Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
lượt xem 6
download
Luận văn "Quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất các giải pháp để hoàn hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu về nguồn lực của nền kinh tế trong giai đoạn mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN QUỐC KỲ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẠO TẠO NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2023
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH QUÝ Phản biện 1: TS. TRẦN ĐÌNH CHÍN Phản biện 2: TS. LÊ VĂN THĂNG Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung. Địa điểm: Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung. Số 201 - Đường Phan Bội Châu - Phường Trường An - TP Huế Thời gian: ....................................................... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đào tạo nghề là một hoạt động quan trọng góp phần đảm bảo sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, thời gian qua lĩnh vực đào tạo nghề đã được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, đầu tư và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Trong bối cảnh đó, để đáp ứng nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực trong thực hiện CNH, HĐH, tỉnh Quảng Nam đã tập trung thực hiện đào tạo nghề cho lực lượng lao động tại địa phương. Tuy nhiên, thực tiễn đào tạo nghề và QLNN về đào tạo nghề thông qua hoạt động của các Trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn quá nhiều bất cập như: tính hướng nghiệp trong đào tạo nghề chưa được chú trọng; mối liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp thiếu kết nối, chất lượng đào tạo chưa cao, chưa phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề ít chú trọng; công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, đánh giá để kịp thời chấn chỉnh các sai phạm, nâng cao chất lượng đào tạo chưa được thường xuyên... Từ thực tiễn trên, đòi hỏi cần nghiên cứu, đánh giá một cách tổng thể công tác đào tạo nghề và QLNN trên lĩnh vực này để có các giải pháp điều chỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thông qua hệ thống các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là vấn đề cấp thiết, vì vậy nên tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, ở nước ta, lĩnh vực giáo dục, đào tạo nhất là đào tạo nghề đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý nghiên cứu ở phạm vi, mức độ khác nhau. Các bài viết, công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, mặt dù chưa toàn diện song đã có nhiều đóng góp nhất định trong việc hoạch định chủ trương, chính sách, giải pháp… có thể tham khảo, làm cơ sở nghiên cứu của đề tài luận văn. Xét trên bình diện toàn quốc, có nhiều đề tài nghiên cứu về đào tạo nghề đã được công bố, song trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, 1
- cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về đánh giá thực trạng của QLNN đối với các Trường Cao đẳng công lập đào tạo nghề trên địa bàn nên đề tài của luận văn không trùng lặp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: - Đề xuất các giải pháp để hoàn hiện QLNN trong lĩnh vực đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu về nguồn lực của nền kinh tế trong giai đoạn mới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xác lập cơ sở khoa học QLNN về đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập. - Đánh giá, phân tích thực trạng QLNN trong lĩnh vực đào tạo nghề tại các Trường Cao đẳng công lập ở tỉnh Quảng Nam ở cả ba khịa cạnh kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân của nó. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLNN về đào tạo nghề tại các Trường Cao đẳng công lập ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nội dung của QLNN về đào tạo nghề tại các Trường Cao đẳng công lập 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu QLNN về đào tạo nghề do các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thực hiện. Về thời gian: từ năm 2017 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn lựa chọn phương pháp nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp thống kê; Phương pháp so sánh; Phương pháp điều tra xã hội học... 6. Những đóng góp mới của luận văn: - Góp phần làm rõ hơn vai trò của chính quyền địa phương, trách nhiệm các ngành chủ quản đối với hoạt động đào tạo nghề; 2
- - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; - Làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm. 7. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên đại bàn tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời gian tới. 3
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ 1.1. Các vấn đề chung về đào tạo nghề 1.1.1. Khái niệm đào tạo nghề Khái niệm về đào tạo nghề hay còn gọi là dạy nghề đã được đặt ra trong các công trình nghiên cứu về lãnh vực này: Theo Điều 3. Luật giáo dục nghề nghiệp 2014: “Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp”. Theo cách tiếp cận của luận văn, theo tác giả cho rằng: Đào tạo nghề (giáo dục nghề nghiệp) là quá trình trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nghề nghiệp một cách có hệ thống, có khả năng trực tiếp hoạt động sản xuất, dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. 1.1.2.Khái niệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề QLNN về đào tạo nghề (giáo dục nghề nghiệp) là sự tác động có tổ chức, có định hướng của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền bằng quyền lực nhà nước đổi với các hoạt động đào tạo nghề để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền, giao quyền nhằm phát triển sự nghiệp đào tạo nghề theo qui định của pháp luật qua đó đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề của nhân dân, thực hiện mục tiêu đào tạo nghề của nhà nước. Ở giác độ nghĩa hẹp, thì QLNN về đào tạo nghề là sự tác động bằng quyền lực của các cơ quan hành pháp (Chính phủ, Bộ, cơ quan nganh bộ và UBND các cấp) đối với các hoạt động đào tạo nghề, nhằm đạt mục tiêu phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp từ đó đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tại Khoảng 3, Điều 104 qui định: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về giáo dục nghề nghiệp, trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm. Trên cơ sở đó, ở giác độ người nghiên cứu, có thể hiểu một cách cụ thể: 4
- QLNN về đào tạo nghề là quản lý theo ngành do Bộ Lao động thương binh và Xã hội thực hiện. Đó là việc xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch, cơ chế và chính sách nhằm phát triển lĩnh vực dạy nghề, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 1.2. Khách thể, chủ thể và đặc điểm quản lý nhà nước về đào tạo nghề 1.2.1. Chủ thể, khách thể quản lý nhà nước về đào tạo nghề Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: Nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức, cá nhân được nhà nước uỷ quyền thực hiện quyền QLNN về đào tạo nghề. Khách thể của quản lý nhà nước về đào tạo nghề: Khách thể QLNN là về đào tạo nghề những gì mà liên quan đến hoạt động đào tạo nghề, bao gồm: - Trật tự quản lý trên tất cả các lĩnh vực của hoạt động đào tạo nghề. - Là hành vi hoạt động của con người liên quan đến hoạt động đào tạo nghề. 1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam Thứ nhất, Chính phủ là chủ thể chính QLNN về giáo dục nghề nghiệp và thống nhất QLNN về lĩnh vực này trên phạm vi cả nước được Hiến pháp và Pháp luật quy định. Thứ hai, Chính phủ giao cho một cơ quan của Chính phủ cụ thể, mới đây là Bộ LĐTB&XH trực tiếp thực hiện chức năng QLNN về giáo dục nghề nghiệp trên phạm vi cả nước. Thứ ba, Chính phủ giao cho các Bộ, Ngành khác có liên quan và UBND các cấp theo thẩm quyền hoặc ủy quyền nhiệm vụ QLNN về giáo dục nghề nghiệp. 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp 1.3.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách 1.3.2. Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề 1.3.3. Quản lý và sử dụng các nguồn lực và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề 5
- 1.3.4. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, thực hiện việc kiểm định chất lựợng đào tạo nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia 1.3.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dạy nghề tại các Trường Cao đẳng công lập 1.4.1. Những yếu tố khách quan - Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; - Cách thức tổ chức bộ máy QLNN về đào tạo nghề. Sự phân định trách nhiệm của từng cơ quan QLNN về đào tạo nghề và mối quan hệ giữa cơ quan HCNN thẩm quyền. 1.4.2. Những yếu tố chủ quan - Đội ngũ CB, CC trực tiếp vận hành hoạt động đào tạo nghề. - Hệ thống nguồn lực, cơ sở vật chất bao gồm: trụ sở làm việc, những điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị làm việc, nguồn lực tài chính, … đảm bảo cho hoạt động QLNN về đào tạo nghề. - Công tác XHH, sự phối hợp với các doanh nghiệp, các yếu tố xã hội trong thực hiện đào tạo nghề Tiểu kết chương 1 Trong Chương 1, luận văn đã trình bày khái quát khái niệm, vai trò, nội dung QLNN về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề; nội dung của QLNN về đào tạo nghề tại các Trường Cao đẳng công lập, những yếu tố tác động đến đào tạo nghề và sự cần thiết thực hiện QLNN đối với đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trong bối cảnh mới. Đây là cơ sở quan trọng, là công cụ để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN đối với đào tạo nghề tại các Trường Cao đẳng công lập ở tỉnh Quảng Nam. 6
- Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tác động đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam Đặc điểm tự nhiên 2.1.2. Sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Một là, tình hình KT-XH tỉnh Quảng Nam có bước vượt trội, phát triển nhanh… trong đó có đào tạo nghề. Đây là những yếu tố cơ bản để có điều kiện phát triển nguồn nhân lực, chuyên nghiệp, công ứng lao động lành nghề cho thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.. Hai là, tỉnh Quảng Nam triển khai nhiều chính sách thu hút đầu tư, tạo sự chuyển hướng mạnh mẽ, đúng hướng; tạo cho Quảng Nam một nền công nghiệp hiện đại, nền kinh tế năng động. Điều đó tạo sức ép mạnh về nhu cầu lao động và mở ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các loại hình đào tạo nghề, qua đó cung ứng được lực lượng lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn. Ba là, Quảng Nam cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung, chịu sự tác động nặng nề và thường xuyên của thời tiết bất thường… ảnh hưởng nhiều đến thu hút đầu tư, phát triển đào tạo nghề của các Trường Cao đẳng. Bốn là, vai trò của các cấp ủy Đảng, bộ máy chính quyền các cấp nhận thức và quan tâm đầu tư về đào tạo nghề cũng có những hạn chế nhất định, tác động đến hiệu quả QLNN về đào tạo nghề. 2.2. Khái quát tình hình giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của tỉnh Quảng Nam phát triển đa dạng, đảm bảo về quy mô, cơ cấu về ngành nghề 7
- đào tạo. Tính đến ngày 31/12/2022, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 28 cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 7 trường Cao đẳng tham gia đào tạo nghề, có 4 trường công lập. Giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo được 118.152 lượt người, trong đó, trình độ Cao đẳng 9.363 người; trung cấp 13.174 người; sơ cấp và đào tạo thường xuyên 95.615 lượt người”. 2.3. Thực trạng đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2.3.1. Các ngành đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 7 Trường Cao đẳng tham gia đào tạo nghề, trong đó có 4 trường công lập với số lượng ngành khá phong phú và đa dạng trên các lĩnh vực như nông, lâm thủy sản; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Các Trường Cao đẳng hiện đang tuyển sinh, đào tạo tổng số 98 mã ngành, trong đó đào tạo trình độ Cao đẳng 50/98; trình độ trung cấp 48/98. Bảng 2.1. Thống kê nhóm ngành và số lượng mã ngành đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Số mã Số mã Trường Cao đẳng ngành STT ngành ĐT Tổng số đào tạo nghề ĐT trình trình độ CĐ độ TC Trường Cao đẳng 1 18 26 44 Quảng Nam Trường CĐ Công 2 nghệ, KT và Thủy lợi 7 13 20 miền Trung Trường CĐ Y tế 3 5 1 6 Quảng Nam Trường CĐ Điện lực 4 10 8 18 miền Trung Tổng số 50 48 98 Nguồn: Báo cáo các trường cao đẳng công lập đào tạo nghề, năm 2022 2.3.2. Chương trình đào tạo các ngành Cao đẳng, trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 8
- Chương trình đào tạo nghề nghiệp ở Trường Cao đẳng rất đa dạng phụ thuộc vào số ngành nghề đào tạo. Mỗi chương trình thường được chia thành 03 phần: các học phần chung; các học phần cơ sở hình thành nền tảng của ngành đào tạo và các học phần chuyên ngành. 2.3.3. Tài liệu, giáo trình phục vụ nhu cầu đào tạo nghề hệ Cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Để đảm bảo cho hoạt động dạy và học có hiệu quả, các Trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã và đang hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ cho nhu cầu đào tạo. 2.3.4. Tình hình đội ngũ giáo viên đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Theo thống kê, năm 2021 -2022 tổng số giáo viên đào tạo nghề thuộc các Trường Cao đẳng trên địa bàn (bao gồm cơ hữu/biên chế, hợp đồng dài hạn và hợp đồng ngắn hạn, công lập và không công lập) là 485 người (không kể giáo viên thỉnh giảng). Trong đó: 08 Tiến sĩ; 274 Thạc sĩ; 309 Đại học; 33 Cao đẳng; 95 trình độ khác. Nhờ vừa không ngừng nâng cao chất lượng Cán bộ, viên chức, vừa tinh giảm biên chế, sắp xếp lại bộ máy đã đáp ứng yêu cầu thực tế, qua đó không ngừng cải thiện chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên. Tuy nhiên, còn có một số đội ngủ giáo viên chưa thực sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy và truyền thụ kiến thức, rập khuôn máy móc, chậm nắm bắt các xu thế thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội. 2.3.5. Chế độ học phí của các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Các Trường Cao đẳng, Trung cấp và dạy nghề công lập trực thuộc tỉnh Quảng Nam thực hiện theo qui định của nhà nước thực hiện như sau: Bảng 2.4. Mức thu học phí đào tại các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, từ năm học 2019 đến năm học 2022 Đơn vị: ngàn đồng/tháng/học sinh, sinh viên Các trường (Theo học kỳ) Nhóm Trường Trường CĐ Trường CĐ ngành CĐ CN- KT và Trường CĐ Y tế Quảng Quảng Thủy lợi Điện lực miền Nam Nam miền Trung Trung 9
- 1. Hệ CĐ 4.800.000 3.900.000 4.975.000 6.400.000 đến đến 6.800.000 4.700.000 2. Trung Miễn 3.450.000 4.025.000 Miễn cấp đến 4.100.000 Nguồn: Báo cáo các trường cao đẳng đào nghề, năm 2022 Mặc dù đã có văn bản chỉ đạo về mức thu học phí của Trường Cao đẳng thực hiện đào tạo nghề trên địa bàn. Tuy nhiên, do tính chất của từng ngành nghề đào tạo, các trường đã xây dựng các biểu giá khá phù hợp. Đặc biệt hệ trung cấp hầu hết được miễn giảm học phí. Đối với các trường ngoài công lập, việc thu học phí dựa trên cơ sở học phí, lệ phí thu từ người học nhằm đáp ứng chi phí cụ thể do nhà trường tự xây dựng trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc xã hội chấp thuận và phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy các trường ngoài công lập thường thu học phí cao. Việc thu học phí tại các Trường Cao đẳng đào tạo nghề công lập thu định kỳ hàng tháng, tạo điều kiện, giảm bớt khó khăn cho sinh viên, học sinh theo học. Mặt khác UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ chủ quản cũng có chế độ miễn giàm học phí cho các học sinh thuộc hệ trung cấp nghề (trừ đặc thù của trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam). 2.3.6. Cơ sở vật chất các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Khách quan đánh giá, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho công tác đào tạo hiện nay ở một số Trường Cao đẳng công lập đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhìn chung đạt mức độ trung bình. Một số Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn đã có nhiều cố gắng trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tuy nhiên, diện tích giảng đường, phòng học, phòng làm việc, nhà xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, trung tâm thông tin thư viện, khu thi đấu thể thao, khu sinh hoạt văn hóa, khu ký túc xá học sinh… còn rất chật chội hoặc thiếu đồng bộ. 2.3.7. Tình hình sinh viên, học sinh tham gia đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 10
- Đối tượng sinh viên, học sinh đầu vào của các Trường Cao đẳng đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khá đa dạng. Hầu hết là học sinh tốt nghiệp THCS, PTTH ở tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận. Trong đó đa số thuộc diện gia đình nghèo, nông thôn và một tỷ lệ khá cao là người dân tộc thiểu số. 2.4. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2.4.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách đối với đào tạo nghề Việc thể chế hóa, ban hành các cơ chế, chính sách phát triển GDNN ở địa phương Trong giai đoạn 2017-2022, tỉnh Quảng Nam đã ban hành hệ thống văn bản để triển khai thực hiện các chính sách do trung ương quy định và ban hành chính riêng của tỉnh nhằm hỗ trợ người lao động tham gia học các trình độ giáo dục nghề nghiệp; đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động số lượng lớn của một số các ngành, nghề trọng điểm như: Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 25/4/2017 của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 về Cơ chế hỗ trợ đào tạo nghề cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 15/02/2011 về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020; Quyết định 2125/QĐ-UBND ngày 13/6/2017 phê duyệt bổ sung danh mục nghề được hỗ trợ đào tạo theo Quyết định số 3577/QĐ-UBND ngày 14/10/2016… Bên cạnh đó, tỉnh UBND Quảng Nam cũng đã có những chính sách sắp xếp lại các đơn vị đào tạo nghề công lập trên địa bàn theo tinh thần cải cách hành chính, nâng cao chất lượng các đơn vị sự nghiệp tinh gọn, hiệu quả như: Quyết định số 2483/QĐ-UBND ngày 09/9/2020 về việc Phê duyệt Đề án “Sắp xếp các cơ sở GDNN công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”; Kế hoạch 2266/KH-UBND ngày 19/4/2021 về việc “Sáp nhập các cơ sở GDNN công lập thuộc tỉnh” để triển khai thực hiện Quyết định số 359/QĐ-LĐTBXH ngày 24/3/2021 của Bộ trưởng Bộ LĐ, TB về việc sáp nhập Trường Cao đẳng Công nghệ Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Bắc Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Nam Quảng Nam, Trường Trung cấp 11
- nghề Thanh niên Dân tộc - Miền núi Quảng Nam và Trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Quảng Nam vào Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam và đổi tên thành Trường Cao đẳng Quảng Nam. Từ ngày 01/6/2021 Trường Cao đẳng Quảng Nam đi vào hoạt động. Nhờ chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ từ Tỉnh ủy, HĐND đến UBND nên công tác đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn rất thuận lợi. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về GDNN Để các chủ trương, chính sách về đào tạo nghề đi vào cuộc sống, tỉnh Quảng Nam rất chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về đào tạo nghề và giáo dục nghề nghiệp đến người dân, cộng đồng. Cụ thể, hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã chú trọng tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội về vị trí, vai trò và các quy định cụ thể của chính sách, pháp luật về GDNN. 2.4.2. Công tác xây dựng bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Thực hiện chức năng QLNN về GDNN tại cấp tỉnh, Sở LĐTB &XH có Phòng Giáo dục nghề nghiệp (được đổi tên từ phòng Dạy nghề) và hiện nay theo đề án vị trí việc làm được bố trí 05 biên chế gồm có: 05 công chức, trong đó: 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và 03 chuyên viên; trình độ chuyên môn: 02 thạc sĩ, 03 đại học. Đối với cấp huyện, 18/18 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã bố trí công chức theo dõi công tác GDNN tại phòng LĐ – TB & XH và ở xã, phường, thị trấn là cán bộ phụ trách công tác LĐ – TB & XH. Đa số cán bộ, công chức đều có trình độ đại học, sau đại học có năng lực tham mưu thực hiện QLNN về lĩnh vực này. Tuy nhiên cán bộ ở cấp huyện và cấp xã ngoài quản lý, theo dõi công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn kiêm nhiệm nhiều công tác ở các lĩnh vực khác nhau. Về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý các Trường Cao đẳng công lập đào tạo nghề Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đào tạo nghề: tính đến ngày 31/12/2020, tổng số đội ngũ nhà giáo tại các Trường Cao đẳng 12
- công lập đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 633 giáo viên, và 128 cán bộ quản lý, Hằng năm, Sở LĐTB&XH đã tổ chức nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về thực hiện Luật GDNN, các văn bản quy phạm pháp luật về GDNN, các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác tuyên truyền, tuyển sinh, hướng nghiệp, giải quyết việc làm cho cán bộ làm công tác quản lý GDNN tại các cơ sở GDNN, phòng LĐTB&XH các huyện, thị xã, thành phố. Quản lý tuyển dụng, sử dụng, công chức, viên chức Trên cơ sở các quy định của Chính phủ, tỉnh Quảng Nam về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức, hằng năm, Sở LĐTB&XH đã phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu với UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động đảm bảo đủ số lượng người làm việc theo chỉ tiêu biên chế được giao. Cơ cấu, trình độ viên chức và lao động hợp đồng hợp lý theo yêu cầu của đề án vị trí việc làm. Các Trường Cao đẳng xây dựng kế hoạch thi tuyển và có những ưu đãi đối với những sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi hoặc có trình độ thạc sỹ vào làm việc tại các trường. 2.4.3. Công tác sắp xếp cơ sở đào tạo nghề và phân luồng học sinh vào đào tạo nghề Tỉnh Quảng Nam cũng đã có những chính sách sắp xếp lại các đơn vị đào tạo nghề công lập trên địa bàn như: Quyết định số 2483/QĐ-UBND ngày 09/9/2020 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Đề án “Sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”; Kế hoạch 2266/KH-UBND ngày 19/4/2021 của UBND tỉnh về việc “Sáp nhập các cơ sở GDNN công lập thuộc tỉnh” để triển khai thực hiện Quyết định số 359/QĐ-LĐTBXH ngày 24/3/2021 của Bộ trưởng Bộ LĐ, TB & XH về việc sáp nhập Trường Cao đẳng Công nghệ Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Bắc Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Nam Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc - Miền núi Quảng Nam và Trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Quảng Nam vào Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam và đổi tên thành Trường Cao đẳng Quảng Nam. Từ ngày 01/6/2021 Trường Cao đẳng Quảng Nam đi vào hoạt động. Qua đó, một mặt tinh gọn bộ máy, một mặt nâng cao chất lượng quản lý, đào tạo nghề. 13
- Tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 28 cơ sở giáo dục nghề nghiệp: xếp theo loại hình cơ sở GDNN gồm có: 07 Trường Cao đẳng, trong đó có 04 trường cao đẳng đào tạo nghề công lập, 04 trường trung cấp, 09 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 08 cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; xếp theo hình thức sở hữu có: 07 cơ sở công lập (trong đó: 04 cơ sở thuộc tỉnh, 02 cơ sở thuộc bộ, ngành trung ương, 01 cơ sở thuộc doanh nghiệp nhà nước) và 21 cơ sở tư thục. Ngoài ra, hằng năm UBND tỉnh ban hành kế hoạch và tổ chức “Hội nghị triển khai công tác phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông và tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp”. Sở LĐTB&XH, Sở GD&ĐT đã ký kết Chương trình phối hợp về tư vấn, hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS, THPT hằng năm; tổ chức bồi dưỡng tập huấn công tác truyền thông GDNN và tư vấn hướng nghiệp cán bộ phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng LĐTB&XH và đại diện giáo viên của các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh; ban hành văn bản hướng dẫn về tăng cường công tác tuyển sinh và chỉ đạo các cơ sở GDNN đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng địa phương, đối tượng tuyển sinh học nghề. 2.4.4. Thực hiện đầu tư tài chính, cơ sở vật chất và xã hội hóa đối với đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Về thực hiện xã hội hóa Công tác XHH đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua chưa được chú trọng đúng mức thể hiện cụ thể qua hệ thống cơ chế và các giải pháp tác động của nhà nước địa phương. Các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn thực hiện đào tạo nghề vẫn nặng tính bao cấp, trong chờ và ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước, từ đó chưa tạo ra phong trào học tập, tham gia đào tạo nghề sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức. Về nguồn tài chính Trong những năm qua, mặc dù đầu tư của chính quyền địa phương tỉnh Quảng Nam cho giáo dục nghề nghiệp không ngừng tăng nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu phát triển GDNN ngày càng cao về số lượng lẫn chất lượng. Phần lớn ngân sách chi cho lĩnh vực đào tạo này dùng để chi trả lương cho giảng viên (từ 80 - 90%). Có nơi ngân sách chỉ để chi trả lương và các khoản phụ cấp theo 14
- lương cho cán bộ và giảng viên. Do đó mà việc đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ cho GDNN còn thiếu rất nhiều. Cùng với nguồn ngân sách do nhà nước đầu tư, các trường cũng đã chủ động thực hiện xã hội hóa, huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp, nguồn viện trợ để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo nghề, nhưng không nhiều. Đại đa số các trường quản lý, sử dụng nguồn tài chính khá hợp lý, song cá biệt việc quản lý và sử dụng có nơi, có lúc chưa hợp lý. Về cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo Trong giai đoạn 2017-2022, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tiếp tục được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí của Trung ương (trái phiếu Chính phủ, Chương trình mục tiêu quốc gia…), ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa, với sự đầu tư này các cơ sở GDNN đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động. Các thiết bị dạy nghề được đầu tư mua sắm, các công trình được đầu tư xây dựng đều đảm bảo tính cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của quá trình dạy và học nghề, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh trong những năm qua. Về gắn kết GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động. Cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 6.806 doanh nghiệp đang hoạt động với 157.404 người lao động đang làm việc. Số doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động GDNN hoặc thành lập cơ sở GDNN trực thuộc doanh nghiệp để thực hiện đào tạo nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh còn rất hạn chế. 2.4.5. Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá đối với đào tạo nghề và hợp tác quốc tế ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Về xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá đối với đào tạo nghề ở các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Nam đã xây dụng, cụ thể hóa các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá các trường dạy nghề trên địa bàn, trong đó có các Trường Cao đẳng công lập nhằm làm cơ sở để kiểm định, thanh tra, kiểm tra chất lượng hoạt động của các trường TCCN công lập và ngoài công lập. Ngoài ra, hằng năm, tỉnh Quảng Nam tích cực tham gia và đạt thành tích tốt tại các lần hội thi, hội giảng do Bộ LĐTB&XH tổ chức. 15
- Về hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GDNN: Trong những năm qua Quảng Nam đã nhận được các dự án hợp tác mang lại hiểu quả cao. Qua các hoạt động hợp tác, một mặt các Trường Cao đẳng công lập học hỏi được kinh nghiệm quản lý, đào tạo, tiếp nhận trang thiết bị và đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên. 2.4.6. Công tác thanh tra, kiểm tra trong đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập Trong những năm qua, công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được thực hiện nghiêm túc, có sự phân công, phân cấp. Tuy nhiên, khách quan đánh giá: Kết quả kiểm tra đánh giá giữa các trường về đơn vị cấu thành, giảng viên chưa đồng đều, còn có hiện tượng nể nang, chưa phản ánh đúng thực trạng. 2.5. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2.5.1. Những kết quả đạt được Một là, hoạt động QLNN đối với đào tạo nghề tại các Trường Cao đẳng ở tỉnh Quảng Nam những năm gần đây đã đạt được những kết quả nhất định, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực lành nghề không ngừng phát triển cả quy mô, chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người lao động và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hai là, từng bước chú trọng công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực gắn với đào tạo nghề và giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu phát triển xã hội. Trong đó, tập trung xây dựng, thực hiện chiến lược phát triển hệ thống trường đào tạo nghề, các chương trình, đề án, dự án về quy hoạch nhân lực và đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội; đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đáp ứng cung ứng nguồn nhân lực lành nghề cho thị trường lao động xã hội. Ba là, Công tác QLNN trên lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề đã được chú trọng trên nhiều mặt, nhất là đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo thích ứng với nhu cầu doanh nghiệp. 16
- Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong các Trường Cao đẳng công lập đào tạo nghề đã được đẩy mạnh, đổi mới khá toàn diện trên các mặt như đào tạo, bồi dưỡng, phân cấp quản lý, quy hoạch, bổ nhiệm, thực hiện dân chủ công khai đúng quy định. Đội ngũ giáo viên hiện nay cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng ngày một nâng cao đáp ứng được yêu cầu của đào tạo nghề trong tình hình mới. Bốn là, cơ sở vật chất các Trường Cao đẳng công lập đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Nhiều giảng đường, phòng học được xây dựng và trang thiết bị mới... Công tác trang thiết bị phương tiện giảng dạy, học tập có bước đột phá, đáp ứng được yêu cầu phát triển, mở rộng qui mô và số lượng các ngành nghề đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Năm là, chú trọng phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tham gia đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng. Công tác truyền thông về GDNN, đào tạo nghề được tăng cường. Công tác phân luồng, hướng nghiệp đã góp phần làm thay đổi nhận thức của XH đối với giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là đối với một số ngành mà XH có nhu cầu cao nhưng có ít người vào học, như các ngành nông, lâm, thủy sản, sản xuất và chế biến. Sáu là, các Trường Cao đẳng công lập đào tạo nghề trên địa bàn đã thực hiện việc gắn quá trình đào tạo với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng sinh viên, học sinh. Qua sự liên kết, phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm và tạo đầu ra cho sinh viên, học sinh sau khi tốt nghiệp. Bảy là, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn đều chú ý đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên trong học tập; tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, nhất là kỹ năng thực hành, trình độ lành nghề; giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong nhà trường. Chất lượng đào tạo có nhiều chuyển biến. 2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế 17
- Một số hạn chế Một là, Công tác QLNN còn nhiều bất cập trong định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện cụ thể. Việc triển khai, thực hiện các văn bản QPPL liên quan đến đào tạo nghề còn chậm và nhiều lúng túng. QLNN có lĩnh vực gò bó, có lĩnh vực buông lỏng; cơ chế chính sách chưa cụ thể, thiếu đồng bộ, có mặt chưa bát kịp và chưa phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN. Công tác tuyên truyền, tư vấn và hướng nghiệp về dạy nghề còn yếu, chưa biến thành nhu cầu cần thiết của đối tượng bị tác động, hiểu đúng và lựa chọn học nghề. Hai là, công tác đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học đã được chú trọng, có mặt đột phá, song chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với vận hành máy móc thiết bị hiện đại trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thời kỳ đổi mới. Ba là, các Trường Cao đẳng công lập đào tạo nghề chưa thu hút đựợc đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ chuyên môn giỏi tham gia đào tạo nghề trên địa bàn còn hạn chế. Công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về chuyên môn, công nghệ và thiết bị mới chưa được quan tâm chú trọng; chưa có chính sách cụ thể khuyến khích đối với trường nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề. Bốn là, hệ thống cơ sở GDNN, đào tạo nghề của tỉnh Quảng Nam thời gian qua chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa chú trọng phát triển theo chiều sâu. Về cơ cấu nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa tính đến độ phù hợp với nhu cầu cơ cấu trình độ nhân lực của từng ngành, từng địa phương. Hiệu quả đào tạo nghề chưa cao, thể hiện qua năng lực nghề nghiệp của sinh viên, học sinh tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng. Năm là, trong lĩnh vực đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập vẫn chưa thoát khỏi mô hình quản lý mang tính bao cấp, nặng hành chính, thiếu tính nhạy bén mạng tính thị trường nên đã không phát huy được tính năng động, tự chủ và trách nhiệm. Tốc độ xã hội hoá còn chậm so với tiềm năng, chỉ tiêu định hướng, mức độ phát triển xã hội hoá không đồng đều giữa các trường. Mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong khu vực về đào tạo nghề chưa chặt chẽ. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 423 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 510 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 348 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 105 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 237 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 205 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn