Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng sản xuất tại tỉnh Đắk Nông
lượt xem 4
download
Luận văn "Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng sản xuất tại tỉnh Đắk Nông" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ cơ sở lý luận và tính pháp lý của QLNN về bảo vệ rừng sản xuất tại tỉnh Đắk Nông và đánh giá được thực trạng hoạt động QLNN về bảo vệ rừng sản xuất; từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng sản xuất tại tỉnh Đắk Nông, góp phần vào thực hiện mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt trên 40% vào năm 2025, 42% năm 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng sản xuất tại tỉnh Đắk Nông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ -----------/------------ ------/------ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ******** ĐẶNG QUỐC ANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG SẢN XUẤT TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Đắk Lắk - 2022
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN CHỬ Phản biện 1: TS. Lê Văn Từ, Học viện Hành chính Quốc gia. Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Thế Trịnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện khu vực Tây Nguyên, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: Quyết định số 1310/QĐ-HCQG ngày 09/5/2023 của Học viện Hành chính Quốc gia, về việc thành lập Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ. Thời gian: 13/5/2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đắk Nông là một tỉnh có diện tích rừng sản xuất rất lớn, bên cạnh các công ty lâm nghiệp nhà nước, còn có 38 doanh nghiệp tư nhân tham gia quản lý bảo vệ rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh. Theo kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2022, tổng diện tích có rừng trên toàn tỉnh Đắk Nông là 250.758,71 ha, trong đó diện tích rừng quy hoạch rừng sản xuất là 129.724,64 ha [35]. Diện tích đất quy hoạch rừng sản xuất chủ yếu nằm trên lâm phần quản lý của UBND xã, các công ty lâm nghiệp (lâm trường trước đây) và của các doanh nghiệp tư nhân thuê đất, thuê rừng. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân thuê đất, thuê rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông phát triển sản xuất không đúng quy hoạch, buông lỏng quản lý bảo vệ rừng, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn không có văn phòng làm việc và chủ doanh nghiệp tại địa phương. Vì thế, trong thời gian qua tình trạng khai thác trái pháp luật, phá rừng, lấn chiếm sản xuất trên địa bàn quản lý của các doanh nghiệp tư nhân thường xuyên xảy ra, nếu không có những biện pháp quyết liệt để BVR sản xuất thì diện tích rừng sẽ tiếp tục suy giảm, không chỉ gây thiệt hại về tài nguyên rừng mà còn làm ảnh hưởng xấu đến môi trường môi sinh và sự phát triển KT-XH của địa phương; hơn nữa, mục tiêu nâng cao độ che phủ rừng đến năm 2025 là 40% như Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy khó có thể đạt được. Trước thực trạng này, tỉnh Đắk Nông cần tăng cường công tác QLNN đối với việc BVR sản xuất trên địa bàn để bảo tồn tài nguyên rừng hiện có và góp phần vào việc thực hiện thành công mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đến năm 2025 là 40% như Nghị quyết của Tỉnh ủy đề ra. Xuất phát từ lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng sản xuất tại tỉnh Đắk Nông” là cấp thiết, có ý nghĩa về lý luận và nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý rừng sản xuất của tỉnh Đắk Nông. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong thời gian qua, những nghiên cứu về QLNN đối với lĩnh vực BVR được nhiều tác giả quan tâm. Khi đặt vấn đề nghiên cứu Đề tài này, tác giả đã được tiếp cận với một số công trình khoa học của các nhà khoa học có liên quan đến Đề tài ở những góc độ khác nhau, nghiên cứu của một số tác giả sau: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Huy Hoàng “Tăng cường hiệu lực QLNN về BV và PTR Lâm Đồng”, Luận văn thạc sĩ (2002), nghiên cứu đã đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác BV và PTR trong điều kiện cụ thể của tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu của của tác giả Hà Công Tuấn “QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực BVR ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ (2006), [19], nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Huyền “Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ ngành Luật kinh tế (2012); các nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của QLNN đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; phân tích và đánh giá việc áp dụng luật trong lĩnh vực BVR trong phạm vi cả nước; đồng thời chỉ ra những mặt tồn tại, chưa hợp lý đối với các khu vực đặc thù để có giải pháp khắc phục, áp dụng linh hoạt cho từng điều kiện và các mô hình quản lý bảo vệ rừng khác nhau. Có nhiều nghiên cứu về đề cập đến vấn đề hoàn thiện QLNN đối với BV và PTR ở từng tỉnh riêng biệt: Nghiên cứu của tác giả Phạm Tùng Đông “Hoàn thiện QLNN về BV và PTR ở Quảng Ninh”, Luận văn thạc sĩ (2009); Nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Tuấn “QLNN trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang”, Luận văn thạc sỹ (2015), [17]; Nghiên của tác giả Nguyễn Thùy Vân “QLNN về công tác bảo vệ rừng tại tỉnh Quảng Bình” Luận văn thạc sỹ (2017), [36]...
- 2 Ở khu vực Tây Nguyên, một số tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề QLNN trong công tác BV và PTR, như nghiên cứu của tác giả Lê Văn Từ “QLNN về xã hội hoá BV và PTR ở Tây Nguyên”, Luận án tiến sĩ (2015), [22]; khu vực Tây Nguyên có nhiều thành phần dân tộc sinh sống lâu đời và có đời sống còn phụ thuộc vào rừng rất nhiều, chính vì vậy việc thực hiện xã hội hóa trong công tác BV và PTR nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý bảo vệ rừng là vấn đề cấp bách, nghiên cứu đã nhấn mạnh vấn đề QLNN về xã hội hóa trong công tác BV và PTR cho đặc thù của khu vực Tây Nguyên. Ngoài ra còn nhiều bài viết trên các tạp chí, báo và các tham luận trong hội thảo của nhiều tác giả đề cập đến vấn đề này ở các góc độ tiếp cận khác nhau như: Trần Duy Tùng và cộng sự (2021), “Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện Bắc Yên, Tỉnh Sơn La” [18]; các bài viết về nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về bảo vệ và phát triển rừng trên các trang [38]: Trang Thông tin điện tử, Ban tuyên giáo tỉnh Bình Thuận (2017); trang thông tin điện tử... Tỉnh Đắk Nông thực hiện tăng cường QLNN về bảo vệ rừng giúp cho công tác quản lý bảo vệ rừng từng bước được ổn định qua việc ban hành và thực thi nhiều nghị quyết, chỉ thị, như: Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 9/3/2018 của Tỉnh Ủy Đắk Nông về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Quản lý, bảo vệ rừng [16]; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 19/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững nâng cao tỷ lệ che phủ rừng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 [10]; Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 19/4/2021 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng [31]; Công văn số 6123/UBND-NNTNMT ngày 26/10/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2022-2023 [34]... Việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, công văn,… đều được đánh giá có hiệu quả, tình trạng phá rừng cơ bản được kiềm chế, số vụ phá rừng và diện tích rừng bị thiệt hại giảm qua từng năm. Tuy nhiên, cơ bản là các đánh giá hiệu quả riêng của từng chỉ thị, nghị quyết, công văn; gần như chưa có sự đánh giá tổng hợp của các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ rừng; đặc biệt là QLNN về BVR sản xuất. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên tập trung vào vấn đề QLNN đối với công tác BV và PTR ở các khía cạnh khác nhau. Các tác giả nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vai trò, sự điều chỉnh của pháp luật đối với lĩnh vực QLBVR ở Việt Nam hiện nay và nêu bật các yêu cầu đặt ra, cũng như xây dựng hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh đối với pháp luật QLBVR; phân tích làm rõ hơn cơ sở lý luận và đưa ra những khuyến nghị khoa học cho việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xã hội hoá bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên; đây là tài liệu, cơ sở quan trọng để tác giả nghiên cứu, tham khảo trong quá trình xây dựng luận văn của mình. Tuy nhiên, trong gia đoạn năm 2010-2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể có hệ thống cả mặt lý luận và thực tiễn vai trò của pháp luật trong QLNN về bảo vệ rừng sản xuất; các nghiên cứu đã có chủ yếu thực hiện ở các tỉnh miền Trung và phía Bắc Việt Nam, trong khi đó các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên có những đặc thù cần có những chính sách và QLNN liên quan đặc thù. Chính vì vậy, tác giả đề cập đến vấn đề “QLNN về bảo vệ rừng sản xuất ở tỉnh Đắk Nông” nhằm cung cấp lý luận đối với vấn đề bảo vệ rừng cho các đơn vị chủ rừng hiện đang quản lý bảo vệ diện tích rừng sản xuất của tỉnh Đắk Nông. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và tính pháp lý của QLNN về bảo vệ rừng sản xuất tại tỉnh Đắk Nông và đánh giá được thực trạng hoạt động QLNN về bảo vệ rừng sản xuất; từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng sản xuất tại tỉnh Đắk Nông, góp phần vào thực hiện mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt trên 40% vào năm 2025, 42% năm 2030, [10].
- 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN về BVR sản xuất. - Đánh giá thực trạng QLNN về BVR sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong những năm gần đây. - Đề xuất những giải pháp đồng bộ và có tính khả thi nhằm tăng cường QLNN về BVR sản xuất của tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn tiếp theo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện công tác BVR và hoạt động QLNN về BVR sản xuất. 4.1.1. Chủ thể quản lý Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động quản lý, có thể là một cá nhân hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài bao gồm: Vai trò chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Nông và Ban chỉ đạo Lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông; các cơ quan quản lý trực tiếp (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Nông, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông và tổ chức lực lượng Kiểm lâm từ tỉnh đến huyện); các Sở, ban ngành liên quan bao gồm (Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đắk Nông, Sở TN và MT tỉnh Đắk Nông, Sở Tài chính tỉnh Đắk Nông…). 4.1.2. Khách thể quản lý Khách thể quản lý: Chịu sự tác động hay chịu sự điều chỉnh của chủ thể quản lý, đó là hành vi của con người và các quá trình xã hội. Khách thể quản lý trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài bao gồm: Các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông của các đơn vị chủ rừng và UBND các xã được giao rừng quản lý (diện tích rừng chưa giao, cho thuê). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của Đề tài là hoạt động QLNN về BVR sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 4.2.1. Về nội dung - Đánh giá thực trạng QLNN về BVR sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2010-2022. - Đề xuất những giải pháp đồng bộ và có tính khả thi nhằm tăng cường QLNN về BVR sản xuất của tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn tiếp theo. 4.2.2. Về không gian Không gian nghiên cứu là địa bàn tỉnh Đắk Nông. 4.2.3. Về thời gian - Thời gian thực hiện Đề tài: Từ ngày 25/8/2022 đến ngày 25/12/2022. - Thời gian nghiên cứu, đánh giá được giới hạn trong giai đoạn 2010-2022. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của cán bộ và người dân xuyên suốt quá trình nghiên cứu chuyên đề, bằng cách thông qua phỏng vấn, thảo luận phân tích, các phương pháp điều tra, thu thập số liệu tại tỉnh Đắk Nông. - Thảo luận nhóm: Thảo luận với các đơn vị chủ rừng quản lý diện tích rừng sản xuất về các thuận lợi/khó khăn, cơ hội/cản trở mà các đơn vị đang đối mặt; từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ và đề xuất các vấn đề về công tác QLNN đối với rừng sản xuất.
- 4 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Thu thập và nghiên cứu toàn bộ tài liệu có liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; các quyết định công bố hiện trạng rừng giai đoạn 2010-2022; các Chỉ thị, nghị quyết, công văn… có liên quan đến công tác QLNN về BVR nói chung và BVR sản xuất nói riêng… - Phương pháp tổng hợp: Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp trong việc hệ thống hoá các vấn đề lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu Đề tài; đồng thời kết hợp với việc tổng kết thực tiễn hoạt động QLNN về công tác BVR sản xuất tại tỉnh Đắk Nông và tổng kết, rút kinh nghiệm từ hoạt động QLNN về công tác BVR của các địa phương được nghiên cứu. - Phương pháp phân tích: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích để luận giải, chứng minh nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, trong việc đánh giá tình hình BVR rừng sản xuất tại khu vực nghiên cứu thời gian qua, cũng như trong việc đánh giá và lựa chọn giải pháp nhằm tăng cường hoạt động này trong thời gian tới. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong việc đánh giá hiện trạng về rừng, tình hình BVR và hoạt động QLNN về BVR sản xuất của tỉnh Đắk Nông. Việc tổng hợp, phân tích làm cơ sở để đưa ra các nhận xét, đánh giá trong Luận văn đều đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng thời kỳ gắn với điều kiện KT-XH đặc trưng của thời kỳ đó. Các giải pháp và kiến nghị đưa ra là xuất phát từ tình hình thực tế của tỉnh Đắk Nông và có tính đến khuynh hướng phát triển trong tương lai. Chính vì vậy nên phương pháp nghiên cứu của Luận văn là phù hợp với thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về QLNN trong lĩnh vực BVR ở Việt Nam; BVR nói chung và BVR sản xuất nói riêng ở tỉnh Đắk Nông. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp có giá trị tham khảo về công tác QLNN về bảo vệ rừng sản xuất đối với tỉnh Đắk Nông. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, tiểu kết chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục; nội dung luận văn được kết cấu gồm các Chương sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng nói chung và rừng sản xuất nói riêng. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng sản xuất tại tỉnh Đắk Nông. Chương 3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng sản xuất tại tỉnh Đắk Nông.
- 5 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG SẢN XUẤT 1.1. Bảo vệ rừng sản xuất 1.1.1. Một số khái niệm liên quan Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên. Rừng sản xuất là loại rừng được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Đảm bảo các tiêu chí về rừng tự nhiên, rừng trồng theo quy định trên, nhưng không thuộc tiêu chí rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Khái niệm bảo vệ rừng: Hiện nay, có rất nhiều các khái niệm khác nhau về BVR. Theo tác giả Phạm Tùng Đông (2009), BVR là tổng thể các hoạt động nhằm bảo toàn hệ sinh thái hiện có, bao gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái. Tác giả Lê Văn Từ (2015) quan niệm rằng BVR là tổng thể các hoạt động của tổ chức và cá nhân tác động vào rừng nhằm phòng, chống những tác động tiêu cực đến rừng để duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng, sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác; bảo tồn đa dạng sinh học và giữ gìn cảnh quan môi trường sinh thái... theo tác giả Nguyễn Thùy Vân năm 2017, cho rằng BVR là hoạt động có chủ đích của con người tác động lên toàn bộ quần thể sinh thái của rừng nhằm duy trì, bảo tồn quần thể sinh thái của rừng (hay tài nguyên rừng). 1.1.2. Vai trò của rừng sản xuất - Về kinh tế - xã hội - Về môi trường sinh thái - Về văn hóa, du lịch và nghiên cứu khoa học (NCKH) - Về An ninh, quốc phòng (ANQP) 1.1.3. Các quy định về bảo vệ rừng sản xuất a. Về tổ chức và quản lý rừng sản xuất b. Về sử dụng rừng sản xuất c. Phát triển rừng sản xuất 1.2. Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng sản xuất 1.2.1. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng sản xuất 1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng sản xuất 1.2.2.1. Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước 1.2.2.2. Bảo đảm sự phát triển bền vững 1.2.2.3. Bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích 1.2.2.4. Đảm bảo tính kế thừa và tôn trọng lịch sử 1.2.2.5. Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng sản xuất 1.2.3.1. Ban hành hệ thống chính sách phát luật, quy định, kế hoạch về BVR sản xuất
- 6 1.2.3.2. Tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác QLNN về bảo vệ rừng sản xuất 1.2.3.3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng sản xuất 1.2.3.4. Tổ chức thực hiện việc bảo vệ rừng sản xuất 1.2.3.5. Đầu tư và tài chính cho công tác bảo vệ sản xuất 1.2.3.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng sản xuất 1.2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ rừng sản xuất 1.2.4.1. Tiêu chí đánh giá hoạt động ban hành và thực hiện các văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng sản xuất 1.2.4.2. Tiêu chí đánh giá hoạt động ban hành và thực thi các chính sách bảo vệ rừng sản xuất 1.2.4.3. Tiêu chí đánh giá hoạt động thanh tra kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng sản xuất 1.2.4.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng sản xuất 1.3. Kinh nghiệm và bài học trong quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng ở một số địa phương 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh KonTum 1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Gia Lai 1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk 1.3.4. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng 1.3.5. Bài học rút ra cho tỉnh Đắk Nông - Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành và chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng sản xuất và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh là hết sức trọng tâm, trọng điểm và có hiệu quả, các chính sách về lĩnh vực Quản lý bảo vệ rừng sản xuất đã được cụ thể hóa và triển khai một cách có hiệu quả tại cơ sở, do đó các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp và các vụ cháy rừng trên địa bàn toàn tỉnh đã giảm; trong đó phải kể đến là sự phối hợp chặt chẽ giữa 03 ngành Kiểm lâm, Công An, Quân đội trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn về công tác quản lý bảo vệ rừng sản xuất, phòng cháy, chữa cháy rừng bằng tiếng Mông để nâng cao nhận thức, giác ngộ cho Nhân dân vùng cao thấy được tác dụng của rừng, từ đó người dân sẽ gắn bó hơn với công tác Quản lý bảo vệ rừng sản xuất, phòng cháy, chữa cháy rừng. - Cần quan tâm xây dựng lực lượng Kiểm lâm đủ mạnh để tổ chức thực hiện công tác BVR sản xuất, trong đó bao gồm cả việc bổ sung nhân lực, trang bị kiến thức chuyên môn và giáo dục chính trị tư tưởng cho công chức Kiểm lâm; đồng thời điều chỉnh lực lượng kiểm lâm phù hợp, chú ý cho các huyện điểm nóng có nhiều dioanh nghiệp tư nhân thuê đất, thuê rừng sản xuất để sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp BVR sản xuất như huyện Đắk G’Long, Đắk Song và Tuy Đức. - Tăng cường công tác khuyến lâm, phát triển lâm nghiệp nhằm tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người dân, từ đó hạn chế việc chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật và lấn chiếm diện tích rừng sản xuất. Đẩy mạnh các hình thức tổ chức phát triển kinh tế rừng sản xuất như: Sinh kế dưới tán rừng, dịch vụ môi trường rừng, dược liệu, du lịch… - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đồng thời tăng cường tuần tra, trinh sát nắm địa bàn để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về BVR sản xuất; đặc biệt là tăng cường thanh kiểm
- 7 tra và xử phạt mạnh đối với các dự án thuê đất để lấn, chiếm rừng, mất rừng, không thực hiện đúng quy hoạch được phê duyệt. - Thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp nhất là cán bộ cơ sở. Tiếp tục bổ sung và tăng cường công chức Kiểm lâm địa bàn và lực lượng bảo vệ rừng để tổ chức bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng từ cơ sở. Làm tốt công tác thông tin báo cáo và thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Tiểu kết Chương 1 Những nghiên cứu mang tính lý luận được trình bày ở Chương 1 giúp rút ra một số kết luận sau đây: - Khẳng định rừng có vai trò rất to lớn đối với môi trường sống cũng như sự phát triển KT-XH và ANQP, do đó việc thực hiện các giải pháp để BVR có ý nghĩa rất quan trọng. - QLNN là hoạt động quan trọng và cần thiết trong lĩnh vực BVR, đặc biệt là diện tích rừng sản xuất trong thời kỳ thực hiện đóng cửa rừng như hiện nay. Sự cần thiết của hoạt động này xuất phát từ tầm quan trọng của rừng, từ sự hữu hạn của tài nguyên rừng và tính xã hội của công tác BVR, cũng như từ mức độ suy thoái rừng ở nước ta. - Hoạt động QLNN đối với lĩnh vực BVR nói chung và diện tích rừng sản xuất nói riêng có nội dung đa dạng và phức tạp, được thực hiện theo quy định chặt chẽ của pháp luật, tuân thủ những nguyên tắc chung về QLNN và nguyên tắc đặc thù của QLNN trong BVR. - Tổng hợp kinh nghiệm QLNN về BVR của các tỉnh trên địa bàn khu vực Tây Nguyên và rút ra bài học cho Tỉnh Đắk Nông. Những kết luận trên là nền tảng cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về công tác BVR sản xuất tại tỉnh Đắk Nông thời gian qua. Từ những vấn đề lý luận đã được làm sáng tỏ đó còn có thể cho phép hình thành những quan điểm, định hướng và đề xuất các các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường QLNN trong lĩnh vực BVR của địa phương này thời gian tới.
- 8 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG SẢN XUẤT TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2022 2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tài nguyên rừng của tỉnh Đắk Nông 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý b. Địa hình địa thế c. Đất đai d. Khí hậu thời tiết e. Thủy văn 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế b. Dân số, thành phần dân tộc c. Nhận xét thuận lợi, khó khăn chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.2. Hiện trạng rừng, tình hình quản lý bảo vệ rừng nói chung và BVR sản xuất nói riêng ở tỉnh Đắk Nông 2.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng a. Diện tích rừng Theo Quyết định số 277/QĐ-UBND ngày 8/3/2023 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt hiện trạng rừng của tỉnh năm 2022, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh năm 2022 là 331.326,91 ha. Tỷ che phủ rừng đạt 38,5%. Trong đó: Diện tích các loại rừng được thống kê ở Bảng 2.1. sau đây: Bảng 2.1. Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp năm 2022 ĐVT: ha Ngoài quy Tổng diện Thuộc quy hoạch 3 loại rừng Phân loại rừng hoạch 3 tích Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất loại rừng I. Diện tích đất có rừng 250.758,71 36.669,37 46.150,62 129.724,64 38.214,08 1. Rừng tự nhiên 196.020,19 36.314,50 44.590,21 114.884,69 230,79 2. Rừng trồng thành rừng 51.985,47 354,88 1.526,57 14.347,75 35.757,27 II. Diện tích chưa có rừng 80.568,42 4.183,27 17.625,35 58.172,33 587,47 Trong đó, rừng trồng chưa 3.600,41 58,28 1.094,79 1.859,87 587,47 thành rừng (nguồn: Quyết định số 277/QĐ-UBND ngày 8/3/2023 của UBND tỉnh) Nhìn vào kết quả thống kê trên ta thấy, tỉnh Đắk Nông có trên 50% diện tích rừng là rừng sản xuất (129.724,64 ha, chiếm 51,8% diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên 114.884,69 ha, đất có rừng sản xuất là rừng trồng 14.347,75 ha, đất đang sử dụng để bảo vệ, còn lại là đất phát triển rừng sản xuất). Đây là diện tích rừng được áp dụng hệ thống luật tạo điều kiện cho vấn đề phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, những năm trước đây, các đơn vị chủ rừng sản xuất chủ yếu khai thác cây gỗ, thì hiện nay chính sách đóng cửa rừng đã không cho phép thực hiện điều này; đây là một thực tế rất khó khăn cho các đơn vị chủ rừng trong doanh thu; đồng thời vấn đề xâm canh lấn chiếm các diện tích rừng sản xuất là một vấn đề nóng của khu vực Đắk Nông. Chính vì vậy, vấn đề quản lý bảo vệ rừng sản xuất ở tỉnh Đắk Nông là vấn đề rất quan trọng và cần thiết phải tăng cường vai trò QLNN trong công tác BV và PTR ở các diện tích này, nhằm quản lý tốt nhất diện tích rừng hiện có, phát triển rừng trên các diện tích rừng đã bị phá, đồng thời xây dựng chính sách
- 9 hỗ trợ và tạo cơ chế sản xuất kinh doanh cho các đơn vị chủ rừng này để đảm bảo đời sống của cán bộ và nguồn lực để tham gia công tác BVR. b. Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen c. Tài nguyên cảnh quan thiên nhiên, sinh thái d. Tiềm năng về nghiên cứu, giáo dục môi trường, tham quan du lịch 2.2.2. Tình hình xâm hại tài nguyên rừng a. Xâm hại về diện tích rừng Bảng 2.2. Bảng diễn biến rừng tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 - 2022 Đơn vị tính: Ha STT Năm Diện tích có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng 1 2010 288.828,90 261.715,80 27.113,10 2 2011 289.034,10 260.134,50 28.899,60 3 2012 287.543,10 256.755,60 30.787,50 4 2013 238.309,40 213.702,50 24.606,90 5 2014 236.206,30 220.701,30 15.505,00 6 2015 254.955,70 218.126,70 36.829,00 7 2016 252.820,30 209.994,90 42.825,40 8 2017 256.850,30 209.807,10 47.043,20 9 2018 255.056,30 205.995,80 49.060,50 10 2019 246.984,70 198.839,30 48.145,40 11 2020 247.762,70 196.285,30 51.477,40 12 2021 248.343,79 196.358,32 51.985,47 13 2022 250.758,71 196.020,19 54.738,52 Tăng (+) /Giảm (-) -38.070,19 -65.695,61 27.625,42 Tỷ lệ (+)/(-) -13,18 -25,52 101,89 Đề tài tính toán kết quả biến động diện tích rừng từng năm, tương ứng với tỷ lệ tăng/giảm diện tích rừng được thể hiện chi tiết ở Bảng 2.3. Bảng 2.3. Bảng biến động rừng tỉnh Đắk Nông từng năm giai đoạn 2010 - 2022 ĐVT: Ha Đất có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng STT Năm Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ (+)/(-) Diện tích (+)/(-) Diện tích (+)/(-) Diện tích 1 2011 205,20 0,07 -1.581,30 -0,60 1.786,50 6,59 2 2012 -1.491,00 -0,52 -3.378,90 -1,30 1.887,90 6,53 3 2013 -49.233,70 -17,12 -43.053,10 -16,77 -6.180,60 -20,08 4 2014 -2.103,10 -0,88 6.998,80 3,28 -9.101,90 -36,99 5 2015 18.749,40 7,94 -2.574,60 -1,17 21.324,00 137,53 6 2016 -2.135,40 -0,84 -8.131,80 -3,73 5.996,40 16,28 7 2017 4.030,00 1,59 -187,80 -0,09 4.217,80 9,85 8 2018 -1.794,00 -0,70 -3.811,30 -1,82 2.017,30 4,29
- 10 Đất có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng STT Năm Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ (+)/(-) Diện tích (+)/(-) Diện tích (+)/(-) Diện tích 9 2019 -8.071,60 -3,16 -7.156,50 -3,47 -915,10 -1,87 10 2020 778,00 0,31 -2.554,00 -1,28 3.332,00 6,92 11 2021 581,09 0,23 73,02 0,04 508,07 0,99 12 2022 2.414,92 0.97 -338,13 -0,17 2.753,05 5,29 Biểu đồ 2.1: Biến động diện tích các loại rừng của tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 - 2022 350,000.00 300,000.00 250,000.00 200,000.00 150,000.00 100,000.00 50,000.00 0.00 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Diện tích có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Biểu đồ 2.1: Biến động diện tích các loại rừng của tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 - 2022 Từ kết quả tổng hợp và tính toán ở Bảng 2.2 và Bảng 2.3 ta thấy: - Tổng diện tích rừng tự nhiên tính đến năm 2022 còn 196.020,19 ha, giảm 65.695,61 ha so với năm 2010 tương ứng với tỉ lệ giảm là 25,52%. Trong đó, giai đoạn năm 2012 - 2013 có sự biến động rừng tự nhiên mạnh nhất (mất/giảm 43.053,10 ha; chiếm gần 65,9% tỷ lệ thay đổi cả giai đoạn). Kết hợp với kết quả làm việc với các đơn vị chủ rừng và tổng hợp phỏng vấn với các cán bộ lãnh đạo các cơ quan ban ngành, cán bộ Hạt kiểm lâm các huyện và cán bộ quản lý bảo vệ rừng, Đề tài ghi nhận một nguyên nhân lớn dẫn đến sự suy giảm mạnh diện tích rừng tự nhiên trong giai đoạn này là do công tác theo dõi diễn biến rừng các đơn vị chủ rừng chưa đúng với thực tế với thực trạng thay đổi (do đó năm 2013 thực hiện việc kiểm kê do vậy diện tích mất/giảm là do tích lũy thêm diện tích mất/giảm rừng từ nhiều năm trước đó nhưng chưa được điều tra công bố một cách chính xác. Bên cạnh đó, chuyển mục đích sử dụng rừng sang trồng cây công nghiệp, nông nghiệp… cũng là nguyên nhân suy giảm diện tích rừng tự nhiên. - Diện tích rừng trồng những năm đầu trong giai đoạn có giảm, song tính chung cả giai đoạn thì diện tích rừng trồng tăng 27.625,42 ha, tương ứng tỷ lệ tăng chiếm 101,89%; trong đó tăng mạnh nhất là giai đoạn 2014 - 2015 với diện tích tăng là 21.324 ha, tương ứng tỷ lệ tăng 137,53% so với giai đoạn 2013 - 2014. b. Công tác xử lý vi phạm quản lý bảo vệ rừng Trên cơ sở nguồn dữ liệu được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông cung cấp, Đề tài đã thống kê về tình trạng phá rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2011 - 2022 được thể hiện chi tiết trong Bảng 2.5. Bảng 2.5. Tình trạng phá rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2022
- 11 Tỷ lệ diện Tăng (+)/giảm Diện tích đất có Số vụ vi Diện tích bị TT Năm tích bị thiệt (-) số vụ vi rừng phạm thiệt hại (ha) hại (%) phạm 1 2011 289.034,10 346 273,53 0,0946 -56 2 2012 287.543,20 437 247,27 0,0860 91 3 2013 238.309,60 375 141,94 0,0596 -62 4 2014 253.962,30 345 145,85 0,0617 -59 5 2015 254.955,70 384 292,20 0,1146 39 Tổng cộng 1.887 1.100,79 1 2016 252.820,30 370 154,73 0,0612 -14 2 2017 256.850,30 552 282,57 0,11 182 3 2018 255.056,20 485 153,64 0,0602 -67 4 2019 246.984,70 458 138,25 0,056 -27 5 2020 247.762,70 425 109,85 0,0443 -33 6 2021 248.343,79 348 82,50 0,0332 -77 7 2022 250.758,71 333 67,8462 0,0026 -15 Tổng cộng 2.971 989,38 (nguồn: Báo cáo công tác quản lý bảo vệ rừng tại Chi cục Kiểm lâm) Từ bảng tổng hợp trên, kết hợp với các báo cáo và điều tra khảo sát hiện trường, Đề tài ghi nhận tình hình xử lý vi phạm quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông như sau: - Từ năm 2011 đến 2022, các lực lượng chức năng và đơn vị chủ rừng kiểm tra, phát hiện, lập biên bản xử lý 9387 vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó: Phá rừng trái pháp luật 4.858 vụ, diện tích thiệt hại 2.090,17 ha; khai thác rừng trái pháp luật 665 vụ, khối lượng 2.052,535 m3; mua bán, săn bắt, vận chuyển trái pháp luật động vật rừng 117 vụ; mua bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến lâm sản trái pháp luật 2.768 vụ; vi phạm quản lý nhà nước về lâm sản 320 vụ; vi phạm khác 323 vụ. - Giai đoạn 2011 - 2015: Theo thống kê, tổng số vụ phá rừng trong giai đoạn 2011 - 2015 là 1.887 vụ với tổng diện tích thiệt hại là 1.10,79 ha. Trong cả giai đoạn chỉ có năm 2012 và năm 2015 có số vụ phá rừng tăng, Trong đó, năm 2012 tăng 91 vụ, chiếm tỷ lệ tăng 2,55% số vụ năm 2011, tuy nhiên quy mô diện tích bị thiệt hại lại giảm 26,26 ha; năm 2015 tuy có số vụ phá rừng tăng so với năm 2014 ít hơn nhiều so với số vụ tăng năm 2012, nhưng quy mô diện tích thiệt hại lại tăng nhiều (tăng 145,35 ha, tương ứng tăng hơn 100% diện tích rừng thiệt hại năm 2014). Các năm còn lại đều có biến động giảm số vụ phá rừng. - Giai đoạn 2016 - 2022: Theo số liệu thống kê trong giai đoạn 2016 - 2022 toàn tỉnh xảy ra 3109 vụ, diện tích thiệt hại 989,38 ha. Nhìn vào bảng thống kê ta thấy, tình trạng phá rừng trái pháp luật được kiềm chế, giảm về số vụ và diện tích rừng thiệt hại theo các năm trong giai đoạn, chỉ có năm 2017 có số vụ phá rừng tăng đột biến (tăng 182 vụ tương ứng tăng 127,84 ha diện tích thiệt hại). Tuy nhiên, theo mục tiêu Nghị quyết của tỉnh đề ra là giảm 50% về số vụ pháp rừng và diện tích thiệt hại hàng năm thì nhiệm vụ này thực hiện chưa đạt mục tiêu đề ra. + Các vụ phá rừng chủ yếu xảy ra tại các huyện: Đắk G’Long, Đắk Song, Tuy Đức...; Đây là các điểm nóng về tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp. Tổng hợp kết quả phỏng vấn, Đề tài xác định các nguyên nhân chính là các huyện này có nhiều các Dự án phát triển nông lâm nghiệp, đây là các đơn vị chủ rừng có số vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng xảy ra chủ yếu. Các năm có số vụ phá rừng tăng tương ứng với các năm có sự mở rộng các dự án sản xuất nông lâm nghiệp. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tăng số vụ phá rừng ở các năm này liên quan đến giá
- 12 nông sản, các năm này là các năm có sự đẩy mạnh và phát triển trong sản xuất nông nghiệp, có sự tăng mạnh về giá của các mặt hàng nông sản như cà phê, tiêu. Điều này đã thu hút dân di cư tự do từ phía bắc vào lấn chiếm đất rừng để canh tác. Giai đoạn sau có sự giảm về các vụ phá rừng là có sự vào cuộc phối hợp của các cơ quan chức năng như công an, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý BVR. c. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng Căn cứ báo cáo về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng hàng năm của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông, Đề tài thống kê số vụ cháy rừng tương ứng với diện tích thiệt hại giai đoạn 2010 - 2022 ở Bảng 2.6. Bảng 2.6. Thống kê số vụ cháy rừng tại tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 - 2022 Năm Số vụ cháy rừng Diện tích thiệt hại (ha) 2010 4 5,7 2011 4 35,269 2012 3 2,87 2013 7 14,97 2014 0 0 2015 1 2 2016 0 0 2017 0 0 2018 6 4,656 2019 3 2,289 2020 2 0,128 2021 2 0,128 2022 2 0,695 Tổng 34 68,705 (nguồn: Báo cáo công tác quản lý bảo vệ rừng tại chi cục Kiểm lâm) Dựa vào kết quả thống kê Bảng 2.6 ta thấy: - Số vụ cháy rừng và diện tích thiệt hại do cháy rừng gây ra không nhiều, tổng số vụ cháy rừng trong cả giai đoạn là 34 vụ với diện tích thiệt hại là 68,705 ha, trong đó có năm 2011 có diện tích cháy rừng cao. Tuy nhiên, đối tượng rừng bị cháy là chủ yếu là rừng trồng các loại thuộc đối tượng là rừng sản xuất, nguyên nhân chủ yếu của các vụ cháy rừng là do thời tiết hanh khô vào mùa khô và do người dân đốt nương làm rẫy. - Nhìn chung, số vụ cháy rừng và diện tích thiệt hại trong cả giai đoạn có xu hướng giảm xuống. Trong đó có những năm trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ cháy rừng nào. Hơn nữa, việc khống chế chữa cháy rừng tăng hiệu quả rất cao, thể hiện cụ thể là diện tích thiệt hại trên một vụ cháy giảm đáng kể (giai đoạn 2010 - 2015, số vụ cháy là 18 vụ với tổng diện tích thiệt hại là 58,809 ha, trung bình thiệt hại 3,27 ha/vụ; giai đoạn 2016 - 2022, số vụ cháy là 15 vụ với tổng diện tích thiệt hại là 7.896 ha, trung bình thiệt hại chỉ là 0,526 ha/vụ). Tổng hợp kết quả làm việc với các cơ quan chức năng và đơn vị chủ rừng; kết hợp với kết quả điều tra phỏng vấn, Đề tài ghi nhận các giải pháp Tỉnh đã thực hiện để tăng hiệu quả cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong giai đoạn trên như sau: - Hàng năm, Chi cục Kiểm lâm đều tổ chức các hoạt động tập huấn nghiệp vụ công tác PCCCR cho cán bộ lâm nghiệp. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị chủ rừng tổ chức các cuộc hội nghị về công tác QLBVR, PCCCR, củng cố kiện toàn các ban chỉ huy PCCCR, làm mới và tu sửa lại các panô, áp phích, tranh tuyên truyền. Phối hợp với Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn và Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh Đắk Nông để cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh mùa khô giai đoạn 2010 - 2022. - Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2010 - 2022, các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn cũng thực hiện làm các công trình phòng cháy như đường băng cản lửa, chòi canh, hồ đập, các trạm cảnh báo cháy rừng và thành lập các tổ đội phòng chống cháy rừng hàng năm, nâng cấp các thiết bị phòng chống cháy rừng.
- 13 2.2.3. Tình hình quản lý bảo vệ tài nguyên rừng sản xuất Diễn biến rừng sản xuất trong quy hoạch 3 loại rừng Theo Quyết định số 277/QĐ-UBND ngày 8/3/2023 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt hiện trạng rừng của tỉnh năm 2022, hiện trạng chủ thể trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, có 04 nhóm chính, gồm: Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và UBND cấp xã. Trong đó, diện tích rừng sản xuất chủ yếu tập trung ở các Công ty Lâm nghiệp quốc doanh và các dự án Nông lâm nghiệp. Thống kê diện tích đất có rừng thuộc quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Đắk Nông từ năm 2010 - 2022 dựa trên các quyết định phê duyệt về hiện trạng rừng từng năm của UBND tỉnh được thể hiện ở Bảng 2.7. Bảng 2.7. Thống kê diện tích quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2010 - 2022 ĐVT: Ha Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Năm Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Diện tích Diện tích Diện tích +/- % +/- % +/- % 2010 27.193,90 34.856,10 200.336,80 2011 27.218,40 0,09 34.652,50 -0,58 200.550,70 0,11 2012 27.217,30 0,00 34.586,50 -0,19 199.248,90 -0,65 2013 30.133,80 10,72 38.513,50 11,35 158.894,80 -20,25 2014 33.766,80 12,06 39.654,20 2,96 161.532,30 1,66 2015 33.766,70 0,00 39.645,20 -0,02 157.102,20 -2,74 2016 33.545,60 -0,65 39.075,20 -1,44 154.806,80 -1,46 2017 36.588,30 9,07 48.950,50 25,27 138.568,00 -10,49 2018 36.526,50 -0,17 46.339,50 -5,33 137.811,20 -0,55 2019 36.539,10 0,03 46.341,90 0,01 129.649,90 -5,92 2020 36.669,70 0,36 46.225,20 -0,25 129.088,00 -0,43 2021 36.704,37 0,09 46.256,37 0,07 129.472,41 0,30 2022 36.669,37 -0,08 46.150,62 -0,04 129,724,64 0,25 (+) / (-) 9.475,47 11.292,52 -70.612,16 % (+)/(-) 34,09 32,4 -35,25 (Nguồn: Các quyết định phê duyệt hiện trạng rừng của UBND tỉnh Đắk Nông)
- 14 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ diễn biến 3 loại rừng tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 - 2022 250000.00 200000.00 150000.00 100000.00 50000.00 0.00 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Biểu đồ 2.2. Biểu đồ diễn biến 3 loại rừng tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 - 2022 Nhìn vào Bảng 2.7 và Biểu đồ 2.2 ta thấy: Diện tích rừng sản xuất bị suy giảm trong cả giai đoạn là 70.612,16 ha tương ứng với tỷ lệ giảm chiếm 35,25% so với diện tích rừng sản xuất năm 2010; trong đó diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng tăng 20.767,99 ha (rừng sản xuất chuyển qua rừng phòng hộ và đặc dụng); diện tích rừng sản xuất bị mất là 49.953,26 ha, rừng tự nhiên quy hoạch rừng sản xuất giảm 53.149,35 ha, rừng trồng tăng 3.195,7 ha. Đây là một vấn đề rất khó khăn tại tỉnh Đắk Nông, diện tích rừng sản xuất suy giảm một cách rất nhanh chóng chủ yếu thuộc diện tích rừng giao cho các dự án phát triển nông lâm nghiệp; bên cạnh đó ở một số Công ty Lâm nghiệp thực trạng này cũng báo động. Diện tích rừng mất chủ yếu do xâm canh lấn chiếm, chuyển đổi mục đích; hiện nay diện tích rừng sản xuất rất manh mún. Đây là một vấn đề rất khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ diện tích rừng còn lại. Chính vì vậy, đối với diện tích rừng sản xuất, cần có sự quản lý của nhà nước và sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành một cách triệt để mới có thể giữ được diện tích rừng sản xuất manh mún như hiện nay. Vấn đề lấn chiếm rừng sản xuất Vấn đề lấn chiếm đất lâm nghiệp theo các chủ thể quản lý: Theo Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 29/3/2022 của UBND tỉnh, diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp nhưng chưa có rừng trên địa bàn toàn tỉnh là 81.179,99 ha (trong đó có 3.453,13 ha đã trồng nhưng chưa thành rừng). Trong diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp, hiện nay có đến 34.738,28 ha (hiện trạng đất nông nghiệp trên diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp) người dân đang canh tác nông nghiệp trên đất lâm nghiệp thuộc các chủ rừng khác nhau (đất lấn chiếm). Dựa trên bản đồ hiện trạng rừng năm 2022, Đề tài thống kê diện tích đất lâm nghiệp thuộc quản lý của các đơn vị chủ rừng, nhưng trên thực tế đang bị người dân lấn chiếm canh tác nông nghiệp. Chi tiết diện tích đất lấn chiếm theo các chủ rừng được thể hiện ở Biểu đồ 2.3.
- 15 Diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm theo chủ rừng (ha) 16,000 13,521.36 14,000 12,000 10,000 8,596.26 8,000 7,088.18 6,000 4,000 3,402.02 2,000 1,132.67 997.79 - UBND Rừng PH&ĐD CTLN DNTN LLVT CĐ và HGĐ Biểu đồ 2.3. Diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm theo các nhóm chủ rừng Nhìn vào Biểu đồ 2.3 ta thấy: - Diện tích lấn, chiếm chủ yếu nằm trên lâm phần quản lý của UBND cấp xã, các công ty lâm nghiệp (lâm trường trước đây) và của các doanh nghiệp tư nhân thuê đất, thuê rừng. - Đất rừng phòng hộ và đặc dụng cũng có diện tích lấn, chiếm khá lớn. Theo thống kê, diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm 8.599,26 ha ở các BQL rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; tuy nhiên, trên thực tế phần lớn diện tích bị lấn, chiếm thuộc quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Đắk R’Măng và Gia Nghĩa với tổng diện tích đất đang canh tác nông nghiệp là 6.440.33 ha, còn lại các đơn vị khác có diện tích lấn chiếm ít hơn. Sở dĩ diện tích đất lấn, chiếm ở các Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng lớn hơn các công ty lâm nghiệp là do có 02 Ban quản lý Gia Nghĩa và Đắk R’Măng trước đây các đơn vị này là các công ty lâm nghiệp, khi chuyển sang Ban quản lý rừng phòng hộ thì nhiều diện tích đã bị lấn, chiếm canh tác nông nghiệp trước đó với diện tích lấn, chiếm lần lượt ở BQL Gia Nghĩa và Đắk R’Măng là 4.722,28 và 1.708,71 ha. Diện tích bị lấn, chiếm của các chủ rừng là cộng đồng, cá nhân và lực lượng vũ trang ít hơn so với các nhóm chủ rừng khác. Biến động diện tích rừng theo các mô hình quản lý Thống kê riêng cho diện tích rừng tự nhiên biên động theo các mô hình quản lý để thấy được tình hình xâm hại tài nguyên rừng tự nhiên thuộc quản lý của các mô hình bảo vệ rừng sản xuất, kết quả thể hiện chi tiết ở Bảng 2.8.
- 16 Bảng 2.8. Diễn biến thay đổi diện tích rừng tự nhiên theo các mô hình quản lý giai đoạn 2010 - 2022 (ha) DN ngoài Ban quản Ban quản DN nhà Tổ chức LL vũ Cộng UBND cấp Pháp lý Tổng quốc Hộ GĐ lý ĐD PH nước khác trang đồng xã doanh Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 7/11/2011 của 261.715,8 56.553,4 147.308,1 18.343,5 2.906 11.210,9 0 2.359,1 23.034,7 UBND tỉnh Đắk Nông, về hiện trạng rừng năm 2010 Quyết định số 497/QĐ-UBND ngày 24/4/2012 về 260.134,5 56.304,0 146.063,3 16.541,3 2.902,1 11.183,6 0 2.819,0 24.321,3 hiện trạng rừng năm 2011 Quyết định số 511/QĐ-UBND ngày 12/4/2013 của 256.755,6 56.404,7 145.621,2 15.186,5 2.874,6 10.983,8 0 2.107,2 23.577,7 UBND tỉnh Đắk Nông về hiện trạng rừng năm 2012 Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 14/1/2015 của 220.701,3 32.774,3 26.963,2 123.115,5 13.099,4 1.808 11.340,3 129,3 1.909,7 9.561,5 UBND tỉnh Đắk Nông về hiện trạng rừng năm 2014 Quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày 04/7/2016 của 218.126,7 32.669,5 26.951,8 120.959,0 13.142,6 1.873,3 11.760,8 128,0 1.841,6 8.800,1 UBND tỉnh Đắk Nông về hiện trạng rừng năm 2015 Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 9/6/2017 của 209.994,9 35.942,3 26.949,2 108.024,6 15.280,4 1.640,7 11.466,0 127,0 1.734,1 8.830,7 UBND tỉnh Đắk Nông về hiện trạng rừng năm 2016 Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 22/3/2018 của 209.807,10 40.021,65 36.148,21 89.938,54 16.414,01 1.640,69 11.538,21 72,50 1.775,67 12.257,62 UBND tỉnh Đắk Nông về hiện trạng rừng năm 2017 Quyết định số 74/QĐ-UBND ngày 18/2/2019 của 205.995,76 40.985,76 33.636,35 87.964,2 16.384,47 1.613,02 11.587,76 22,11 1.768,31 12.033,78 UBND tỉnh Đắk Nông về hiện trạng rừng năm 2018 Quyết định số 570/QĐ-UBND ngày 27/4/2020 của 198.839,31 40.907,25 33.600,24 102.101,32 11.339,85 65,78 1.700,93 9.123,98 UBND tỉnh Đắk Nông về hiện trạng rừng năm 2019 Quyết định số 452/QĐ-UBND ngày 5/4/2021 của 196.285,34 41.349,66 33.494,97 100.695,18 11.323,88 106,65 1.649,55 7.665,45 UBND tỉnh Đắk Nông về hiện trạng rừng năm 2020 Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 29/3/2022 của 196.358,32 41.360,35 33.547,54 100.633,97 11.357,05 426,35 2.844,54 6.188,52 UBND tỉnh Đắk Nông về hiện trạng rừng năm 2021 Quyết định số 277/QĐ-UBND ngày 08/3/2023 của 196020,19 36.314,5 44.590,21 100.611,97 11245,03 112,02 2844,54 610,52 UBND tỉnh Đắk Nông về hiện trạng rừng năm 2022 (+)/(-) -65.695,61 18.354,49 -67.923,63 146,15 426,35 485,44 -16.846,18 Tỷ lệ mất/giảm, tăng rừng TN cả giai đoạn (%) -25,10 32,46 -40,30 1,30 20,58 -73,13
- 17 Bảng 2.9. Biến động diện tích rừng các mô hình quản lý giai đoạn 2010 - 2022 ĐVT: ha DNNN, DN Ban quản LL vũ Hộ Cộng UBND Năm Tổng ngoài QD, lý ĐD, PH trang GĐ đồng cấp xã TC khác 2011 -1.581,30 -249,40 -3.050,09 -27,30 - 459,90 1.286,60 2012 -3.378,90 100,70 -1.824,40 -199,80 - -711,80 -743,60 2014 -36.054,30 3.332,80 -25.659,40 356,50 129,30 -197,50 -14.016,20 2015 -2.574,60 -116,20 -2.048,00 420,50 -1,30 -68,10 -761,40 2016 -8.131,80 3.270,20 -11.029,20 -294,80 -1,00 -107,50 30,60 2017 -187,80 13.278,36 -16.952,46 72,21 -54,50 41,57 3.426,92 2018 -3.811,34 -1.547,75 -2.031,55 49,55 -50,39 -7,36 -223,84 2019 -7.156,45 -114,62 -3.860,37 -247,91 43,67 -67,38 -2.909,80 2020 -2.553,97 337,14 -1.406,14 -15,97 40,87 -51,38 -1.458,53 2021 72,98 63,26 -61,21 33,17 319,70 1.194,99 -1.476,93 2022 0 12,1 12,10 23,1 0 -23,1 Tăng/ -65.357,48 18.356,59 -67.911,52 146,15 449,45 485,44 -16.869,28 giảm - Diện tích rừng tự nhiên giao cho các chủ thể quản lý giai đoạn 2010 – 2022 có sự suy giảm về diện tích, cả giai đoạn giảm 65.695,61 ha, tỷ lệ mất rừng tự nhiên cả giai đoạn là 25,10%. Diện tích rừng tự nhiên biến động trong các mô hình quản lý chủ yếu là do mất rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, một phần là do điều chỉnh diện tích quản lý trong các mô hình. - Các mô hình quản lý BQL rừng đặc dụng, BQL rừng phòng hộ, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và lực lượng vũ trang có biến động tăng. Trong đó, diện tích quản lý của BQL rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tăng 18.356,59 ha (chiếm tỷ lệ tăng cả giai đoạn là 32,46%), riêng giai đoạn 2014 - 2021 tăng 15.170,39 ha (trong đó, BQL rừng đặc dụng tăng 8.586,05 ha; BQL rừng phòng hộ tăng 6.584,34 ha). - Các diện tích rừng chưa giao thuộc quản lý của UBND cấp xã và các tổ chức kinh tế (bao gồm doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) có biến động diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh; UBND cấp xã quản lý, giảm 16.846,18 ha (chiếm tỷ lệ giảm cả giai đoạn trong mô hình là 73,13%); các tổ chức kinh tế giảm 67.923,63 ha (chiếm tỷ lệ giảm cả giai đoạn trong mô hình). Diện tích rừng thuộc quảnlý của các đơn vị chủ rừng này chủ yếu là rừng sản xuất. Dựa trên kết quả tổng hợp, phân tích và tính toán về diễn biến rừng, vấn đề lấn chiếm và suy giảm tài nguyên rừng theo các mô hình quản lý, Đề tài ghi nhận vấn đề suy giảm tài nguyên rừng và lấn chiếm đất rừng chủ yếu tập trung ở diện tích rừng sản xuất. Chính vì vậy, vấn đề tăng cường công tác QLNN đối với vấn đề BV và PTR sản xuất, đề xuất các giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả QLBVR sản xuất tại tỉnh Đắk Nông là vấn đề rất cấp bách. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về BVR sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 2.3.1. Ban hành hệ thống chính sách pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ rừng sản xuất 2.3.2. Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ rừng sản xuất của tỉnh Đắk Nông 2.3.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng sản xuất 2.3.4. Quản lý nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng sản xuất 2.3.5. Chương trình, dự án về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được đầu tư, hỗ trợ kinh phí của Trung ương 2.3.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về BVR sản xuất 2.4. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng sản xuất tại tỉnh Đắk Nông 2.4.1. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng sản xuất
- 18 2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về bảo vệ rừng sản xuất 2.4.3. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về bảo vệ rừng sản xuất Tiểu kết Chương 2 Nghiên cứu thực trạng QLNN về BVR tại tỉnh Đắk Nông thời gian qua cho phép rút ra một số nhận định sau đây: - Đắk Nông là một địa phương có diện tích rừng khá lớn, thành phố Gia Nghĩa là thành phố duy nhất trên cả nước còn có diện tích rừng tự nhiên. Tuy nhiên, thời gian qua tình hình xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh diễn ra tương đối phức tạp. - Hoạt động QLNN về BVR sản xuất trên địa bàn đã được tỉnh Đắk Nông quan tâm và thực hiện nhiều giải pháp khác nhau nhằm ngăn chặn tình trạng xâm hại tài nguyên rừng trái pháp luật. Những năm gần đây, vai trò QLNN đối với BVR sản xuất phát huy hiệu quả mạnh, giữ được các diện tích rừng còn lại - Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động QLNN về BVR sản xuất của tỉnh Đắk Nông thời gian qua cũng còn những tồn tại, hạn chế mà bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan đã được phân tích cụ thể. Những nhận định trên đây sẽ là cơ sở quan trọng cho những đề xuất khoa học ở Chương 3.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 464 | 115
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 461 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 345 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn