Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu luận văn “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là xuất phát từ cơ sở khoa học của QLNN về ATTP; đề tài phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; nhận diện những tồn tại, hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ NGỌC MAI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: Quản lý công MÃ SỐ: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
- Công trình được hoàn thiện tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Đức Hưng Phản biện 1: TS. Trương Cộng Hòa Phản biện 2: TS Vũ Thành Luân Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ, Học viện hành chính quốc gia. Địa điểm: Học viện Hành chính Quốc gia Thời gian: Vào hồi 15 giờ 00, ngày 26 tháng 12 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không những tác động trực tiếp đối với sức khỏe và cuộc sống của người dân, mà còn có tác động lâu dài đến chất lượng nòi giống dân tộc. Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, khi mà nhu cầu được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản của mỗi con người, đòi hỏi vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Công tác quản lý nhà nước (QLNN) về ATTP là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cơ quan QLNN từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt nhiệm vụ này càng quan trọng và khó khăn hơn đối với TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, QLNN về ATTP tại TP. Hồ Chí Minh – Trung tâm sản xuất lưu thông và tiêu thụ thực phẩm lớn của cả nước vẫn còn nhiều thách thức, rào cản, bất cập…về cơ chế chính sách pháp luật, về thực trạng sản xuất chế biến phân phối thực phẩm, cũng như trong tổ chức bộ máy, hoạt động phối hợp liên ngành. Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm Luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sỹ tại Học viện Hành chính Quốc gia, chuyên ngành Quản lý công, mã số: 834 04 03. 2. Tình hình nghiên cứu QLNN về ATTP được nhiều nhà nghiên cứu, đề cập như: - Đề tài luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 8” (2017) của tác giả Nguyễn Văn Anh; - Đề tài luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” (2014), tác giả Trần Thị Khúc, Học viện nông nghiệp Việt Nam”;
- 2 - Đề tài luận văn tiến sĩ “Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam” (2019) của tác giả Bùi Thị Hồng Nương; - Đề tài “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm” (2019) của tác giả Trương Thị Thu Hiền (chủ trì) và Trần Khánh Linh; - Đề tài luận văn “Những vấn đề pháp lý cơ bản trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn và thực tiễn tại tỉnh Bình Dương” của tác giả Nguyễn Quốc Quân; - Đề tài luận văn “Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liên quan tại Thành phố Thanh Hóa năm 2007 ”, (2008) của tác giả Trịnh Xuân Nhất; - Đề tài luận văn “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk” (2022) của tác giả Phạm Thị Lệ Thủy. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu luận văn “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là xuất phát từ cơ sở khoa học của QLNN về ATTP; đề tài phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; nhận diện những tồn tại, hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hình thành cơ sở khoa học về QLNN về ATTP; - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- 3 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hoạt động QLNN về ATTP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi thời gian: 5 năm từ năm 2017 đến năm 2022. - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu hình thành cơ sở lý luận, phân tích đánh giá thực tiễn, xác định nguyên nhân để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp điều tra xã hội học đồng thời đã sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa về lý luận Luận văn đã khái quát hóa cơ sở khoa học về ATTP, tổng hợp các vấn đề lý luận của các nhà nghiên cứu trước về QLNN về ATTP gồm khái niệm, sự cần thiết, nguyên tắc, các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá, nội dung cơ bản của QLNN về ATTP. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của Luận văn - Luận văn có thể được sử dụng như một nguồn tư liệu tham khảo cho các cơ quan QLNN về ATTP tại TP. Hồ Chí Minh, đồng thời cung cấp cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy của các cơ sở đào tạo chuyên ngành liên quan đến hành chính, quản lý công. - Thông qua việc áp dụng các giải pháp QLNN về ATTP sẽ được cải thiện hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- 4 7. Kết cấu của Luận văn Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. - Chương 2: Thực trạng an toàn thực phẩm và quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý của nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 1.1.1. Khái niệm Quản lý nhà nước về ATTP là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước (chủ yếu là các cơ quan thuộc hệ thống hành pháp), mang tính quyền lực nhà nước; là hoạt động của cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện ban hành các VBQPPL, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp, các chế tài xử lý để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên lĩnh vực ATTP nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người, bảo đảm sức khỏe cho nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội về sức khỏe con người. 1.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Hiện nay, QLNN về ATTP được thực hiện thông qua sự phối kết hợp giữa ba ngành chính là y tế, nông nghiệp và công thương. Hoạt động QLNN về ATTP đang đối mặt với nhiều khó khăn. Việc sản xuất
