Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nghiên cứu cơ sở lý luận QLNN về du lịch trên địa bàn cấp huyện; làm rõ những ƣu điểm, những hạn chế, tìm ra nguyên nhân yếu kém, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM CHÂU HUY BẢO QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
- Công trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Hành chính Quốc gia Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Huy Hoàng Chủ tịch Hội đồng: TS. VŨ THANH XUÂN Thƣ ký Hội đồng: TS. PHẠM THỊ THÚY Phản biện 1: TS. MAI ĐÌNH LÂM Phản biện 2: TS. NGUYỄN VĂN PHƢƠNG Ủy viên Hội đồng: TS. TẦN XUÂN BẢO Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ Địa điểm: Phòng 207, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Số 10, đƣờng 3 tháng 2, phƣờng 12, quận 10, TP. HCM. Thời gian: Vào hồi 09h30, ngày 28 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện của Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trƣờng đang mở cửa và hội nhập quốc tế; ngành du lịch cũng đứng trƣớc những thách thức to lớn, đòi hỏi phải có sự đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc (QLNN) đối với ngành này để ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”. Đà Lạt là thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng với hơn 120 năm hình thành và phát triển có nhiều lợi thế về khí hậu, tài nguyên và nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, nhất là các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng núi và tham quan thắng cảnh. Trong những năm qua, ngành du lịch thành phố Đà Lạt đã phát triển khá nhanh, chính quyền thành phố đã có nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển du lịch, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý du lịch, tạo lập môi trƣờng, điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh du lịch. Nhờ đó, hoạt động du lịch trên địa bàn đã có những bƣớc khởi sắc và đạt đƣợc một số thành tựu quan trọng. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, doanh thu du lịch và lƣợt khách lƣu trú ngày càng tăng, góp phần làm cho tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của thành phố ngày càng cao và xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố ngày càng rõ nét. Tuy nhiên cũng nhƣ các ngành kinh tế khác, ngành du lịch Đà Lạt vẫn phát triển chƣa xứng với tiềm năng lợi thế so sánh vốn có của địa phƣơng nhƣ thiếu tầm nhìn tổng thể về phát triển du lịch nên sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lặp, kém hấp dẫn và không thể hiện đƣợc tính đặc thù. Quản lý và quy hoạch du lịch chƣa hiệu quả, vấn đề liên kết phát triển du lịch chƣa đƣợc chú ý. Ngoài ra, còn hạn chế, yếu kém về kết cấu hạ tầng kỹ thuật du lịch, đội ngũ 1
- nhân lực du lịch, năng lực xúc tiến quảng bá du lịch và thiếu sự ổn định về tổ chức bộ máy QLNN trong lĩnh vực du lịch, nhiều di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng đang trong tình trạng xuống cấp chƣa đƣợc tu bổ, tôn tạo lại. Bên cạnh đó, so với tiềm năng, lợi thế so sánh vốn có thì sự phát triển du lịch thành phố Đà Lạt vẫn chƣa tƣơng xứng, số ngày lƣu trú bình quân và chi tiêu của du khách còn thấp, khách quốc tế đến Đà Lạt chƣa nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác xây dựng và thực hiện các văn bản QLNN và các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch còn chƣa tốt; tổ chức bộ máy và nhân sự QLNN về du lịch còn nhiều bất cập; công tác thanh tra, kiểm tra chƣa đƣợc thực hiện tốt… Với mong muốn cho du lịch Đà Lạt ngày càng phát triển, phát huy tối đa tiềm năng du lịch, đồng thời giải quyết phần nào những bất cập trong hoạt động QLNN đối với du lịch trên địa bàn thành phố, để ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực trong tƣơng lai gần, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, học viên chọn đề tài: "Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng" làm nhiệm vụ nghiên cứu cho đề tài Luận văn Cao học Quản lý công của mình với mong muốn làm rõ những ƣu điểm để phát huy, đề ra những giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn - Về Đề tài khoa học, Dự án: 1) Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc (2000) của Phạm Trung Lƣơng. 2) Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2011) do Viện nghiên cứu và phát triển du lịch chủ trì, TS. Nguyễn Thu Hạnh chủ nhiệm. 3) Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, hoạch định không 2
- gian và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở Tây Nguyên, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc (2015) của Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam, GS. TS. Trƣơng Quang Hải chủ nhiệm. - Về Luận án, Luận văn: 4) Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay, Trịnh Đăng Thanh (2004), Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 5) Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, Nguyễn Minh Đức (2007), Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 6) Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch Việt Nam, Hồ Đức Phớc (2010), Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. 7) Quản lý nhà nƣớc địa phƣơng đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam, Nguyễn Hoàng Tứ (2016), Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Thƣơng mại. 8) Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh lữ hành của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh, Lê Long (2012), Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trƣờng Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái nguyên. 9) Quản lý nhà nƣớc về du lịch tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Nguyễn Thị Thùy (2013), Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhƣ vậy, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu QLNN đối với du lịch trên các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chƣa có một công trình nào đánh giá một cách đầy đủ về QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Khi thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”, tác giả có kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trƣớc đó nhƣng đề tài này có nội dung mới và không trùng lắp với 3
- các công trình khoa học đã công bố trƣớc đây. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nghiên cứu cơ sở lý luận QLNN về du lịch trên địa bàn cấp huyện; làm rõ những ƣu điểm, những hạn chế, tìm ra nguyên nhân yếu kém, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Xây dựng khung lý thuyết dựa trên việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý QLNN về du lịch trên địa bàn cấp huyện. - Tiến hành đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. - Đề xuất những giải pháp để hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: tập trung nghiên cứu về thể chế, các chủ trƣơng, chính sách và phƣơng pháp, công cụ QLNN về hoạt động du lịch. - Về không gian: thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng. - Về thời gian: từ năm 2014 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, tác giả tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu bằng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lấy học thuyết Mác - Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cùng các quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc về nhà nƣớc và pháp luật làm cơ sở phƣơng pháp luận. 4
- Để giải quyết các vấn đề cụ thể, các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành đều đƣợc sử dụng nhƣ: phƣơng pháp khảo sát tài liệu thứ cấp, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp thống kê… 6. Kết quả và tính ứng dụng của đề tài Đề tài đã tập hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNN về du lịch trên địa bàn cấp huyện, đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, qua đó chỉ ra những ƣu điểm, hạn chế và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động này. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những CBCC trực tiếp tham gia QLNN về du lịch tại địa bàn cấp huyện, các nhà lãnh đạo, quản lý các cấp. Kết quả nghiên cứu đề tài là nguồn tƣ liệu có thể tham khảo phục vụ cho sinh viên, học viên, các nhà khoa học quản lý trong quá trình nghiên cứu về QLNN về du lịch tại các cấp chính quyền khác nhau. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc bố cục thành 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn cấp huyện. Chƣơng 2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Chƣơng 3. Phƣơng hƣớng và các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN 1.1. Tổng quan về du lịch 1.1.1. Khái niệm du lịch Có thể hiểu: “Du lịch là tổng hợp các hoạt động tổ chức, kỹ thuật và kinh 5
- tế phục vụ cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn, tìm kiếm việc làm, thực hiện thăm viếng thường xuyên, thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần, nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người”. 1.1.2. Phân loại các loại hình du lịch Thứ nhất, theo phạm vi lãnh thổ của chuyến đi: du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Thứ hai, theo nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch: du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi giải trí, du lịch thể thao, du lịch văn hóa, du lịch công vụ, du lịch sinh thái, du lịch thƣơng gia, du lịch tôn giáo, du lịch thăm hỏi, du lịch quê hƣơng, du lịch quá cảnh. Thứ ba, theo thời gian đi du lịch: du lịch dài ngày, du lịch ngắn ngày. Thứ tư, theo phƣơng tiện lƣu trú: du lịch ở trong khách sạn, du lịch ở trong motel, du lịch ở Làng du lịch, du lịch ở lều, trại (camping). Thứ năm, theo đối tƣợng khách du lịch: du lịch thanh thiếu niên, du lịch dành cho những ngƣời cao tuổi, du lịch phụ nữ, gia đình. 1.1.3. Đặc điểm của du lịch a) Du lịch mang tính chất của một ngành kinh tế dịch vụ. b) Du lịch là loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho khách du lịch trong thời gian đi du lịch. c) Việc tiêu dùng và cung ứng dịch vụ du lịch xảy ra trong cùng một thời gian và không gian. d) Du lịch mang lại lợi ích thiết thực về chính trị, kinh tế, xã hội địa phương làm du lịch và người làm du lịch. e) Du lịch chỉ phát triển trong môi trường hòa bình và ổn định. 1.1.4. Vai trò của du lịch 6
- a) Đối với chính trị: củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lƣu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dan tộc. b) Đối với kinh tế: xây dựng lại một trật tự kinh tế mới, xóa bỏ sự chênh lệch đáng kể giữa các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển; mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn là nguồn thu lớn đóng góp vào sự gia tăng GDP. c) Đối với xã hội: ở đâu du lịch phát triển, ở đó có diện mạo đô thị, nông thôn đƣợc chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt. d) Đối với môi trường. - Tác động đến môi trƣờng nƣớc. - Tác động tới môi trƣờng không khí. - Tác động tới môi trƣờng đất. - Tác động tới môi trƣờng sinh vật. 1.2. Quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn cấp huyện 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp huyện 1.2.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước Quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nƣớc và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của các cá nhân tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. 1.2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch Quản lý nhà nƣớc về du lịch là sự tác động có tổ chức của các chủ thể nhà nƣớc có thẩm quyền dựa trên các thể chế, chính sách, tổ chức bộ máy lên các hoạt động du lịch nhằm định hƣớng các hoạt động này theo các mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn. 1.2.1.3. Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp huyện QLNN về du lịch trên địa bàn cấp huyện là sự tác động có tổ chức của Ủy 7
- ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền của mình lên hoạt dộng du lịch trên địa bàn, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn ngành nhằm đạt mục tiêu của ngành và mục tiêu của địa phƣơng trong từng giai đoạn phát triển. Đó là mô hình quản lý theo ngành dọc kết hợp với quản lý theo lãnh thổ trên cơ sở phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền cấp huyện trong khung khổ đƣợc phân cấp. 1.2.2. Đặc điểm của QLNN về du lịch trên địa bàn cấp huyện a) Đặc điểm về đối tƣợng quản lý. b) Đặc điểm về cấp quản lý. c) Đặc điểm về địa bàn quản lý. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp huyện Thứ nhất, Xây dựng và thực hiện các văn bản quản lý nhà nƣớc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch Thứ hai, Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nƣớc về du lịch Thứ ba, Đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực ngành du lịch Thứ tƣ, Quản lý các hoạt động xúc tiến, quảng bá, đầu tƣ cho du lịch, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch Thứ năm, Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch 1.2.4. Sự cần thiết của QLNN về du lịch trên địa bàn cấp huyện Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của nhà nƣớc trong quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Thứ hai, sự quản lý của nhà nƣớc đảm bảo cho du lịch phát triển ổn định, phát huy tối đa những lợi thế và hạn chế của những mặt trái. Thứ ba, góp phần vào sự phát triển của du lịch và thúc đẩy các ngành khác phát triển. Thứ tƣ, nhà nƣớc góp phần định hƣớng sự phát triển của du lịch bằng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách trên cơ sở tôn trọng các 8
- nguyên tắc của hoạt động du lịch và ngành du lịch. Thứ năm, sự quản lý của nhà nƣớc sẽ tạo ra tính chất công bằng trong hoạt động kinh doanh du lịch. 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp huyện 1.2.5.1. Nhóm nhân tố khách quan Thứ nhất, môi trƣờng an ninh, chính trị. Thứ hai, vị trí địa lý và tài nguyên du lịch. Thứ ba, điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyện Thứ tƣ, nguồn nhân lực. Thứ năm, nguồn vốn. 1.2.5.2. Nhóm nhân tố chủ quan Thứ nhất, năng lực, cơ cấu tổ chức QLNN về du lịch. Thứ hai, năng lực, trình độ của cán bộ QLNN về du lịch. Thứ ba, cơ chế, chính sách QLNN về du lịch. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch của một số địa phƣơng 1.3.1. Kinh nghiệm QLNN về du lịch của thành phố Vũng Tàu 1.3.2. Kinh nghiệm QLNN về du lịch của thành phố Đà Nẵng 1.3.3. Bài học kinh nghiệm Một là, phải xây dựng đƣợc quy hoạch tổng thể để phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lƣợc, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng, thúc đẩy du lịch phát triển vững chắc. Hai là, ban hành các chính sách để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phƣơng để thu hút du khách. Ba là, hoàn thiện bộ máy QLNN về du lịch và quan tâm đến việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. 9
- Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Năm là, thực hiện thƣờng xuyên công tác kiểm tra, giám sát. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG 2.1. Điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt 2.1.1. Các điều kiện để phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, về phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng. Phía Bắc giáp huyện Lạc Dƣơng, phía Nam giáp huyện Đức Trọng, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dƣơng, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà. Thành phố Đà Lạt có diện tích tự nhiên 39.329 ha với dân số 226.978 ngƣời. Đà Lạt cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km về phía Tây - Nam, cách Buôn Ma Thuột 190 km về Phía Bắc, cách Phan Rang 110 km về phía Đông, cách Nha Trang 230 km về phía Đông Bắc. Đà Lạt có vị trí thuận lợi để mở rộng giao lƣu với các trung tâm kinh tế phía Nam và Duyên hải miền trung. 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Thứ nhất, về kinh tế. Thứ hai, về cơ cấu dân số. Thứ ba, về văn hóa – giáo dục. 2.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt 2.1.2.1. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên thực vật, thảm thực vật. - Tài nguyên về môi trƣờng. - Các danh lam, thắng cảnh tự nhiên. 2.1.2.2. Tiềm năng về tài nguyên nhân văn 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng du lịch 10
- 2.2. Hoạt động du lịch tại thành phố Đà Lạt giai đoạn 2014 - 2018 2.2.1. Số lượng khách du lịch Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, du lịch Đà Lạt cũng đã có sự chuyển mình, lƣợng du khách đến Đà Lạt có xu hƣớng ngày một tăng lên. Tốc độ tăng trƣởng về khách du lịch bình quân hằng năm giai đoạn 2014 - 2018 là 11,87%. Nếu năm 2014 đón đƣợc 4,8 triệu lƣợt khách, đến năm 2018 là khoảng 6,5 triệu lƣợt khách, tăng 1,35 lần so với năm 2014. Dự kiến năm 2019 trở đi lƣợt khách nội địa và quốc tế sẽ còn tăng mạnh do chính sách khuyến khích và phát triển du lịch phát triển của lãnh đạo thành phố. (ĐVT: Nghìn lượt) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Khách nội địa 4.630 4.660 5.080 5.548 6.020 Khách quốc 170 260 320 400 485 tế Tổng số 4.800 4.920 5.400 5.948 6.505 Bảng 2.1: Số lƣợng du khách đến Đà Lạt giai đoạn 2014 – 2018 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2018 2.2.2. Doanh thu du lịch Ngành du lịch là ngành mang lại lợi nhuận cao cho phát triển kinh tế và xã hội. Du lịch Đà Lạt với việc khai thác lợi thế sẵn có thực sự đã trở thành ngành có doanh thu cao và ngày càng tăng. Từ năm 2014, ngành du lịch Đà Lạt phục hồi nhanh chóng sau giai đoạn suy thoái kinh tế thế giới giai đoạn 2008 - 2013, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển vào giai đoạn sau. Doanh thu chuyên ngành du lịch giai đoạn 2014 - 2018 tăng bình quân hàng năm đạt 9,2%. 11
- 80 60 40 Dịch vụ Lữ hành 20 0 2014 2015 2016 2017 2018 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh thu du lịch Đà Lạt giai đoạn 2014 - 2018 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2018 2.2.3. Lao động du lịch Nhìn chung, lực lƣợng lao động của ngành du lịch Đà Lạt tuy đông nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, đang trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Thừa lao động lớn tuổi, chƣa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu lao động đƣợc đào tạo cơ bản về ngoại ngữ. Chất lƣợng đội ngũ lao động quản lí của ngành du lịch chƣa cao, năng lực quản lí còn hạn chế, cơ cấu đào tạo chƣa hợp lí, vẫn còn thiếu những ngƣời thực sự giỏi về chuyên môn, có thể hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của các đơn vị. 22.98 28.19 Đại học, Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp 48.83 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu trình độ lao động ngành du lịch Đà Lạt năm 2018 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng 2.2.4. Dịch vụ khách sạn, lữ hành Có thể nói, thị trƣờng kinh doanh khách sạn trên địa bàn thành phố Đà 12
- Lạt có qui mô mở rộng trong giai đoạn 2014 - 2018. Năm 2014, Đà Lạt có 858 khách sạn trong đó có 281 khách sạn có sao, đến năm năm 2018 là 1399 khách sạn với 426 khách sạn có sao với tốc độ tăng bình quân năm trong giai đoạn này là 2,73%. LĨNH VỰC ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 KINH DOANH Khách sạn KS 858 936 1055 1244 1399 Lữ hành DN 46 49 57 63 67 Tổng cộng 904 985 1112 1307 1466 Bảng 2.4: Số lƣợng doanh nghiệp du lịch tại Đà Lạt giai đoạn 2014 - 2018 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng 2.2.5. Sản phẩm du lịch Thành phố đã nổ lực tìm giải pháp xây dựng, phát triển, đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch; tích cực mở rộng, liên kết giữa các tỉnh, vùng, miền để nối tour du lịch nội địa và quốc tế. Nhờ đó, nhiều sản phẩm du lịch mới đã ra đời thu hút đƣợc khách du lịch tham gia nhƣ du lịch văn hóa, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch làng quê, du lịch làng nghề, du lịch hội nghị. Hiện nay, thành phố đang chú trọng xây dựng loại hình du lịch hội nghị và du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dƣỡng, coi đây là sản phẩm du lịch mang tính đột phá của thành phố trong giai đoạn sắp tới. Ngoài ra, thành phố đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển sản phẩm du lịch, thị trƣờng du lịch ngày càng đƣợc mở rộng, sản phẩm du lịch dần đƣợc đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng. 2.3. Quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt giai đoạn 2014 - 2018 2.3.1. Xây dựng và thực hiện các văn bản quản lý nhà nước, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch 13
- Có thể nhận thấy trong QLNN về du lịch của địa phƣơng, thành phố Đà Lạt cũng đang dần hoàn thiện những cơ sở pháp lý cho công tác này nhằm phục vụ tốt việc QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên so với tính chất và phạm vi QLNN về du lịch thì các văn bản, chiến lƣợc, quy hoạch… liên quan đến lĩnh vực du lịch đƣợc UBND thành phố Đà Lạt ban hành vẫn còn hạn chế và chậm đƣợc ban hành. Ngoài ra, các văn bản khác ở những lĩnh vực khác hỗ trợ cho du lịch cũng chƣa đƣợc xây dựng kịp thời và hợp lý. 2.3.2. Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nước về du lịch Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch ở thành phố Đà Lạt đang tồn tại nhiều khó khăn. Theo tác giả, nhận thấy với nhu cầu và định hƣớng phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt, thì vấn đề nguồn nhân lực, nguồn lực trong tổ chức bộ máy quản lý hiện nay ở thành phố đã tạo ra những thách thức vô cùng to lớn đối với địa phƣơng, đỏi hỏi các ngành chức năng của thành phố Đà Lạt cần đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức quản lý về du lịch, có định hƣớng trong việc phân bổ, bố trí các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý du lịch tại trong thời gian tới. 2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch Nhìn chung, UBND thành phố Đà Lạt và các ngành chức năng đã có nhiều nổ lực trong thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch của thành phố. Tuy nhiên, theo tác giả thì công tác này của thành phố Đà Lạt đang tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục, cụ thể nhƣ: số ngày học ngắn thƣờng tổ chức từ 3-4 ngày, chƣa đủ thời gian để trang bị nhiều kiến thức cho học viên, mặt khác công tác vận động học viên tham gia các khóa học còn hạn chế, nội dung, chƣơng trình giảng dạy chƣa thu hút, công tác quản lý lớp chƣa thật sự hiệu quả, kinh phí mua sắm dụng cụ tại các lớp học cơ bản không đáp ứng đủ cho học viên, khả năng vận dụng hiệu quả không cao, thực tế cho thấy tại các cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ du lịch hiện nay về chất lƣợng, hình thức chƣa đƣợc đánh giá cao, khả năng phục vụ cải thiện rất ít. 14
- 2.3.4. Quản lý các hoạt động xúc tiến, quảng bá, đầu tư cho du lịch, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch Các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch đƣợc đổi mới theo hƣớng chuyên nghiệp hoá, thông tin về du lịch Đà Lạt đến với du khách bằng nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn. Việc quảng bá đƣợc thực hiện qua các ấn phẩm, hƣớng dẫn du lịch theo chuyên đề phù hợp với từng thị trƣờng và từng đối tƣợng khách; thông qua các lễ hội, hội chợ, liên hoan ẩm thực để chuyển tải những nét độc đáo, bản sắc văn hoá truyền thống của địa phƣơng đến với du khách. Các chƣơng trình quảng bá, xúc tiến đƣợc thực hiện theo nguyên tắc nhà nƣớc quảng bá điểm đến, doanh nghiệp quảng bá các sản phẩm du lịch. Bên cạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch thì UBND thành phố cũng tiến hành song song công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về du lịch với mục tiêu nhanh chóng, chính xác, thƣờng xuyên, liên tục, đảm bảo có hiệu quả đến từng ngƣời dân với phƣơng châm “mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp”. Công tác tuyên truyền, phổ biến đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức nhƣ: hội thảo, hội nghị chuyên đề, họp phổ biến... đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong cộng đồng, góp phần nâng cao ý thức của nhân dân, du khách. Hiện tại, UBND thành phố đang đẩy mạnh khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch, thành phố đã kêu gọi đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đã có nhiều dự án đầu tƣ vào du lịch có quy mô lớn đang đƣợc xây dựng. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng nhƣ UBND thành phố tiến hành cải cách thủ tục hành chính ở lĩnh vự du lịch nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các thành phần kinh tế đầu tƣ có hiệu quả, góp phần đem lại sự phát triển của du lịch Đà Lạt nói riêng và của Lâm Đồng nói chung. 2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch Chính quyền Đà Lạt đã quan tâm thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với các vấn đề sau: tình hình thực hiện các quy định về trật tự trị an, bảo vệ môi 15
- trƣờng tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ đảm bảo môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố; công tác thẩm định các cơ sở lƣu trú; thực hiện nghiêm túc việc đề nghị xét, cấp thẻ hƣớng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc các cấp cho các doanh nghiệp du lịch; xây dựng môi trƣờng hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch. Qua tiến hành kiểm tra, kiểm soát đã xử lý vi phạm với rất nhiều lƣợt và nhiều cơ sở nhƣ các cơ sở quảng cáo, karaoke, vũ trƣờng, quán bar, cơ sở game; cơ sở dịch vụ văn hóa, cơ sở lƣu trú, lữ hành, điểm vƣờn du lịch, cơ sở dịch vụ thể dục thể thao ngoài công lập, cơ sở mua, bán băng đĩa, các lƣợt phát tờ rơi tại các ngã tƣ, đồng thời lập biên bản vi phạm, nhắc nhở, chấn chỉnh, hoặc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tịch thu tờ rơi, tháo dỡ băng rôn tuyên truyền, băng rôn thƣơng mại treo không đúng quy định. Đồng thời, phối hợp thành lập Đội kiểm tra liên ngành thành phố, kiểm tra các cơ sở. 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt 2.4.1. Ưu điểm Thứ nhất, việc xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản QLNN, các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của thành phố có sự đổi mới cả về nội dung, phƣơng pháp và tổ chức thực hiện. Thứ hai, việc tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện QLNN về du lịch đã đƣợc kiện toàn. Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dƣỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch đƣợc tăng cƣờng. Thứ tƣ, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đƣợc đổi mới và có hiệu quả 16
- thiết thực. Thứ năm, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, và tổ chức hƣớng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch đƣợc chú trọng. Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch đƣợc duy trì thƣờng xuyên. 2.4.2. Hạn chế Một là, công tác xây dựng và thực hiện các văn bản QLNN, các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch thiếu đồng bộ, chƣa liên kết, còn manh mún.. Hai là, tổ chức bộ máy và nhân sự về du lịch còn nhiều bất cập. Ba là, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chƣa theo kịp sự phát triển của ngành và tiềm năng, thế mạnh của Đà Lạt. Bốn là, hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch nhiều nhƣng hiệu quả mang lại không cao. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan QLNN về du lịch còn chậm sửa đổi, chƣa đồng bộ, thiếu nhất quán và thông thoáng. Thứ hai, chính sách QLNN về du lịch của địa phƣơng cấp huyện còn nhiều bất cập. 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, công tác quy hoạch và chính sách phát triển du lịch Đà Lạt vẫn theo kiểu cũ, chƣa phù hợp với yêu cầu Thứ hai, công tác tổ chức bộ máy, bố trí và đào tạo nhân sự chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Thứ ba, hoạt động quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến du lịch chƣa đƣợc chú 17
- trọng quan tâm đầu tƣ đầy đủ. Thứ tƣ, thiếu sự phối, kết hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra.. Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG 3.1. Bối cảnh, quan điểm, định hƣớng phát triển du lịch Đà Lạt 3.1.1. Bối cảnh phát triển du lịch hiện nay Một là, Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Hai là, trên thế giới, xu hƣớng chủ đạo là phát triển du lịch theo hƣớng bền vững và có trách nhiệm. Ba là, QLNN hiện nay theo hƣớng bộ máy nhà nƣớc đƣợc thu gọn, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nƣớc đƣợc nâng lên. Bốn là, cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối là xu thế của thế giới. 3.1.2. Quan điểm phát triển du lịch Đà Lạt Phát triển du lịch phải dựa trên các căn cứ định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc. Phát triển bền vững, phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch phát triển du lịch. Khai thác hợp lý và có hiệu quả các lợi thế về tiềm năng tài nguyên du lịch. Phát triển du lịch phải gắn với huy động các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế. Phát triển du lịch phải có tốc độ tăng trƣởng GDP du lịch cao hơn địa phƣơng khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Phát triển du lịch phải đặc biệt coi trọng với việc bảo vệ và giữ vững an ninh, quốc phòng, an toàn xã hội. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn