intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

12
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận văn là nghiên cứu về mặt cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý đối với hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững; đồng thời, đánh giá thực trạng, làm rõ những ưu điểm để phát huy, phân tích những hạn chế để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế; trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ CẨM NHƯ ĐỀ TÀI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI ĐỨC KHÁNG Phản biện 1:………………………….…………………. ………….……..…………………………….. Phản biện 2:…………..………………………………… ……………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường……… - Quận…… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 20... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan rằng đây là kết quả nghiên cứu thực sự của bản thân học viên và được thực hiện dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Đức Kháng – nguyên GVCC Học viện Hành chính Quốc gia trong suốt quá trình học viên thực hiện nghiên cứu Luận văn này. Học viên xin cam đoan rằng các số liệu thống kê, những phân tích, kết luận được trình bày trong Luận văn này là của bản thân học viên tổng hợp, đúc kết được và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Học viên Trần Thị Cẩm Như
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của học viên dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn về mặt khoa học của PGS.TS. Bùi Đức Kháng và của Quý cơ quan, các bạn bè, đồng nghiệp tại Văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, trước hết, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Bùi Đức Kháng - nguyên GVCC Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ và hướng dẫn học viên trong quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn này. Học viên xin trân trọng gửi lời cảm ơn cảm ơn đến Quý Thầy, Cô của Học viện Hành chính Quốc gia; gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm và động viên học viên trong quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn này. Học viên xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Quý cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp tại Văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, giúp đỡ cho học viên trong quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn này. Học viên xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thành viên của Hội đồng khoa học đã nghiên cứu, đánh giá Luận văn của học viên. Xin trân trọng cảm ơn! Trần Thị Cẩm Như
  5. MỤC LỤC trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu MỞ ĐẦU…………………………………………………………. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu............................................................. 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................ 2 3.1 Mục đích nghiên cứu .................................................... 2 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................... 2 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................... 3 4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................... 3 4.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................... 3 5.1 Phương pháp luận nghiên cứu ...................................... 3 5.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................. 3 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................................................. 3 6.1 Ý nghĩa lý luận.............................................................. 3 6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn ............................................... 4 7. Kết cấu của luận văn ............................................................. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG………………………................................. 4 1.1 Khái quát chung về nghèo ................................................... 4 1.1.1 Quan niệm về nghèo .................................................. 5
  6. 1.1.2 Quan niệm về chuẩn nghèo đa chiều ......................... 5 1.1.3 Chuẩn nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh .................. 5 1.2 Khái quát chung Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ................................................................................................... 6 1.2.1 Khái niệm Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ............................................................................................ 6 1.2.2 Nội dung Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững6 1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững .................................................................................... 6 1.3.1 Bình Dương ............................................................... 7 1.3.2 Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ............................... 7 1.4. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh ............. 7 Tiểu kết Chương 1………………………………………............... 8 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH………………………………………....................................8 2.1 Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh............................... 8 2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh .. 9 2.1.2 Tình trạng nghèo đa chiều tại Thành phố Hồ Chí Minh. ............................................................................................ 9 2.2 Thực tiễn quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................... 10 2.2.1 Về công tác ban hành và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giảm nghèo bền vững .................. 10 2.2.2 Về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững................................................................. 10 2.2.3 Về tổ chức thực hiện các quy định về giảm nghèo bền
  7. vững .................................................................................. 11 2.2.4 Về công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố.................. 11 2.2.5 Về kết quả triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 .................. 12 2.2.6 Một số mô hình hoạt động giảm nghèo bền vững có hiệu quả .................................................................................... 13 2.3 Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ................................ 14 2.3.1 Những mặt đạt được ................................................ 14 2.3.2 Những hạn chế, tồn tại ............................................. 14 2.3.3 Nguyên nhân ............................................................ 15 Tiểu kết Chương 2……………………………………………....... 16 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH…………………………………………………………….. 16 3.1 Mục tiêu............................................................................... 17 3.1.1 Mục tiêu tổng quát ................................................... 17 3.1.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................ 17 3.1.3 Nội dung thực hiện .................................................. 17 3.2 Định hướng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025 ......................... 18 3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 18 Tiểu kết chương 3………………………………………………… 19 KẾT LUẬN………………………………………………………. 20
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Cụm từ viết tắt Cụm từ đầy đủ 1 CBCC Cán bộ, công chức 2 QLNN Quản lý nhà nước 3 UBND Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Bộ tiêu chí nghèo đa chiều gồm 5 chiều gắn với 10 chỉ số thiếu hụt giai đoạn 2021-2025 Bảng 2.1: Kết quả kéo giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh 2016 -2020 Bảng 2.2: Sự khác nhau giữa chuẩn nghèo Thành phố Hồ Chí Minh và chuẩn nghèo Trung ương Bảng 2.3: Tổng hợp nguyên nhân nghèo Bảng 2.4: Tổng hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021 – 2025 (Tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2021) Bảng 2.5: Tổng hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021 – 2025 (Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021) Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả triển khai thực hiện kéo giảm chỉ số thiếu hụt các chiều của hộ nghèo Thành phố (Tính đến 31 tháng 12 năm 2021) Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả triển khai thực hiện kéo giảm chỉ số thiếu hụt các chiều của hộ cận nghèo Thành phố (Tính đến 31 tháng 12 năm 2021) Bảng 2.8: Bảng kết quả thực hiện các chương trình cho vay vốn ưu đãi (Tính đến 31 tháng 12 năm 2021)
  10. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy QLNN về giảm nghèo bền vững thành phố Hồ Chí Minh
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giảm nghèo là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu, có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị của mỗi quốc gia, vì vậy, ở nước ta, đây được xem là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Năm 2022, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu “Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, không để tái nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố tăng thu nhập và tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm tiếp tục nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố, đảm bảo giảm nghèo bền vững, vì một Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình” [16]. Vấn đề đặt ra là phải tiếp tục nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện và tăng cường hoạt động QLNN về giảm nghèo để đảm bảo thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người nghèo, cận nghèo được tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tham gia tổ chức sản xuất tạo động lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo một cách bền vững với những cơ hội, thách thức trong tình hình mới, vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” để tiến hành nghiên cứu và làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Có thể đưa ra một số những nghiên cứu quan trọng về vấn đề này như:
  12. 2 Nghiên cứu “Các mô hình giảm nghèo của các đối tác quốc tế ở Việt Nam”, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội của nhóm tác giả Nguyễn Đức Nhật, Phạm Quang Trung, Trương Thanh Mai, Phạm Phương Hồng, năm 2013. Nghiên cứu “Chính sách xóa đói giảm nghèo: thực trạng và giải pháp” của tác giả Lê Quốc Lý (NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012). Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá tác động các chính sách giảm nghèo của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009-2013” của Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong phối hợp với Văn phòng UNDP tại Việt Nam và Ban Giảm nghèo Tăng hộ khá thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích cơ bản của luận văn là nghiên cứu về mặt cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý đối với hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững; đồng thời, đánh giá thực trạng, làm rõ những ưu điểm để phát huy, phân tích những hạn chế để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế; trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích cơ bản của luận văn là nghiên cứu về mặt cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý đối với hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững; đồng thời, đánh giá thực trạng, làm rõ những ưu điểm để phát huy, phân tích những hạn chế để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế; trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoạt động QLNN về giảm nghèo bền
  13. 3 vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2016 đến năm 2022. - Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về QLNN làm cơ sở phương pháp luận biện chứng. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề cụ thể mà nội dung của đề tài hướng đến, các phương pháp nghiên cứu được áp dụng như: 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp 5.2.2. Phương pháp tổng hợp 5.2.3. Phương pháp thống kê, so sánh 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1 Ý nghĩa lý luận Đề tài giúp tổng hợp và làm rõ thêm các quan điểm lý luận về giảm nghèo hiện nay một cách có hệ thống, trên cơ sở đó làm rõ vai trò QLNN trong thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
  14. 4 6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn Thứ nhất, xây dựng và đề xuất các giải pháp, chính sách phù hợp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Thứ hai, mặc dù chỉ nghiên cứu ở phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên ở những nơi có đặc điểm tương đồng thì các giải pháp đề xuất vẫn có thể áp dụng và đem lại hiệu quả nhằm hoàn thiện công tác QLNN về giảm nghèo bền vững tại một số địa phương. Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là nguồn tài liệu cung cấp cho việc nghiên cứu QLNN về giảm nghèo bền vững trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được thiết kế thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1 Khái quát chung về nghèo
  15. 5 1.1.1 Quan niệm về nghèo Theo Tuyên bố của Liên Hợp Quốc vào tháng 6 năm 2008 đã xác định: “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa sự không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn”. [9, tr.7]. 1.1.2 Quan niệm về chuẩn nghèo đa chiều “Chuẩn nghèo là thước đo, là tiêu chí để xác định đối tượng nghèo hay không nghèo. Chuẩn nghèo đa chiều là tiêu chí đo lường sự thiếu hụt các nhu cầu cơ bản của mỗi con người, phụ thuộc vào điều kiện phát triển cụ thể của mỗi quốc gia, trong từng giai đoạn nhất định.” [10] 1.1.3 Chuẩn nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh Chuẩn nghèo đa chiều Thành phố giai đoạn 2021 – 2025 được quy định như sau: “Hộ nghèo là hộ gia đình thường trú hoặc tạm trú ổn định trên 06 tháng tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc một trong hai trường hợp sau: - Hộ gia đình có từ 03 chỉ số thiếu hụt trở lên; - Hộ gia đình có 02 chỉ số thiếu hụt: Chỉ số thiếu hụt về Thu nhập và chỉ số thiếu hụt về Người phụ thuộc. Hộ cận nghèo là hộ gia đình thường trú hoặc tạm trú ổn định trên 06 tháng tại Thành phố Hồ Chí Minh có 02 chỉ số thiếu
  16. 6 hụt và có thu nhập bình quân đầu người trên 36 triệu đồng đến 46 triệu đồng/người/năm.” [20] 1.2 Khái quát chung Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.2.1 Khái niệm Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững QLNN về giảm nghèo bền vững có thể hiểu là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển của xã hội thông qua chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy nhằm làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, ổn định và phát triển đất nước, hạn chế tối đa nguy cơ tái nghèo.[9, tr.18] 1.2.2 Nội dung Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững Hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững do các cơ quan QLNN tiến hành gồm nhiều nội dung khác nhau, trong đó chủ yếu tập trung vào: - Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững - Bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy và nhân sự để thực hiện giảm nghèo bền vững - Tổ chức thực thi các kế hoạch, chính sách về giảm nghèo bền vững - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện QLNN về giảm nghèo bền vững. 1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
  17. 7 1.3.1 Bình Dương Các chương trình mục tiêu giảm nghèo được tỉnh Bình Dương triển khai đồng bộ với các nội dung, biện pháp phù hợp đáp ứng được tình hình thực tế, giải quyết được nguyện vọng, nhu cầu bức xúc của người nghèo. Ngoài hỗ trợ đầu tư sản xuất, kinh doanh, trong lĩnh vực việc làm, phát triển thị trường lao động cũng được tỉnh chú trọng. Nhờ đó đã đạt được kết quả như mong đợi, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo từng năm. 1.3.2 Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang Trong giai đoạn 2011 – 2015, hàng loạt chủ trương, chính sách, chương trình liên quan đến xóa đói, giảm nghèo của Trung ương và của tỉnh được tổ chức thực hiện có hiệu quả trên địa bàn thị xã Hà Tiên, như tạo điều kiện cho 5.767 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn vay vốn với số tiền 45,695 tỷ đồng; giải ngân được 286 dự án, với số tiền 15,658 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho 889 lao động; đã vận động và xây dựng, … Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo thị xã Hà Tiên đã giảm từ 3,4% cuối năm 2011 xuống còn 1,12% đến tháng 9/2015. 1.4 Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh Một là, cần có sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và triển khai thực hiện của các Sở, ngành, Tổ chức đoàn thể trong phối hợp thực hiện; sự quan tâm, giúp đỡ hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân. Hai là, tập trung ưu tiên nguồn lực, chính sách và giải pháp để thực hiện nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội bền vững của Thành phố. Ba là, công tác kiểm tra, giám sát rà soát hộ và chăm lo thực hiện chính sách, giải pháp hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận
  18. 8 nghèo, hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo được các cấp thực hiện thường xuyên. Bốn là, đổi mới cơ chế phối hợp thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố giữa các sở, ban, ngành để huy động tối đa nguồn lực thực hiện chính sách, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo sát với thực trạng nghèo, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo. Tiểu kết Chương 1 Chương 1 nêu lên khái quát chung về nghèo bao gồm: các khái niệm nghèo, chuẩn mực về nghèo, chuẩn nghèo Thành phố Hồ Chí Minh; khái quát chung QLNN về giảm nghèo bền vững và kinh nghiệm QLNN của tình Bình Dương, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm về công tác giảm nghèo bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ những những cơ sở lý luận ở Chương 1, tác giả sẽ phân tích thực trạng nghèo và những yếu tố tác động đến công tác QLNN về giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; từ đó, rút kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp để công tác QLNN về giảm nghèo được tốt hơn. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh
  19. 9 2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.2 Tình trạng nghèo đa chiều tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.2.1 Vài nét về chuẩn nghèo đa chiều tại Thành phố Hồ Chí Minh *Giai đoạn 2016 - 2020 Trải qua giai đoạn 05 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững (2016 – 2020), Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận như: thực hiện kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo nhanh; hoàn thành chỉ tiêu xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn Thành phố (56/56 xã hoàn thành tiêu chí về hộ nghèo); thu nhập của hộ nghèo, cận nghèo tại Thành phố tăng ổn định và kiểm soát được “đáy nghèo” của Thành phố (đạt mức thu nhập bình quân là 28 triệu đồng/người/năm),…. *Giai đoạn 2021-2025 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 995/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 về Quy định chuẩn nghèo đa chiều Thành phố giai đoạn 2021 – 2025 với bộ tiêu chí nghèo đa chiều gồm 05 chiều gắn với 10 chỉ số thiếu hụt. So với chuẩn nghèo quốc gia chuẩn nghèo của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2025 có một số khác biệt về cách thức đo lường cũng như khác về các chỉ số thiếu hụt xã hội cơ bản. 2.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh Không có đất sản xuất; Không có vốn sản xuất kinh doanh; Không có lao động; Không có công cụ/phương tiện sản
  20. 10 xuất;… 2.2 Thực tiễn quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1 Về công tác ban hành và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giảm nghèo bền vững Để Chương trình giảm nghèo bền vững được triển khai thực hiện một cách có hệ thống và xuyên suốt từ cấp Thành phố đến cơ sở. Thành phố đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch dựa trên các văn bản quy định của Trung ương về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 để triển khai thực hiện các chính sách, chương trình về an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố phù hợp với Chương trình Giảm nghèo bền vững quốc gia và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn 2021 - 2025. 2.2.2 Về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững 2.2.2.1 Tổ chức bộ máy QLNN về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập ở cả 3 cấp (Thành phố Hồ Chí Minh; quận, huyện, thành phố Thủ Đức; và phường, xã, thị trấn). Cơ cấu, thành viên tham gia vào Ban Chỉ đạo Chương trình giảm nghèo bền vững cấp Thành phố bao gồm các Sở, ban, ngành, các hội đoàn thể Thành phố; cơ cấu ở quận, huyện, thành phố Thủ Đức và phường, xã, thị trấn cũng theo cơ cấu tương tự với cấp Thành phố. Thành viên Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững làm việc theo chế độ kiêm nhiệm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2