- 5 lương thực và thực phẩm chủ yếu chỉ tiến hành dưới qui mô hộ gia đình, cá thể; trình độ và năng lực của rất nhiều cán bộ và công chức chưa thể đáp ứng yêu cầu, hiệu quả quản lý kém. QLNN về ATTP không những có ý nghĩa to lớn còn đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Theo quy định của Luật ATTP, nguyên tắc quản lý ATTP được thực hiện theo 6 nguyên tắc sau: - Thứ nhất, đảm bảo ATTP là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. - Thứ hai, sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh. - Thứ ba, QLNN về ATTP phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước quy chuẩn kỹ thuật có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng. - Thứ tư, QLNN về ATTP phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với ATTP. - Thứ năm, QLNN về ATTP phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành. - Thứ sáu, QLNN về ATTP phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. 1.2. Cấu thành quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 1.2.1. Chủ thể quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Bộ máy QLNN về ATTP được tổ chức từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, và trách nhiệm của các cơ quan này được quy định rõ
- 6 trong Điều 37, 38, 39, 40 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 do Chính phủ ban hành gồm: Trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP của Bộ Y tế (Điều 37 Nghị định 15/2018/NĐ-CP). Trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Điều 38 Nghị định 15/2018/NĐ-CP). Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương (Điều 39 Nghị định 15/2018/NĐ-CP). Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Điều 40 Nghị định 15/2018/NĐ-CP). 1.2.2. Nội dung cơ bản quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Một là, xây dựng và ban hành chính sách, quy định bảo đảm ATTP. Hai là, xây dựng bộ máy thực hiện nhiệm vụ QLNN về ATTP. Ba là, bảo đảm nhân lực thực hiện về ATTP. Bốn là, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP. Năm là, thanh tra, kiểm tra và xử lý khiếu nại, tố cáo. Sáu là, hội nhập quốc tế lĩnh vực ATTP. 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về ATTP 1.3.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng về ATTP Đảng khẳng định vai trò quan trọng của ATTP đối với sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội, sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nó cũng có tác động quan trọng đến quá trình hội nhập quốc tế của đất nước. 1.3.2. Chính sách, pháp luật về ATTP Về quản lý ATTP, chính sách và luật pháp đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu chính sách và luật pháp được thiết lập phù hợp với thực tế, và sau đó được thể hiện trong việc ban hành luật, điều này sẽ tăng cường hiệu quả thi hành của luật pháp và tạo ra một nền tảng
- 7 để quản lý ATTP hoạt động hiệu quả và ngược lại. 1.3.3. Yếu tố tổ chức và nguồn lực đầu tư cho QLNN về ATTP Tổ chức và nguồn lực đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý ATTP. Nguồn lực sử dụng cho QLNN về ATTP là toàn bộ những nguồn lực có thể dùng để hoạt động đảm bảo ATTP, trong đó yếu tố con người giữ vai trò quyết định. 1.3.4. Trình độ khoa học công nghệ Khi trình độ khoa học công nghệ được nâng cao, con người sẽ khám phá ra nhiều phương pháp mới để đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất, nuôi trồng và bảo quản. Điều này góp phần giảm áp lực quản lý và tăng tính hiệu quả cho hoạt động QLNN về ATTP. 1.3.5. Văn hóa, phong tục tập quán và thói quen sinh hoạt cộng đồng Về mặt tích cực, yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán tác động lớn đến việc thực thi pháp luật QLNN về ATTP như sau: - Tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật và quản lý ATTP. - Giúp thay đổi hành vi và gây ra thái độ tự giác đối với việc chấp hành pháp luật về ATTP của người dân. Tuy nhiên, phong tục, tập quán cũng có tác động xấu đối với việc thực thi pháp luật và quản lý ATTP: - Một số phong tục, tập quán liên quan đến chế biến và sử dụng thực phẩm trong một số vùng có thể không đảm bảo ATTP. - Nhiều phong tục, thói quen canh tác không tốt theo phong tục cũng gây khó khăn cho quản lý ATTP. - Một số tục lệ và tập quán trong hội, lễ, đám ma, cưới - hỏi vào những ngày giỗ, lễ tết sẽ tạo ra những khu vực dịch vụ ăn uống tụ tập đông người, gây khó khăn khi kiểm soát ATTP.
- 8 - Việc hình thành các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống xuất hiện trong những buổi liên hoan, cưới hỏi, sinh nhật tạo ra nhiều khó khăn trong việc triển khai biện pháp quản lý ATTP; nhiều thói quen sinh hoạt không lành mạnh đối với việc ăn uống của cộng đồng cũng tác động tiêu cực đến hiệu quả QLNN về ATTP. 1.3.6. Trình độ dân trí, phân bố dân cư Trình độ dân trí đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chính sách về ATTP. Khi trình độ dân trí cao, cộng đồng sẽ có khả năng hiểu và tiếp cận các chính sách, quy định pháp luật tốt hơn. Đồng thời, sự bất đồng đều về trình độ dân trí giữa các vùng, miền do sự không đồng đều về phân bố dân cư cũng gây khó khăn cho nhà nước trong việc hoạch định và thi hành chính sách, pháp luật. 1.3.7. Hội nhập quốc tế Hội nhập quốc tế có tác động sâu rộng đến QLNN về ATTP. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập, nhà nước cần thay đổi luật pháp, đẩy mạnh phát triển khoa học kỹ thuật và tiêu chuẩn, cũng như đưa ra những chính sách hỗ trợ để đảm bảo ATTP và tiếp tục phát triển trong môi trường quốc tế. 1.3.8. Yếu tố thông tin Trong lĩnh vực QLNN về ATTP, thông tin chính xác đóng vai trò căn bản giúp đưa ra các quyết định chính xác và thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể. Tiểu kết chương 1 Tại Chương 1, Luận văn đã trình bày khái niệm QLNN về ATTP, đặc điểm và nguyên tắc QLNN về ATTP. Ngoài ra, luận văn cũng phân tích chủ thể, nội dung, quy trình QLNN về ATTP. Đồng thời, luận văn cũng trình bày và làm sáng tỏ một số yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về ATTP.
- 9 Chương 2 THỰC TRẠNG AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến ATTP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh Một là, với quy mô dân số đông, phân bố dân cư rộng, người dân đến từ nhiều vùng miền, nhiều văn hóa, phong tục tập quán, nhiều thành phần, trình độ khác nhau nên trình độ nhận thức về ATTP cũng khác nhau đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai nhiều hoạt động QLNN về ATTP. Thành phố Hồ Chí Minh chỉ tự cung, tự cấp được khoảng 20% nhu cầu thực phẩm, số còn lại nhập từ các địa phương lân cận do đó không thể chủ động về nguồn thực phẩm. Hai là, là cửa ngõ quốc tế quan trọng, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận rất nhiều nguồn thực phẩm đa dạng cả trong nước và nguồn thực phẩm nhập khẩu. Ngoài ra, với vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước, độ dịch chuyển thực phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh có quy mô và tầng suất rất cao, liên tục do đó rất khó khăn trong công tác kiểm tra, quản lý. Ba là, với quy mô dân số đông, phân bố dân cư rộng, người dân đến từ nhiều vùng miền, nhiều văn hóa, phong tục tập quán, nhiều thành phần, trình độ khác nhau nên trình độ nhận thức về ATTP cũng khác nhau đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai nhiều hoạt động QLNN về ATTP. Bốn là, thành phố hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất dẫn đến việc phát triển các bếp ăn tập thể quy mô rất lớn tồn tại nhiều nguy cơ liên quan đến ATTP. Năm là, tốc độ tăng trưởng nhanh của khu vực kinh tế đô thị cộng
- 10 với sự ra đời của khu vực chế xuất đã mang đến một yêu cầu ngày càng cao đối với lương thực mỗi ngày. Sáu là, một số đặc sản thường được sử dụng ở một số địa phương như mắm tôm, mắm ruốc... khi gặp điều kiện khí hậu thời tiết nắng nóng ở Thành phố Hồ Chí Minh dễ làm cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, thức ăn nhanh hỏng. Bảy là, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện xây dựng chính quyền đô thị nên việc QLNN về ATTP cần có phương thức quản lý ATTP mang tính đặc thù. 2.2. Thực trạng ATTP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh Về thực trạng ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có thể kể tới các nét tích cực sau: Một là, trong thời gian vừa qua, hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông ATTP được đẩy mạnh, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành vi của người dân trong đảm bảo ATTP. Hai là, tình hình ngộ độc thực phẩm của Thành phố đang có xu hướng giảm rõ rệt. Số vụ ngộ độc trên địa bàn Thành phố: giai đoạn 2017-2022 giảm 10 vụ (55,6% số vụ), số người mắc giảm 8 lần so với giai đoạn 2014-2016. Ba là, Thành phố đã đẩy mạnh công tác kết nối tiêu thụ nông sản an toàn tại các tỉnh; kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất ban đầu và truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ. Tuy nhiên, tình hình ATTP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh còn tồn tại nhiều hạn chế sau: Một là, việc mua bán nhỏ lẻ ở các khu chợ đầu mối gây ảnh hưởng không ít đối với việc bảo đảm ATTP. Hai là, hầu hết rau củ trong nước khi tập trung về chợ đều không có nhãn mác, việc ghi sổ cập nhật số liệu đều thực hiện bằng phương
- 11 pháp thủ công. Ba là, các cơ sở chế biến phần lớn là vừa và nhỏ, trang thiết bị, nhà xưởng khó đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh thực phẩm… Bốn là, một bộ phận người tiêu dùng trình độ dân trí còn thấp và rất chủ quan với sức khỏe, còn dễ dãi trong sử dụng thực phẩm. Do thu nhập thấp nên một số người tiêu dùng thường chấp nhận chọn sử dụng thực phẩm giá rẻ, nguy cơ không đảm bảo ATTP. 2.3 Thực trạng QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2022 2.3.1 Thực trạng tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Thứ nhất, dựa trên các văn bản do Chính phủ, các bộ ngành đã ban hành, UBND Thành phố cũng đã xây dựng và ban hành các văn bản QPPL về ATTP thực thi trên địa bàn. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật hiện hành lĩnh vực ATTP thì có nhiều điểm còn bất cập như: Một là, hệ thống văn bản QPPL về ATTP được xây dựng và ban hành áp dụng trên phạm vi cả nước, chưa có các văn bản được quy định áp dụng riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh. Hai là, Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ không quy định rõ ràng tiêu chí về thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi phải tự công bố. Ba là, chưa có quy định rõ về việc các cơ sở hoạt động sản xuất và kinh doanh thực phẩm có khả năng gây ngộ độc cao phải có giấy chứng nhận cơ sở kiểm soát ATTP mới được hoạt động. Bốn là, các tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật về ATTP hiện tại rất thiếu đối với các loại nước mắm, nem chua, tương, nước yến…Một
- 12 số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được ban hành không còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi, thay thế. Thứ hai, Thành phố đã có những chỉ đạo quyết liệt đối với việc QLNN về ATTP, được thể hiện rõ ràng qua các chỉ thị, chương trình, kế hoạch, đề án. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh gặp một số khó khăn như không có quy định hành chính về giấy tờ xác nhận kiến thức ATTP đối với chủ cơ sở và người tham gia nuôi trồng, chế biến kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Ngoải ra, theo tác giả hiện tại mức phạt vi phạm quy định ATTP không đủ sức răn đe. Thứ ba, công tác truyền thông, phổ biến những quy định pháp luật về ATTP mới chủ yếu tập trung vào nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm, không có đủ nguồn lực để triển khai đến từng người dân. Ngoài ra, hoạt động cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2022 được thực hiện đồng bộ. Tuy nhiên, thủ tục hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP vẫn còn nhiều vướng mắc. Bên cạnh đó, hiện nay việc quản lý quảng cáo thực phẩm trên các website thương mại, facebook, zalo… chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Rất nhiều thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, quảng cáo quá mức… được bày bán trên không gian mạng mà chưa được các cơ quan chức năng xử lý. 2.3.2 Thực trạng tổ chức bộ máy QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Bộ máy của cơ quan QLNN về ATTP được tổ chức theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể: - Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP Thành phố;
- 13 - Ban Quản lý An toàn thực phẩm; - Sở Y tế; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Sở Công Thương; - Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh; - Công an Thành phố Hồ Chí Minh; - Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản; - Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Tại quận, huyện: Ủy ban nhân dân quận, huyện; Phòng y tế Quận, huyện; Trung tâm y tế Quận, huyện… Tại xã, phường, thị trấn: UBND có trách nhiệm QLNN về ATTP trên địa bàn. Sau khi được thí điểm thành lập, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên phối kết hợp với các cơ quan thực hiện công tác QLNN để đảm bảo ATTP. Ngày 29 tháng 5 năm 2018, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 19/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành đối với hoạt động bảo đảm ATTP trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trên toàn Thành phố thiếu đồng bộ, có sự chồng chéo, mâu thuẫn cụ thể như khi có vụ việc ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn phường, xã thì thông tin tới Ban Quản lý An toàn thực phẩm còn chậm, Ban Quản lý phải cử đoàn công tác đi xuống hiện trường kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất hướng xử lý rất mất thời gian… 2.3.3 Thực trạng nguồn lực QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 12.142 người tham gia công tác bảo đảm ATTP. Tỉ lệ cán bộ có trình độ đại học và sau
- 14 đại học là tương đối cao 321/381 cán bộ, đạt tỉ lệ 84,2%. Nguồn nhân lực thực hiện công tác QLNN về ATTP cơ bản đảm bảo những yêu cầu khi triển khai các nhiệm vụ. Tuy nhiên, nguồn nhân lực QLNN về ATTP còn những hạn chế như sau: Thứ nhất: Thiếu đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nguồn nhân lực vẫn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Thứ hai, thiếu nhân lực có chuyên môn cao về ATTP. Thứ ba, việc đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác QLNN về ATTP chưa được thường xuyên, trụ sở làm việc của Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã cũ kỹ, xuống cấp nghiêm trọng; phòng kiểm nghiệm của Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chưa kiểm nghiệm được một số chất cấm, chưa đáp ứng xét nghiệm đối với một số chỉ tiêu định lượng về tồn dư kháng sinh. Số lượng xe ô tô phục vụ công tác còn hạn chế. 2.3.4. Thực trạng chính sách QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố đã thực hiện những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách QLNN về ATTP như cử cán bộ đi đào tạo tại các trường đại học và viện nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về ATTP của Thành phố Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ các cán bộ được huấn luyện chuyên môn trong lĩnh vực này vẫn còn thấp, các khóa học thường chỉ dành cho các cán bộ quản lý. Chế độ lương quá thấp, không đáp ứng yêu cầu cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài ra, từ năm 2017, Thành phố đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách tăng cường QLNN về ATTP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như Chính sách liên kết, phối hợp các tỉnh thành trong quản lý và liên kết tiêu thụ sản phẩm an toàn; xây dựng và thực hiện Đề án xây dựng
- 15 mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” tại Thành phố Hồ Chí Minh; triển khai Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm, triển khai mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP, xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo an toàn thông qua phòng kiểm nghiệm và hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, quản lý đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố… 2.3.5. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố triển khai công tác tập huấn kiến thức ATTP hướng vào tất cả 03 đối tượng: cơ quan quản lý, người sản xuất và cộng đồng với nhiều nội dung đa dạng, phong phú. Tuy nhiên hiểu biết của nhiều người dân, doanh nghiệp về ATTP vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về sử dụng thực phẩm còn chưa cao. Việc buôn bán, sử dụng mặt hàng thực phẩm không có nhãn, không rõ ràng xuất xứ đang tiếp tục diễn ra. 2.3.6. Thực trạng thanh tra, kiểm tra QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Trong 06 năm, các cơ quan thanh tra liên ngành 03 cấp của thành phố đã kiểm tra 327.554 cơ sở, xử lý vi phạm 36.953 cơ sở, xử phạt 7.225 cơ sở với số tiền xử phạt 153.095.525.062 đồng. Tuy nhiên. công tác thanh, kiểm tra còn tồn tại một số hạn chế như các quy định xử phạt vi phạm hành chính không quy định thẩm quyền lập biên bản vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm. Có một số loại thuốc bảo vệ thực vật có quy định mức hạn chế tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên loại rau này chứ không có quy định trên loại rau kia cho nên không có cơ sở xử phạt vi phạm hành chính…
- 16 2.3.7. Thực trạng hợp tác quốc tế QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố đã cử cán bộ công chức tham gia vào các khóa đào tạo ngắn hạn về công tác quản lý chất lượng thực phẩm ở các nước như Hàn Quốc (2018), New Zealand (2018), Nhật Bản (2019) và Pháp (2019). Bên cạnh đó, hợp tác mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm với Hàn Quốc. Tuy nhiên, hiện nay kế hoạch triển khai hợp tác quốc tế QLNN về ATTP của Thành phố Hồ Chí Minh với các quốc gia trong khu vực còn chưa được cụ thể và thường xuyên, liên tục; chưa có giải pháp quản lý hợp tác quốc tế đối với các cơ sở nhỏ lẻ. 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 2.4.1. Ưu điểm Một là, TP. Hồ Chí Minh đã thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm chịu trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho UBND Thành phố về công tác đảm bảo ATTP. Hai là, Hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông được đẩy mạnh tạo sự chuyển biến tích cực. Ba là, Tình hình ngộ độc thực phẩm có xu hướng giảm. Bốn là, Thành phố đẩy mạnh công tác kết nối tiêu thụ nông sản an toàn tại các tỉnh. 2.4.2. Tồn tại, hạn chế Một là, nhiệm vụ QLNN về ATTP được giao cho Ban Quản lý An toàn thực phẩm tuy nhiên còn nhiều bất cập nhất là quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về ATTP. Hai là, sản lượng trồng trọt tại Thành phố Hồ Chí Minh mới cung cấp được từ 20-30% nhu cầu thực phẩm của người dân. Việc triển khai
- 17 truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn hạn chế. Ba là, còn nhiều bất cập trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đối với nông sản tươi sống. Việc quản lý, kiểm soát nông sản, thuốc trừ sâu, chất cấm... vẫn gặp nhiều khó khăn. Bốn là, các đơn vị cung cấp thực phẩm trong khu chế xuất, bệnh viện, trường học chưa tự kiểm tra về ATTP. Năm là, công tác kiểm tra, xử phạt hành chính trong kinh doanh thức ăn đường phố chỉ dừng lại mức cảnh cáo, nhắc nhở. Công tác tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không có kho, bãi (kho lạnh) để bảo quản. Sáu là, một số cơ sở chưa đáp ứng về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Đặc biệt sau đại dịch Covid-19, rất khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc và quản lý đối với hoạt động kinh doanh qua mạng. Bảy là, hệ thống các văn bản pháp luật về ATTP cả hành chính và hình sự đã có nhiều thay đổi và cập nhật, tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc, bất cập. - Tám là, công tác quản lý ATTP của các huyện, xã, thị trấn còn nhiều hạn chế, do nhân sự phụ trách ATTP chủ yếu là cán bộ không chuyên trách, chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. - Chín là, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa chấp hành nghiêm điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm; có tình trạng trốn tránh thanh tra, kiểm tra. - Mười là, một số hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các thành phố chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán, sản xuất mang tính thời vụ, công nghệ chế biến lạc hậu. Hầu hết chợ truyền thống tại Thành phố được đầu tư lâu đời, hạ tầng cơ sở vật chất, xuống cấp. - Mười hai là, các hộ kinh doanh thức ăn đường phố thường buôn
- 18 bán nhỏ lẻ, hoạt động trong một thời gian ngắn và không cố định. Một số người dân có cuộc sống khó khăn nên thường chọn thực phẩm giá rẻ để sử dụng, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc cao. Tiểu kết chương 2 Chương 2 trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tình hình ATTP và các vấn đề QLNN về ATTP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như việc ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP…thực trạng thanh tra, kiểm tra QLNN về ATTP, thực trạng hợp tác quốc tế về ATTTP. Đồng thời, chương 2 phân tích các thành tựu đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác QLNN về ATTP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Chương 3 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Quan điểm của Đảng về ATTP Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến mục tiêu ATTP và Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 đã ra đời, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2011. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng phê duyệt Chiến lược Quốc gia An toàn thực phẩm thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn 2030. Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 17 - CT/TW ngày 21 tháng 10 năm 2022 nhằm tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong điều kiện mới. Đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh luôn đề ra những chủ trương, đường lối chỉ đạo nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về ATTP trong đó nổi bật là Chương trình hành động số 33-CTrHĐ/TU của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh được ban hành ngày 15 tháng 02 năm 2023.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 109 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 103 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn