Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được thực trạng của quản lý Nhà nước về đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Ngãi hiện nay, chỉ ra được thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập cần giải quyết. Đề xuất phương hướng và các giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện quản lý Nhà nước về đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Ngãi thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỮU HỒNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Thừa Thiên Huế - Năm 2018
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HOÀNG QUY Phản biện 1: ....................................................................... Phản biện 2: ...................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 201- Đường Phan Bội Châu - TP Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi …… giờ...…ngày....….tháng……năm 2018
- PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, việc đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước nói chung, đối với từng ngành, từng lĩnh vực, trong đó có hoạt động đầu tư, phát triển các Khu công nghiệp (KCN) tập trung nói riêng. Những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư nói chung, đối với lĩnh vực KCN, Khu kinh tế (KKT) nói riêng. Nhờ đó quản lý nhà nước đối với đầu tư vào các KCN có nhiều thành tựu, góp phần quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư, phát triển kinh tế. KCN tập trung với những ưu thế đặc biệt về thủ tục hành chính, cơ chế quản lý, tài chính, thuế quan ... đã trở thành môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Ở nước ta KCN đóng vai trò tích cực vào việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đã đạt được và duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tạo lập năng suất công nghiệp mới và có hiệu quả cho nền kinh tế đất nước. Ngày 07/10/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 830/TTg về việc thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi với chức năng là xây dựng và quản lý các KCN tỉnh Quảng Ngãi, gồm: KCN Tịnh Phong, KCN Quảng Phú và KCN Phổ Phong. Mục tiêu phát triển chủ yếu của các KCN là tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài và thực hiện chủ trương phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước; tạo cơ hội cho quá trình tiếp thu khoa học công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến từ bên ngoài. Thực tế, trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay, các KCN đóng vai trò thu hút và đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư đã đóng góp huy động các nguồn lực vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung. 1
- Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, thì quản lý nhà nước đối với đầu tư vào các KCN nói chung, KCN Quảng Ngãi nói riêng còn nhiều hạn chế bất cập như: Một số qui định của luật pháp, cơ chế, chính sách còn chưa phù hợp, chồng chéo, thiếu và chưa đồng bộ; Việc phân cấp, ủy quyền chưa được thực hiện mạnh mẽ, đầy đủ, cơ quan quản lý trực tiếp các KCN (Ban Quản lý) chưa có chế tài xử phạt nên chưa tạo được hành lang pháp lý giúp doanh nghiệp đi đúng hướng. Điều này làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước nói chung, trong lĩnh vực đầu tư phát triển các KCN nói riêng. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: Quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Ngãi có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu của đề tài - Góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN. - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Ngãi hiện nay, chỉ ra những mặt đạt được, những mặt chưa đạt được và nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Ngãi trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư vào các KCN. Tuy nhiên, các KCN tập trung cả nước có phạm vi rộng. Vì vậy, Luận văn này tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý Nhà nước về đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Ngãi thông qua khảo sát thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và vốn đầu tư của nhà đầu tư thứ cấp, đó là từ 2
- các cá nhân, tổ chức kinh tế đăng ký thực hiện dự án đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Ngãi. - Thời gian nghiên cứu chủ yếu tính từ năm 2011 đến nay. Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN Quảng tỉnh Ngãi đến năm 2020. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN - Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Ngãi. - Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Ngãi. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để xây dựng các luận cứ cho từng vấn đề. Kết hợp phương pháp thống kê, phương pháp trừu tượng hoá, phương pháp phân tích tổng hợp, xử lý số liệu, so sánh để khái quát thành những luận điểm có căn cứ lý luận thực tiễn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Góp phần hệ thống hoá lý luận và kinh nghiệm về quản lý Nhà nước về đầu tư vào các KCN. - Đánh giá được thực trạng của quản lý Nhà nước về đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Ngãi hiện nay, chỉ ra được thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập cần giải quyết. - Đề xuất phương hướng và các giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện quản lý Nhà nước về đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Ngãi thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Tên luận văn: "Quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi". 3
- Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp Quảng Ngãi. Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi. 4
- Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Những vấn đề lý luận chung về Khu công nghiệp 1.1.1 Khái niệm, phân loại Khu công nghiệp * Khái niệm về Khu công nghiệp Các KCN được thành lập ở nhiều nước nhằm thực hiện mục tiêu thu hút vốn, thu hút công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài góp phần thực hiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng về xuất khẩu. Khái niệm cụ thể về KCN ở một số nước như sau: 1.1.2. Vai trò của Khu công nghiệp đối với nền kinh tế Các KCN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nhất là các nước đang phát triển thì việc phát triển các KCN đã tạo ra được cơ hội phát triển công nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa rút ngắn bởi có thể kết hợp và học tập được những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ, về tổ chức và quản lý doanh nghiệp, đồng thời tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển. *Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển nền kinh tế *Tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực *Thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và là hạt nhân hình thành đô thị mới *Phát triển Khu công nghiệp góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy việc đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế *Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ và góp phần tăng nguồn thu ngân sách 5
- * Tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại và kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước 1.2. Quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp 1.2.1. Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp * Khái niệm: Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật. * Mục tiêu quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp - Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển công nghiệp: - Sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả: - Sử dụng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả: - Bảo vệ môi trường sinh thái: - Nâng cao hiệu quả kinh tế theo lãnh thổ: - Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động: * Yêu cầu quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp Để đáp ứng được các mục tiêu trên, hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN phải đáp ứng những yêu cầu sau: 1.2.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp. * Các nội dung đánh giá quản lý nhà nước về đầu tư vào các khu công nghiệp Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý nhà nước các KCN. Các biện pháp ưu đãi kinh tế đối với Khu công nghiệp bao gồm: - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các Khu công nghiệp 6
- - Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong các khu công nghiệp. * Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp 1.2.3. Công cụ tác động của nhà nước đến các Khu công nghiệp * Hệ thống pháp luật * Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước * Các chính sách của Nhà nước 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp * Chế độ, chính sách quản lý của Nhà nước về đầu tư vào các khu công nghiệp * Trình độ năng lực của chính quyền * Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp và bài học cho Quảng Ngãi 1.3.1. Kinh nghiệm tại Đài Loan Nhằm thực hiện chính sách phát triển công nghiệp và quản lý môi trường, trong thời gian đầu, Đài Loan phát triển các KCX, tiếp theo là các KCN, KCNC. Kinh nghiệm quản lý nhà nước các KCN của Đài Loan trước hết, là chính sách phát triển công nghiệp đồng bộ; có cơ quan chuyên nghiên cứu quy hoạch, xây dựng và phát triển KCN của quốc gia, lập được quy hoạch KCN thoả mãn các yêu cầu; chọn được các loại hình công nghiệp cần đầu tư. Chọn vị trí và quy mô hợp lý về đất đai để phát triển KCN; thực hiện đồng bộ từ việc thủ tục đến thiết kế quy hoạch, thiết kế xây dựng, bảo trì và phát triển KCN; tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư vào KCN, giải quyết đồng bộ các khâu từ thủ tục pháp lý, tài chính và đầu tư kinh doanh phát triển. 7
- 1.3.2. Kinh nghiệm tại Thái Lan Thái Lan phát triển mô hình KCN, KCX từ năm 1970. Mô hình KCN, KCX của Thái Lan là mô hình KCN tập trung tổng hợp, bao gồm KC N, KCX và các khu dịch vụ. Các KCN Thái Lan có thể do Nhà nước, tư nhân sở hữu hoặc thông qua một Tổng Công ty Nhà nước là Industrial Estates Authority of Thailand (IEAT) hoặc Cơ quan đầu tư Thái Lan-Board of Investment (BOI); hoặc thành viên của Hiệp hội KCN Thái Lan - Thailand Industrial Estates Association (TIEA); hoặc thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan hoặc liên doanh với IEAT. Do vậy, phương thức đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng cũng đa dạng. Nhà đầu tư thứ cấp mua đất có thời hạn hoặc thuê đất trong KCN đã phát triển hạ tầng. 1.3.3. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước * Bình Dương *Hải Phòng 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ngãi Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công trong quản lý nhà về đầu tư vào các KCN của một số nước, vùng lãnh thổ Châu Á và một số địa phương của Việt Nam, có thể rút ra các bài học sau cho tỉnh Quảng Ngãi như sau: 8
- Tóm tắt chương 1 Trong chương này luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề sau: Đã hệ thống hóa và làm rõ khái niệm về KCN, vai trò của KCN đối với nền kinh tế. Đã hệ thống hóa và làm rõ khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN. Từ đó luận án đã chỉ rõ mục tiêu của Quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN, bao gồm 6 mục tiêu chính: Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển công nghiệp; Sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả; Sử dụng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả; Bảo vệ môi trường sinh thái; Nâng cao hiệu quả kinh tế theo lãnh thổ; Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. 9
- Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI. 2.1. Khái quát về các Khu công nghiệp 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định). Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 5.136,88 km2, đến năm 2014 dân số trung bình của tỉnh Quảng Ngãi là 1.236.250 người, chiếm khoảng 1,6% dân số cả nước. Quảng Ngãi có bờ biển dài khoảng 129 km, ngoài khơi có đảo Lý Sơn và một số đảo nhỏ khác. Quảng Ngãi hiện có 1 thị xã, 6 huyện miền núi và trung du, 6 huyện đồng bằng ven biển và huyện đảo Lý Sơn. Ngày 01/12/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 145/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Tây Trà; mở rộng thị trấn, thành lập xã và đổi tên xã thuộc các huyện Bình Sơn, Lý Sơn. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông. Quảng Ngãi có tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh, quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi với Kon Tum và hạ Lào; đây là tuyến giao thông quan trọng đối với Kon Tum và Quảng Ngãi trong quan hệ kinh tế, văn hóa giữa duyên hải và Tây Nguyên, giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế miền núi gắn với an ninh quốc phòng. Phía Bắc tỉnh, tại huyện Bình Sơn đã và đang hình thành khu kinh tế tổng hợp Dung Quất gần sát sân bay Chu Lai - tại đây có cảng nước sâu Dung Quất, khu công nghiệp lọc hóa dầu và một số khu công nghiệp khác, khu đô thị mới Vạn Tường - là một khu kinh tế lớn của đất nước ở miền Trung. 10
- * Đặc điểm địa hình * Khí hậu 2.1.1.2 Tìm năng kinh tế Hình 2.1: Biểu đồ biểu diễn số người làm việc trong nên kinh tế năm 2014 Series1, Series1, Dân số của Series1, Số Dân số người đang tỉnh , trong độ 1219286 làm việc tuổi lao trong nền động ,… kinh tế ,… Nguồn: Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi 2.1.2 Vị trí và tiềm năng phát triển của các Khu công nghiệp Quảng Ngãi *Vị trí các Khu công nghiệp Quảng Ngãi: * Tiềm năng, lợi thế Các Khu công nghiệp Quảng Ngãi: 2.1.3 Vai trò của các Khu công nghiệp Quảng Ngãi đối với sự phát triển của tỉnh - Góp phần tăng trưởng kinh tế - Góp phần phát triển ngoại thương - Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn - Phát huy nội lực của các thành phần kinh tế 11
- 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi 2.2.1 Về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý nhà nước các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi Nhận thức vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý nhà nước các KCN trong việc phát huy hiệu quả các nguồn lực và lợi thế cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi với các địa phương khác trong việc phát triển KCN, tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển các KCN năm 2010 đến năm 2020 trên địa bàn. Quy hoạch phát triển KCN Quảng Ngãi dựa trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ, chiến lược phát triển công nghiệp và nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội bước đầu tạo được bước đi phù hợp với khả năng của tỉnh về tài chính, thu hút đầu tư của từng thời kỳ. Chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đã đưa ra 02 nội dung chính về quy hoạch mạng lưới các KCN và sản phẩm công nghiệp của thành phố cụ thế như sau: *Về mạng lưới các Khu công nghiệp chiến lược: Bảng 2.1. Danh mục ngành nghề theo chiến lược phát triển của tỉnh Quảng Ngãi Chiếm tỷ trọng TT Ngành 2015 2020 2030 1 Điện tử - công nghệ thông tin 10,86% 11,85% 15,53% 2 Cơ khí 44,55% 49,22% 52,00% 3 Hóa chất, hóa dược và mỹ 8,31% 7,19% 4,74% phẩm 12
- Chế biến nông sản, thực phẩm 4 và đồ uống 17,54% 17,6% 19,99% 5 Dệt may, da giày 5,90% 4,34% 1,99% 6 Vật liệu xây dựng, trang trí nội 6,58% 5,70% 3,77% thất Nguồn: Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi *Về quy hoạch *Về chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư vào các Khu công nghiệp 2.2.2. Về tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp Quảng Ngãi *Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư vào các khu công nghiệp Quảng Ngãi Hình 2.2. Mô hình tổ chức quản lý Nhà nước về KCN, KCX ở Việt Nam -Quan hệ trực thuộc tổ chức và quản lý trực tiếp: -Quan hệ phối hợp của các cơ quan: -Quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn quản lý Nhà nước: …………….► 13
- Bộ máy quản lý nhà nước đối với KCN Quảng Ngãi được thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương thông qua cơ chế phân cấp uỷ quyền để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các KCN. Các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương: Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương tham gia vào quá trình quản lý nhà nước đối với KCN thông qua các công cụ quản lý chủ yếu như: xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách; hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ đối với Ban quản lý các KCN; *Về công tác vận động, xúc tiến và thu hút cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư *Về quản lý hoạt động của khu công nghiệp và của doanh nghiệp *Về quản lý phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong các Khu công nghiệp trên địa bàn: 2.2.3.Về công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động của các Khu công nghiệp Quảng Ngãi. Tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14/3/2008 có quy định Ban Quản lấp cấp I mới được thành lập Bộ phận thanh tra trực thuộc Ban quản lý các KCN, thực hiện việc thanh tra toàn diện đối với các hoạt động của các Khu công nghiệp, đây là một bước đột phát đáng kể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp. Tuy nhiên, đối với Ban Quản lý các KCN trước đây là Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi hiện nay không đảm bảo điều kiện để thành lập Bộ phận thanh tra KCN. Vì vậy, để thực hiện chức năng này, Thanh tra Ban Quản lý chỉ phối hợp với Thanh tra chuyên ngành của các Sở, ngành liên quan thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra các hoạt động của các KCN nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN, kiểm soát và 14
- xử lý các vi phạm của doanh nghiệp trong việc thực hiện quy định của pháp luật của nhà nước và quy chế KCN. Chính vì vậy, mặc dù UBND tỉnh đã ban hành Quyết định quy định quy chế thanh tra, kiểm tra nhưng các đơn vị vẫn không thông qua một đầu mối là Ban Quản lý mà thực hiện việc thanh tra chồng chéo, theo kế hoạch của đơn vị, gây mất thời gian cho doanh nghiệp KCN. 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua 2.3.1. Thành tựu đạt được Như vậy, có thể nói, sau gần 20 năm thành lập, hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN Quảng Ngãi đã không ngừng được đổi mới, tăng cường theo hướng ngày càng rõ đầu mối và thực quyền hơn, việc phân cấp quản lý nhà nước bước đầu đã có sự thay đổi về chất nên đã hỗ trợ tích cực cho quá trình hình thành, hoạt động của các doanh nghiệp KCN trên địa bàn. Về cơ bản, cơ chế “phân cấp”, “ủy quyền” đã phát huy tác động tích cực, Ban quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi đã được trao nhiều quyền hơn trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước các KCN, góp phần nâng cao tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư nên đã lấy lại niềm tin của nhà đầu tư vào chính sách của nước ta. - Về tính phù hợp, khả thi của chiến lược, quy hoạch kế hoạch quản lý nhà nước các KCN - Về hiệu lực và hiệu quả của công tác chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch và chính sách biện pháp quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quản lý nhà nước về đầu tư vào các Khu công nghiệp Quảng Ngãi * Những hạn chế 15
- - Công tác quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn chưa thực sự phù hợp -Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch quản lý đối với các KCN chưa thực sự hiệu quả, công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm và cải cách thủ tục hành chính chưa triệt để, hiệu lực chưa cao. - Công tác cải cách thủ tục hành chính tuy đã có bước chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa thật sự đồng bộ, việc giải quyết các vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng chưa tốt. * Nguyên nhân của những hạn chế Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển các KCN Quảng Ngãi chưa thực sự dựa trên những phân tích, đánh giá đúng đắn về thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và của cả nước trong từng thời kỳ, chưa tuân thủ các quy luật khách quan trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, nên chưa khai thác được lợi thế so sánh của Quảng Ngãi với các địa phương khác; 16
- Tóm tắt chương 2 Trong chương này luận văn đã làm rõ các vấn đề sau: Luận văn đã trình bày thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN Quảng Ngãi theo quy trình quản lý bao gồm: Về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý; Về tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý; Về thực hiện cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư; Về thực tiễn công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động; Dựa trên các số liệu thống kê khảo sát, tác giả đã chỉ rõ thực trạng quản lý nhà nước đối về đầu tư vào các KCN Quảng Ngãi; đã đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN Quảng Ngãi theo hệ thống các tiêu chí quản lý bao gồm: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững của quản lý nhà nước. Ngoài các thành tựu đạt được như công tác Phân cấp, ủy quyền, giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa tại chỗ”. Luận văn đã đưa ra các điểm yếu của công tác quản lý nhà nước các KCN Quảng Ngãi bao gồm: Công tác quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn chưa thực sự hợp lý; Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch quản lý đối với các KCN chưa thực sự hiệu quả, công tác thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm và cải cách thủ tục hành chính chưa triệt để. Luận văn đã đánh giá điểm mạnh điểm yếu của quản lý nhà nước về đầu tư vào các KCN Quảng Ngãi, từ đó chỉ ra các nguyên nhân chủ quan, khách quan của các điểm yếu làm cơ sở đề xuất các giải pháp của luận văn. 17
- Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển các Khu công nghiệp Quảng Ngãi 3.1.1. Định hướng phát triển Khu kinh tế, Khu công nghiệp của Đảng, Chính phủ Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI cũng đưa ra 10 định hướng lớn xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, trong đó có định hướng phát triển kết cấu hạ tầng KCN, KKT và nêu rõ: “Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế. Không lấy đất lúa để xây dựng các khu công nghiệp mới. Đến năm 2015, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở và các hạ tầng xã hội thiết yếu như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, cơ sở khám chữa bệnh... cho lao động các khu công nghiệp. Đến năm 2020, hoàn chỉnh các công trình kết cấu hạ tầng trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, đặc biệt là các công trình hạ tầng xã hội và xử lý nước thải, rác thải.” 3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển các Khu công nghiệp Quảng Ngãi * Quan điểm phát triển * Định hướng phát triển các Khu công nghiệp Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020 3.1.3. Các chỉ tiêu thực hiện Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực phục hồi đà tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng tốc độ phục hồi còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nền kinh tế 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 310 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 118 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn