intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm giúp cho công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được thực hiện đạt hiệu quả cao. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …..……………/………………….. ………/…….. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ DUY LUÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 Người hướng dẫn khoa học: TS. Tần Xuân Bảo TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Tần Xuân Bảo Phản biện 1: PGS.TS Huỳnh Văn Thới Phản biện 2: TS. Nguyễn Huy Hoàng Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính quốc gia Địa điểm: Phòng họp 208, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia Số: 10 - Đường Ba Tháng Hai - Quận 10 - TPHCM Thời gian: vào hồi 13 giờ 30 phút ngày 23 tháng 8 năm 2020 Có thể tìm hiểu Luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính quốc gia hoặc trên Web Ban Quản lý đào tạo sau đại học, Học viện Hành chính quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Thời gian qua công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng vẫn còn hạn chế nên tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” để làm Luận văn cao học Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Thứ nhất, hội thảo và tọa đàm có liên quan đến đề tài Hội thảo “Quản lý nhà nước về chất thải rắn” và hội thảo khoa học “Mô hình quản lý và công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt”. Tọa đàm “Những quy định mới đối với quản lý chất thải rắn sinh hoạt và quản lý chất thải nguy hại trong Dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi)”. Thứ hai, các luận văn thạc sĩ có liên quan đến đề tài “Quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” của tác giả Lê Thanh Bình. “Quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Hữu Dũng. “Quản lý nhà nước về chất thải rắn đô thị ở Việt Nam” của tác giả Trần Thị Hiền Hà. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích: giúp cho công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được thực hiện đạt hiệu quả cao. 1
  4. Nhiệm vụ: hệ thống lý thuyết quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt; đánh giá thực trạng; đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: từ năm 2018 đến năm 2019. Không gian: trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Nội dung: quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Phương pháp luận: dựa trên phương pháp luận của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để triển khai các phương pháp cụ thể. Phương pháp nghiên cứu: thu thập thông tin, tài liệu; thống kê, phân tích, tổng hợp; so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa về lý luận: hệ thống những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng khung lý thuyết để phân tích, đánh giá công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt. Ý nghĩa về thực tiễn: phân tích và đánh giá một cách khoa học thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 7. Kết cấu của luận văn 2
  5. Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt 1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt Theo vị trí hình thành; thành phần hóa học và vật lý; tính chất... Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt Về kinh tế - xã hội Chất thải rắn sinh hoạt ngày càng gia tăng làm cho chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý tăng lên; chưa kể đến chi phí xử lý ô nhiễm. Gây ô nhiễm môi trường Trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt có chứa nhiều các chất độc, túi nilon ảnh hưởng đến môi trường đất. Quá trình lên men, thối rữa từ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh các khí gây ô nhiễm không khí. 3
  6. Chất thải rắn sinh hoạt thải, bỏ xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, hủy diệt hệ sinh thái trong ao, hồ... Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng Chất thải rắn sinh hoạt phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường, tác động thông qua chuỗi thức ăn, gây ra một số bệnh. 1.2. Tổng quan quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt Khái niệm quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm đảm bảo việc quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia. Đối tượng của quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt là các chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, vận chuyển. Mục tiêu quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt Nâng cao nhận thức của người dân trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; kiện toàn, củng cố bộ máy và nhân lực thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt… Nguyên tắc quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt Hướng tới sự phát triển bền vững; kết hợp các mục tiêu quốc gia, quốc tế, vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt; quản lý chất thải rắn sinh hoạt xuất phát từ quan điểm hệ thống và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ… 4
  7. Nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt Với nhiều hình thức, biện pháp khác nhau thì tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giúp nâng cao nhận thức của người dân. Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt Các văn bản quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt là căn cứ pháp lý để các cơ quan thực hiện việc quản lý, hạn chế những vấn đề phát sinh không mong muốn, kịp thời xử lý những vấn đề. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND cấp tỉnh, huyện, xã. Quản lý nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Quản lý nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt: quản lý việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt ra thành nhiều phần khác nhau để thu gom, vận chuyển. Quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt: hoạt động nhằm đảm bảo chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển toàn bộ từ nơi phát sinh tới nơi xử lý tập trung với sự hợp lý về thời gian và chi phí, hợp vệ sinh. Quản lý nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 5
  8. Hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo các chủ nguồn thải phải có trách nhiệm đăng ký hợp đồng và đóng phí; các đơn vị thu gom, vận chuyển thực hiện đúng trách nhiệm. Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về quản lý chất thải rắn sinh hoạt Thanh tra, kiểm tra về quản lý chất thải rắn sinh hoạt: đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt để kịp thời phát hiện, nhắc nhở, xử lý những vấn đề có liên quan. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý chất thải rắn sinh hoạt: xem xét, xác minh, kết luận về nội dung khiếu nại, tố cáo và ra quyết định xử lý theo trình tự và thủ tục do luật định. Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý chất thải rắn sinh hoạt: xử lý những chủ nguồn thải không thực hiện tốt việc quản lý, những đơn vị không thực hiện tốt việc thu gom, vận chuyển. Sự cần thiết quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt Nâng cao nhận thức của các chủ nguồn thải; quản lý tốt việc thu gom, vận chuyển, phí vệ sinh và hợp đồng; phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt Hệ thống pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; đội ngũ quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt; điều kiện kinh tế - xã hội; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước; các yếu tố khác. 1.3. Kinh nghiệm ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với thành phố Thủ Dầu Một trong công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt 6
  9. 1.3.1. Kinh nghiệm ở tỉnh Hải Dương Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; triển khai thực hiện hiệu quả chiến lược, chương trình, dự án… đã ban hành. 1.3.2. Kinh nghiệm ở thành phố Hồ Chí Minh Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động; phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; giải quyết dứt điểm ô nhiễm về chất thải rắn sinh hoạt; tổ chức sắp xếp lại hoạt động thu gom của lực lượng dân lập. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Thủ Dầu Một Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng quy chế về chất thải rắn; kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý nhà nước; thực hiện thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; kết hợp giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong công tác thu gom, vận chuyển; nâng cao chất lượng công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, xử phạt vi phạm hành chính. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong Chương 1, Luận văn đã hệ thống, hình thành khung lý thuyết quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt để từ đó phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 2.1. Tình hình quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 2.1.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt 7
  10. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được UBND thành phố quan tâm thực hiện về nội dung và hình thức. Các Tổ tự quản bảo vệ môi trường được thành lập và tập huấn, tham gia vào công tác tuyên truyền. Có sự phối hợp của các cơ quan trong thực hiện công tác và tổ chức tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền. 2.1.2. Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt UBND thành phố Thủ Dầu Một đã ban hành Quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn và chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các phường căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ thường xuyên phối hợp trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn theo quy định của pháp luật. 2.1.3. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt ở cấp thành phố. Về trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực thực hiện công tác thuộc các chuyên ngành như: quản lý đất đai, quản lý môi trường, luật… UBND 14 phường thực hiện quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt ở cấp phường. Về trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực thực hiện công tác thuộc các chuyên ngành như: quản lý môi trường, kỹ thuật môi trường, luật… 2.1.4. Quản lý nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 2.1.4.1. Quản lý nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt 8
  11. UBND thành phố Thủ Dầu Một đã ban hành quyết định về Chương trình triển khai thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn phường Hiệp An giai đoạn 2018 - 2019. Việc phân loại chia làm hai nhóm sau: chất thải thực phẩm - rác làm vườn (chất thải hữu cơ) và chất thải còn lại. * Công tác chuẩn bị: thống kê các chủ nguồn thải; tuyên truyền, phổ biến, tổ chức Lễ phát động; mua sắm trang thiết bị; chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển. * Công tác triển khai: từ ngày 09/03/2019. Thu gom, vận chuyển: quy định thời gian thải bỏ và thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên các tuyến đường chính và tuyến đường hẻm, ĐX. Hai nhóm chất thải phân chia ngày và khu phố thu gom. Kiểm tra, giám sát: Phòng Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Tổ giám sát gồm hai cán bộ để theo dõi, giám sát quá trình triển khai thực hiện phân loại. 2.1.4.2. Quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Tổ chức rà soát, lập danh sách thống kê số lượng các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn để làm cơ sở quản lý: có ba mô hình. Hiện nay tỷ lệ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên các tuyến đường chính đạt 100% và các tuyến hẻm, đường ĐX đạt 99,77%. Quản lý các điểm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố: trên địa bàn thành phố có một trạm ép chất thải rắn sinh hoạt kín, bốn điểm tập kết, ba điểm giao nhận thực hiện theo hình thức trao tay. 9
  12. Quản lý về thiết bị lưu giữ và phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt: trên địa bàn thành phố và các phường có trang bị thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt, một số chủ nguồn thải lưu giữ trong thùng chứa tự trang bị, bao, túi... Hiện nay Phòng Tài nguyên và Môi trường đã làm việc và yêu cầu các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố phải có lộ trình tăng số lượng và chuyển đổi phương tiện cho phù hợp. Xoá bỏ các điểm tập kết, điểm giao nhận không hợp lý, đan xen trong khu dân cư và xử lý các điểm tồn đọng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường: hiện nay Phòng Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện phương thức “chất thải rắn sinh hoạt trao tay”. Đối với các điểm thường xuyên tồn đọng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường được giải quyết kịp thời. Chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh thu gom định kỳ hai ngày/tháng. Tổ chức sắp xếp thời gian, tần xuất thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên các tuyến đường chính và các tuyến đường của phường: UBND thành phố Thủ Dầu Một đã ban hành Quy định về thời gian thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt các tuyến đường chính. UBND các phường đã ban hành quy định về thời gian, tần suất thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các tuyến hẻm, đường ĐX. 2.1.5. Quản lý nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 2.1.5.1. Quản lý nhà nước về phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Hiện nay việc thu phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt áp dụng theo Quyết định số 64/2016/QĐ-UBND ngày 10
  13. 20/12/2016 của UBND tỉnh Bình Dương. Việc đóng phí chia ra ba thành phần chủ nguồn thải. 90% phí này được chi lại cho Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập của phường hoặc đơn vị do UBND phường ký hợp đồng, 10% còn lại được đưa vào ngân sách của UBND phường. 2.1.5.2. Quản lý nhà nước về hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Quản lý cung ứng dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn: có ba hình thức. Số hộ dân thực hiện đăng ký thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiện nay đạt tỷ lệ là 87%. 2.1.6. Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về quản lý chất thải rắn sinh hoạt Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố, UBND phường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. 2.2. Đánh giá chung quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 2.2.1. Kết quả đạt được Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt: bước đầu đạt hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức. Đội ngũ làm công tác này được cải thiện, có sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác. Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt: có sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai, kiểm tra, giám sát đã giúp cho Quy chế thực hiện đạt hiệu quả. 11
  14. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt: bộ máy được tổ chức đồng bộ. Đội ngũ nhân lực tương đối đầy đủ, có trình độ chuyên môn. Quản lý nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được người dân ủng hộ tham gia. Bước đầu xây dựng được mô hình tốt và rút ra được bài học kinh nghiệm. Đối với các tuyến đường đều có đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Các điểm trung chuyển được bố trí hợp lý. Những đơn vị thu gom, vận chuyển đã có những chuyển đổi về phương tiện và tăng cường nguồn nhân lực. Quản lý nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Việc thu phí đảm bảo cho các chủ nguồn thải đóng một mức phí hợp lý và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách của tỉnh trong việc hỗ trợ. Việc đăng ký hợp đồng các chủ nguồn thải đạt tỷ lệ cao. Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về quản lý chất thải rắn sinh hoạt: việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt được thanh tra, kiểm tra đều đặn và kịp thời; những khiếu nại, tố cáo được kiểm tra, xác minh và giải quyết; những trường hợp vi phạm bị xử lý. 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.2.2.1. Hạn chế Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt: vẫn còn một bộ phận người dân chưa có ý thức cao; 12
  15. thời lượng thực hiện trên một số phương tiện thông tin đại chúng còn ít; đội ngũ làm công tác còn chưa đáp ứng được hết so với yêu cầu thực tế; sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện công tác đôi lúc còn chưa thường xuyên. Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt: việc tổ chức thực hiện Quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một vẫn còn một số hạn chế như: một số chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, vận chuyển còn chưa nắm bắt được hết nội dung của Quy chế hoặc nắm bắt được nhưng còn chưa thực hiện đúng. Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đôi khi chưa thường xuyên; những vấn đề phát sinh, vi phạm đôi lúc chưa được xử lý, giải quyết kịp thời. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt: hiện nay công việc nhiều mà nguồn nhân lực thì có hạn dẫn đến đôi lúc công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt chưa được thực hiện tốt. Về chuyên môn của đội ngũ nhân lực còn chưa đồng bộ. Quản lý nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Việc thực hiện phân loại chưa đạt tỷ lệ cao; nguồn kinh phí bị giới hạn; hoạt động của Tổ Tuyên truyền và Tổ Giám sát còn hạn chế; đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập chưa thực hiện đúng hoàn toàn, chưa đầy đủ nhân công; chưa xử phạt với các hành vi không thực hiện phân loại. Công tác phối hợp giữa các đơn vị đôi khi chưa nhịp nhàng; các điểm tập kết chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn; những đơn vị thu gom, vận chuyển mới chỉ thực hiện chuyển đổi được một số phương 13
  16. tiện, nguồn nhân lực đôi lúc chưa đáp ứng đủ; đôi khi các chủ nguồn thải và đơn vị chưa thực hiện đúng theo quy định đã ban hành. Quản lý nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Việc thu phí ở một số phường còn chưa thực hiện đúng. Tỷ lệ đăng ký hợp đồng còn chưa đạt; đôi khi các chủ nguồn thải hoặc đơn vị thu gom, vận chuyển chưa thực hiện đúng trong nội dung hợp đồng; việc thống kê các chủ nguồn thải có khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt lớn còn chưa đầy đủ. Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về quản lý chất thải rắn sinh hoạt Công tác thanh tra, kiểm tra đôi khi chưa đánh giá đúng hết về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Việc giải quyết những khiếu nại, tố cáo đôi lúc còn chưa đầy đủ các bước và kịp thời. xử phạt vi phạm hành chính thực hiện còn nhiều khó khăn và tính răn đe chưa được cao. 2.2.2.2. Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan: một số lượng lớn người dân từ những địa phương khác đến thành phố Thủ Dầu Một và một số ít có ý thức chưa cao. Kinh phí vẫn còn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu thực tế. Tinh giản biên chế cho nên giảm số lượng nhân lực. Chưa có quy định để chi cho công tác thực hiện phân loại tại nguồn. Nguyên nhân chủ quan: công tác tuyên truyền chưa được quan tâm chú trọng hết mức. Tổ chức thực hiện Quy chế còn chưa thực sự quyết liệt, đầy đủ. Quy định đối với nhân viên hợp đồng chưa phù hợp. Việc đào tạo về trình độ chuyên môn đối với đội ngũ nhân lực chưa được đầu tư đúng mức. Công tác phối hợp trong việc thực hiện 14
  17. phân loại tại nguồn còn thiếu thống nhất, đồng bộ, liên tục. Chưa tiến hành xử lý các đơn vị thu gom, vận chuyển chưa đảm bảo về các mặt. Chưa có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của UBND phường trong việc thu phí. Chưa áp dụng biện pháp chế tài đối với các chủ nguồn thải không đăng ký hợp đồng. Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý của UBND phường đối với các chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đôi khi chưa thường xuyên. Chưa có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo. Xử phạt vi phạm hành chính còn áp dụng ở mức nhẹ. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Trong Chương 2 Luận văn đã phân tích, đánh giá tình hình quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một ở các nội dung để thấy những kết quả đạt được cũng như những hạn chế do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do đó cần có phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Tập trung vào một số nội dung như sau: tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được. Tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng. Thực hiện quyết liệt, đầy đủ Quy chế quản lý chất thải rắn. Bộ máy quản lý nhà nước cần phải kiện toàn, củng cố; tăng cường chất lượng 15
  18. và số lượng nguồn nhân lực. Cần tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt và có hướng nhân rộng. Công tác quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển cần tiếp tục hoàn thiện về các mặt. Cần tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển. Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính. 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 3.2.1. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Thực hiện đa dạng về nội dung và hình thức, chú trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cần có sự phối hợp và thống nhất của các cơ quan chức năng với nhau và với những đơn vị, tổ chức khác để làm tốt công tác này. Tiếp tục xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác này. Tăng cường bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng, đồng thời có chính sách hỗ trợ thích hợp. 3.2.2. Tổ chức thực hiện tốt các văn bản quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt Việc triển khai thực hiện Quy chế quản lý chất thải rắn cần được thực hiện quyết liệt và đầy đủ. Cần có sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, áp dụng, theo dõi, kiểm tra, giám sát, xử lý đối với các chủ nguồn thải và đơn vị thu 16
  19. gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo nội dung của Quy chế; kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề có liên quan phát sinh. 3.2.3. Kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, nhân viên thực hiện công tác Trong Tổ Môi trường thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện nay nên có ít nhất một thành viên phụ trách riêng về chất thải rắn sinh hoạt. Các thành viên trong tổ cần thường xuyên trao đổi với cấp phường. Phòng Tài nguyên và Môi trường cần xem xét về chuyên môn của nhân viên hợp đồng hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường ở các phường cho phù hợp. UBND các phường cần có sự phân công công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt đối với nhân lực thực hiện. Ngoài ra cần có kiến nghị về việc mức lương đối với nhân viên hợp đồng cần phải nâng lên UBND thành phố cần rà soát lại về chuyên môn của đội ngũ nhân lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt để có biện pháp nâng cao về trình độ. Ngoài ra định kỳ hàng năm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ này. 3.2.4. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 3.2.4.1. Nâng cao chất lượng đối với công tác quản lý nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt Phòng Tài nguyên và Môi trường cần đề xuất UBND thành phố tiếp tục thực hiện Chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn phường Hiệp An, tham mưu kinh phí 17
  20. trong các năm tiếp theo và giám sát, nhắc nhỡ, xử lý các trường hợp chưa thực hiện đúng. UBND thành phố cần xem xét, nghiên cứu để có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các tổ chức và cá nhân không hưởng lương từ ngân sách tham gia việc tuyên truyền, vận động, giám sát, kiểm tra phân loại tại nguồn và miễn hoặc giảm đơn giá vệ sinh cho các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt. UBND phường Hiệp An cần tiếp tục tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn như: Tăng cường công tác phối hợp giữa UBMTTQVN phường với các hội, đoàn thể và chỉ đạo Tổ Tự quản bảo vệ môi trường tham gia hoạt động Tổ Tuyên truyền. Chỉ đạo Tổ Tuyên truyền tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn; tăng cường thêm nhân lực của phường hỗ trợ cho Tổ Giám sát. Tăng cường phát thanh trên đài truyền thanh, xe tuyên truyền thông báo tại các tuyến đường trên địa bàn phường. Nhanh chóng hoàn thiện bộ thu phí vệ sinh trên địa bàn phường để cân đối hỗ trợ cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Chỉ đạo Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập chấn chỉnh công tác thu gom, vận chuyển, đảm bảo số lượng nhân công thu gom và phải thực hiện đúng tần suất, thời gian thu gom theo Chương trình đề ra. Nhân công phải thực hiện đúng việc thu gom hai loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại trên hai loại xe khác nhau. Đối với các trường hợp chủ nguồn thải không thực hiện việc phân loại thì kịp thời báo cáo với Tổ Giám Sát để có biện pháp xử lý kịp thời. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2