intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

55
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ sau: Làm rõ cơ sở lý luận chi trả BHXH và QLNN về chi trả BHXH, trong đó làm rõ sự cần thiết khách quan Nhà nước phải quản lý công tác chi trả BHXH; nội 6 dung quản lý chi trả BHXH; cơ sở pháp lý và hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về chi trả BHXH. Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN trong công tác chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài BHXH (BHXH) là một trong những chính sách an sinh xã hội (ASXH) quan trọng; là tiêu chí của tiến bộ, bình đẳng và công bằng xã hội; thể hiện sự văn minh, phát triển của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ASXH hướng đến con người; xem đây vừa là động lực phát triển, vừa thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thời gian qua, việc triển khai thực hiện chính sách BHXH của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đạt nhiều kết quả tốt, từng bước đưa được chính sách BHXH đi vào đời sống người lao động. Công tác giải quyết và chi trả các chế độ BHXH kịp thời, đúng quy định của Luật BHXH. Tuy nhiên, tình trạng cố ý lợi dụng các kẻ hở của pháp luật và sự quản lý chưa tốt của các cơ quan nhà nước để trục lợi từ quỹ BHXH còn xảy ra ở nhiều địa phương với số lượng ngày càng tăng, số tiền ngày càng lớn;làm ảnh hưởng đến sự công bằng trong thụ hưởng chính sách BHXH của người lao động. Cũng như các quận - huyện khác, mặc dù có nhiều có gắng trong công tác quản lý nhà nước (QLNN) về chi trả BHXH, tại Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh hoạt động này vẫn còn có một số hạn chế cần phải khắc phục.Điển hình như: tình trạng chậm đóng BHXH, nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất 1
  2. nghiệp (BHTN) kéo dài của một số doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến quyền thụ hưởng BHXH của người lao động;việc trục lợi quỹ BHXH trong giải quyết chế độ BHXH cũng thường xuyên xảy ra. Trước thực trạng đó, với những kiến thức đã học của chuyên ngành Quản lý công, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “QLNN về chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn tìm hiểu nguyên nhân của hạn chế, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện QLNN trên lĩnh vực BHXH, từ đó đưa chính sách BHXH đến với người lao động một cách đầy đủ theo quy định của pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau về BHXH cũng như chi trả BHXH ở quy mô tỉnh, thành phố và quận, huyệntrước và sau khi Luật BHXH được ban hành đến nay, tuy nhiên tại Quận 9-thành phố Hồ Chí Minh, chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể vấn đề QLNN về chi trả BHXH; vì vậy, hướng đề tài mà tôi lựa chọn sẽ làm sáng tỏ hơn vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệmvụ nghiên cứu của luận văn  Mục đích: từ cơ sở lý luận và kết quả đánh giá thực trạng QLNN về chi trả BHXH, luận văn đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9.  Nhiệm vụ: làm rõ cơ sở lý luận chi trả BHXH và QLNN về chi trả BHXH.Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN trong 2
  3. công tác chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9; đưa ra những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm,hạn chế trong QLNN về chi trả BHXH. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9 trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài  Đối tượng nghiên cứu của đề tài Công tác QLNN về chi trả các chế độ BHXH bắt buộc cho người lao động và người hưởng chế độ BHXH hàng tháng theo quy định của Luật BHXH trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.  Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: từ năm 2014 đến nay. Không gian nghiên cứu: địa bàn Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở Chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập thông tin: từ những tài liệu có sẵn liên quan đến lĩnh vực BHXH, các báo cáo hoạt động của ngành BHXH; tham khảo ý kiến của chuyên gia …. - Phương pháp định tính: thu thập tài liệu, tư liệu, số liệu; phân tích tổng hợp. 3
