 2013 - 2015, thực hiện thủ tục đầu tư 177 công được duyệt trong giai đoạn 2016 - 2020 để khởi công trong năm 2019 và 2020. Cơ bản hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, 100% học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học và trung học cơ sở, 99% tốt nghiệp bậc trung học phổ thông; lao động qua đào tạo 82,73%; tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,59%; hộ nghèo giảm xuống còn 5,78%; có 96,9% hộ có nhà vệ sinh hợp quy cách, 100% hộ sử dụng nước sạch; phạm pháp hình sự hàng năm kéo giảm từ 10 - 20%. Hàng năm, tổ chức chương trình Tiếng hát nông thôn mới, Ngày hội Văn hóa - Thể thao quần chúng xây dựng nông thôn mới và thông tin trên hệ thống truyền thanh, treo dán các pano, băng rôn… từ đó, huy động các nguồn lực, trọng tâm là nhân dân để xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên nguồn lực huy động còn hạn chế. 2.2.2.5. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm Huyện ủy đã tổ chức 15 cuộc kiểm tra đối với Đảng ủy xã; Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện tổ chức 14 cuộc giám sát chuyên đề; ngoài ra Ban Chỉ đạo huyện đã tổ chức trên 60 cuộc họp và 05 buổi kiểm tra thực địa … định kỳ hàng tháng, 15
- quý, năm họp đánh giá và rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, kiểm tra, giám sát chuyên đề và thực tế còn ít; một số đơn vị, thành viên chưa nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo làm ảnh hưởng đến việc cập nhật, quản lý dữ liệu kết quả xây dựng nông thôn mới. 2.3. Đánh giá kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân đạt được 2.3.1.1. Những kết quả đạt được Xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới đã có sự quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, chú trọng đến sự tham gia góp ý của người dân. Công tác thông tin, quán triệt các văn bản, chính sách về xây dựng nông thôn mới được thực hiện kịp thời; quan tâm cập nhật để triển khai, vận dụng. Công tác kiện toàn, củng cố và nâng cao hoạt động bộ máy quản lý nhà nước được quan tâm, đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác lãnh chỉ đạo và triển khai thực hiện. Việc chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới có sự tập trung, bám sát thực tiễn để. Thực hiện tốt công tác huy động nguồn lực, vận động nhân dân cùng tham gia xây dựng nông thôn mới. Kiểm tra, giám sát kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc và chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện. 2.3.1.2. Những nguyên nhân đạt được kết quả trên Luôn coi trọng công tác quy hoạch, nêu cao vai trò của nhân dân trong việc lập quy hoạch. Chủ động triển khai quán triệt các chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới, linh hoạt trong triển khai thực hiện. Tăng cường tuyên truyền, phát huy vai trò gương mẫu, tiên phong của cán bộ, đảng viên trong vận động nhân dân. Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, xây dựng chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa nhiệm vụ thực hiện. Luôn chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là của các xã. 16
- 2.3.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân 2.3.2.1. Những hạn chế, yếu kém Tiến độ lập quy hoạch và đề án nông thôn mới chậm. Chất lượng quy hoạch một số địa phương chưa cao. Công tác triển khai, quán triệt các văn bản quản lý nhà nước và chính sách chủ yếu là tuyên truyền lồng ghép; chưa chủ động đề xuất chủ trương, chính sách phù hợp để hỗ trợ cho huyện thực hiện. Vai trò tham mưu điều hành, triển khai thực hiện của thành viên còn nhiều hạn chế; trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Chưa thường xuyên lãnh chỉ đạo theo chuyên đề; huy động nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu. Chưa kiểm tra, giám sát toàn diện việc thực hiện các tiêu chí; hiệu quả chưa cao, ít đi khảo sát thực tế. 2.3.2.2. Những nguyên nhân hạn chế, yếu kém Ban Quản lý các xã còn lúng túng trong quá trình triển khai lập quy hoạch. Việc phối hợp xây dựng, hoàn chỉnh, trình và phê duyệt Đề án còn chưa chặt chẽ. Thời gian tuyên truyền còn hạn hẹp, việc huy động nhân dân còn gặp khó khăn. Trình độ, năng lực, vai trò tham mưu của cơ quan giúp việc còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp giữa các ngành với các xã trong việc triển khai xây dựng nông thôn mới chưa chặt chẽ. Các đoàn kiểm tra, giám sát tổ chức với số lượng đông, thời gian ngắn nên khó khăn trong khảo sát thực tế. 17
- Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Phƣơng hƣớng 3.1.1. Chủ trương, quan điểm của Thành phố Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 và những năm tiếp theo Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình xây dựng nông thôn mới; duy trì các tiêu chí đã đạt được kết hợp với thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các tiêu chí. Đến năm 2020 phấn đấu 100% các xã (56/56 xã) tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Các xã sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí và hướng tới xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo Quyết định số 5134/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2018-2020. 3.1.2. Phương hướng, mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ đến năm 2020 và những năm tiếp theo 1. Phương hướng: Đảm bảo 100% số xã và huyện đạt và giữ vững danh hiệu xã, huyện nông thôn mới. Tiếp tục xây dựng xã, huyện nông thôn mới kiểu mẫu sau khi được công nhận đạt chuẩn. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn