intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận QLNN về DVKCB ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện QLNN về DVKCB ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ THU VÂN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM, CHỮA BỆNH Ở CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK - NĂM 2019
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Kim Chi Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Hậu Phản biện 2: TS. Tuyết Hoa Niêkdăm Luận văn đã đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Hội trƣờng phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây nguyên – Số 51 Phạm Văn Đồng, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk Thời gian: vào hồi 14 giờ 00 phút ngày 05 tháng 05 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau Đại học Học viện Hành chính Quốc gia i
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Y tế cơ sở là tuyến đầu, đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Y tế cơ sở luôn đóng vai trò là nền tảng và là niềm tự hào của y tế Việt Nam nhiều năm qua; đặc biệt là vai trò then chốt trong việc triển khai các hoạt động y tế dự phòng và các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp, các nội dung CSSK ban đầu cơ bản đã được triển khai rất hiệu quả như tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, quản lý sức khỏe các đối tượng ưu tiên như người cao tuổi, người khuyết tật, CSSK bà mẹ trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình, giám sát và khống chế dịch bệnh kịp thời, không để dịch lớn xảy ra. Hiện nay, hệ thống y tế cơ sở đã từng bước được củng cố và phát triển, bao phủ rộng khắp toàn quốc. Ở tuyến huyện, số nhân lực y tế tuyến huyện là 109.000 người, trong đó có 19.000 bác sỹ (35% tổng số bác sỹ tại các địa phương). Hiện có 19/63 tỉnh thực hiện mô hình trung tâm y tế huyện 2 chức năng – KCB và y tế dự phòng; có 629 BVĐK tuyến huyện với 71.336 giường bệnh, 544 phòng khám đa khoa khu vực với 6.134 giường bệnh (chiếm 50,4% tổng số bệnh viện và 26,5% giường bệnh của cả nước). Người dân đã tiếp cận và sử dụng nhiều hơn DVKCB tại tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là BVĐK huyện tăng lên rõ rệt (Tỷ lệ lượt người sử dụng DVKCB ngoại trú tăng từ 11,9% năm 2004 lên 17,6% năm 2010, lượt KCB nội trú tăng từ 35,4% năm 2004 lên 38,2% năm 2010). Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn, nhưng hệ thống y tế cơ sở thực tế vẫn chưa đáp ứng hiệu quả nhu cầu của người dân và phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tổ chức hệ thống y tế cơ sở thời gian quan chưa ii
  4. ổn định, trong vòng 10 năm tổ chức y tế tuyến huyện thay đổi 3 lần, tạo ra những biến động cả về tổ chức, nhân lực và khả năng cung ứng dịch vụ. Đội ngũ nhân lực y tế thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng chuyên môn, xảy ra tình trạng nhiều CBYT có trình độ cao xin chuyển công tác từ địa phương về trung ương, từ tuyến dưới lên tuyến trên, từ các chuyên khoa ít hấp dẫn sang các chuyên khoa hấp dẫn, từ y tế công lập sang y tế tư nhân, từ nông thôn, miền núi về các thành phố lớn. Cơ chế tài chính còn nhiều bất cập, các trạm y tế thuộc trung tâm y tế huyện, nhưng thanh toán Bảo hiểm y tế lại thông qua bệnh viện huyện (ở những nơi đã tách trung tâm và bệnh viện huyện). Cơ chế quản lý tài chính đối với tuyến huyện, tuyến xã phụ thuộc vào phân cấp quản lý tài chính, ngân sách của địa phương nên cũng ảnh hưởng đến đầu tư và hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở. Nhiều hoạt động CSSK ban đầu không được đưa vào kế hoạch và phân bổ kinh phí để triển khai hoặc nếu có thì ở mức rất thấp, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ của y tế tuyến huyện chưa đồng bộ. Mặc dù đã được NN quan tâm đầu tư cho phần lớn các bệnh viện tuyến huyện, nhưng đến nay vẫn còn một số bệnh viện thuộc các huyện mới được thành lập do chia tách, chưa có trong danh mục dự án được đầu tư theo Nghị quyết 881/NQ-UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ QH, nên không được bố trí vốn trái phiếu CP giai đoạn 2012-2015 và cũng không được bổ sung vốn trái phiếu CP giai đoạn 2014-2016. Theo thống kê, hiện còn 460 Trung tâm y tế huyện làm một chức năng là y tế dự phòng, do đã tách riêng bệnh viện huyện; những Trung tâm này hầu như chưa được quan tâm đầu tư nên cơ sở vật chất xuống cấp, nhiều nơi còn chưa có trụ sở, phải ở tạm, iii
  5. nhiều nơi mới chỉ có nhà cửa, chưa có trang thiết bị, nên không thể thu hút CBYT về công tác. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng DVKCB là yêu cầu cần thiết đối với các cơ sở y tế tuyến cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, làm tăng sức hấp dẫn đối với người dân trong việc lựa chọn cơ sở KCB. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên, các cơ sở y tế tư nhân phát triển mạnh, sự thay đổi trong mô hình bệnh tật ngày càng phức tạp; Bên cạnh đó, ngân sách NN không bao cấp kinh phí hoạt động cho các cơ sở y tế KCB NN như trước đây mà các đơn vị này phải dần tự chủ về kinh phí cho các hoạt động của mình. Chính vì vậy, đòi hỏi các cơ sở y tế KCB phải có những đổi mới, về cả hình thức và nội dung, về cả số lượng và chất lượng. Nâng cao chất lượng từ con người, đồng thời có quy trình hợp lý để từng bước nâng cao chất lượng cơ sở KCB nhằm thu hút người bệnh không phải thực hiện được ngay, nhưng càng không được chậm trễ trong thời đại hiện nay. Chất lượng DVKCB là vấn đề được cộng đồng và cả xã hội hết sức quan tâm, bởi nó có tác động trực tiếp đến người bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mọi người, đặc biệt là những người ốm, đau phải nhập viện khám và điều trị. Việc quá tải các bệnh viện, các sai sót chuyên môn, vấn đề về y đức đã gây nhiều bức xúc trong dư luận, đòi hỏi NN phải có sự quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động KCB diễn ra đúng pháp luật, đúng định hướng của NN. Đắk Nông là một tỉnh mới được thành lập vào năm 2004, bao gồm: 07 huyện và 01 thị xã. Hệ thống KCB tại tuyến huyện của tỉnh Đắk Nông (07 iv
  6. BVĐK huyện) vẫn còn đối mặt với những khó khăn, thách thức, với những mặt tồn tại, hạn chế cần phải vượt qua. Nguồn nhân lực y tế vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức học những chuyên ngành không phù hợp với vị trí việc làm, yêu cầu nhiệm vụ, có xu hướng chạy theo bằng cấp; tuy đạt chuẩn trình độ nhưng năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu công việc… Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở một số đơn vị chưa chủ động; chưa gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng và các khâu khác trong công tác cán bộ, trình độ quản lý, điều hành của một bộ phận cán bộ quản lý bệnh viện, cơ sở KCB còn nhiều bất cập, hạn chế, quản lý điều hành ở một số cơ sở KCB thiếu tính khoa học, chưa chủ động để đảm bảo cho sự phát triển, mặt bằng chung về trình độ chuyên môn kỹ thuật còn nhiều hạn chế, các kỹ thuật y tế triển khai theo phân tuyến tại các cơ sở KCB với số lượng chưa đạt và chất lượng chưa cao. Ứng dụng CNTT trong quản lý KCB còn hạn chế. Cơ sở vật chất đầu tư chưa mang tính đồng bộ, thiếu tính quy hoạch phù hợp với phát triển quy mô giường bệnh, một số tòa nhà xuống cấp, thủ tục hành chính về KCB còn chưa linh hoạt, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh của một bộ phận CBYT chưa tốt, đời sống của CBYT còn gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề đặt ra cần phải làm rõ không những đối với hệ thống KCB của bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông mà còn đối với các tỉnh vùng khó khăn khác, nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của người dân, bên cạnh vấn đề ngân sách NN không bao cấp kinh phí hoạt động cho các cơ sở y tế KCB. v
  7. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” làm luận văn Thạc sỹ cho mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động cung ứng dịch vụ công, trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công của NN. “Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS. Chu Văn Thành (2004), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia là tập hợp 27 bài viết của nhiều tác giả khác nhau về ba mảng nội dung lớn: Lý luận về dịch vụ công ở Việt Nam; Thực tiễn tổ chức thực hiện dịch vụ công ở Việt Nam và Kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong cung ứng dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. Luận án chuyên khoa cấp II “Nghiên cứu tình hình cung cấp và sử dụng DVKCB công lập tại Huyện Krông Păc, tỉnh Đắk Lắk” của tác giả Bùi Khắc Hùng (2011), Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế. Trong nghiên cứu này tác giả đã khảo sát DVKCB công lập, bao gồm: Bệnh viện huyện và 16 trạm y tế xã, thị trấn. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của công trình này cũng chỉ đưa ra mô tả một số những vấn đề mang tính riêng biệt đối với Huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk nên chưa đạt được mức độ tổng quát hóa của đề tài. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Vỹ (2011) “Nâng cao chất lượng DVKCB tại BVĐK Phú Yên”, Trường Đại học Nha Trang. Trong nghiên cứu này tác giả đánh giá và kiểm định mô hình ảnh hưởng của các yêu tố chất lượng dịch vụ tới sự hài lòng của người bệnh, các yếu tố này bao gồm: sự tin vi
  8. cậy, sự đảm bảo, nhiệt tình cảm thông, phương tiện hữu hình và chi phí KCB, đặc biệt trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra mức độ ưu tiên theo thứ tự của các yêu tố với ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố “tin cậy”, tiếp đến là tiếp đến là “phương tiện hữu hình”, “nhiệt tình”, sau cùng là “đảm bảo” và “chi phí”. Luận án chuyên khoa cấp II “Nghiên cứu mức độ hài lòng của bệnh nhân điều trị nội trú tại BVĐK 333, tỉnh Đăk Lăk”, của tác giả Phạm Văn Dần (2011), Trường Đại học Huế - Đại học Y dược. Trong nghiên cứu này tác giả đã xác định được mức độ hài lòng của bệnh nhân và tìm hiểu những yếu tố liên quan đến sự hài lòng của bệnh nhân điều trị nội trú tại BVĐK 333, tỉnh Đăk Lăk. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của công trình này cũng chỉ đưa ra mô tả một số những vấn đề mang tính riêng biệt đối với một bệnh viện. Nghiên cứu của tác giả Hồ Nguyễn Kiều Hạnh (2017) “QLNN về khám chữa bệnh từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng”, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học Xã hội, trong nghiên cứu này tác giả đã nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn để trên cơ sở đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu hoàn thiện công tác cung ứng dịch vụ y tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một vấn đề cấp thiết, nhưng cũng rất khó khăn, nhất là trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi, có nhiều chính sách đã lỗi thời và chưa đồng bộ. Tuy nhiên xét trên địa bàn tỉnh Đăk Nông hiện nay chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về công tác QLNN về DVKCB ở tuyến huyện, do đó có thể được coi là một lỗ hổng lớn trong công tác QLNN về y tế nói chung và khả năng tiếp cận vii
  9. sử dụng dịch vụ y tế của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Ở tỉnh Đắk Nông, vì nhiều lý do khác nhau nên hiện nay vấn đề QLNN về DVKCB ở tuyến huyện chưa có đề tài nào đề cập. Vì vậy, hướng đề tài mà tác giả lựa chọn trên cơ sở kế thừa những nội dung QLNN về DVKCB của những công trình trước đó, đề tài không nghiên cứu vấn đề QLNN về DVKCB chung chung mà đi sâu nghiên cứu vấn đề QLNN về DVKCB ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn từ năm 2015 – 2018. Do vậy đây được xem như là công trình khoa học đầu tiên đề cập một cách có hệ thống và cụ thể vấn đề này, không trùng lặp với các công trình đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận QLNN về DVKCB ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện QLNN về DVKCB ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống cơ sở lý luận QLNN về DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện bao gồm: + Một số khái niệm liên quan: Bệnh viện tuyến huyện, KCB, DVKCB, QLNN, QLNN về DVKCB. + Nội dung QLNN về DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện + Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện. viii
  10. - Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về DVKCB ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông: + Ban hành thể chế và chính sách về DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện. + Tổ chức thực hiện DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện. + Nguồn lực con người, tài chính và cơ sở vật chất cho DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện. + Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm về DVKCB ở các bệnh viện tuyến huyện. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là QLNN về DVKCB ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Hoạt động quản lý của NN đối với công tác cung cấp DVKCB ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông bao gồm việc ban hành và tổ chức thực thi chính sách và tổ chức BM QLNN. - Địa bàn nghiên cứu: 07 BVĐK huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. - Về thời gian: giai đoạn từ năm 2015 – 2018. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mac – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và NN ta về cung cấp các DVKCB nhằm đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài. ix
  11. Các phương pháp cụ thể được sử dụng là: phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh; điều tra thực tế, thống kê số liệu… 6. Ý nghĩa của luận văn 6.1. Ý nghĩa về lý luận Luận văn góp phần phân tích, đánh giá thực trạng công tác DVKCB ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Từ đó có những đề xuất để nâng cao hiệu quả QLNN về DVKCB ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 6.2. Ý nghĩa về thực tiễn - Đánh giá những kết quả đạt được và đồng thời nêu ra những hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN về DVKCB ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay. - Các khuyến nghị khoa học của luận văn có thể được vận dụng vào thực tế hoạt động QLNN về DVKCB ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, cơ sở đào tạo cán bộ làm công tác y tế, xã hội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, bảng chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu nội dung chính của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận Quản lý NN về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện. Chương 2: Thực trạng Quản lý NN về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay. x
  12. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện Quản lý NN về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. xi
  13. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN 1.1. Dịch vụ khám chữa bệnh và dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến huyện 1.1.1. Sự hình thành của dịch vụ khám chữa bệnh - DVKCB là các dịch vụ có đặc điểm “hàng hóa công cộng” và mang tính chất “ngoại lai”. Đặc điểm “ngoại lai” của các dịch vụ này là lợi ích không chỉ giới hạn ở những người trả tiền để hưởng dịch vụ mà kể cả những người không trả tiền. Chính điều này không tạo ra được động cơ lợi nhuận cho nhà sản xuất, làm việc cung ứng các dịch vụ đó thấp. Lúc này, để đảm bảo đủ cung ứng cho cầu cần có sự can thiệp hỗ trợ của NN trong cung ứng các dịch vụ y tế mang tính cộng đồng. 1.1.2.2. Đặc trưng của bệnh viện tuyến huyện Bệnh viện huyện thuộc tuyến y tế cơ sở với nhiệm vụ chủ yếu là KCB, xử trí ban đầu đối với tất cả các vấn đề sức khỏe của người dân trên địa bàn. 1.1.2.3. Vai trò của bệnh viện tuyến huyện trong KCB Bệnh viện tuyến huyện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc sở y tế tỉnh, thành phố và các ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp. 1.1.2.4. Dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện xii
  14. DVKCB tại bệnh viện tuyến huyện là một loại hình dịch vụ mà trong đó các bệnh viện tuyến huyện tiến hành cung cấp việc khám, xét nghiệm và điều trị nội trú hay ngoại trú cho các bệnh nhân và những người có biểu hiện về rối loạn chức năng, điều chế thuốc hoặc các thiết bị y tế để chữa trị bệnh cho các bệnh nhân. Ngoài ra, nó còn được hiểu là một thủ tục chuẩn đoán và điều trị trên một cá nhân khi người đó đang ở trong tình trạng có vấn đề về sức khỏe. 1.2. QLNN về dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến huyện 1.2.1. Quan niệm QLNN về dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến huyện 1.2.1.1. QLNN QLNN là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực của NN đối với các quá trình xã hội, các hành vi hoạt động của công dân và mọi tổ chức trong xã hội nhằm duy trì và phát triển trật tự trong xã hội, bảo toàn, củng cố và phát triển quyền lực của NN. 1.2.1.2. QLNN về DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện QLNN về dịch vụ khám chữa bệnh tuyến huyện là sự chỉ huy, điều hành hoạt động cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh của cơ quan NN có thẩm quyền đối với bệnh huyện tuyến huyện để đạt mục tiêu đề ra. 1.2.2. Chủ thể QLNN về DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện Sở y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế dự phòng, KCB, phục hồi chức năng, y dược cổ truyền, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, mỹ phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế, dân số, bảo hiểm y tế. Sở y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, xiii
  15. biên chế và hoạt động của UBND tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế. Phòng y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về DVKCB trên địa bàn huyện. 1.2.3. Nội dung QLNN về DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện 1.2.3.1. Ban hành các văn bản pháp luật về DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện. 1.2.3.2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện 1.2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên thực hiện DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện 1.2.3.4. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện 1.2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm về DVKCBở các bệnh viện tuyến huyện 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến QLNN về DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện 1.3.1. Nhu cầu KCB của người dân 1.3.2. Khả năng đáp ứng của bệnh viện tuyến huyện 1.3.3. Hệ thống thể chế và chính sách KCB Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận về QLNN đối với DVKCB tại các bệnh viện tuyến huyện hiện nay. QLNN đối với DVKCB tại các bệnh viện tuyến huyện có vai trò quan trọng trong quá trình xiv
  16. xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung cũng như tỉnh Đăk Nông nói riêng hiện nay và việc tăng cường QLNN đối với DVKCB tại các bệnh viện tuyến huyện là thực sự cần thiết. Kết hợp với Thông tư 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2103 của Bộ y tế về việc quản lý chất lượng DVKCB tại các bệnh viện và Quyết định 6858/QĐ- BYT ngày 18/11/2016 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam, việc nghiên cứu lý luận QLNN đối với DVKCB tại các bệnh viện tuyến huyện ở chương 1 tạo cơ sở lý luận vững chắc để thực hiện các nội dung nghiên cứu ở những chương tiếp theo của luận văn. xv
  17. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM, CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐẮK NÔNG 2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Nông 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 2.2. Tổng quan chung về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông 2.3. Thực trạng QLNN về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông 2.3.1. Ban hành thể chế và chính sách về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện 2.3.2. Tổ chức thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện. Toàn tỉnh có 07 BVĐK huyện với chỉ tiêu giường bệnh được giao ổn định 855 giường kế hoạch. Công tác KCB trên địa bàn tỉnh đã từng bước được nâng cao, số lượt khám bệnh, số lượt điều trị nội trú, công suất sử dụng giường bệnh, số ngày điều trị nội trú, số phẫu thuật, thủ thuật... năm sau tăng hơn so với năm trước. 2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên thực hiện dịch vụ KCB và nghiên cứu khoa học ở bệnh viện tuyến huyện * Nguồn lực con ngƣời: Bảng 2.4. Đào tạo nhân lực y tế tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015 - 2018 xvi
  18. STT Nội dung đào tạo 2015 2016 2017 2018 Sau đại học: 1 Tiến sỹ 0 1 1 1 2 Thạc sỹ 3 5 5 6 3 Chuyên khoa II 4 4 6 7 4 Chuyên Khoa I 21 25 25 29 Đại học: 1 Bác sỹ đa khoa 15 16 16 17 2 Bác sỹ YHCT 2 2 3 3 3 Dược sỹ đại học 5 6 6 5 4 Cử nhân, đại học 20 21 24 30 Tổng cộng 70 80 86 98 Nguồn: Sở Y tế tỉnh Đắk Nông 2.3.4. Huy động và sử dụng nguồn kinh phí, cở vật chất và trang thiết bị cho DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cho DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện được huy động từ ngân sách NN, nguồn thu từ khám BHYT, nguồn thu viện phí và các nguồn thu khác Về nguồn thu viện phí đảm bảo thực hiện theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT, ngày 15 tháng 03 năm 2017, Quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của NN và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường hợp; về nguồn thu BHYT được thực hiện theo Thông tư: 15/2018/TT-BYT, ngày xvii
  19. 30/05/2018, quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp. 2.3.5.Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện Kiểm tra, giám sát các hoạt động y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm luôn được Sở Y tế và các bệnh viện tuyến huyện chú trọng và thực hiện thường xuyên trên cơ sở kế hoạch kiểm tra, thanh tra đột xuất. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát và các nguồn thông tin phản ánh qua phương tiện truyền thông đại chúng, qua đường dây nóng của ngành Y tế, đã phát hiện những vụ việc vi phạm quy trình chuyên môn, quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của CBYT. Những vi phạm này đã được Sở Y tế, các bệnh viện tuyến huyện phối hợp với các sở, ngành chức năng và chính quyền địa phương tiến hành xử lý nghiêm minh, theo đúng thẩm quyền và quy định pháp luật. 2.4. Đánh giá thực trạng QLNN về dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến huyện tỉnh Đắk Nông 2.4.1. Kết quả đạt được trong QLNN về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện 2.4.1.1. Những Kết quả đạt được Công tác QLNN về DVKCB đối với các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông đã góp phần nâng cao chất lượng DVKCB ở các bệnh viện tuyến huyện, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh đã, đang và sẽ là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội. Đảng và NN và nhân dân đang tiếp tục xây dựng xviii
  20. những chính sách để tạo điều kiện cho ngành Y tế phát triển, đây là cơ hội tốt mà các bệnh viện cần nắm bắt. Công tác khám, chữa bệnh đã có bước chuyển tích cực, các chỉ tiêu tổng hợp như số lần khám bệnh, số bệnh nhân nội trú, ngoại trú, số ngày điều trị nội, ngoại trú, số phẫu thuật, thủ thuật, chẩn đoán, xét nghiệm,… đều tăng, nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao đã được thực hiện, chất lượng chuyên môn y tế của các cơ sở khám, chữa bệnh đã từng bước được nâng lên. 2.4.1.2. Những nguyên nhân của Kết quả đạt được Công tác QLNN đối với chất lượng DVKCB tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông đã được UBND tỉnh thật sự quan tâm trong những năm gần đây. So với nhiều địa phương trên cả nước, công tác QLNN đối với chất lượng DVKCB tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông thuộc Sở Y tế tỉnh Đắk Nông có thể nói đã từng bước được quan tâm và cơ bản đi vào nề nếp, các quy định của pháp luật trên lĩnh vực này cơ bản được thực hiện, pháp chế không ngừng tăng cường góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự xã hội. 2.4.2. Hạn chế trong QLNN về dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông 2.4.2.1. Hạn chế 2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 2.4.2.2.1. Nguyên nhân khách quan 2.4.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan Tiểu kết chƣơng 2 Hiện tại trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 7 BVĐK tuyến huyện. Hoạt động của các cơ sở này đã đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức xix
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1