  4. - Phương pháp định lượng: trên cơ sở số liệu thống kê, tác giả so sánh, xử lý số liệu, đồ thị. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn làm rõ về mặt lý luận chi trả BHXH, sự cần thiết khách quan QLNN về chi trả BHXH; phân tích đánh giá những mặt đạt được, những hạn chế của hoạt động QLNN về chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9 từ khi Luật BHXH năm 2014 được ban hành; đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về chi trả BHXH trong thời gian tới, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; luận văn được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của hoạt động chi trả BHXH và QLNN về chi trả BHXH. Chương 2: Thực trạng QLNN về chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 -2016. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. 4
  5. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦAHOẠT ĐỘNG CHI TRẢ BHXH VÀ QLNN VỀ CHI TRẢ BHXH 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Bảo hiểm  Khái niệm: “Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê”.  Phân loại:phân loại theo mục đích hoạt động:bảo hiểm được chia làm 2 loại là BHXH và bảo hiểm thương mại. 1.1.2. BHXH  Khái niệm BHXH: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”.  Khái niệm ba bên trong hoạt động BHXH: mối quan hệ xuyên suốt trong hoạt động BHXH là mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên bao gồm: bên tham gia BHXH, bên BHXH, bên được BHXH.  Đặc trưng của BHXH: BHXH là sự đảm bảo bù đắp thu nhập cho người lao động trong và sau quá trình lao động,các chế độ BHXHđược chi trảkhi họ và người sử dụng lao động 5
  6. thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH. Nhà nước quản lý và bảo hộ hoạt động BHXH.  Nội dung của BHXH: BHXH là một hệ thống đa dạng và phức tạp với những nội dung khác nhau, có thể tập trung vào bốn nhóm nội dung cơ bản sau: đối tượng BHXH; các chế độ BHXH; quỹ BHXH; tổ chức, quản lý BHXH. 1.1.3. Chi trả BHXH Chi trả BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi các chế độ BHXH và đảm bảo các hoạt động của hệ thống BHXH. 1.1.4. QLNNvề chi trả BHXH  Quản lý nhà nước về chi trả BHXH: là sự tác động, điều hành của Nhà nước trong thực hiện các nội dung QLNN về BHXH trên lĩnh vực chi trả BHXH, nhằm đảm bảo chi trả các chế độ BHXH cho người thụ hưởng theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo được mục tiêu ASXH.  Đặc điểm và nguyên tắc QLNN về chi trả BHXH:Nhà nước là chủ thể tổ chức và quản lý các hoạt động chi trả BHXH. Đồng thời, chi trả BHXH cần tuân thủ các nguyên tắc sau:“đúng chế độ, chính sách hiện hành, đúng người được hưởng; bảo đảm chi trả kịp thời và đầy đủ chế độ của người hưởng; thủ tục chi trả đơn giản, thuận tiện; đảm bảo an toàn tiền mặt trong chi trả;chi trả các chế độ BHXH, BHTN được quản lý thống nhất, công khai, minh bạch”. 6
  7. 1.1.5. Một số nhân tố tác động đến chi trảBHXH  Sự phát của nền kinh tế.  Sự nhận thức của xã hội về BHXH.  Sự điều chỉnh về chính sách, pháp luật của nhà nước. 1.2. Sự cần thiết khách quan và nội dung QLNN về chi trả BHXH 1.2.1. Sự cần thiết khách quan QLNN về chi trả BHXH  Xuấtphát từ vai trò quan trọng của hoạt động chi trả BHXH.  Xuất phát từ tính phức tạp của hoạt động chi trả BHXH.  QLNN về chi trả BHXH là yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. 1.2.2. Nội dung QLNN về chi trả BHXH  Một là, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về chi trảBHXH.  Hai là, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH.  Ba là, tổ chức bộ máy thực hiện BHXH; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác chi trả BHXH.  Bốn là, quản lý về thu - chi trả BHXH, bảo toàn quỹ BHXH.  Năm là, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật BHXH, xử lý vi phạm pháp luật về BHXH. Một là, năng lực của cơ quan QLNN về BHXH ở cấp quận là khả năng tổ chức triển khai đưa chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về BHXH đi vào cuộc sống. 7
  8. Hai là, hiệu lực của chính sách BHXH đối với đời sống nhân dân trên địa bàn quận thể hiện ở khía cạnh chính sách được ban hành được sự đón nhận và thực hiện của xã hội. Ba là, hiệu quả của hoạt động quản lý chi trả BHXH thể hiện ở việc người lao độngđược tham gia BHXH và được hưởng các quyền lợi BHXH đúng quy định của pháp luật. 1.2.3. Cơ sở pháp lý QLNN về chi trả BHXH Năm 2014, Quốc hội nước ta đã thông Luật BHXH năm 2014, tiếp tục thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng trong các Nghị quyết 15-NQ/TW, Nghị quyết 21-NQ/TW và các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền được bảo đảm ASXH và trách nhiệm của Nhà nước được ghi tại Điều 34 và Điều 59. 1.2.4. Hệ thống các cơ quan QLNN về chi trảBHXH Cơ quan QLNN về BHXH được quy định tại Điều 8, Luật BHXH năm 2014. 1.3. Kinh nghiệm QLNN về chi trả BHXH 1.3.1. Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: gồm có các quận, huyện như quận Thủ Đức,Quận 12, huyện Nhà Bè. 1.3.2. Trên địa bàn tỉnh, thành phố khác: gồm có các quận, huyện như huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai, quận Hải Châu - Đà Nẵng. 1.3.3. Một số kinh nghiệm có thể vận dụng trong QLNN về chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9 8
  9. Thứ nhất, hạn chế chủ yếu là tình hình nợ BHXH của các doanh nghiệp. Những biện pháp, giải pháp đôn đốc thu cần đa dạng, trong đó chú ý đến biện pháp chế tài. Thứ hai, để chính sách BHXH đi vào đời sống, việc triển khai pháp luật BHXH cần có sự vào cuộc của toàn xã hội. Thứ ba, gian lận, lạm dụng quỹ BHXH xuất hiện cả bên trong cũng như bên ngoài hệ thống BHXH. Do đó, Nhà nước cần có giải pháp chống gian lận, lạm dụng BHXH một cách có hiệu quả. Kết luận Chƣơng I Chi trả BHXH là khâu cuối cùng trong việc thực hiện chính sách BHXH. Để chính sách BHXH đi vào cuộc sống, các cơ quan QLNN cần phải thực hiện tốt vai trò QLNN về chi trả BHXH, quan trọng nhất là phải xây dựng được các giải pháp chống gian lận BHXH để bảo đảm nguồn quỹ, tổ chức tốt việc giải quyết chế độ BHXH cho người thụ hưởng theo đúng quy định của pháp luật. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QLNN VỀ CHI TRẢ BHXH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Các nhân tố tác động đến quá trình QLNN về chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1.Tổng quan về Quận 9  Đặc điểm về tự nhiên - hành chính: Quận 9 được thành lập theo Nghị định số 03-CP ngày 06/01/1997 của Thủ tướng chính phủ, trên cơ sở tách ra từ huyện Thủ Đức.  Đặc điểm về kinh tế - xã hội: sau gần 20 năm hình thành và phát triển, phát huy thế mạnh về đất đai, cảnh quan thiên 9
  10. nhiên cùng với sự quan tâm của thành phố, hiện nay Quận 9 đang trên đà phát triển và đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trọng điểm về kinh tế, xã hội. 2.1.2. Tác động của các nhân tố đến chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh  Tác động của nhân tố kinh tế: Quận 9 được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và triển khai các dự án lớn. Chủ trương cải cách thủ tục hành chính của chính quyền Quận 9 cũng là yếu tố thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Quận 9.  Tác động của nhân tố xã hội: dân số trên địa bàn Quận 9 cũng tăng nhanh, từ 126.220 người (năm 1997) đã tăng lên 296.199 người (năm 2016).  Tác động của chính sách pháp luật: chính sách tiền lương của Nhà nước có nhiều thay đổi; quy định mở rộng đối tượng tham gia BHXH vànhững thay đổi về quyền lợi hưởng chế độ của Luật BHXH năm 2014 cũng làm tăng số người tham gia và người hưởng chế độ BHXH. 2. Kết quả QLNN về chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về chi trả BHXH UBND Quận đã ban hành các văn bản chỉ đạo như:kế hoạch số 168/KH-UBND-BHXH ngày 24 tháng 9 năm 2013 “Thực hiện chính sách BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”; Kế 10
  11. hoạch số 220/KH-UBND ngày 25/8/2016 “Triển khai thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua Bưu điện”. 2.2.2.Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật BHXH Công tác tuyên truyền được triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: như phát tờ rơi; tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp, hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên phụ trách BHXH của các đơn vị; đăngthông tin về giao dịch hồ sơ điện tử, tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ qua bưu điện trên website của BHXH quận.... 2.2.3. Tổ chức bộ máy thực hiện BHXH; đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực làm công tác chi trả BHXH Với đội ngũ viên chức trẻ, có tinh thần trách nhiệm với công việc, tận tình phục vụ nhân dân, ban lãnh đạo tâm huyết với nhiệm vụ, BHXH Quận9 đã tổ chức thực hiện vàhoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch về thu BHXH cũng như giải quyết chi trả chế độ BHXH cho người thụ hưởng.Bên cạnh đó, BHXH quận còn rất chú trọng đến công tác xây dựng đội ngũ viên chức có chất lượng về trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, gắn bó với ngành. 2.2.4. Quản lý thu - chi trả BHXH, bảo toàn quỹ BHXH 2.2.4.1. Quản lý thu, mở rộng nguồn thu và đối tượng tham gia BHXH  Quản lý thu và nguồn thu BHXH:Số thu BHXH, BHYT, BHTNtừ năm 2014 đến năm 2016 đều vượt kế hoạch được giao từ 2,20% đến 4,78%. Số thu năm 2016 là 1.295 tỷ đồng so với 11
  12. năm 2014 là 853 tỷ, tăng 442 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 52%. Công tác mở rộng nguồn thu cũng luôn được BHXH Quận quan tâm thực hiện. Năm 2014 số đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTNlà 1.314 với số lao động là 54.546, đến năm 2016, số đơn vị tăng lên 1.821 với số lao động là 65.558.  Quản lý đối tượng tham gia BHXH: số đơn vị tham gia BHXH dưới 10 lao động là 1.314/1.821 đơn vị, chiếm tỷ lệ 72%, những đơn vị này có số lao động ít nhưng hay nợ BHXH, khi nợ lại kéo dài làm số nợ trở nên cao. Bên cạnh đó, những công ty có động lao động lại hay biến động tăng lao động, giải quyết chế độ hoặc nghỉ việc với số lượng lớn nên nghiệp vụ quản lý thu, chi trả chế độ cũng phát sinh nhiều. 2.2.4.2. Quản lý chi trả chế độBHXH BHXH quận đã thực hiện tốt công tác chi trả, tạo được niềm tin của đối tượng thụ hưởng chính sách. Năm 2014, chi trả chế độ cho 134.674 lượt người với số tiền 372,422 tỷđồng; đến năm 2016 số lượt người là 158.406 với số tiền 527,202 tỷ, tăng 23.732 lượt người, số tiền tăng 154,78 tỷ đồng. 2.2.5. Phối hợp giữa cơ quan BHXH với các ban ngành liên quan BHXH Quận đã chủ động ký kết văn bản phối hợp với các ban, ngành trong triển khai, thực hiện chính sách BHXH. 2.2.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật BHXH và khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH Năm 2014-2016, BHXH Quận đã kiểm tra 285 doanh nghiệp nợ BHXH với số tiền trên 21,73 tỷ đồng; có 190 doanh nghiệp 12
  13. khắc phục số tiền 18,169 tỷ đồng. Năm 2016 có 17 doanh nghiệp thuộc diện nợ phải khởi kiện ra Tòa với số tiền 4,323 tỷ đồng, nhưng trong năm chỉ thu được 2,617 tỷ đồng, tỷ lệ khắc phục nợ chỉ đạt 60,54%. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân Thành tựu: chính sách BHXH đã cơ bản đi vào đời sống nhân dân và người lao động trên địa bàn; Công tác cải cách thủ tục hành chính của ngành được BHXH Quận 9 triển khai một cách quyết liệt, thủ tục hồ sơ thanh toán chế độ đơn giản, thuận tiện; công tác chi trả an toàn, kịp thời đến người thụ hưởng; chất lượng phục vụ nhân dân được nâng lên. Nguyên nhân của thành tựu: chủ trương của Nghị quyết 21/NQ-TW đã dần dần thấm vào nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương,công tác tuyên truyên được thực hiện tốt, nhận thức của xã hội về tâm quan trọng của BHXH được nâng lên. Các giải pháp kiểm tra, thanh tra, khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH ra Tòa đã phát huy tác dụng đối với một số doanh nghiệp nợ đọng kéo dài.Viên chức BHXH Quận 9 tận tâm, có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân  Hạn chế: về nguồn nhân lực thực hiện chính sách BHXH; công tác phối hợp giữa các ban ngành liên quan trong thanh tra, 13
  14. kiểm tra thực hiện pháp luật BHXH; sự hiểu biết về chính sách BHXH của người lao động. - Nguyên nhân của những hạn chế: biên chế của cơ quan BHXH chưa tương xứng với nhiệm vụ; mối quan hệ ba bên giữa chủ sử dụng lao động, người lao động và vai trò giám sát của cơ quan QLNN trong hoạt động BHXH chưa thể hiện đúng,đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên; công tác phối hợp giữa cơ quan BHXH và các ngành chức năng chưa đạt hiệu quả cao;công tác tuyên truyền chưa sâu rộng đến nhân dân; chế tài về vi phạm pháp luật BHXH chưa đủ sức răn đe. Kết luận Chƣơng 2 Những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn Quận 9 đã góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và người hưởng chế độ BHXH. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai chính sách BHXH vẫn còn những hạn chếlàm ảnh hưởng đến quyền lợi của thụ hưởng chính sách, ảnh hưởng đến việc bảo toàn và phát triển quỹ BHXH.Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9trong Chương II, là cơ sở để luận văn đưa ra định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9 trong những năm tới. 14
  15. CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHI TRẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Dự báo và định hƣớng QLNNvề chi trả BHXH trong thời gian tới 3.1.1. Căn cứ dự báo  Căn cứ vào các nhân tố tác động Thứ nhất, căn cứ xu hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thành phố Hồ Chí Minh và của Quận 9 đến năm 2020. Thứ hai, căn cứ vào quy định của Luật BHXH năm 2014 được Nhà nước ban hành có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Thứ ba, căn cứ kết quả công tác của ngành BHXH Việt Nam trong 3 năm 2014-2016.  Căn cứ vào các định hướngphát triển - Định hướng phát triển chính sách BHXH của Việt Nam: “Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia BHTN”. - Định hướng phát triển ngành BHXH Việt Nam: đến năm 2020: phát triển ngành BHXH Việt Nam phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội. - Địnhhướng phát triển kinh tế - xã hội và ASXH của thành phố Hồ Chí Minh: “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; …”; tiến tới thực hiện chế độ BHXH cho mọi người lao động. 15
  16. - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Quận 9:“Quận 9 ngày càng văn minh, phát triển”; đảm ASXH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 3.1.2. Dự báo tình hình chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9  Dự báo về số người tham gia BHXH:đến năm 2020số lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN là 114.661 người.  Dự báo về đối tượng thụ hưởng BHXH: đến năm 2020 chi trả BHXH cho 240.730 lượt người hưởng chế độ.  Dự báo về số tiền chi trả của quỹ BHXH: đến năm 2020 số tiền chi trả BHXH trên 82 tỷ đồng. 3.1.3. Mục tiêu QLNN về chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9 đến năm 2020  Mục tiêu chung: nâng cao chất lượng bộ máy QLNN về BHXH, bộ máy tổ chức của cơ quan BHXH Quận 9 theo hướng hiện đại về trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.  Mục tiêu cụ thể: tiếp tục triển khai thu BHXH, BHYT, BHTN đạt và vượt chỉ tiêu thu BHXH thành phố giao hàng năm. Mở rộng diện bao phủ BHXHtheo dự báo đến năm 2020. - Quản lý chặt chẽ nguồn quỹ BHXH. Kiểm soát quy trình duyệt và chi trả chế độ, hạn chế thấp nhất các hành vi trục lợi quỹ BHXH. Hiện đại hóa quản lý công tác chi trả, từ tiếp nhận hồ sơ đến thẩm định và chi trả. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về Luật BHXH, nhất là đối với chủ sử dụng lao động và người lao động. 16
  17. 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về chi trả BHXHtrên địa bàn Quận 9 - Thành phố Hồ Chí Minh 3.2.1. Tăng cƣờng công tác chỉ đạo về chi trả BHXH BHXH Quận 9 tiếp tục tham mưu Quận ủy, UBND Quận 9 ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện BHXH trong thời gian tới một cách kịp thời. 3.2.2. Đổi mới công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về chính sách BHXH - Thứ nhất, phân loại nhóm đối tượng tuyên truyền và nội dung tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng. - Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của đội ngũ cán bộ, viên chức, cộng tác viên. - Thứ ba, tích cực áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả tuyên truyền. - Thứ tư, BHXH quận cần chủ động phối hợp với Phòng Tư pháp, Liên đoàn lao động, Trung tâm văn hóa tổ chức các buổi tuyên truyền về chính sách BHXH cho đối tượng là lực lượng lao động trực tiếp trên địa bàn. 3.2.3. Tăng cƣờng hiệu quả vai trò của cơ quan BHXH với các ngành liên quan - BHXH Quận cần tiếp tục tăng cường phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong quản lý đơn vị sử dụng lao động và lao động thuộc diện tham gia BHXH. - BHXH Quận cần tăng cường phối hợp với Chi cục thuếđể quản lý số lao động và quỹ lương tham gia BHXH. 17
  18. - BHXH Quận cần tăng cường phối hợp với Liên đoàn lao động, Tòa án nhân dân và Chi cục thi hành án trong kiện doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN ra Tòa. 3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra về BHXH - Thứ nhất, thường xuyên theo dõi, rà soát, đôn đốc và phân loại các đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN để có sự quản lý, tác động bằng các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phát sinh nợ BHXH. - Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành trong kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các quy định của Luật BHXH. - Thứ ba, báo cáo BHXH Thành phố thực hiện thanh tra chuyên ngành nhằm thu hồi nợ đối với những doanh nghiệp nợ kéo dài, nợ cao. 3.2.5. Tiếp tục công tác cải cách thủ tục hành chính, đổi mới và nâng cao chất lƣợng phục vụ của cơ quan BHXH Triển khai kịp thời các quy trình tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ mới theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam và BHXH thành phố, sao cho chủ trương cải cách thủ tục hành chính của ngành BHXH đến với từng đơn vị sử dụng lao động, người lao động và người hưởng chế độ BHXH. 18
  19. 3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chi trả BHXH - Thứ nhất, BHXH quận cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ tất cả các ứng dụng của các phầm mềm ứng dụng để khai thác tốt nhất cho công tác quản lý BHXH tại quận. - Thứ hai, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên môn của viên chức phụ trách công nghệ thông tin và viên chức giải quyết hồ sơ chế độ trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công nghệ thông tin. 3.2.7. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ viên chức BHXH quận - Tăng cường trách nhiệm quản lý của giám đốc, các phó giám đốc và các tổ trưởng trong quản lý viên chức ở tổ nghiệp vụ về chất lượng công tác nghiệp vụ được phân công phụ trách, về đạo đức nghề nghiệp và tinh thần phục vụ nhân dân.Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy trình luân chuyển hồ sơ thu cũng hồ sơ như chi trả BHXH. - Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tuyên truyền thuyết phục và kỹ năng xử lý tình huống cho viên chức. Giáo dục họ giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 3.3. Khuyến nghị 3.3.1. Đối với Quốc Hội 3.3.2. Đối với Chính Phủ 19
  20. 3.3.3. Đối với UBND Thành phố Hồ Chí Minh 3.3.4. Đối với các ban ngành có liên quan Kết luận Chƣơng 3 QLNN về BHXH nói chung và chi trả BHXH là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Từ nội dung phân tích thực trạng công tác QLNN về chi trả BHXH trên địa bàn Quận 9giai đoạn 2014-2016, luận văn đã nêu ra được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong QLNN về chi trả BHXH. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị một số nội dung mà cơ quan QLNN các cấp cần thực hiện trong thời gian tới nhằm thực hiện tốt chính sách BHXH, góp phần đảm bảo ASXH trên địa bàn Quận 9 và thành phố Hồ Chí Minh. PHẦN KẾT LUẬN BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm qua, công tác BHXH đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống nhân dân, thực hiện công bằng và ổn định chính trị - xã hội. Hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH từng bước được hoàn thiện phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; số người tham gia BHXH tăng qua các năm; việc chi trả lương hưu và các chế độ BHXH thực hiện theo quy định của pháp luật, quyền lợi của người thụ hưởng BHXH được đảm bảo. Ngành BHXH Việt Nam được hình thành và phát triển,cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện chính sách và chi trả chế độ BHXH. Ngày 01/01/2016, Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành có nhiều điểm mới so với Luật BHXH năm 2006 (có hiệu 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1