Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk" nhằm phân tích, đánh giá, làm rõ những vấn đề lý luận về công tác GNBV và đánh giá thực trạng công tác QLNN về GNBV, chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân; từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về GNBV tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐOÀN ANH TUẤN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG BUÔN MA THUỘT – NĂM 2023
- Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Khánh Cường Phản biện 1: ................................................................... Phản biện 2: ................................................................... Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên Địa điểm: Phòng họp …, 02 Trương Quang Tuân, P. Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2023. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau hơn 30 năm đổi mới của đất nước, Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế đáng kể và trở thành một trong những nền kinh tế nhanh nhất phát triển trên thế giới. Sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng mạnh, và nước này thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Chính sách đổi mới của Việt Nam đã giúp giảm mức nghèo đáng kể và nâng cao mức sống của người dân. Nhiều người dân có cơ hội tiếp cận giáo dục, công việc làm thu nhập cao hơn và có điều kiện sống tốt hơn. Huyện Cư M’gar là một huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk với 25 dân tộc an hem cùng sinh sống. Hiện nay, với nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân, tốc độ tăng trưởng KT giai đoan 2017-2022 của huyện đã đạt kết quả khả quan với cơ cấu KT chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng được hoàn thiện từng bước, sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn được chú trọng đầu tư. Từ việc huy động nhiều nguồn lực, Cư M’gar đã chăm lo ổn định đời sống cho đồng bào DTTS, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh (hiện tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS còn 7,6%), là huyện có tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS thấp nhất tỉnh Đắk Lắk. Kết quả đến tháng 10 năm 2021, toàn huyện đã có 12/15 xã về đích nông thôn mới, huyện phấn đấu đến năm 2022 đạt chuẩn nông thôn mới [32]. Mặc dù đã có những cố gắng trong công tác giảm nghèo và đạt được một số kết quả, tuy nhiên, về cơ bản, công tác giảm nghèo của huyện Cư M’gar còn tồn tại khá nhiều bất cập như: tình trạng tái nghèo vẫn còn cao, vấn đề sử dụng các nguồn lực trong giảm nghèo chưa đạt được hiệu quả cao; hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức thoát nghèo cho người dân còn hạn chế...
- 2 Chính từ những lý do được phân tích ở trên, tác giả luận văn quyết định chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý công nhằm mục đích phân tích, đánh giá những thực trạng trong công tác giảm nghèo bền vững và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảm nghèo trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lăk. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - Thứ nhất, một số công trình nghiên cứu chung về xóa đói giảm nghèo - Thứ hai, các công trình nghiên cứu về chính sách giảm nghèo bền vững, quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở một số địa phương của Việt Nam 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá, làm rõ những vấn đề lý luận về công tác GNBV và đánh giá thực trạng công tác QLNN về GNBV, chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân; từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về GNBV tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về GNBV. - Ứng dụng lý thuyết về quản lý công để phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong công tác QLNN về giảm nghèo bền vững tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
- 3 - Đề xuất một số giải pháp cụ thể, phù hợp thực tiễn nhằm nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về giảm nghèo bền vững tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: luận văn được nghiên cứu thực hiên, khảo sát điều tra trong phạm vi huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. - Về thời gian nghiên cứu: 2017-2022. - Về nội dung nghiên cứu: tập trung vào phân tích, đánh giá một số thực trạng, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về GNBV tại huyện Cư M’gar trong thời gian tới… 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Để thực hiện luận văn này tác giả đã dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề GNBV. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp là một phần quan trọng của quá trình nghiên cứu và giúp cơ sở hóa kiến thức và thông tin từ các nguồn đã có sẵn, từ các nguồn tài liệu chính thức, từ các công trình nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu trước đây để hỗ trợ nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn là một quá trình quan trọng trong việc thu thập thông tin, đánh giá, hoặc tìm hiểu về một người hoặc một
- 4 chủ đề cụ thể. Để làm rõ công tác QLNN về GNBV, bên cạnh việc phân tích các tài liệu thứ cấp, tác giả cũng sẽ phỏng vấn các cán bộ quản lý thuộc các cơ quan có liên quan tới công tác GNBV tại huyện Cư M’gar. Phương pháp điều tra bằng bản câu hỏi còn gọi là phương pháp tiếp cận bằng câu hỏi, là một kỹ thuật sử dụng để thu thập thông tin, tìm hiểu, hoặc giải quyết vấn đề bằng cách đặt câu hỏi cụ thể. Mục đích của phương pháp này là nhằm thu thập thông tin sơ cấp cần thiết để phân tích, đánh giá các hoạt động QLNN về GNBV. Để khảo sát, điều tra thực trạng, chúng tôi sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của người nghèo; cán bộ, công chức ở các xã; cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý cấp huyện. Phiếu đánh giá có 5 mức độ: + Đối với mức độ hài lòng là: Rất hài lòng; Hài lòng; Khá hài lòng; Ít hài lòng; Không hài lòng. + Đối với mức độ thực hiện là: Rất tốt; Tốt; Khá; Trung bình; Yếu. Kết quả khảo sát được nhập vào phần mềm SPSS và xử lý. Căn cứ trên điểm trung bình chúng tôi đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các tiêu chí như sau: Các mức độ Thang điểm quy Điểm trung bình ước Yếu/Không cần thiết 1 điểm 1- 1,80 điểm Trung bình/Ít cần 2 điểm 1,81 – 2,60 điểm thiết Khá/Khá cần thiết 3 điểm 2,61 – 3,40 điểm Tốt/Cần thiết 4 điểm 3,41- 4,20 điểm Rất tốt/Rất cần thiết 5 điểm 4,21 – 5 điểm
- 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận luận văn góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về công tác QLNN về GNBV. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo thiết thực cho nguồn nhân lực làm công tác QLNN về GNBV tại huyện Cư M’gar. Ngoài ra, luận văn cũng là tài liệu tham khảo có giá trị thực tiễn cho người nghiên cứu liên quan tới chủ đề QLNN về GNBV. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm, chuẩn mực nghèo 1.1.1. Khái niệm nghèo Khái niệm nghèo là tình trạng hoặc điều kiện của người hoặc gia đình khi họ thiếu hụt tài nguyên và khả năng để đáp ứng cơ bản hoặc cơ đặc biệt của cuộc sống hàng ngày. Tình trạng nghèo có thể được đo lường bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm thu nhập hàng
- 6 năm, tiêu chuẩn sống, trình độ giáo dục, quyền truy cập vào dịch vụ y tế và giáo dục, và nhiều yếu tố khác. 1.1.2. Chuẩn mực nghèo Khái niệm “chuẩn mực nghèo” ở Việt Nam, cũng như ở nhiều quốc gia khác, có thể thay đổi theo thời gian và vị trí địa lý. Nó dựa trên mức sống tối thiểu mà một người hoặc gia đình cần để đảm bảo cơ bản cho cuộc sống hàng ngày. Việc xác định mức chuẩn mực nghèo thường liên quan đến thu nhập, điều kiện sống và các yếu tố xã hội. Đến nay, Việt Nam đã ban hành chuẩn nghèo qua 08 giai đoạn (1993-1995; 1995-1997; 1997-2000; 2001-2005; 2006-2010; 2011-2015; 2016-2020, 2021-2025). 1.1.3. Khái niệm giảm nghèo, giảm nghèo bền vững Giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của Nhà nước và xã hội tác động lên những đối tượng thuộc diện nghèo nhằm cải thiện điều kiện sống của họ để tiến gần hơn đến mức sống thoải mái và không bị nghèo. Giảm nghèo không nhất thiết phải ám chỉ loại bỏ hoàn toàn tình trạng nghèo, nhưng nó liên quan đến việc làm giảm đáng kể mức độ khó khăn và cải thiện chất lượng cuộc sống của những người đang sống trong tình trạng nghèo. Giảm nghèo bền vững (Sustainable Poverty Reduction) là một quá trình mục tiêu hóa, chính trị hóa và xã hội hóa để giảm bớt hoặc loại bỏ nghèo đối với các nhóm dân cư cụ thể một cách bền vững trong thời gian dài. Nghèo đối với một người hoặc một cộng đồng không chỉ liên quan đến thu nhập thấp mà còn đề cập đến sự thiếu hụt trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống, bao gồm giáo dục, sức khỏe, an ninh thực phẩm, nước sạch, và cơ hội phát triển. 1.2. Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
- 7 QLNN về GNBV là một khái niệm mà các chính phủ và cơ quan quản lý sử dụng để mô tả việc triển khai các chính sách và biện pháp nhằm giảm nghèo ở một quốc gia một cách bền vững, tức là đảm bảo rằng những cải thiện trong điều kiện sống của người dân không chỉ là tạm thời mà còn kéo dài và duy trì qua thời gian. Khái niệm này kết hợp cả các khía cạnh kinh tế, xã hội, và môi trường để đảm bảo rằng quá trình giảm nghèo không gây hại đến môi trường và là bền vững trong tương lai. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.2.2.1. Nhà nước ban hành các chương trình, kế hoạch và các quy định liên quan tới giảm nghèo bền vững Nhà nước thường ban hành nhiều chương trình, kế hoạch và quy định liên quan đến GNBV nhằm đảm bảo sự phát triển KT-XH bền vững, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và giảm bớt hộ nghèo. Những chương trình, kế hoạch và quy định này thường được thiết kế để đảm bảo rằng giảm nghèo không chỉ là một mục tiêu tạm thời mà còn là một quá trình bền vững, giúp người dân thoát khỏi độ nghèo và cải thiện cuộc sống của họ trong tương lai. 1.2.2.2. Tổ chức bộ máy và huy động nguồn nhân lư thực hiện công tác QLNN về giảm nghèo bền vững Bộ máy công tác GNBV được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ quản lý chung, giao Bộ LĐTB&XH là cơ quan thường trực, chủ trì, chỉ đạo thực hiện các Chương trình giảm nghèo, phối hợp với các bộ ban ngành liên quan để tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá hiệu quả của các chương trình. Ở địa phương, UBND các cấp chịu trách nhiệm QLNN về GNBV tại địa phương. 1.2.2.3. Tổ chức triển khai việc thực hiện các chính sách giảm
- 8 nghèo bền vững Tổ chức triển khai các chính sách giảm nghèo bền vững đòi hỏi một kế hoạch tổ chức và thực hiện cụ thể. 1.2.2.4. Kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững Kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách GNBV là một quá trình quan trọng để đảm bảo rằng chính sách này đạt được mục tiêu của mình và giúp cải thiện tình hình kinh tế và xã hội cho người nghèo. 1.2.2.5. Thực hiện chế độ báo cáo và phối hợp giữa các cấp Chế độ báo cáo và phối hợp giữa các cấp trong công tác GNBV rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả của các hoạt động và chính sách GN. Quá trình chế độ báo cáo và phối hợp cần được quản lý một cách chặt chẽ và theo dõi để đảm bảo tính hiệu quả và đáp ứng mục tiêu GNBV. Nó cũng cần có sự cam kết của tất cả các cấp quản lý và cơ quan liên quan để đảm bảo sự hợp tác và sự công khai trong công tác GNBV. 1.2.2.5. Xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo Xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo là một phần quan trọng của quá trình quản lý chương trình giảm nghèo và đảm bảo rằng các nguồn lực và hỗ trợ đến với những người cần được sử dụng một cách hiệu quả và công bằng. Một số vi phạm trong công tác giảm nghèo có thể kể tới đó là: Kê tăng khối lượng thi công các công trình, Chi hỗ trợ sai quy định; Không chi trả tiền hỗ trợ của nhà nước cho người nghèo… 1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
- 9 QLNN đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm nghèo bền vững, đảm bảo rằng mọi người có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển và tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn. 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.2.4.1. Những yếu tố chủ quan Một là, vai trò của Đảng, Nhà nước và của chính quyền địa phương về GNBV Hai là, hệ thống pháp luật liên quan đến chính sách GNBV. Ba là, chất lượng nguồn nhân lực thực thi QLNN về GNBV. Bốn là, nguồn lực để thực hiện QLNN về GNBV 1.2.4.2. Những yếu tố khách quan * Điều kiện tự nhiên * Hội nhập kinh tế 1.2.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững và bài học quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững cho huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk 1.2.5.1. Những nỗ lực giảm nghèo của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam 1.2.5.2. Những nỗ lực giảm nghèo của huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi 1.2.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Cư M’gar TIỂU KẾT CHƯƠNG 01
- 10 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội của huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Cư M’gar 2.1.2. Về đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk trong công tác giảm nghèo bền vững * Thuận lợi Tài nguyên thiên nhiên phong phú; Dân cư đa dạng; Tiềm năng trong ngành công nghiệp gỗ và nông sản; Hệ thống giao thông phát triển. * Khó khăn Nông nghiệp chưa hiệu quả; Thiếu cơ sở hạ tầng; Biến đổi khí hậu; Việc làm còn hạn chế; Các chính sách xã hội chưa đáp ứng đủ nhu cầu. 2.2. Kết quả công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk 2.2.1. Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Cư M’gar 2.2.1.1. Về số lượng Bảng 2.1. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện Cư M’gar qua các năm Năm Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2019 Năm 2021 2020 2022 Tỷ lệ hộ nghèo % 5,1 4,8 5,89 5,34
- 11 Số hộ nghèo Số hộ 1724 1525 2211 1943 Tỷ lệ hộ cận % 5,9 5,02 6,5 6,06 nghèo Số hộ nghèo Số hộ 3709 3169 3305 3047 Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Cư M’gar Qua bảng số liệu trên cho thấy, năm 2020 tỉ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Cư M’gar có xu hướng giảm xuống. Đây là kết quả khá tích cực trong công tác giảm nghèo của huyện. Tuy nhiên, qua năm 2021, khi đại dịch covid diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lên toàn bộ mọi mặt của đời sống người dân cả nước thì người dân tại huyện Cư M’gar không tránh khỏi những ảnh hưởng nặng nề. Cho nên, tỉ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo năm 2021 tăng vọt so với với năm 2020 (tang 1,09% tỉ lệ hộ nghèo và tăng 1,48 tỉ lệ hộ cận nghèo). Với những nỗ lực trong công tác giảm nghèo và tình hình covid đã được kiểm soát trong năm 2022 thì tỉ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo tại huyện có xu hướng giảm so với năm 2021. Bảng 2.2. Số hộ nghèo, cận nghèo của các xã trên địa bàn huyện Cư M’gar qua các năm 2015 2018 2019 2020 2021 2022 Số hộ nghèo 5.271 2.929 1.724 1.525 2.211 1.756 1. TT Quảng 155 phú 554 265 106 82 181 2. TT Ea Pốk 484 228 88 81 121 104 3. Xã Ea Kiết 243 152 124 125 151 122 4. Xã 171 CưDliêMnông 187 116 83 95 183 5. Xã Ea Tar 103 83 80 81 90 79 6. Xã Ea 728 502 132 109 399 304
- 12 M’Droh 7. Xã Quảng 79 Hiệp 292 178 127 127 102 8. Xã Ea Hđing 315 197 143 143 165 129 9. Xã Ea Kpam 73 42 24 20 40 22 10. Xã Ea Tul 221 137 93 88 86 61 11. Xã Cư 124 M’gar 174 119 105 107 156 12. Xã Quảng 19 Tiến 104 51 21 - 34 13. Xã Ea Drơng 277 156 112 114 119 83 14. Xã Ea M 36 nang 97 66 47 47 43 15. Xã Cư Suê 226 125 81 80 112 93 16. Xã Cuôr 50 Đăng 284 148 69 60 69 17. Xã Ea Kuếh 508 364 289 166 157 129 Số hộ cận 3.004 nghèo 4.952 4.060 3.709 3.169 3.305 1. TT Quảng 104 phú 318 228 153 138 137 2. TT Ea Pốk 485 425 393 360 390 323 3. Xã Ea Kiết 258 221 187 186 183 126 4. Xã Cư DliêMnông 142 142 106 115 89 59 5. Xã Ea Tar 139 123 121 115 129 94 6. Xã Ea 297 M’Droh 369 357 347 304 334 7. Xã Quảng 272 Hiệp 452 383 356 334 328 8. Xã Ea Hđing 184 152 143 133 103 71 9. Xã Ea Kpam 153 90 88 63 46 28 10. Xã Ea Tul 269 242 232 138 229 165 11. Xã Cư 101 M’gar 307 263 249 228 145 12. Xã Quảng 79 Tiến 199 140 116 - 116 13. Xã Ea Drơng 395 322 340 353 364 275
- 13 14. Xã Ea M 121 nang 251 193 182 145 142 15. Xã Cư Suê 321 233 196 175 188 157 16. Xã Cuôr 179 Đăng 349 256 222 205 207 17. Xã Ea Kuếh 336 290 278 177 175 163 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cư M’gar từ 2015-2022 Bảng trên cho thấy giữa các xã, thị trấn trong huyện có số hộ nghèo và hộ cận nghèo có sự chênh lệch khá lớn. Tính theo năm 2022, xã có số hộ nghèo nhiều nhất huyện là xã Ea M’Droh (304 hộ) và xã có số hộ cận nghèo nhiều nhất huyện là thị trấn Ea Pốk (323 hộ). Xã có số hộ nghèo ít nhất huyện là xã Quảng Tiến (19 hộ) và xã có số hộ cận nghèo ít nhất huyện là xã Ea Kpam (28 hộ). 2.2.1.2. Đặc điểm của các hộ nghèo tại huyện Cư M’gar: Hộ nghèo của huyện chủ yếu thuộc dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao hơn 80%; Một số hộ nghèo có số lượng con cái lớn; Một số hộ dân không có đất đai hoặc chỉ có mảnh đất nhỏ, gây khó khăn trong việc canh tác và sản xuất nông nghiệp; Cơ hội việc làm thường có hạn chế và thu nhập thấp; Một số hộ nghèo gặp khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục và dịch vụ y tế chất lượng. 2.2.1.3. Nguyên nhân nghèo tại huyện Cư M’gar * Nhóm yếu tố chủ quan (liên quan đến con người) * Nhóm các yếu tố khách quan (liên quan đến môi trường xã hội và kinh tế) 2.2.2. Một số kết quả trong thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện 2.2.2.1. Về hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo nâng cao thu nhập 2.2.2.2. Về dạy nghề, tạo việc làm và xuất khẩu lao động
- 14 2.2.2.3. Về đầu tư cơ sở hạ tầng 2.2.2.4. Về đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn 2.2.2.5. Về y tế, giáo dục, pháp lý và môi trường 2.2.2.6. Về nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá 2.2.2.7. Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo 2.3. Thực trạng quản lý công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Thực trạng về công tác xây dựng kế hoạch giảm nghèo bền vững Thực hiện chỉ đạo từ Trung ương và UBND tỉnh, UBND huyện Cư M’gar, BCĐ giảm nghèo huyện Cư M’gar đã thực hiện xây dựng Kế hoạch triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; Kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện hàng năm; Kế hoạch tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách giảm nghèo và quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 -2021; Kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020 và các công văn chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo đảm bảo đúng theo các quy định của nhà nước như chính sách BHYT, hỗ trợ nhà ở, vay vốn, hỗ trợ tiền điện...Ngoài ra, huyện còn xây dựng các Kế hoạch triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; Kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện hàng năm; Kế hoạch tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách giảm nghèo và quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 -2021; Kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực
- 15 hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020 và các công văn chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo đảm bảo đúng theo các quy định của nhà nước như chính sách BHYT, hỗ trợ nhà ở, vay vốn, hỗ trợ tiền điện... 2.3.2. Thực trạng về triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về giảm nghèo bền vững Trong thời gian qua huyện Cư M’gar đã triển khai thực hiện một số văn bản pháp luật về GNBV như sau: Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 07/03/2016 của UBND huyện về triển khai công tác hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTG ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 167, giai đoạn 2) trên địa bàn huyện Cư M'gar giai đoạn 2016-2020. Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 05/09/2017 của UBND huyện về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Cư M’gar. Kế hoạch số 379/KH-UBND ngày 19/07/2022 của UBND huyện về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cư M’gar giai đoạn 2021-2025. 2.3.3. Thực trạng về tổ chức bộ máy và huy động nguồn nhân lực trong công tác giảm nghèo bền vững 2.3.3.1. Về tổ chức bộ máy Cơ quan thường trực thực hiện chức năng QLNN về GNBV của huyện là Phòng LĐTBXH dưới sự điều hành của UBND huyện. Phòng LĐTBXH là cơ quan thường trực, phân công 01 công chức chuyên môn phụ trách công tác tham mưu, theo dõi, tổng hợp.
- 16 BCĐ quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện có 12 thành viên, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND phụ trách khối văn hóa – xã hội huyện làm Trưởng ban, có 02 Phó Ban trong đó Trưởng phòng Lao động- Thương binh và Xã hội làm Phó ban thường trực, thành viên còn lại là đại diện trưởng các phòng, ban ngành và các tổ chức đoàn thể. BCĐ có tổ chuyên viên giúp việc gồm 05 người do Phó Trưởng phòng Lao động- Thương binh và xã hội làm tổ trưởng. Chỉ đạo UBND xã, thị trấn thành lập BCĐ thực hiện công tác GNBV ở cấp xã, Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, bộ phận Thường trực do công chức văn hóa xã hội phụ trách đảm nhiệm, thành viên là công chức chuyên môn và các hội đoàn thể. Có trách nhiệm triển khai thực hiện công tác GNBV trên địa bàn xã, thị trấn. 2.3.3.2. Về huy động nguồn nhân lực lực thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Nguồn nhân lực làm công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Cư M’gar đã nắm vững các kiến thức, kỹ năng cần thiết về công tác QLNN về GNBV. Tuy nhiên, kiến thức kỹ năng được truyền đạt chủ yếu tập trung vào các hoạt động triển khai chính sách, ít tập trung các kỹ năng tuyên truyền, vận động người nghèo chủ động thoát nghèo và các kỹ năng truyền tải kiến thức, nâng cao hiểu biết của người nghèo để họ vươn lên thoát nghèo bền vững. 2.3.4. Thực trạng về tổ chức thực hiện chính sách quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện 2.3.4.1. Thực hiện các chính sách giảm nghèo chung Chính sách hỗ trợ về y tế; Chính sách hỗ trợ giáo dục qua hình thức miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; Chính sách ưu đãi tín dụng hộ nghèo; Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông
- 17 thôn gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động; Chính sách hỗ trợ về nhà ở; Chính sách trợ giúp pháp lý. 2.3.4.2. Thực hiện các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2017 – 2022 - Dự án 2. Chương trình 135: Nguồn lực để thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2021 là 37.325 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 34.241 Ngân sách địa phương: 831,5 triệu đồng; vốn huy động 2.252,5 triệu đồng, cụ thể: - Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững (trên địa bàn xã ngoài CT 135 và CT 30ª): Kinh phí được giao là 1.519,3 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 1.348 triệu đồng, ngân sách địa phương: 0 đồng, vốn huy động: 171,3 triệu đồng; đã thực hiện 05 dự án phát triển sản xuất, 06 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, chủ yếu là chăn nuôi và trồng trọt, tổng số hộ tham gia là 213 hộ. Đều có kết quả tốt. 2.3.4.3. Công tác xã hội hóa trong giảm nghèo bền vững Thời gian qua, công tác xã hội hóa về GNBV trên địa bàn huyện đã trở thành phong trào sâu rộng, có sự tham gia đầy đủ của các cấp, các ngành, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện như ủng hộ. 2.3.5. Thực trạng về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình giảm nghèo Nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với công tác GNBV, hàng năm, BCĐ giảm nghèo huyện đã kiểm tra, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tình hình, kết quả thực hiện các chính sách, chương trình GNBV ở các xã, thị trấn, qua đó kịp thời phát hiện và giải quyết những khó khăn, vướng mắc. 2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
- 18 2.4.1. Ưu điểm Lãnh đạo cấp ủy và chính quyền huyện Cư M’gar rất quan tâm tới công tác xóa đói, giảm nghèo, kịp thời ban hành nhiều quy định để cụ thể hóa các chủ trương chính sách này phù hợp với điều kiện đặc thù của huyện. Việc triển khai các chương trình, kế hoạch xóa đói, giảm nghèo nói chung và GNBV nói riêng đã được triển khai tương đối đồng bộ. Các chính sách về GNBV được triển khai đồng bộ và kịp thời ở tất cả các cấp, các ngành. Công tác tuyên truyền, phổ biến về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về GNBV đã được triển khai mạnh mẽ đến. 2.4.2. Hạn chế Thứ nhất, vấn đề chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp. Thứ hai, chưa huy động được nhiều nguồn lực tại chỗ nhất là nguồn vốn xã hội hóa. Thứ ba, tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn thuộc CTMTQG về giảm nghèo còn chậm. Thứ tư, hoạt động sản xuất tại địa phương còn mang tính nhỏ lẻ, tự cấp, tự túc, chưa có sự phối hợp tốt. Thứ năm, công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn, phổ biến chính sách pháp luật về công tác giảm nghèo ở một số địa phương chưa được quan tâm. Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đôi lúc còn hình thức, chủ quan,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 420 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 540 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 303 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 347 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 227 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 218 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 263 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 198 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn