intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được hoàn thành nhằm hệ thống cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……………/…………… .…./….. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM QUANG LĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THÊN HUẾ - 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. VŨ TRỌNG HÁCH Phản biện 1:……………………………………………........................ ………………………………………………………………………….. Phản biện 2:…………………………………………………………... ………………………………………………………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Quảng Trạch là huyện có nền kinh tế chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nên số lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn (59,6%) so với công nghiệp và dịch vụ; mặc dù số lao động nông thôn được giải quyết việc làm không ngừng tăng lên, nhưng hiện nay tỉ lệ lao động thất nghiệp còn cao và một bộ phận lớn lao động có việc làm nhưng không ổn định, thu nhập thấp... Với chức năng nhiệm vụ của mình, chính quyền địa phương cần đưa ra những giải pháp nhằm đạt được hiệu lực, hiệu quả trong QLNN để tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn, học viên đã lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” với hy vọng đưa ra được những giải pháp mang tính khả thi nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn Qua quá trình nghiên cứu thông qua các sách, báo, tạp chí và các đề tài luận văn trước đây cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về tạo việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình với tư cách là luận văn thạc sĩ dưới góc độ QLNN về lao động việc làm. Chính vì vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu tại cấp huyện là cần thiết trong tình hình hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực trạng QLNN về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động nông thôn ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, luận văn đề xuất hệ thống giải pháp giải nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với việc làm của lao động nông thôn nói chung và lao động nông thôn huyện Quảng Trạch nói riêng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống cơ sở lý luận QLNN về giải quyết việc làm. Phân tích 1
  4. thực trạng công tác QLNN về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Quảng Trạch. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hoạt động QLNN về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn từ thực tiễn của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề QLNN về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giải quyết việc làm. Ngoài ra, Luận văn cũng sử dụng rộng rãi các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Việc nghiên cứu đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác QLNN trong giải quyết việc làm. Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về giải quyết việc làm cho lao động huyện Quảng Trạch, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với công tác giải quyết việc làm cho lao động huyện Quảng Trạch trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của Luận văn mong rằng có thể sử dụng làm nguồn tư liệu cho công tác thực tiễn QLNN ở huyện Quảng Trạch. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Trạch; Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. 2
  5. Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Nông thôn và lao động nông thôn 1.1.1.1. Khái niệm nông thôn: Nông thôn là được xác định là tổng hợp của các làng (thôn, xóm…), vùng sinh sống, làm việc của cộng đồng chủ yếu là nông dân, ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn là vùng khác với thành thị, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa kém hơn. 1.1.1.2. Lao động nông thôn: Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động có khả năng tham gia lao động và hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn, là toàn bộ hoạt động lao động sản xuất tạo ra sản phẩm của những người sống ở nông thôn. - Đặc điểm của lao động nông thôn: Dân số Việt Nam sinh sống tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, chiếm 65,68% cơ cấu dân số, nên về quy mô lao động nông thôn hơn lao động thành thị. Lực lượng lao động nông thôn có sự phân bố không đều giữa các vùng các ngành. Lao động nông thôn ở nước ta đa số trình độ văn hoá và chuyên môn thấp hơn so với thành thị. Lao động nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt ở các vùng thuần nông. Lao động nông thôn có khả năng tiếp cận và tham gia thị trường kém, thiếu khả năng nắm bắt và xử lý thông tin, do đó khả năng phát triển sản xuất và tìm kiếm thị trường không hiệu quả. 1.1.2. Việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 1.1.2.1. Việc làm của lao động nông thôn a. Khái niệm: Việc làm của lao động ở nông thôn được hiểu là những hoạt động lao động trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội của một bộ phận lực lượng lao động sinh sống ở nông thôn để mang lại thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm. 3
  6. b. Phân loại việc làm ở nông thôn: Căn cứ vào tính chất công việc có thể phân loại việc làm ở nông thôn thành hai loại: việc làm thuần nông và việc làm phi nông nghiệp. - Căn cứ thời gian thực hiện công việc, việc làm ở nông thôn có thể chia thành các loại sau: Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian. Việc làm chính và việc làm phụ. Việc làm ổn định và việc làm tạm thời. 1.1.2.2. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn a. Khái niệm: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là các biện pháp chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm nhằm tạo ra việc làm cho người lao động nông thôn. b. Ý nghĩa của giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Lao động nông thôn được giải quyết việc làm sẽ có cuộc sống ổn định, cùng với đó là phát huy được sức sáng tạo, tiềm năng người lao động nông thôn góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Ngược lại, nếu không giải quyết tốt việc làm cho người lao động, hiện tượng thất nghiệp và thiếu việc làm sẽ tăng lên. Điều này luôn gắn liền với sự gia tăng các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, trộm cấp, ma túy... làm rối loạn trật tự an ninh xã hội, tha hóa nhân phẩm người lao động. Thất nghiệp ở mức cao còn gây ra sự bất ổn định về chính trị, làm mất niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước. 1.1.3. Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là sự tác động của Nhà nước bằng cơ chế, chính sách và các biện pháp tổ chức thực hiện để giải quyết vấn đề việc làm cho đối tượng là lao động nông thôn, giúp họ có cơ hội tham gia vào thị trường lao động và có được việc làm phù hợp với trình độ, khả năng, sở thích của mình để phát huy hết tiềm năng, tạo thu nhập cho bản thân, góp phần xây dựng xã hội giàu mạnh. 1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 4
  7. 1.2.1. Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nông thôn bền vững Đảng ta xác định Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình phát triển nông thôn theo hướng bền vững trên cơ sở công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn đã góp phần hình thành các khu đô thị, ra đời các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nhiều địa phương tạo nên sự biến đổi cơ cấu ngành nghề, tạo ra thị trường thút hút nguồn lao động lớn, sẽ giải quyết tốt vấn đề việc làm của một bộ phận lao động nông thôn và nguồn nhân lực đó sẽ là động lực thúc đẩy quá trình phát triển nông thôn theo hướng bền vững. 1.2.2. Thực hiện chức năng của Nhà nước Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một nội dung quan trọng trong thực hiện chức năng đối nội của nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vừa trực tiếp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, phát triển nông thôn theo hướng bền vững, vừa tạo tiền đề để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia. 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 1.3.1. Hoạch định chính sách, chiến lược về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước được ban hành và thực thi nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động nông thôn có việc làm. Nhà nước rất coi trọng xây dựng và thực hiện các chương trình mục tiêu để tập trung nguồn lực giải quyết các vấn đề bức xúc nhất về thị trường lao động và việc làm bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là đề án 1956): Đây là Đề án có quy mô lớn nhất và có sự hỗ trợ cho học viên, giáo viên nhiều nhất, với số lượng đào tạo lớn nhất và trong thời 5
  8. gian dài nhất từ trước tới nay hướng tới khu vực lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với dự báo xu hướng yêu cầu của thị trường lao động. 1.3.2. Ban hành văn bản pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Trong nhiều năm qua, nhất là thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống pháp luật nước ta ngày càng được hoàn thiện. Nhà nước đã ban hành Luật Bảo hiểm Xã hội, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...; Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Hợp tác xã, Luật Thuế, Luật Phá sản... trong đó có những quy định về giải quyết việc làm, đẩy mạnh tạo việc làm gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời chủ động sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện theo hướng thị trường, phù hợp dần với bối cảnh hội nhập quốc tế. 1.3.3. Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc làm hiện nay ở nước ta được tổ chức như sau: Chính phủ thực hiện quản lý tổng thể và giao bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì tham mưu về lĩnh vực này. Ở địa phương có UBND các cấp thực hiện quản lý, triển khai chủ trương chính sách của cấp trung ương. 1.3.4. Huy động các nguồn lực để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Nguồn lực bao gồm cả yếu tố bên trong: con người, nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... và các yếu tố bên ngoài: sự giúp đỡ, hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế về vốn, khoa học, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý... Trong đó con người là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. 1.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Thanh tra là một khâu trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động thanh tra nhằm kiểm soát hữu hiệu việc thực thi quyền 6
  9. lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp. Công tác thanh tra là một nội dung, một phương thức thực hiện sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp. 1.4. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn - Yếu tố chính trị: Trên cơ sở những quan điểm, chủ trương của Đảng về vấn đề lao động, việc làm, Nhà nước cụ thể thành chính sách vĩ mô và vi mô tác động trực tiếp đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Yếu tố pháp luật: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng có đạt được hiệu quả hay không phải dựa trên cơ sở pháp luật quy định về lĩnh vực đó. Pháp luật đưa ra những quy định cho phép hay không cho phép thực hiện, hoặc những ràng buộc mà cơ quan quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động phải tuân thủ. Yếu tố văn hóa - xã hội: Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến giải quyết việc làm. Đặc biệt lối sống ở nông thôn là lối sống mang tính cộng đồng rất cao và chặt chẽ, tinh thần đoàn kết làng, xóm là nét nổi bật trong các làng, xã ở nông thôn Việt Nam. Yếu tố kinh tế: Trình độ phát triển kinh tế là nền tảng vật chất để Nhà nước giải quyết các vấn đề về lao động, việc làm trong đó có việc làm ở nông thôn. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Quá trình toàn cầu hóa đã ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương 1.5.1.1. Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình: Chính quyền huyện Bố Trạch chú trọng chỉ đạo ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền về các chủ trương, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn. Để tạo việc làm cho lao động nông thôn, ngoài các 7
  10. chính sách hỗ trợ chung của tỉnh, UBND huyện Bố Trạch đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp. Trên cơ sở nắm bắt tiềm năng và lợi thế của địa phương, huyện Bố Trạch sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá phát triển du lịch trên địa bàn. 1.5.1.2. Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang: Một số kinh nghiệm trong công tác giải quyết việc làm của huyện Yên Dũng trong thời gian gần đây: Cấp ủy, chính quyền đã nhìn nhận, đánh giá vai trò của giải quyết việc làm là một chương trình kinh tế - xã hội quan trọng và luôn quan tâm chỉ đạo về lĩnh vực này. Sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị xã hội trong triển khai thực hiện GQVL cho lao động nông thôn. Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, huyện chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương. Xác định thu hút đầu tư phát triển công nghiệp là hướng đi mũi nhọn, tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu lao động. 1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình Nhận thức và xác định đúng tầm quan trọng của giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn. Đẩy mạnh và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền. Phối kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về giải quyết việc làm với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chính sách, đề án của Trung ương và của tỉnh về phát triển kinh tế xã hội, phát triển nông thôn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bằng nhiều hình thức khác nhau. Huy động tổng hợp các nguồn lực và sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân vào công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng ở các cấp, các ngành trong huyện. 8
  11. Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Trạch 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Huyện Quảng Trạch là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, có đường bờ biển dài 25km, huyện gồm 18 xã, huyện có diện tích tự nhiên hơn 447,88 km2. Huyện có vùng đồng bằng nhỏ, bị chia cắt, nhưng có các hệ thống giao thông, sông ngòi, hồ đập đảm bảo thuận tiện cho quá trình phát triển kinh tế. Trên địa bàn Quảng Trạch có nhiều khoáng sản quý hiếm, đặc biệt là quặng Titan, cát Thạch anh, trữ lượng Than bùn... Điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá,... đã tạo cho Quảng Trạch một tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng. Nhiều cảnh quan đẹp, như: Khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, Khu Hoành Sơn Quan... Quảng Trạch là một trong những huyện nghèo của tỉnh Quảng Bình, kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Khu Kinh tế Hòn La đang từng bước được xây dựng và thu hút các dự án đầu tư, mở ra nhiều cơ hội phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Trạch. Cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dần theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng nông nghiệp và tăng tỉ trong công nghiệp, dịch vụ. Đặc điểm về xã hội: Tổng dân số toàn huyện là 106.472 người (2016). Mật độ dân số 238 người/km2. Tổng số lao động là 60.660 người. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên hằng năm của huyện Quảng Trạch là khoảng 12‰, huyện có nguồn lao động dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 57% tổng dân số. 2.1.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu Về thuận lợi: Với vị trí nằm trên trục đường Quốc lộ 12A (đường Xuyên Á) đi Lào - Thái Lan - Mianma với Quốc lộ 1A và Khu Kinh tế 9
  12. Hòn La, Cảng biển Hòn La... Huyện có lực lượng lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm 60% dân số. Bên cạnh đó, huyện Quảng Trạch có tiềm năng về khoáng sản. Hơn thế, huyện Quảng Trạch còn có nhiều danh lam thắng, di tích lịch sử văn hóa tạo điều kiện cho phát triển du lịch và dịch vụ. Bên cạnh thuận lợi thì huyện Quảng Trạch còn có những khó khăn: Địa hình phức tạp, độ dốc lớn… gây ảnh hưởng đến năng suất và cây trồng và kết cấu hạ tầng. Ngoài ra, huyện Quảng Trạch thường xuyên phải hứng chịu những đợt lũ lụt trong năm, gây khó khăn với sản xuất, nuôi trồng và chăn nuôi. Nguồn nhân lực có chất lượng còn thấp chủ yếu là lao động phổ thông. Quy mô kinh tế nhỏ, giá trị sản xuất còn thấp. Công tác tạo và giải quyết việc làm cho lao động còn nhiều hạn chế. 2.1.2. Thực trạng về lao động, việc làm trên địa bàn huyện Quảng Trạch 2.1.2.1. Tình hình chung về lao động, việc làm trên địa bàn huyện Quảng Trạch Quảng Trạch là huyện có số lượng lao động lớn, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm lại tương đối cao. Lao động trên địa bàn tham gia sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu; với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Bảng 2.3. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (Đơn vị: Người) Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số 55.993 57.696 59.060 60.191 60.660 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 35.788 36.291 35.937 36.302 36.153 - Nông nghiệp 30.268 29.866 29.348 29.491 29.431 - Lâm nghiệp 773 1.249 1.333 1.443 1.487 - Ngư nghiệp 4.747 5.176 5.256 5.368 5.235 Công nghiệp - Xây dựng 8.142 8.135 9.107 8.963 9.031 - Công nghiệp 6.477 6.017 6.880 6.532 6.503 - Xây dựng 1.665 2.118 2.227 2.431 2.528 Thương mại - Dịch vụ 12.063 13.270 14.016 14.926 15.476 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Trạch, Niên giám thống kê năm 2016) 10
  13. - Về cơ cấu lao động: Có 59,6% lực lượng lao động của huyện làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, còn trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chiếm 14,9% và lĩnh vực dịch vụ chiếm 25,5%. Hiện nay, lực lượng lao động có xu hướng chuyển dịch giảm dần tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng dần hai khu vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế huyện Quảng Trạch năm 2016 (Đơn vị: %) 25,5% 59,6% Nông - Lâm - Ngư nghiệp 14,9% Công nghiệp - Xây dựng Thương mại - Dịch vụ (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Trạch, Niên giám thống kê năm 2016) - Về chất lượng lao động: Bảng 2.4. Tình hình lao động chia theo trình độ chuyên môn giai đoạn 2014 - 2016 2014 2015 2016 Số Cơ Số Cơ Số Cơ Chỉ tiêu lượng cấu lượng cấu lượng cấu (người) (%) (người) (%) (người) (%) Tổng cộng 59.060 100% 60.191 100% 60.660 100% Chưa qua đào tạo 46.834 79,3% 46.768 77,7% 46.405 76,5% Đã qua đào tạo nghề 2.716 4,6% 3.010 5% 3.155 5,2% và tương đương Trung học 2.068 3,5% 2.348 3,9% 2.426 4% chuyên nghiệp Cao đẳng, 7.442 12,6% 8.065 13,4 % 8.674 14,3% Đại học trở lên (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Trạch, Niên giám thống kê năm 2016) Về trình độ kỹ thuật: Lực lượng nông thôn trên địa bàn huyện hầu hết là lao động phổ thông chưa qua đào tạo (76,5% năm 2016) với hình 11
  14. thức lao động giản đơn, công cụ lao động thủ công, quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ngày càng được cải thiện. Trong những năm qua, chính quyền huyện đã triển khai quyết liệt, nghiêm túc công tác giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn; đồng thời, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm với tại các địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động, phát triển ngành nghề, tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn ngày càng nhiều. 2.2.1.2. Thực hiện giải quyết việc làm xét theo thành phần kinh tế Từ năm 2012 đến nay, toàn huyện thành lập mới 635 mô hình sản xuất; một số mô hình sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên đất cát bạc màu mang lại hiệu quả kinh tế cao và đã giải quyết được cho hàng trăm lao động nông thôn. Chú trọng, tạo điều kiện phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, hiện nay toàn huyện Quảng Trạch có 140 doanh nghiệp, 15 Hợp tác xã, 32 Tổ hợp tác. 2.2.1.3. Tình hình giải quyết việc làm qua chính sách vay vốn Để phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người lao động, các cấp, ngành của huyện đã xác định Quảng Trạch cần phải tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp các ngành và thực hiện tốt chính sách tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Thực hiện việc lồng ghép các chương trình dự án phát triển kinh tế, xã hội, dự án tạo việc làm và các dự án tài trợ, vốn vay giảm nghèo, chương trình đầu tư cho các xã miền núi - bãi ngang, chương trình 135… 2.2.1.4. Giải quyết việc làm bằng đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nông thôn Trong những năm qua hoạt động xuất khẩu lao động được coi là giải pháp tích cực nhằm tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động phổ thông, có trình độ thấp ở nông thôn trên địa bàn huyện. Trong đó lực lượng nam giới tham gia xuất khẩu ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2012 - 2017, theo thống kê, toàn huyện Quảng Trạch có 2.136 lao 12
  15. động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. 2.2.1.5. Công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm Học nghề là con đường đúng đắn và tích cực giúp người lao động có những kiến thức cần thiết về nghề nghiệp, đáp ứng cả yêu cầu khách quan và chủ quan khi gia nhập thị trường lao động. Công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm được cấp ủy chính quyền huyện rất coi trọng, xem đây là hướng đi đúng đắn nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Bảng 2.5. Tình hình đào tạo nghề và giới thiệu việc làm ĐVT: Người Năm Năm Năm Năm Năm So sánh % Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2017/2013 Đào tạo nghề 650 823 867 1.150 1.323 203,53 Tư vấn việc làm 630 814 840 1.450 1.210 192,06 Giới thiệu việc làm 562 646 670 861 926 164,76 (Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Quảng Trạch năm 2017) Số liệu qua các năm cho thấy về quy mô đào tạo và tư vấn việc làm ngày càng rộng hơn, số lao động nông thôn tham gia vào quá trình tư vấn việc làm và đào tạo nghề ngày càng tăng, cụ thể năm 2013 tư vấn việc làm cho 630 người, đến năm 2017 đã tư vấn cho 1.210 người. Đặc biệt về đào tạo nghề năm 2013 có 650 người, đến năm 2017 tăng lên 1.210 người. 2.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Trạch 2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản về công tác giải quyết việc làm Trên cơ sở những văn bản, chính sách của Trung ương, tỉnh đã ban hành về lĩnh vực này, cấp ủy, chính quyền huyện đã có những chương trình, chính sách liên quan đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện. Sự chỉ đạo, lãnh đạo của Huyện ủy trong tổ chức thực hiện chính sách về giải quyết việc làm. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Trạch lần thứ XXIV (2015) xác định số lao động được giải quyết việc làm 13
  16. bình quân hằng năm từ 4.300 - 4.500 người. Năm 2016, Ban thường vụ huyện ủy Quảng Trạch đề ra Chương trình hành động về “Giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, tạo việc làm giai đoạn 2015 - 2020” Công tác ban hành, chỉ đạo thực hiện các văn bản, chính sách về giải quyết việc làm của của chính quyền huyện. Trong nhiệm kỳ 05 năm và hằng năm, trong Nghị quyết của HĐND huyện đều đề ra phương hướng, chỉ tiêu cụ thể về giải quyết việc làm yêu cầu UBND huyện triển khai thực hiện. Cùng với đó, trong dự toán ngân sách nhà nước huyện hàng năm, đều phân bổ một phần cho công tác đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm cho người dân. Trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm, UBND huyện xây dựng và ban hành nhiều văn bản điều hành, triển khai thực hiện giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, tạo việc làm. 2.2.2. Tổ chức, bộ máy quản lý UBND huyện là cơ quan quản lý nhà nước chung về các lĩnh vực, còn cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao cũng như thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội được cơ cấu tổ chức đội ngũ cán bộ công chức phù hợp. 2.2.3. Kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm Nguồn lực để thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện được huy động từ 02 nguồn lực là ngân sách nhà nước và nguồn vốn từ xã hội. Để thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện tiến hành huy động mọi nguồn lực, phối hợp với ban, ngành triển khai các hoạt động định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ vốn, dạy nghề, giải quyết việc làm… Trong những năm qua, công tác huy động nguồn lực của chính quyền huyện diễn ra khá hiệu quả, đã tiến hành huy động nguồn vốn khá lớn phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. 14
  17. 2.2.4. Sự phối hợp giữa các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội Công tác giải quyết việc làm là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đòi hỏi sự tập trung, phát huy sức mạnh của các cấp ngành, tổ chức chính trị - xã hội chung tay thực hiện. Trong đó có sự chỉ đạo của Huyện ủy, triển khai thực hiện của HĐND, UBND huyện và sự phối hợp của mặt trận đoàn thể. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị cấp huyện luôn tích cực phối hợp với cơ quan, ban ngành cấp tỉnh để tổ chức tư vấn về việc làm và học nghề cho lao động của huyện, nhất là ngành nghề nông thôn; liên kết các công ty để tổ chức đăng ký hợp đồng đưa lao động có tay nghề, lao động phổ thông làm việc ở nước ngoài. 2.2.5. Thực trạng công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách tạo việc làm Để hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt hiệu quả, thực hiện đúng chính sách, pháp luật của nhà nước, huyện luôn chú trọng công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động, chất lượng của các lớp đào tạo nghề tại Trung tâm giáo dục dạy nghề và các điểm dạy nghề lưu động; tăng cường kiểm tra việc thực hiện xây dựng, phê duyệt, ban hành chương trình dạy nghề; kiểm tra công tác tuyên truyền, định hướng, hỗ trợ, tạo việc làm ở cấp xã. Thông qua các hoạt động giám sát, kiểm tra đã kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh nhất là công tác quản lý cơ sở vật chất, tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Việc xử lý những cá nhân, tổ chức sai phạm trong công tác quản lý, điều hành cũng được thực hiện nghiêm minh, kịp thời. 2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua 2.3.1. Những kết quả đạt được - Hệ thống văn bản chỉ đạo, lãnh đạo, thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được thực hiện tích cực, đầy đủ. 15
  18. - Chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. - Hàng năm huyện đã trích một phần ngân sách để thực hiện công tác đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, cùng với đó huy động, thực hiện có hiệu quả nguồn ngân sách trung ương, tỉnh và các tổ chức xã hội. - Đội ngũ cán bộ tham mưu lĩnh vực đào tạo nghề, giải quyết việc làm được kiện toàn, có kiến thức chuyên môn. - Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn nhận được sự tham gia, ủng hộ của nhiều tổ chức, doanh nghiệp. - Cơ sở đào tạo nghề được quan tâm đầu tư trên cả các phương diện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình đào tạo và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Một số hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: - Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách để quản lý hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm còn chậm, chưa sát điều kiện thực tiễn. - Năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực việc làm chưa đáp ứng được nhu cầu, thiếu sự quan tâm, nghiên cứu tình hình việc làm sát với thực tiễn. Sự phối hợp giữa các ban ngành chưa được chặt chẽ, còn có sự chồng chéo đối tượng được hỗ trợ giải quyết việc làm. - Hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đôi khi còn mang tính hình thức, hiệu quả tạo việc làm sau đào tạo nghề chưa cao. - Nguồn kinh phí từ ngân sách của huyện dành cho công tác đào tạo nghề, tạo việc làm còn hạn hẹp; mức hỗ trợ cho người lao động vay vốn 16
  19. phát triển ngành, nghề còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. - Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực giải quyết việc làm mặc dù được chính quyền huyện chỉ đạo thực hiện, nhưng nhìn chung còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. 2.3.2.1. Nguyên nhân của hạn chế: Những hạn chế chủ yếu do các nguyên nhân sau: - Nền kinh tế nước ta nói chung phát triển chưa cao, trong đó huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình nền kinh tế còn nhiều khó khăn, lạc hậu so với mặt bằng chung của tỉnh, cả nước, 100% dân số ở vùng nông thôn. Đây là một thách thức trong quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. - Một số địa phương (cấp xã) chưa coi và quan tâm đúng mức đến công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. - Bộ máy quản lý nhà nước về việc làm ở huyện còn hạn chế, ban chỉ đạo về giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, giải quyết việc làm làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, cán bộ tham mưu trực tiếp về giải quyết việc làm chỉ có 01 chuyên viên và lãnh đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phụ trách lĩnh vực này, do vậy so với nhu cầu về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về giải quyết việc làm không thể đáp ứng được yêu cầu. - Nhận thức về học nghề của ngườ lao động nông thôn chưa cao; tâm lý xã hội và gia đình vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học nghề và lập nghiệp, vì vậy chưa mạnh dạn động viên con em học nghề. 17
  20. Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Phương hướng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 3.1.1. Gắn công tác giải quyết việc làm với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Để giải quyết tốt công tác giải quyết việc làm cần thực hiện tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho thị trường lao động sôi động, đa dạng hóa các ngành nghề, lĩnh vực việc làm. Một số phương hướng trọng tâm như: Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích tạo thuận lợi để người lao động học tập nâng cao trình độ lao động, tay nghề. Chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; từng bước hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng nông thôn theo hướng kiên cố hoá. Phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh chóng tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động vào sản suất. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ giới hóa trong nông nghiệp, cần tăng quy mô tích tụ ruộng đất, lựa chọn công thức luân canh hợp lý và đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, cần chuyển lao động từ nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ bằng cách phát triển kinh tế phi nông nghiệp với sự bổ sung của ngành chăn nuôi và các ngành nghề phi nông nghiệp. 3.1.2. Phát triển các ngành nghề ở nông thôn - Phương hướng phát triển theo ngành: Phát triển các ngành nghề có nhiều tiềm năng, lợi thế nhằm thu hút nhiều và nhanh lực lượng lao động dư thừa, nâng cao thu nhập và đời sống nhất là đời sống của nông dân. Phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, các ngành sản xuất những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống ở nông thôn.Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, một mặt cung cứng 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2