Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 2
download
Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng hoàn thiện thủ tục hồ sơ và xây dựng công trình xử lý môi trường của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Nga Sơn. Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát BVMT các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Nga Sơn. Đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về môi trường đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Nga Sơn
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO THỊ NGÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành:.Quản Lý Công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2018
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Đức Anh Phản biện 1: PGS.TS Hoàng Văn Chức Phản biện 2: PGS. TS Vũ Sỹ Tuấn Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 204 , Nhà D - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số :77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội Thời gian: vào hồi 14 giờ 00 ngày 27 tháng 4 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 1
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường đóng vai trò quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ phát triển kinh tế càng tăng mang lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là tình trạng tận thu tài nguyên, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, an ninh lương thực ... Nga Sơn là một huyện có nền kinh tế tương đối phát triển ở tỉnh Thanh Hóa với các KCN, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề sản xuất các sản phẩm từ cói. Quá trình phát triển kinh tế của Nga Sơn đã nảy sinh nhiều các vấn đề về môi trường trên địa bàn huyện. Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay việc điều tiết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường (BVMT) đang trở thành yêu cầu bức thiết. Do vậy các quy định của pháp luật về công tác BVMT đã và đang được các Quốc gia trên thế giới quan tâm chú trọng, kéo theo đó là các Cơ quan quản lý, các Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường được thành lập để thực thi các quy định của pháp luật, xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về BVMT để đáp ứng yêu cầu trên. Trong đó vai trò của các Cơ quan quản lý Nhà nước rất quan trọng trong việc triển khai và thực thi các quy định, cũng như các giải pháp nhằm đảm bảo tốt nhất việc sản xuất, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với BVMT. Chính vì vậy, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về BVMT trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm Đề tài Luận văn thạc sĩ của mình; để đưa ra một cái nhìn tổng quát về thực trạng quản lý môi trường ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác BVMT, góp phần xây dựng huyện Nga Sơn phát triển bền vững. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. 2.1. Tổng quan cơ sở lý luận Chỉ thị số 36-CT/CW ngày 25/6/1998, tiếp đến là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành TW Đảng, khóa XII, Chỉ thị số 25/CT-TTg đồng loạt nhấn mạnh quan điểm BVMT, kiên quyết không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, đảm bảo tăng trưởng kinh tế song hành với BVMT, hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Hàng loạt Luật, Nghị định, Thông tư,... Quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 25/02/2010 của UBND tỉnh Thanh Hoá Phê duyệt quy hoạch BVMT tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020; Quyết định số 3407/QĐ-UBND ngày 08/9/2016 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải r n tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025;... 2.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu, báo cáo khoa học có chất lượng cao về công tác QLNN về BVMTnhư: Báo cáo số 231/BC-CP ngày 22/5/2015 của Chính phủ về Công tác BVMT; Báo cáo Nghiên cứu về tình hình thực hiện các chỉ tiêu TN&MT của Bộ Công thương; Mô hình, cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013; 2
- Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 của Bộ TN&MT, 2016,... Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa chưa có nghiên cứu cụ thể, chi tiết về công tác QLNN về BVMT. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu - Nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Nhiệm vụ - Đánh giá thực trạng hoàn thiện thủ tục hồ sơ và xây dựng công trình xử lý môi trường của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Nga Sơn. - Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát BVMT các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Nga Sơn. - Đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về môi trường đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Nga Sơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết về quản lý nhà nước về BVMTtrên địa bàn huyện Nga Sơn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên phạm vi ranh giới địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh hóa. Phần thực tiễn là quản lý nhà nước về BVMT của huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu trên cơ sở thông tin và tư liệu trong giai đoạn 2010 – 2016. Phạm vi nội dung: Nghiên cứu nội dung, công cụ và phương thức quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp kết thừa; Phương pháp thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận QLNN về BVMT, định hướng các lĩnh vực ưu tiên PTBV của huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Ý nghĩa thực tiễn Phân tích, đánh giá một cách cơ bản, thiết thực và trên cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về BVMT, góp phần hoạch định chính sách BVMT trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 3
- Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1.1. Cơ sở lý luận về BVMT 1.1.1. Khái niệm về môi trường a. Khái niệm về môi trường Theo khoản 1 điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm 2014 như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. b. Các thành phần của môi trường Thành phần môi trường hết sức phức tạp. Ở tầm vĩ mô để xét thì thành phần môi trường có thể chia ra 5 quyển sau đây: Khí quyển; Thạch quyển; Thuỷ quyển; Sinh quyển; Trí quyển. c. Vai trò của môi trường đối với con người - Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật: - Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người: - Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá trình sống: - Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người: - Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài: 1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường Theo Luật BVMT đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XIII, kì họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014, định nghĩa khái niệm ô nhiễm môi trường như sau: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. 1.1.3. Khái niệm về BVMT a. Khái niệm Theo Khoản 3, Điều 3, Luật BVMT Việt Nam năm 2014 quy định BVMT là những hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; kh c phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. b. Nội dung BVMT *) Các hoạt động môi trường được khuyến khích: Được nêu trong Điều 6 của Luật BVMT Việt Nam năm 2014. * Những hành vi bị nghiêm cấm trong BVMT: Được nêu trong Điều 7 của Luật BVMT Việt Nam năm 2014, những hành vi bị nghiêm cấm trong BVMT: 4
- 1.2. Quản lý Nhà nước về BVMT 1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về BVMT Quản lý Nhà nước về môi trường là xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững. 1.2.2. Công tác quản lý nhà nước về môi trường 1.2.2.1. Cơ sở của quản lý môi trường a. Cơ sở lý luận Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. b. Cơ sở khoa học, kỹ thuật của quản lý môi trường Quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ thống tự nhiên - con người - xã hội đã được phát triển trên nền phát triển của các bộ môn chuyên ngành. c. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế. d. Cơ sở pháp lý của quản lý môi trường Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường. 1.2.2.2. Đối tượng, mục tiêu của quản lý nhà nước về môi trường - Đối tượng quản lý nhà nước về môi trường: Là hệ thống tài nguyên, thiên nhiên, môi trường. Nhà nước điều tiết hài hoà các lợi ích trên nguyên t c ưu tiên lợi ích của quốc gia, của toàn xã hội. - Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm: + Kh c phục và phòng chống suy thoái. + Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia. + Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ. 1.2.2.3. Các nguyên tắc của quản lý nhà nước về môi trường. Tại Điều 4, Luật BVMT Việt Nam năm 2014 đã nêu ra 08 nguyên t c về BVMT. 1.2.3. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về BVMT a. Vấn đề ngoại ứng và hàng hoá công cộng Ngoại ứng và hàng hoá công cộng là những nguyên nhân gây ra thất bại thị trường, nghĩa là thất bại về mặt chính sách trong quản lý môi trường, hậu quả là gây ra những thiệt hại cho môi trường, đe doạ nghiêm trọng tới sự phát triển bền vững của quốc gia. b. Sở hữu Nhà nước về tài nguyên và môi trường Xem xét về sở hữu tài nguyên và thành phần môi trường, chúng ta đều thừa nhận các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường thuộc sở hữu Nhà nước, như vậy Nhà nước không thể giao cho đối tượng nào khác chịu trách nhiệm chính về quản lý môi trường, trách nhiệm đó phải 5
- thuộc về Nhà nước. c. Những bài học của các quốc gia trên thế giới Những bài học Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy rằng cần phải có sự Quản lý Nhà nước về BVMT. Từ kinh nghiệm của các quốc gia phát triển sau, có rút ra từ bài học của các nước đã phát triển trước, ngay trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mình, Nhà nước đã rất chú trọng tới Quản lý môi trường, chính vì vậy mà thành tựu đạt được của họ hiện nay đã được thế giới thừa nhận là có tính bền vững. d. Thực trạng và những thách thức đối với môi trường toàn cầu và ở Việt Nam * Đối với những vấn đề môi trường toàn cầu Hiện trạng môi trường toàn cầu đã được cải thiện không đáng kể. Môi trường chưa được lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Dân số toàn cầu tăng nhanh, nghèo đói, khai thác, tiêu thụ quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát thải quá mức “khí nhà kính” v.v… là những vấn đề bức xúc có tính phổ biến trên toàn cầu. - Nạn phá rừng- Đa dạng sinh học và sử dụng đất Thiên tai lũ lụt, hạn hán gia tăng ngày một nặng nề b t đầu từ nguyên nhân sâu xa là rừng tự nhiên bị khai thác, tàn phá bừa bãi. Cùng với đó, dân số gia tăng, nhu cầu về chỗ ở, diện tích rừng thu hẹp, đa dạng sinh học giảm, động thực vật hoang dã mất đi nơi cư trú, biến đổi khí hậu, thiên tai gia tăng. * Đối với những vấn đề môi trường của Việt Nam - Biến đổi khí hậu: So sánh với biến đổi khí hậu toàn cầu cho thấy trong khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,7% sau gần 150 năm (1854-2000) thì nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội đã tăng khoảng 0,75% sau 42 năm (1960 – 2001). Lượng mưa phân bố không đều, nhiều vùng lượng mưa tập trung khá lớn dẫn đến lũ lụt. - Môi trường không khí: Môi trường không khí ở Việt Nam chưa bị ô nhiễm bởi các khí độc hại như SO2, NO2, CO. Tuy nhiên ở một số nút giao thông lớn, nồng độ chì và khí CO đã xấp xỉ hoặc vượt trị số TCCP. - Môi trường đất: Thực tế cho thấy các loại đất bị thoái hoá chiếm hơn 50% diện tích tự nhiên của cả nước. Các loại hình thoái hoá đất chủ yếu là xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cần bằng dinh dưỡng, thoái hoá hữu cơ, khô hạn và sa mạc hoá, ngập úng, ngập lũ, đất trượt, sạt lở đất, mặn hoá, phèn hoá, đất mất khả năng sản xuất. - Môi trường nước: Ở nước ta, hầu hết nước thải sinh hoạt (bao gồm cả nước thải bệnh viện) ở các đô thị và 90% nước thải từ các cơ sở công nghiệp cũ chưa được xử lý, xả trực tiếp vào kênh, mương, sông, hồ, gây ra ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường nước ở một số địa phương. Nhiều chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4, tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước loại A từ 2-3 lần. - Hiện trạng về rừng và đa dạng sinh học: Việt Nam hiện có khoảng 11,3 triệu ha rừng, trong đó 9,7 triệu ha rừng tự nhiên và 1,6 triệu ha rừng trồng. Từ năm 1990 đến nay, độ che phủ rừng tăng lên đáng kể, từ 27,2% năm 1990 lên 33,2% năm 2001. Tuy nhiên, chất lượng rừng chưa được cải 6
- thiện và tiếp tục bị xuống cấp, rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn vẫn bị tàn phá nghiêm trọng. Hiện tại rừng giầu, kín nguyên sinh chỉ còn chiếm khoảng 13% trong khi rừng nghèo và rừng tái sinh chiếm tới 55% tổng diện tích rừng. - Môi trường nông thôn - Môi trường đô thị và khu công nghiệp Môi trường ở khu vực nông thôn có những vấn đề nổi lên như ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém. Việc sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trong nông nghiệp và việc phát triển tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề và các cơ sở chế biến ở một số vùng nông thôn g n với công nghệ sản xuất lạc hậu đã và đang làm cho môi trường nông thôn ô nhiễm và suy thoái. Ô nhiễm môi trường đô thị ở nước ta chủ yếu là ô nhiễm do chất thải r n, tỷ lệ thu gom rác thải tính trung bình ở các đô thị mới đạt khoảng 60-70%, đặc biệt là chất thải nguy hại chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy định. Thứ hai là bụi, khí thải, tiếng ồn do hoạt động giao thông vận tải nội thị và mạng lưới sản xuất quy mô vừa và nhỏ, cùng với hạ tầng kỹ thuật yếu kém là nguyên nhân làm cho môi trường đô thị đáng báo động. Những thách thức đang đặt ra cho bảo vệ và quản lý môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới, mà cụ thể là từ nay đến năm 2030 đã được xác định gồm những vấn đề cơ bản sau đây: Thứ nhất đó là tình trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị BVMTthấp kém, lạc hậu, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, trong khi đó khả năng đầu tư cho môi trường của Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp đều bị hạn chế. Thứ hai là sự gia tăng dân số, di dân tự do và đói nghèo tiếp tục gây ra những áp lực lớn đối với tài nguyên và môi trường. Thứ ba là BVMT chưa được lồng ghép một cách hài hoà với phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thứ tư là nhận thức về môi trường và phát triển bền vững chưa đầy đủ, ý thức BVMT trong xã hội còn thấp. Thứ năm là tổ chức và năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứng yêu cầu. Thứ sáu là những mặt trái của hội nhập quốc tế và tự do hoá thương mại toàn cầu gây ra nhiều tác động phức tạp về mặt môi trường. Thứ bảy là tác động của những vấn đề môi trường toàn cầu, môi trường khu vực ngày càng mạnh và phức tạp hơn. Trước những thực trạng và những thách thức đối với môi trường toàn cầu và ở Việt Nam theo phân tích ở trên cho thấy nhất thiết phải có quản lý Nhà nước về BVMT, để đảm bảo sự sinh tồn của con người trên toàn bộ trái đất nói chung và Việt Nam nói riêng và phát triển bền vững. 1.2.4. Chức năng quản lý Nhà nước về BVMT Chức năng quản lý Nhà nước về BVMT bao gồm: - Hoàn thiện và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch và pháp luật về BVMT. - Củng cố, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về BVMT để thực hiện có hiệu quả 7
- chiến lược, chính sách, kế hoạch và pháp luật BVMT, với phương châm vừa tinh gọn vừa hiệu quả. - Xây dựng và sử dụng hệ thống pháp luật thành công cụ đ c lực trong lĩnh vực BVMT. 1.2.5. Nội dung quản lý Nhà nước về BVMT Nội dung quản lý nhà nước về BVMT được nêu trong điều 139 Luật BVMT Số: 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về BVMT 1.3.1. Quan điểm và nhận thức Quan điểm nhận thức ở một số nơi, một thời điểm nào đó chưa thực sự coi môi trường và BVMTphải g n kết hữu cơ, không thể tách rời với phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc coi nhẹ, thậm chí bỏ qua lợi ích môi trường trong các hoạt động kinh tế vẫn còn diễn ra, có trường hợp diễn ra ở mức độ phức tạp. 1.3.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Hệ thống văn bản pháp luật mặc dù đã có những bước tiến lớn nhưng vẫn còn chồng chéo, chưa rõ ràng trong phân công, vẫn còn những quy định chưa phù hợp; nguồn lực, công nghệ, năng lực quản lý, xử lý chất thải, chất thải nguy hại còn hạn chế, việc tổ chức triển khai quy hoạch quản lý chất thải r n đã phê duyệt tại các địa phương còn chậm. 1.3.3. Khoa học công nghệ Khoa học công nghệ là một công cụ khoa học quan trọng và hiệu quả cho việc QLNN về BVMT. Tuy nhiên, khoa học công nghệ của nước ta còn nhiều hạn chế, nguồn nhân lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa được nâng cao. 1.3.4. Tuyên truyền, giáo dục thường xuyên Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về BVMT tới cộng đồng dân cư còn hạn chế; việc thực thi chính sách, pháp luật về BVMT còn chưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả chưa cao. 1.3.5. Ý thức cộng đồng Ý thức BVMTchưa trở thành thói quen, nếp sống của một bộ phận dân cư, các thói quen xấu gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như: vứt rác, chất thải, xác súc vật bừa bãi ở nơi công cộng, nguồn nước,... vẫn còn phổ biến. Ý thức chấp hành Luật BVMT và giữ gìn vệ sinh môi trường của các hộ sản xuất kinh doanh, nhất là các hộ sản xuất kinh doanh thuộc các làng nghề; của một số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thấp. 1.3.6. Xã hội hóa BVMT Công tác xã hội hóa hoạt động BVMT và quản lý tài nguyên chưa thực sự hiệu quả; chưa huy động của sức mạnh toàn dân. Chưa có sự phân công cụ thể và đầu tư nguồn lực cho một tổ chức có chức năng quản lý nhà nước theo dõi toàn diện về xã hội hóa công tác BVMT. 1.4. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về BVMT ở một số quốc gia và a hư ng ở iệt Nam 1.4.1. Kinh nghiệm QLNN về môi trường ở một số địa phương của iệt Nam *) QLNN về môi trường ở huyện Cẩm Khê, tỉnh h Thọ 1.4.2. Kinh nghiệm QLNN về môi trường làng nghề ở một số địa phương ở iệt Nam 8
- *) QLNN về môi trường làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh *) QLNN về môi trường làng nghề ở thành phố Hà Nội 1.4.3. Những kinh nghiệm hữu ích đối với huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong QLNN về BVMT *) Đối với huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Dựa trên kinh nghiệm QLNN về BVMTtại một số huyện trong nước, rút ra bài học đối với địa bàn khu vực nghiên cứu là huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa như sau: Thứ nhất, Quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong QLNN về BVMT. Thứ hai, Xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách, quy hoạch quản lý môi trường phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Thứ ba, Hoàn thiện bộ máy QLNN về môi trường, bố trí đủ nhân lực nhưng tránh rườm rà, cồng kềnh; thường xuyên đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác QLNN về môi trường. Thứ tư, Tích cực tuyên truyền, vận động, giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về BVMT, tạo sự tham gia tích cực của toàn thể nhân dân trong thực hiện công tác BVMT. Thứ năm, Xây dựng cơ chế thích hợp cho việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong hoạt động môi trường. Thứ sáu, Khuyến khích xây dựng hương ước, quy ước, chế tài xử phạt cụ thể dựa trên các Luật, quy hoạch của Nhà nước. Kết luận Trên cơ sở các nhận thức kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và các địa phương tại Việt Nam , từ đó rút ra những kinh nghiệm quý giá cho QLNN về BVMTở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Căn cứ vào những điều kiện thực tế tại địa phương, cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo để kh c phục những điểm còn hạn chế, phát huy những ưu điểm mà các địa phương đã vận dụng thành công để có lộ trình áp dụng phù hợp, rút ng n thời gian, nhân lực, kinh phí đầu tư nhằm mang lại hiệu quả mong muốn, phù hợp với xu thế mới của thế kỷ XXI là phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với BVMT. 9
- Tiểu kết chương 1 Hiện nay, ở nước ta và trên thế giới có nhiều khái niệm, thuật ngữ, cách hiểu khác nhau về môi trường nhưng cách giải thích được nhiều nhà khoa học chấp nhận nhất đó là “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. BVMT là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, kh c phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm TNTN. Công tác QLNN về BVMTxác định rõ chủ thể là nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. BVMTphải dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và các địa phương trong nước QLNN về BVMT, chúng ta rút ra những kinh nghiệm quý giá cho huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa: - BVMTdựa trên cơ sở nền tảng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cân đối hài hòa các thành phần tự nhiên trong hệ sinh thái vốn có của nó. - Hoàn thiện cơ chế chính sách, bộ máy tổ chức QLNN về BVMT. - Vận động toàn dân tham gia vào BVMT. - Xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra cụ thể các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn; có biện pháp răn đe, xử phạt thích hợp với từng trường hợp vi phạm. Học tập kinh nghiệm của các địa phương trong nước nếu biết tiếp thu những điểm mạnh và kh c phục tồn tại, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa nhất định sẽ hoàn thiện công tác QLNN về BVMTn trong thời gian sớm nhất và đạt được những kết quả nhất định trong công tác BVMT. 10
- Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN – TỈNH THANH HÓA 2.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Nga Sơn 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Nga Sơn Huyện Nga Sơn có diện tích tự nhiên 144,95 km2; dân số 142.526 người; có đơn vị hành chính: 01 thị trấn và 26 xã . 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Nga Sơn 2.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế Tổng giá trị sản xuất ước đạt 2.778,4 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,2%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 17,8%; Dịch vụ tăng 15,8%. Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp, thuỷ sản 29,2%, giảm 0,6%; Công nghiệp - xây dựng 41,3% tăng 0,4%; Thương mại dịch vụ 29,5% tăng 0,3% so với năm 2016. 2.1.2.2. Đặc điểm về văn hoá - xã hội - Nga Sơn là huyện có tốc độ đô thị hóa khá nhanh, chịu áp lực gia tăng dân số, phương tiện giao thông rất lớn. Ở đô thị, nồng độ bụi là mối đe doạ tiềm tàng này ch c ch n sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các đô thị này. Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn cũng đang là tình trạng chung ở hầu hết các địa phương. - Hạ tầng đô thị có tình trạng quá tải, còn ch p vá và thiếu đồng bộ đẫn đến việc xử lý vấn đề môi trường còn gặp nhiều khó khăn. - Thói quen sản xuất nông nghiệp, người nông dân phụ thuộc vào nhiều hiện tượng của tự nhiên như trời, đất, n ng, mưa... vẫn còn nặng nề. - Nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực BVMT hạn chế, chưa thu hút, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia. 2.2. Hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện Nga Sơn 2.2.1. Hiện trạng môi trường nước Theo kết quả quan tr c được tổng hợp từ các báo cáo quan tr c định kỳ của Trung tâm quan tr c môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá ta có các số liệu phân tích về nước mặt và nước biển vên bờ tại các Bảng sau đây: Thời điểm quan tr c các đợt: Đợt 1: tháng 1; Đợt 2: tháng3; Đợt 3: tháng5; Đợt 4: tháng7; Đợt 5: tháng9; Đợt 6: tháng11. 11
- Bảng 2.1. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại huyện Nga Sơn năm 2016 Vị trí lấy mẫu QCVN 08- MT:2015/ TT Chỉ tiêu Đơn vị Nước sông Lèn (NM3) Nước sông Càn (NM4) BTNMT Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 B1 B2 1 TSS mg/l 69,7 148,3 140,8 32,4 124,5 10,1 15,3 162,8 138,0 64,5 88,5 19,8 50 100 2 DO mg/l 5,59 5,30 5,28 5,12 4,80 4,80 4,86 5,88 6,08 4,32 5,12 4,64 ≥4 ≥2 3 COD mg/l 6,72 4,99 8,00 1,14 4,032 6,64 8,32 7,23 6,40 1,38 5,06 4,79 30 50 4 BOD5 mg/l 4,78 3,68 4,4 0,69 2,72 4,40 6,99 5,76 3,2 0,69 3,68 3,00 15 25 5 NO2- mg/l 0,0033 0,0148 0,0134 0,0125 0,01 0,014 0,0023 0,0551 0,0039 0,0105
- * Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thuỷ lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2; - Cột B2: Dùng cho mục đích giao thông thuỷ lợi và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp; - KPHĐ: Không phát hiện. 13
- Bảng 2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ tại huyện Nga Sơn năm 2016 QCVN 10-MT:2015/ Vị trí lấy mẫu BTNMT Lạch Sung xã Nga Thủy, Lạch Càn, xã Nga Tân, Bờ biển xã Nga Tân, Vùng huyện Nga Sơn huyện Nga Sơn huyện Nga Sơn nuôi Vùng bãi TT Chỉ tiêu Đơn vị trồng t m, thể Nơi khác thủy sản, thao dưới Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 bảo tồn nước thủy sinh Tổng 1 chất r n mg/l 205,3 145,5 114,5 88,3 205,1 151,1 165,7 107 213,6 269 143,8 147 50 50 - lơ lửng (TSS) Hàm lượng 2 mg/l 7,94 6,18 5,76 6,08 5,59 6,92 5,44 6,72 7,06 6,92 5,6 7,04 ≥5 ≥4 - ôxy hoà tan (DO) Phenol
- Tổng MPN/ 11 1015 130 2.300 9.300 445 9 2100 2400 0 0 210 9 1000 1000 1000 Coliform 100ml 6,5 - 13 pH - 7,2 6,2 7,1 7,9 7 6,7 7,2 7,8 7,3 6 7,2 7,9 6,5 - 8,5 6,5 - 8,5 8,5 (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và BVMT - Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, năm 2016) *Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển - KPHĐ: Không phát hiện. 15
- 2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí * Bụi lơ lửng (TSP) Nhận xét: Kết quả quan tr c môi trường không khí tại các vị trí K43, K44, K40, K38 có nồng độ bụi lơ lửng vượt GHCP; các vị trí còn lại trên địa bàn huyện đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. Nguyên nhân nồng độ bụi ở các vị trí K43, K44, K38, K40 đều vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn 05:2013/BTNMT là do các hoạt động công nghiệp, hoạt động của các phương tiện giao thông vận chuyển đi lại trên các cung đường xung quanh khu vực lấy mẫu. Trong đó mẫu không khí đo tại KCN Nga Sơn có nồng độ bụi lớn nhất so với tất cả các vị trí đo tại huyện Nga Sơn. Do vậy có thể nói tác động của hoạt động công nghiệp ảnh hưởng lớn đến môi trường trên địa bàn huyện Nga Sơn. * Khí độc NO2, NH3 - Nồng độ NO2 trong môi trường không khí tại tất cả các điểm lấy mẫu trên địa bàn huyện Nga Sơn đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. Nồng độ NO2 tại các vị trí dao động từ 67,3 - 146,5 μg/m3 - Nồng độ NH3 tại các vị trí quan tr c dao động từ 61,6- 132,8 μg/m3, tất cả đều nằm trong giới hạn cho phép. * Tiếng ồn Ban ngày (6h - 18h): Độ ồn tương đương giờ cao điểm ban ngày (6h đến 18h), các vị trí có độ ồn cao vợt giới hạn theo QCVN 26: 2010 gồm: KCN Nga Sơn vào thời điểm 6h50’/29/7/2016 là 73,2 dBA vượt quy chuẩn cho phép 3,2 dBA, trang Trang trại lợn công nghiệp xã Nga Hải lúc 17h/29/7/2016 là 75,6 dBA vượt quy chuẩn cho phép 5,6 dBA, Ban đêm (18h - 6h): Độ ồn tương đương giờ cao điểm và giờ thấp điểm đều nằm trong GHCP. Tiếng ồn tại KCN Nga Sơn và trang trại lớn công nghiệp có độ ồn vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn do có nhiều hoạt động của các phương tiện vận chuyển hàng hóa, lương thực ra vào khu vực. Đối với KCN còn có phát sinh cộng hưởng tiến ồn từ các máy móc, thiết bị hoạt động tại các phân xưởng sản xuất. Ghi ch : Trong luận văn chỉ trích dẫn các vị trí đo mẫu không khí được lấy trên địa bàn huyện Nga Sơn từ mẫu K36 – K50. 2.2.3. ề chất thải rắn trên địa bàn huyện - CTR sinh hoạt Hiện tại trên địa bàn huyện đã có bãi rác xã Nga Giáp đang hoạt động để đảm bảo quá trình xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải r n công nghiệp không nguy hại phát sinh hàng ngày trên địa bàn huyện. - CTR công nghiệp không nguy hại Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tại các KCN, CCN có tỷ lệ thu gom rác đạt 80 – 90%. - CTNH: Lượng CTNH phát sinh tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp được các doanh 16
- nghiệp, cá nhân thuê đơn vị có đủ chức năng, thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định. 2.3. Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về BVMT trên địa bàn huyện Nga Sơn 2.3.1. Kết quả và nguyên nhân 2.3.1.1. Cơ cấu quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa Hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về BVMT huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đang dần được củng cố và hoàn thiện. Theo quy định tại Thông tư số 50/2014/TTLT-BNV-BTNMT ngày 28/8/2014 của liên Bộ Nội vụ và Bộ TN&MT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở TN&MT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cơ cấu quản lý của phòng TN&MT Nga Sơn như sau: UBND tỉnh Thanh Hóa Sở Tài nguyên và Môi trườngThanh Hóa Phòng TNMT huyện Nga Sơn Hình 2.4. Sơ đồ các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay Về số lượng Để thực hiện nhiệm vụ này, UBND phải thành lập Phòng quản lý môi trường khi có đủ biên chế từ 05 người trở lên có chuyên môn về BVMT. Về năng lực đội ngũ cán bộ - Đối với các cơ quan quản lý (phòng TN&MT) biên chế cán bộ công chức làm công tác quản lý môi trường còn thiếu và phải đảm đương nhiều nhiệm vụ cùng lúc nên chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong lĩnh vực này. 2.3.1.2. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chính quyền địa phương huyện Nga Sơn dưới sự chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các sở ban ngành đã ban hành nhiều văn bản thực thi công tác quản lý Nhà nước về BVMT: Các văn bản phổ biến Luật tài nguyên và môi trường; 2.3.1.3. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT Chính quyền địa phương huyện Nga Sơn dưới sự tham mưu của Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các sở ban ngành đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa công tác quản lý Nhà nước về BVMT 17
- - Chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp của huyện; - Quy hoạch BVMT của huyện. - Rà soát điều chỉnh quy hoạch BVMT của huyện. - Các Kế hoạch BVMT. 2.3.1.4. Công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát BVMT trên địa bàn huyện Nga Sơn Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về BVMT trên địa bàn huyện vẫn còn những hạn chế. Chưa có sự phối hợp kịp thời và chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về BVMT huyện Nga Sơn với các cơ quan thông tin, báo chí; Công tác triển khai các hoạt động tuyên truyền pháp luật BVMT chưa thường xuyên,... 2.3.1.5. ề chi phí, kinh phí sự nghiệp phục vụ cho công tác quản lý, công tác đầu tư xây dựng các công trình BVMT Hàng năm ngân sách của huyện chỉ bố trí được khoảng gần 1 tỷ đồng cho việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, ngoài ra bố trí thêm được từ 90 - 100 triệu đồng cho công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế - Hệ thống văn bản, quy định pháp luật, chính sách trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường áp dụng tại địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo; chưa phân cấp, phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng Cơ quan quản lý. - Việc thanh tra, kiểm tra đã thực hiện thường xuyên nhưng việc xử lý còn nể nang, né trách, thậm chí có tiêu cực nên việc thực pháp luật không nghiêm, suy giảm hiệu lực của các chế tài xử lý. 18
- Tiểu kết chương 2 Huyện Nga Sơn nằm ở phía Đông B c tỉnh Thanh Hóa với 20km đường bờ biển với vùng triều màu mỡ là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, huyện cũng chịu nhiều tác động tiêu cực của khí hậu kh c nghiệt. Trong những năm qua, nhờ tăng cường công tác QLNN về BVMT, huyện Nga Sơn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, chất lượng đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với BVMT, thay thế kinh tế nâu bằng kinh tế xanh, công tác QLNN về BVMT đang ngày càng được huyện chú trọng và hoàn thiện. Với nhiều nỗ lực cố g ng, công tác QLNN về BVMT trên địa bàn huyện Nga Sơn đã bước đầu đạt được những thành quả đáng kể. Bên cạnh đó, huyện cũng còn tồn tại một số khó khăn, vướng m c. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật áp dụng tại địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo; chế tài xử lý chưa rõ ràng, cụ thể; đội ngũ cán bộ chuyên trách còn mỏng, chuyên môn chưa cao; phải kiêm nhiệm một lúc nhiều việc; tính chất công nghệ và kỹ thuật của Dự án đầu tư phức tạp, khó giám sát trong khi kinh phí phân bổ cho công tác QLNN về BVMT còn eo hẹp. Hậu quả là một số vấn đề ô nhiễm vẫn còn tồn tại và diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều địa phương có tình trạng báo động về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các làng nghề truyền thống. Kết quả công tác QLNN về BVMT chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Trong thời gian s p tới, cùng với sự cố g ng của chính quyền huyện, sự chỉ đạo, quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện Nga Sơn đang hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật QLNN về BVMT để phù hợp với tình hình triển khai tại địa phương, kiện toàn bộ máy tổ chức, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về BVMT, xã hội hóa công tác BVMT. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn