intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đô thị tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

40
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở tổng quan, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với thành phố Quảng Ngãi phát hiện những vấn đề yếu kém, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó. Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đô thị thành phố Quảng Ngãi trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đô thị tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ TRUNG MINH QUÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ THÚY QUỲNH Phản biện 1: ……………………………………….. Phản biện 2:………………………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 201- Đường Phan Bội Châu - TP Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi …… giờ...…ngày....….tháng……năm 2018
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản lý nhà nước đối với đô thị là vấn đề quan trọng. Nhiều năm nay ở cấp cả nước và ở cấp địa phương (tỉnh) chính quyền và nhân dân tại các đô thị đã cố gắng tìm giải pháp để phát triển các đô thị một cách bền vững nhưng kết quả đem lại còn rất hạn chế, nhiều đô thị phát triển thiếu bền vững. Tại sao vậy? Thực tiễn chỉ ra rằng nhiều vấn đề lý luận về phát triển đô thị và quản lý phát triển đô thị chưa được sáng tỏ. Chẳng hạn, vai trò của chính quyền đến đâu trong việc phát triển đô thị, nội dung quản lý nhà nước đối với đô thị ra sao, đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển đô thị... chưa được nghiên cứu thỏa đáng. Thành phố Quảng Ngãi là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và an ninh - quốc phòng của Tỉnh; thành phố Quảng Ngãi nằm vị trí cách thành phố Quy Nhơn 170 km; cách thành phố Hồ Chí Minh 821 Km và cách Thủ đô Hà Nội 889 Km, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc – Nam (đường bộ, đường sắt). Ngày 12 tháng 12 năm2013, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị quyết định số 123/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi và thành lập phường Trương Quang Trọng thuộc thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Sau quá trình chuẩn bị và đề nghị công nhận, ngày 24 tháng 9 năm 2015, thành phố Quảng Ngãi được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Với việc mở rộng 3
  4. diện tích từ 37,12 Km2 lên 160,153 Km2, cùng với đó là dân số tăng và nhiều vấn đề đô thị khác lớn hơn. Đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về đô thị ở thành phố Quảng Ngãi một thách thức mới, đó là phải tìm ra định hướng và mục tiêu để phát triển đô thị trong giai đoạn mới. Với những lý do trình bày ở trên, tác giả chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về đô thị tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý công để góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với đô thị, cung cấp thêm một số cơ sở khoa học để chính quyền tỉnh Quảng Ngãi hoạc định chính sách phát triển và quản lý phát triển thành phố Quảng Ngãi của tỉnh Quảng Ngãi. 2. Mục đích, nhiệm vụ 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất định hướng, các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đô thị thành phố Quảng Ngãi để góp phần làm cho thành phố Quảng Ngãi phát triển một cách bài bản, khoa học, hiện đại nhưng vẫn giữ được các kiến trúc, văn hoá truyền thống. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu (1). Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với đô thị; (2). Trên cơ sở tổng quan, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với thành phố Quảng Ngãi phát hiện những vấn đề yếu kém, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó. 4
  5. (3). Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đô thị thành phố Quảng Ngãi trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quản lý nhà nước đối với thành phố Quảng Ngãi và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thành phố Quảng Ngãi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2010- 2016 và tương lai đến 2020. + Về mặt không gian: Thành phố Quảng Ngãi và đặt nó trong mối quan hệ với tỉnh Quảng Ngãi. + Về mặt nội dung: Luận văn nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn, nghiên cứu cả thực trạng và tương lai. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đô thị thành phố Quảng Ngãi của tỉnh Quảng Ngãi. 4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Tác giả tiếp cận đề tài theo các hướng chính: + Tiếp cận hệ thống: coi quản lý nhà nước đối với đô thị thành phố Quảng Ngãi là một hệ thống; Quản lý nhà nước đối với đô thị Quảng Ngãi cũng là một hệ thống. + Tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn: Sau khi làm rõ những vấn đề lý thuyết có liên quan tác giả tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với đô thị thành phố Quảng Ngãi 5
  6. + Tiếp cận từ kinh tế vĩ mô đến kinh tế vi mô: từ các chính sách chung về phát triển đô thị và quản lý đô thị của Nhà nước đi đến xem xét cụ thể chính sách quản lý nhà nước đối với đô thị tại thành phố Quãng Ngãi. + Tiếp cận liên ngành: Hoạt động phát triển ở một đô thị gồm rất nhiều lĩnh vực, thuộc rất nhiều ngành; đồng thời việc quản lý nhà nước đối với đô thị cũng liên quan tới việc quản lý của rất nhiều ngành. Chẳng hạn như quản lý dân số, việc làm, hoạt động công nghiệp, dịch vụ, quản lý đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường... + Tiếp cận theo nguyên lý nhân – quả: Mỗi kết quả đều có nguyên nhân của nó. Những hạn chế, yếu kém trong việc quản lý nhà nước đối với đô thị đều có nguyên nhân của nó. Tìm ra nguyên nhân chính là tìm ra các căn cứ để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đô thị tại thành phố Quảng Ngãi trong những năm tới. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp chính sau đây: - Phương pháp khảo sát thực tế: sử dụng để thu thập thêm thông tin tại thực địa, nắm bắt thêm tình hình thực tế trên địa bàn thực tế thông qua tìm hiểu thực tế trên địa bàn thành phố - Phương pháp phân tích thống kê: tác giả sử dụng để phân tích số liệu về hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và hiệu quả phát triển của đô thị thành phố Quảng Ngãi. 6
  7. - Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh hiệu quả quản lý nhà nước đối với đô thị thành phố Quảng Ngãi, so sánh những việc UBND thành phố đã thực thi với kết quả, hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Quảng Ngãi. - Phương pháp chuyên gia: sử dụng để thu thập thêm thông tin và để thẩm định các nhận định và kết luận của tác giả. - Phương pháp phân tích chính sách: sử dụng để xác định điểm đúng, điểm chưa đúng, điểm cần bổ sung trong các chính sách của nhà nước cũng nhưu của UBND thành phố Quảng Ngãi để tạo khung khổ pháp lý tốt hơn đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố Quảng Ngãi trong thời gian tới. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn a). Góp phần làm rõ nội dung quản lý nhà nước đối với đô thị để vận dụng vào việc nghiên cứu quản lý nhà nước đối với thành phố Quảng Ngãi: nội hàm của quản lý nhà nước đối với đô thị là gì? Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với đô thị ra sao? b). Cung cấp căn cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, đường lối quản lý nhà nước đối với thành phố Quãng Ngãi cũng như cung cấp thêm căn cứ để UBND thành phố Quãng Ngãi xác định giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thành phố Quảng Ngãi trong thời gian tới. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong ba chương: 7
  8. Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với đô thị Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với đô thị tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đô thị thành phố Quảng Ngãi 7. Tình hình nghiên cứu đề tài Tác giả thu thập được 32 văn bản quy phậm pháp luật dạng Nghị định có đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp về phát triển đô thị và quản lý đô thị ở Việt Nam. Dưới đây tác giả xin tổng quan một số công trình tiêu biểu. Bốn Nghị định của Chính phủ về quy hoạch đô thị, xây dựng đô thị và quản lý đô thị. Trong đó nổi bật là Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định 72/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 10 năm 2001 về việc Phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị. Các Nghị định này chỉ rõ quản lý đô thị thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương. Đồng thời xác định trách nhiệm quản lý đô thị của cấp chính quyền đô thị (thành phố thuộc tỉnh, thị xã và thị trấn) trong việc thực thi chức năng quản lý nhà nước. Theo đó chính quyền của các loại đô thị thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn là phải tổ chức lập quy hoạch phát triển đô thị và tổ chức thực hiện quy hoạch ấy, trong đó đặc biệt là quản lý 8
  9. các hoạt động kinh tế, xã hội, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng và trật tự xã hội. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng quy định nhiều nội dung quan trọng về quy hoạch xây dựng, tạo lập các căn cứ quan trọng để tiến hành quy hoạch xây dựng ở các đô thị của nước ta. Nghị quyết 39/NQ-TW ngày 16 tháng 8 năm 2004 của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 đã xác định Tp Quảng Ngãi là đô thị cỡ trung, do UBND tỉnh Quảng Ngãi trực tiếp quản lý với chức năng cơ bản là Trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, khoa học công nghệ của tỉnh và có chức năng phối hợp với đô thị Vạn Tường để thúc đẩy khu kinh tế Dung Quất. Nghị định 42/20009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 5 năm 2009 về phân loại đô thị cũng đã xác định Tp Quảng Ngái là đô thị loại 3 thuộc tỉnh quản lý. Có bộ máy quản lý ngang với cấp huyện và được tổ chức theo yêu cầu phát triển của một đô thị. Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/02/2008 về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị đã xác định rõ chức năng của chính quyền thành phố cần quy hoạch và quản lý theo quy hoạch không gian, đô thị, không gian kiến trúc và mỹ thuật kiến 9
  10. trúc đô thị cũng như quy hoạch sử dụng cảnh quan đối với một đô thị. Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về quy định lập phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và Luật quy hoạch 2017 đã quy định rõ yêu cầu đối với quy hoach phát triển kinh tế- xã hội đô thị 2017 (ghi trong Điều 5: Hệ thống quy hoạch quốc gia, tại Luật số 21/2017/QH14, ngày 24/11/2017). Đề tài “Quản lý nhà nước về đô thị tại thành phố Hà Nội, lý luận và thực tiễn”, tác giả Nguyễn Ngọc Quyền, học viên CH14G, khóa 14, Học viện Hành chính quốc gia. Một lĩnh vực trong đô thị đó là hạ tầng kỹ thuật đô thị, có đề tài “Quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đô thị ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” học viên Hoàng Hải Thành. Đề tài: “Quản lý nhà nước đối với công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong đô thị ở Việt Nam hiện nay”, học viên Bùi Ngọc Linh, Khóa 13, Học viện Hành chính quốc gia. Công tác quy hoạch đô thị cũng là một lĩnh vực nằm trong số các lĩnh vực mà công tác quản lý nhà nước ở đô thị. Ở thành phố Đà Nẵng có đề tài “Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị thành phố Đà năng theo hướng phát triển bền vững” của học viên Nguyễn Đoàn Đoan Trang. Tác giả thu thập được 8 tài liệu dưới dạng các Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội hay báo cáo tình hình quy hoạch, thực hiện quy 10
  11. hoạch phát triển của Tp Quảng Ngãi. Nhìn chung sự phát triển của Tp Quảng Ngãi có vai trò quan trọng của chính quyền thành phố. Chính quyền thành phố dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh đã lập quy hoạch phát triển thành phố, ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, môi trường thành phố. Nhân dân và doanh nghiệp đã cùng xây dựng thành phố. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ phía UBND thành phố đã góp phần làm cho thành phố Quảng Ngãi phát triển chưa đươc như mong muốn. 11
  12. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐÔ THỊ 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về đô thị Đô thị là khái niệm có tính tương đối, được quan niệm dựa theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống dân cư và theo yêu cầu cũng như khả năng quản lý mà mỗi quốc gia có quy định riêng. Đối với Việt Nam, đô thị là tên gọi chung của thành phố, thị xã, thị trấn và thị tứ. Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn1. 1.1.2. Đô thị hóa Đô thị hóa (Urbanization) là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Quá trình đô thị hóa là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị. 1.1.3. Phân loại đô thị 1.1.3.1 Cơ sở phân loại đô thị 1 Khoản 1, Điều 3 của Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009. 12
  13. 1.1.3.2 Các cách phân loại đô thị 1.1.4. Quản lý nhà nước đối với đô thị 1.1.4.1. Quan niệm về quản lý nhà nước đối với đô thị 1.1.4.2. Phân cấp quản lý nhà nước đối với đô thị 1.1.4.3. Đối tượng của quản lý nhà nước đối với đô thị 1.1.4. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với đô thị Quản lý nhà nước đối với đô thị cũng nhưu hiệu quả Quản lý nhà nước đối với đô thị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đó là (xem sơ đồ dưới) Năng lực quản Luật pháp chung trị của chính của nhà nước về Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với đô thị và hiệu Vị trí địa lý tự Quy mô dân số, nhiên, kinh tế, kinh tế và tính chính trị của Hình 1: Yếu tố ảnh hưởng tới QLNN và hiệu quả QLNN đối với đô thị 1.1.4.5. Nội dung (nhiệm vụ) quản lý nhà nước đối với đô thị 1.1.4.6. Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về đô thị 1.1.4.7. Quản lý nhà nước về một số lĩnh vực chủ yếu ở đô thị 1.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý đô thị 13
  14. 1.2.1 Vấn đề phân quyền và quản lý theo lãnh thổ, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu chính quyền đô thị Xu hướng phân quyền là yêu cầu để quản lý xã hội có đủ khả năng bao quát và kiểm soát mọi hoạt động của đô thị hiện đại. Đó chính là việc chính quyền trung ương, chính quyền thành phố giao một phần (hay toàn bộ) quyền lực cho các cấp thấp hơn chủ động tự quyết các lĩnh vực tài chính, quy hoạch, đất đai, nhân sự, cơ cấu kinh tế trên nền của một lộ trình pháp lý thống nhất... Xu hướng mạnh nhất trong phân quyền là chuyển từ quản lý theo ngành dọc sang quản lý theo lãnh thổ. Khi các thành phố, quận thực hiện tự quản càng mạnh thì chính quyền trung ương lại càng có khả năng kiểm soát tốt. Trong hệ thống phân quyền thì người có quyền lực cao nhất, lớn nhất và trách nhiệm nặng nhất phải thuộc về cá nhân thị trưởng. 1.2.2. Tăng cường dân chủ và sự tham gia của người dân Thành phố chỉ phát triển bền vững khi lôi cuốn được tất cả người dân từ thị trưởng tới người bán hàng rong vào quá trình xây dựng, giữ gìn, thực hiện, kiểm soát, điều chỉnh chính sách và hành động phát triển đô thị. Nếu người dân đứng ngoài tiến trình phát triển đô thị biểu hiện qua thái độ thờ ơ hoặc quay lưng với các chính sách thì rất khó gặt hái được thành công trong phát triển. Hai ví dụ điển hình thường được nhắc đến là du lịch và bảo vệ môi trường. Du lịch chỉ trở thành “công nghiệp không khói” khi đạt đến mức “toàn dân làm du lịch”, còn bảo vệ môi trường trở thành công cốc nếu chỉ có mỗi sở vệ sinh gánh vác. Sự tham gia của người dân có cả cấp độ gián tiếp và trực tiếp. Người dân tham gia việc xây dựng các chính 14
  15. sách vĩ mô thường thông qua các đại biểu dân cử, còn đối với các dự án, kế hoạch phát triển cộng đồng ở ngay địa phương thì người dân phải được tham gia trực tiếp vào tiến trình này với tư cách không chỉ là người thụ hưởng mà còn là người tham gia thiết kế và thi công. Trường hợp Philippines, nếu không có sự tham gia của người dân thì Chính phủ Philippines không tài nào tái định cư được khu ổ chuột khổng lồ được coi là lớn nhất châu Á tồn tại hơn 100 năm với 185.000 nhân khẩu trên bãi biển Tondo của thành phố Metro Manila. 1.2.3. Quy hoạch – kiến trúc đô thị a) Thuỵ Điển b) Trung Quốc c) Singapore d) Malaysia e) Inđônêsia 1.2.4. Quản lý đất đai xây dựng đô thị Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số đô thị trên thế giới, để nâng cao hiệu quả quản lý đất xây dựng cần giải quyết tốt ba vấn đề:  Nội dung và phương pháp lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị;  Chính sách quản lý đất đai xây dựng đô thị;  Quản lý khai thác đất xây dựng đô thị. a)Pháp b) Trung Quốc c) Philippines 15
  16. d) Malaysia 1.2.4. Bài học rút ra cho quản lý đô thị đối với thành phố Quảng Ngãi Việc học tập kinh nghiệm từ các nước phát triển trên thế giới và các nước trong khu vực là hết sức cần thiết và có ý nghĩa, từ đó có thể chọn ra cho mình con đường đi ngắn nhất, vận dụng linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế của từng đô thị, từng tỉnh để xây dựng và quản lý đô thị hiệu quả. Dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia, một số bài học được rút ra sau: - Không tách rời quản lý và quy hoạch. Trong quản lý theo lãnh thổ, áp dụng cơ chế phân quyền gắn với việc đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu chính quyền đô thị. - Kiểm soát việc thực hiện kế hoạch hoá sử dụng đất gắn với chiến lược quản lý môi trường đô thị hợp lý. - Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đô thị Sự nhận thức của cộng đồng về môi trường là yếu tố quan trọng nhất làm cơ sở để duy trì và phát triển môi trường đô thị thích hợp. 16
  17. Tiểu kết chương 1 Quản lý nhà nước đối với đô thị là vấn đề quan trọng, mang ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội một đô thị. Tuy thế trong những năm vừa qua việc nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với đô thị, nhất là quản lý nhà nước đối với đô thị ở một địa phương chưa được nghiên cứu thỏa đáng. Ở tỉnh Quảng Ngãi việc quản lý đô thị thành phố Quảng Ngãi cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tác giả đã làm rõ quan niệm về quản lý nhà nước đối với đô thị, nội hàm của quản lý nhà nước đối với đô thị (nhất là đi sâu làm rõ quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực chính của một đô thị), làm rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với đô thị và cố gắng làm rõ vấn đề đánh giá quản lý nhà nước đối với đô thị trong điều kiện Việt Nam. 17
  18. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã được trình bày ở chương 1, tác giả nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với đô thị thành phố Quãng Ngãi để xác định mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém để tạo lập căn cứ cho việc nghiên cứu chương 3. Với tinh thần đó chương 2 tập trung nghiên cứu những nội dung lớn và chủ yếu sau đây: 2.1 khái quát chung về thành phố Quảng Ngãi 2.1.1 Vị trí địa lý Thành phố Quảng Ngãi là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ngãi, có vị trí nằm tiếp giáp với các vùng lân cận: phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Sơn Tịnh; phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tư Nghĩa và huyện Mộ Đức; phía Bắc giáp huyện Bình Sơn. 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội a. Về kinh tế Trong những năm qua, nhiều thành phần kinh tế của Thành phố Quảng Ngãi đã chuyển dịch cơ cấu đầu tư, phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, tạo ra cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong tổng giá trị gia tăng của thành phố. Năm 20172, tổng giá trị sản xuất 2 Thành phố Quảng Ngãi: Một năm nhiều bứt phá, nguồn http://baoquangngai.vn cập nhật 06/01/2018. 18
  19. trên địa bàn đạt gần 29 nghìn tỷ đồng, đạt 100,04% kế hoạch, tăng 11,6% so với năm 2016; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng với dịch vụ 51,02%, công nghiệp – xây dựng 37,63% và nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 11,35%. Tổng giá trị gia tăng trên địa bàn thành phố đạt gần 13 nghìn tỷ đồng, đạt 100,12% kế hoạch, tăng 11,52% so với cùng kỳ năm 2016. b. Về xã hội Tính năm 2016, dân số trung bình của thành phố Quảng Ngãi 253.881 người, chiếm trên 3% về diện tích và trên 20% về dân số toàn tỉnh3. Mật độ dân số của thành phố tập trung đông dân nhất tỉnh, bình quân với 1.645 người/km², riêng khu vực nội thành có mật độ 3.633 người/km²4. Sự biến đổi dân số ở thành phố Quảng Ngãi là số dân di chuyển cơ học nhiều. Dân cư sống ở các xã phía đông thành phố vẫn sống chủ yếu vào nông nghiệp và ngư nghiệp. 2.1.3 Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi 2.1.3.1 Về hạ tầng xã hội a. Nhà ở b. Mạng lưới giáo dục và đào tạo c. Mạng lưới y tế d. Mạng lưới thiết chế văn hóa 2.1.3.2 Về hạ tầng kỹ thuật 3 Phát triển thành phố Quảng Ngãi trở thành đô thị “năng động và thân thiện”, nguồn http://quangngaitv.vn cập nhật 14/3/2018. 4 Quảng Ngãi (thành phố), nguồn https://vi.wikipedia.org. 19
  20. a. Mạng lưới giao thông b. Mạng lưới cấp - thoát nước và vệ sinh môi trường c. Mạng lưới cấp điện 2.2 thực trạng quản lý nhà nước về đô thị tại thành phố Quảng Ngãi 2.2.1 Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị Quyết định số 258/QĐ-UBND ngày 02/06/2016 của UBND Tỉnh Quảng Ngãi về việc Ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố Quảng Ngãi. Quy chế này là cơ sở để lập nhiệm vụ quy hoạch, thiết kế đô thị đối với khu vực chưa có quy hoạch, thiết kế đô thị được duyệt; Lập thiết kế cảnh quan trong đô thị; Cấp giấy phép xây dựng mới hoặc cải tạo chỉnh trang lại các công trình kiến trúc. Đối với khu vực đô thị hiện hữu: Đối với khu vực đô thị mới: Đối với khu vực trung tâm hành chính – chính trị: Đối với khu công nghiệp Quảng Phú và khu công nghiệp làng nghề Tinh Ấn Tây: Đối với khu vực dự trữ phát triển, an ninh quốc phòng: 2.2.2 Quản lý nhà nước về bảo vệ cảnh quan và môi trường đô thị Về cảnh quan đô thị: Năm 2008, UBND thành phố Quảng Ngãi đã Ban hành Quy chế Quản lý đô thị thành phố Quảng Ngãi, từ đó đến nay việc thực 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2