Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế của hoạt động Quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRỊNH HỮU NAM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HÀNH LANG AN TOÀN LƢỚI ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2018
- Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. TRỊNH ĐỨC HƢNG Phản biện 1: PGS.TS. HOÀNG VĂN CHỨC Phản biện 2: TS. NGUYỄN VĂN HOÀNG Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 401 Nhà A Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 8h00 ngày 28 tháng 12 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 2
- MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài luận văn Hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực về đời sống, sinh hoạt, xã hội của nhân dân mà còn ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia và hoạt động phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt là trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Bên cạnh đó HLATLĐ còn ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và tính mạng của người dân. Ngày nay, HLATLĐ đang trở thành một trong những tiêu chí quan trọng trong các chương trình mục tiêu quốc gia và phát triển các đô thị. Nhiều năm qua, Đảng, nhà nước và ngành Điện luôn đặc biệt chú trọng coi việc vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và tai nạn điện trong dân là vấn đề “nóng”, Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng này. Bên cạnh đó việc sử dụng điện an toàn và bảo vệ hành lang an toàn lưới điện đã được đưa vào tiêu chí để đánh giá nông thôn mới. Nhiều tỉnh, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh để giải quyết các vấn đề liên quan đến hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và kí quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ an ninh, an toàn ngành Điện. ong, trên tất cả, để giảm các vụ tai nạn điện trong dân, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi người trong việc sử dụng điện an toàn, hiệu quả, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn hành lang lưới điện… Đảng Ủy, UBND tỉnh Cao Bằng đã sớm nhận ra và quan tâm đến tầm quan trọng của HLATLĐ. Những quy định, quy phạm và cơ chế quản lý về HLATLĐ đã được tỉnh triển khai và thực hiện đầy đủ và kịp thời. Tuy nhiên, với nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa, nền kinh tế khó khăn và trình độ dân trí còn khá thấp so với cả nước nên người quản lý và người dân chưa được trang bị đầy đủ hoặc chưa đồng bộ những kiến thức cần thiết. Trên địa bàn tỉnh vẫn còn sảy ra nhiều vụ vi phạm HLATLĐ và tai nạn điện gây thiệt mạng về con người, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và phát triển kinh tế của địa phương. Nhận thấy sự chưa hiệu quả trong việc quản lý nhà nước về HLATLĐ. ự phối hợp giữa các ở, Ban, Ngành chuyên môn và các đơn vị trực thuộc chưa rõ ràng. Kết hợp với tình hình thực tế tại tỉnh Cao Bằng, tác giả chọn đề tài "Quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng" làm luận văn thạc sĩ. 3
- 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đề tài nghiên cứu quản lý nhà nước về an toàn điện nói chung cũng như an toàn hành lang lưới điện nói riêng đã được đề cập từ thể chế, chính sách, thực tiễn và bài học kinh nghiệm. Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học, trên các tờ báo và nhiều công trình, luận văn khác có đề cập ít nhiều đến vấn đề này; song các công trình đó chưa đề cập thấu đáo, toàn diện đến tầm quan trọng của HLATLĐ đến sự phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân; chưa đề cập đến các vấn đề bất cập của việc quản lý nhà nước đối với HLATLĐ, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã nghiên cứu những khía cạnh các nhau của việc quản lý nhà nước đối với an toàn điện nói chung và HLATLĐ nói riêng, đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn điện và HLATLĐ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với an toàn hành lang lưới điện cao áp đối với các tỉnh trong cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở hệ thống hóa kiến thức về HLATLĐ, quản lý nhà nước về HLATLĐ, phân tích thực trạng, tìm ra những hạn chế, khó khăn trong hoạt động quản lý HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, Luận văn đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với HL ATLĐ trên địa bàn bàn tỉnh Cao Bằng. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ: - Hê thống hóa kiến thức về HLATLĐ và QLNN về HLATLĐ. - Phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế của hoạt động QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Đề tài luận văn là hoạt động QLNN đối với HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4
- - Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. - Phạm vi không gian: địa bàn tỉnh Cao Bằng. - Phạm vi thời gian: từ năm 2012 - 2017. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về HLATLĐ; QLNN về HLATLĐ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu thứ cấp, phương pháp nghiên cứu tổng hợp phân tích, tham vấn chuyên gia, so sánh, thống kê, dự báo. Ưu điểm nổi bật của việc sử dụng kết hợp các phương pháp là các phương pháp đó có thể bổ sung cho nhau, giúp nghiên cứu sâu đối tượng nghiên cứu và đưa ra kết quả đáng tin cậy. - Phương pháp thứ cấp: Dữ liệu đầu vào một phần được thu thập qua các Văn bản, Luật của nhà nước, cơ quan tổ chức ban hành về lĩnh vực Điện lực và quản lý hành lang an toàn lưới điện. - Phương pháp thống kê, dự báo: Trong quá trình nghiên việc xử lý hệ thống số liệu theo phương pháp thống kê trên cơ sở sử dụng bảng tính Excel. - Phương pháp tổng hợp phân tích: phân tích và tổng hợp tài liệu các công trình nghiên cứu khác, kết nối thông tin để làm sáng tỏ những nôi dung nghiên cứu - Phương pháp tham vấn chuyên gia: Đây là phương pháp nghiên cứu dựa vào sự tham khảo ý kiến của những người có hiểu biết hay cú kinh nghiệm về vấn đề nghiên cứu. 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ là những bổ sung quan trọng vào lý luận quản lý nhà nước; góp phần làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với QLNN về HLATLĐ. Bên cạnh đó, góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, sự cần thiết của việc đảm bảo HLATLĐ đối với xã hội và QLNN về HLATLĐ; Luận văn đóng góp quan trọng vào hệ thống tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và đối trượng khác quan tâm... 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 5
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động QLNN về HLATLĐ của ở Công Thương, các cơ quan QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Đồng thời, phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành hành chính, QLNN, HLATLĐ; Áp dụng các giải pháp sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động QLNN về HLATLĐ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. 7. Kết cấu của luận văn Nội dung của Luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện Chương 2: Thực trạng hành lang an toàn lưới điện và quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Chương 3: Định hướng và các giải pháp kiện toàn hoạt động Quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 6
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HÀNH LANG AN TOÀN LƢỚI ĐIỆN 1.1. Một số khái nhiệm liên quan đến đề tài luận văn 1.1.1. Khái niệm hành lang an toàn lưới điện Hành lang an toàn lưới điện là khoảng không gian được giới hạn bởi chiều dài, chiều rộng, chiều cao, chạy dọc theo đường dây dẫn điện hoặc bao quanh trạm điện được quy định cụ thể theo từng cấp điện áp. Hành lang an toàn lưới điện cao áp bao gồm: - Hành lang an toàn đường dây dẫn điện trên không; - Hành lang an toàn đường cáp điện ngầm; - Hành lang an toàn trạm điện. Quy định, quy phạm về hành lang an toàn lưới điện Căn cứ theo Luật điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và luât sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012. Căn cứ theo các Điều 4, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 của Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ Về quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện đối với các trường hợp cụ thể. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện * Khái niệm về quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là thuật ngữ chỉ " ự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước, bằng nhiều biện pháp, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện những chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước" * Khái niệm quản lý nhà nước về HLATLĐ. QLNN về HLATLĐ là một lĩnh vực chuyên ngành, trong đó nhà nước sử dụng pháp luật và chính sách để điều hành, điều chỉnh hành vi cá nhân, tổ chức trong các hoạt động của đời sống, xã hội nhằm đảm bảo HLATLĐ được diễn ra đúng quy định của pháp luật. Hoạt động QLNN về HLATLĐ do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm đạt tới mục tiêu đảm bảo HLATLĐ, góp phần duy trì sự ổn định và phát triển đất nước. 1.2. Sự cần thiết, đặc điểm và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện 1.2.1. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện 7
- Thứ nhất, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của đất nước b). Đối với đơn vị Điện lực. Thứ hai, bảo vệ tính mạng con người, bảo vệ tài sản của nhân dân và tài sản của nhà nước. Thứ ba, chống lại các thành phần phá hoại, phản động. 1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện Thứ nhất, quản lý nhà nước về HLATLĐ luôn đi kèm và góp phần vào các mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động QLNN có mục tiêu là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển xã hội, trong đó đặt con người là yếu tố trung tâm và thực hiện các mực tiêu như. Thứ hai, quản lý nhà nước về HLATLĐ là hoạt động cần sự phối hợp liên ngành. Xuất phát từ thực tiễn trong việc QLNN về HLATLĐ cho thấy sự tác động đến HLATLĐ bao gồm các hoạt động như giao thông, xây dựng, môi trường, lâm nghiệp, vận tải... của các Ngành Xây dựng, Giao thông, Môi trường, bên cạnh đó cũng cần sự phối hợp của các Ngành có liên quan như: Công an, thông tin – truyền thông, tài chính... Thứ ba, quản lý nhà nước về HLATLĐ là một hoạt động khó khăn và phức tạp: Hệ thống lưới điện truyền tải quốc gia trải dài trên khắp mọi miền của tổ quốc, tại mỗi vùng miền lại có những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau, phong tục, tập quán và trình độ dân trí khác nhau. Cùng với đó, nền kinh tế của Việt Nam hiện nay đang phát triển nhanh, tất yếu dẫn tới đô thị hóa nhanh, hình thành những khu đô thị và khu công nghiệp tại những địa phương có điều kiện thuận lợi gây ảnh hưởng đến hoạt động QLNN về HLATLĐ 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện Thực tiễn cho thấy QLNN về HLATLĐ chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến các yếu tố chính sau: * Chính sách, pháp luật về HLATLĐ Chính sách là toàn bộ những chương trình, biện pháp cụ thể trong hành động nhằm giải quyết một vấn đề nào đó hoặc thực hiện các mục tiêu đã vạch sẵn trong một thời hạn nhất định. * Yếu tố tổ chức và nguồn nhân lực của bộ máy QLNN về HLATLĐ Tổ chức và nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động QLNN về HLATLĐ. Tổ chức QLNN là hệ thống các cơ quan QLNN và việc sắp 8
- xếp, thiết kế, cơ cấu hệ thống các cơ quan QLNN nhằm thực hiện các quy định pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. * Yếu tố thông tin Đối với hoạt động QLNN, yếu tố thông tin là rất quan trọng, chắc năng QLNN sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu yếu tố thông tin. * Văn hóa, phong tục, tập quán và thói quen sinh hoạt cộng đồng Trong quá trình tồ n tạ i và phát triể n, bấ t kỳ mộ t quố c gia hay dân tộ c nà o cũ ng đ ề u hình hà nh dầ n các yế u tố mang tính bả n sắ c riêng, gắ n sâu và o tâm thức cộ ng đ ồ ng, đ ó là các yế u tố về vă n hóa, phong tụ c, tậ p quán củ a mỗ i vùng, miề n, dân tộ c * Yếu tố dân trí Yếu tố dân trí là yếu tó có ảnh hưởng đến QLNN về HLATLĐ. Trình độ dân trí là cơ sở quan trọng để nhà nước hoạch định chính sách sao cho phù hợp, trình độ dân trí cao sẽ là cơ sở để cộng đồng tiếp cận với các chính sách, các quy định pháp luật tốt hơn. * Yếu tố về Điều kiện tự nhiên và Kinh tế - xã hội - Điều kiện tự nhiên: Những công trình lưới điện có mặt tại khắp mọi miền của của tổ quốc, ở mỗi vùng, mỗi khu vực lại có những điều kiện tự nhiên khác nhau, do vậy cần phải có những chính sách quản lý HLATLĐ phù hợp với địa phương đó. - Điều kiện kinh tế - xã hội: Đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động QLNN và những hoạt động xây dựng cơ bản trên địa phương đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. 1.3. Chủ thể, nội dung quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện 1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện * Cấp trung ương - Bộ Công Thương Xây dựng, ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện quản lý nhà nước các hoạt động về an toàn điện; Thanh tra, kiểm tra về an toàn điện đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động điện lực và sử dụng điện - Bộ Khoa học và Công nghệ Quản lý việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn điện; Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng, thẩm định, ban hành và quản lý hệ thống quy chuẩn quốc gia về an toàn điện. 9
- - Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện trong việc lắp đặt đường dây, trạm điện trong các công trình dân dụng; trong các khu đô thị; Ban hành, hướng dẫn thực hiện việc nối đất an toàn trong các công trình dân dụng. * Cấp địa phương - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn điện tại địa phương theo quy định của Bộ Công Thương và các Bộ chuyên ngành; Xây dựng các mục tiêu bảo đảm an toàn điện đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của địa phương... 1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn hành lang lưới điện Thứ nhất, ban hành, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính thông thường trong hoạt động QLNN về HLATLĐ. Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong hoạt động QLNN về HLATLĐ. Thứ ba, tập chung các nguồn vốn phụ vụ hoạt động quản lý nhà nước đối với an toàn hành lang lưới điện. Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về HLATLĐ. Thứ năm, Tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với an toàn hành lang lưới điện. Thứ sáu, tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực HLATLĐ và quản lý việc công bố hợp quy về HLATLĐ. Thứ bảy, Tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông, phổ biến kiến thức và pháp luật. Thứ tám, xã hội hóa hoạt động bảo vệ HLATLĐ, mở rộng các chủ thể bên ngoài khu vực nhà nước phối hợp quản lý và bảo vệ HLATLĐ nhằm nâng cao hiệu quả của QLNN về HLATLĐ. 1.4 Bài học kinh nghiệm 1.4.1 Kinh nghiệm quản lý an toàn hành lang lưới điện của một số tỉnh Luận văn đưa ra thực trạng về tình hình quản lý HLATLĐ và kinh nghiệm, giải pháp của các tỉnh trong cả nước: Tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Phú Thọ. 1.4.2 Bài học về quản lý an toàn hành lang lưới điện của một số tỉnh trong cả nước mà tinh Cao Bằng cần học tập.. 10
- Từ những kinh nghiệm trong hoạt động quản lý an toàn hành lang lưới điện của một số tỉnh nêu trên, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động quản lý nhà nước về an toàn hành lang lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng như sau: Thứ nhất, tăng cường chỉ đạo các đơn vị Điện lực và các đơn vị quản lý, cơ quan phát thanh và truyền hình đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp đến các tầng lớp nhân dân. Thứ hai, chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra HLATLĐCA trong phạm vi quản lý; phối hợp với các cấp, ngành tập trung xử lý dứt điểm các điểm vi phạm đặc biệt nguy hiểm, kiên quyết không để phát sinh các điểm vi phạm mới; gắn việc cải tạo, nâng cấp lưới điện với việc giải quyết các điểm vi phạm HLATLĐCA. Thứ ba, các điểm vi phạm có tính chất cố ý như trồng cây, xây tường bao, xây nhà trong phạm vi HLATLĐCA, Hội đồng xử lý vi phạm ATLĐCA báo cáo UBND huyện có biện pháp kiên quyết để buộc các hộ dân, doanh nghiệp chặt cây, phá dỡ các công trình xây dựng lấn chiếm. Thứ tư, tham mưu UBND tỉnh xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và Bảo vệ lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng để thuận lợi cho việc triển khai các nội dung liên quan đến công tác chỉ đạo kiểm tra, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành lang lưới điện cao áp còn tồn tại. Thứ năm, phối hợp xây dựng sơ đồ chi tiết lưới điện cao thế đi qua địa bàn các huyện, thành, thị để các địa phương có sơ đồ quản lý bảo vệ mạng lưới điện trên địa bàn của mình. Đối với các điểm vi phạm đặc biệt nguy hiểm, báo cáo Hội đồng xử lý vi phạm ATLĐCA huyện, thành, thị tổ chức kiểm tra cụ thể, xác minh rõ nguyên nhân, trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết, có phương án xử lý, khắc phục ngay. 11
- TIỂU KẾ CHƢƠNG 1 Quản lý nhà nước đối với HLATLĐ là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế xã hội và đồng thời bảo vệ các công trình điện và tài sản, tính mạng của các tầng lớp trong xã hội. Thông qua đó đảm bảo được các yếu tố an toàn về điện, một yếu tố được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực, hoạt động từ sản xuất kinh doanh, thương mại – du lịch, đến đời sống sinh hoạt của xã hội do đó điện là một trong những yếu tố quyết định bậc nhất đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội và, đặc biệt là trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng. Hệ thống hóa các khái niệm về HLATLĐ, đặc điểm, sự cần thiết, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về HLATLĐ và các chủ thể Chủ thể, nội dung QLNN về HLATLĐ là cơ sở lý luận để nắm vững hoạt động QLNN đối với HLATLĐ, xác định những chủ thể quản lý đối với HLATL, các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nước đối với an toàn hành lang lưới điện; trên cơ sở đó, các chủ thể quản lý biết tận dụng các yếu tố có lợi trong hoạt động quản lý và hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố bất lợi đối với hoạt động quản lý an toàn hành lang lưới điện. Đồng thời, trong hoạt động quản lý an toàn hành lang lưới điện cần phải biết học tập từ các mô hình có hiệu quả, đó là kinh nghiệm từ quản lý, phối hợp giữa các đơn vị liên quan, hoạt động thanh tra, kiểm tra và ban hành những quy định hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đối với hoạt động quản lý an toàn hành lang lưới điện trên địa bàn. Hệ thống hóa các kiến thức về an toàn hành lang lưới điện và quản lý nhà nước đối với an toàn hành lang lưới điện là cơ sở để tìm ra các giải pháp tốt nhất trong hoạt động quản lý an toàn hành lang lưới điện 12
- CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HÀNH LANG AN TOÀN LƢỚI ĐIỆN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HÀNH LANG AN TOÀN LƢỚI ĐIỆN TẠI TỈNH CAO BẰNG 2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và khí hậu * Vị trí địa lý, địa hình: Tỉnh Cao Bằng có địa hình rộng, khá phức tạp với độ cao trung bình so với mặt biển trên 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Địa hình của tỉnh được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng địa trũng, vùng núi đất, vùng đá vôi. Tỉnh Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu. Do địa hình tỉnh có nhiều vùng núi cao, hiểm trở nên hoạt QLNN về HLATLĐ định kỳ luôn gặp nhiều khó khăn nhất định: Việc phát hiện, xử lý những điểm vi phạm; hoạt động xây dựng lưới điện tốn kém.. * Khí hậu: Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc và được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa thường xảy ra những vụ lũ quét, sạt lở nghiêm trọng gây nguy cơ ảnh hưởng đến các công trình hành lang lưới điện cao áp và chất lượng đường dây truyền tải điện, mùa khô khí hậu ẩm, độ ẩm trung bình cao tạo nên sự mất an toàn đối với các công trình bên cạnh hành lang an toàn lưới điện và đặc biệt là việc phóng điện gây ảnh hưởng đến tính mạng con người và tài sản của nhân dân 2.1.2. Văn hóa và phong tục tập quán 2.1.2.1 Văn hóa và dân trí Dân số toàn tỉnh Cao Bằng hiện nay có trên 520,2 nghìn người. Văn hóa truyền thống mang dấu ấn của mỗi dân tộc, quốc gia, vùng, miền, được hình thành lâu đời và phát triển thăng trầm qua các thời kỳ lịch sử. Toàn tỉnh có 26 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có đặc trưng văn hóa riêng, làm cho văn hóa truyền thống Cao Bằng phong phú đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những sự phong phú về văn hóa thì vẫn còn nhiều hủ tục, những phương thức sống độc lập, du canh, du cư của đồng bào dân tộc làm cho hoạt động truyên truyền về những quy phạm, quy định về HLATLĐ cũng như việc quản lý xây dựng nhà ở và trồng cây trong HLATLĐ gặp nhiều khó khăn. Một số bộ phận người đồng bào có 13
- nhận thức còn yếu kém, chưa hiểu được chủ trương và đường lối của Đảng, qua đó dễ bị những kẻ xấu lợi dụng về tính ngưỡng và kích động phá hoại các công trình của nhà nước trong đó có công trình lưới điện. 2.1.3. Kinh tế - Xã hội * Kinh tế: Cao Bằng là một tỉnh miền múi biên giới, có ba cửa khẩu chính và nhiều cửa khẩu phụ, chợ biên giới, có nguồn tài nguyên khoáng sản, thủy điện, tiềm năng du lịch dồi dào. Tuy nhiên với địa hình và giao thông khó khăn, các khu công nghiệp còn hạn chế nên phát triển kinh tế của Cao Bằng còn gặp nhiều khó khăn. Ngân sách nhà nước để đầu tư cho hoạt động quản lý, nâng cao chất lượng lưới điện và thực hiện các giải pháp xử lý các điểm vi phạm an toàn hành lang lưới điện không đáng kể. Thu nhập của người dân thấp cùng với hoạt động của các nhà máy công nghiệp chưa hiệu quả tạo nên khó khăn cho việc thực hiện các chương trình xã hội hóa, huy động các nguồn vốn hỗ trợ của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về nâng cao chất lượng lưới điện * Xã hội: Tỉnh Cao Bằng bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 12 huyện. Với số dân 520,2 nghìn người, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.703,42 km2. Người dân theo xu thế di chuyển về trung tâm, thành thị để định cư, tuy nhiên một bộ phận còn có thói quen "mạnh ai người đấy làm" đối với các công trình xây dựng cấp thấp gây cho việc kiểm tra và quản lý HLATLĐ gặp khó khăn. 2.2. Thực trạng hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 2.2.1. Khái quát đơn vị quản lý hệ thống đường dây cao áp và khối lượng đường dây cao áp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng * Công ty Điện lực Tỉnh Cao Bằng Công ty Điện lực Cao Bằng là doanh nghiệp trung ương đóng tại địa phương, cơ quan chủ quản trực tiếp là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (Northern Power Corporation) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). * Chi nhánh Lưới điện cao thế Cao Bằng Chi nhánh lưới điện cao thế Cao Bằng là đơn vị thuộc Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc. 2.2.2. Thực trạng về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng * Đối với Cấp điện 10kV, 22kV và 35kV - Những điểm vi phạm an toàn hành lang lưới điện còn tồn tại. 14
- Tính đến 12/2017, tổng số vụ vi phạm HLATLĐCA tại Công ty Điện lực Cao Bằng: Vể công trình vi phạm hành lang an toàn: có 24 vụ vi phạm. Theo QP Trang bị Điện 2006 phần II trang 77-78 và trang 105-110 quy định Vể khoảng cách pha đất. Theo thống kê của các Điện lực gồm có 87 vụ vi phạm gồm: - Những điểm vi phạm an toàn hành lang lưới điện đã được xử lý Số điểm vi phạm an toàn hành lang lưới điện được xử lý: 02 điểm, do Công ty Điện lực Cao Bằng xử lý bằng nghiệp vụ và nguồn vốn của Công ty Điện lực Cao Bằng. Số điểm xử lý vi phạm về khoảng cách pha đất: 18 điểm, do Công ty Điện lực Cao Bằng xử lý bằng nghiệp vụ và nguồn vốn của Công ty Điện lực Cao Bằng. * Đối với cấp điện trên 35kV - Những điểm vi phạm an toàn hành lang lưới điện còn tồn tại. Theo thống kê của Chi nhánh Điện lực Cao thế Cao Bằng, đến hết năm 2017 còn tồn tại những điểm vi phạm và có khả năng vi phạm an toàn hành lang lưới điện như sau: - Công trình vi phạm an toàn hành lang lưới điện cao áp: Không có - Công trình vi phạm khoảng cách pha - đất: Không có - Cây xanh vi phạm hành lang an toàn lưới điện và những cây khi đổ vi phạm khoảng cách an toàn theo khoản 2 điều 12 Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014. - Những điểm vi phạm an toàn hành lang lưới điện đã được xử lý Đến năm 2017. ố điểm vi phạm và có khẳ năng vi phạm an toàn hành lang lưới điện cao áp trên 35kV: 9 điểm, do Chi nhánh Lưới điện cao thế Cao Bằng xử lý bằng nghiệp vụ và nguồn vốn của Chi nhánh Lưới điện cao thế Cao Bằng. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 2.3.1. Đặc điểm quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Thứ nhất, quản lý nhà nước về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là một hoạt động rất quan trọng, có tính mục tiêu, chương trình, kế hoạch nhất định. Thứ hai, quản lý nhà nước về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng mang tính tổ chức cao Thứ ba, quản lý nhà nước về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là một hoạt động rất khó khăn và phức tạp 2.3.2. Thực trạng ban hành, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 15
- * Thực trạng ban hành VBQPPL về HLATLĐ Xây dựng và ban hành các VBQPPL về HLATLĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp cơ quan QLNN có thẩm quyền tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ từ trung ương đến địa phương cho hoạt động QLNN về HLATLĐ. * Thực trạng hướng dẫn thi hành các VBQPPL về HLATLĐ Nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các VBQPPL của địa phương về HLATLĐ, trong thời gian qua tỉnh Cao Bằng đã có những hướng dẫn thi hành đối với hoạt động QLNN về HLATLĐ, được thể hiện rõ qua các kế hoạch, quy hoạch, chương trình. * Thực trạng tổ chức thực hiện và triển khai các VBQPPL về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Thứ nhất, hoạt động thông tin và tuyên truyền về HLATLĐ. Thứ hai, hoạt động thẩm định các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Thứ ba, hoạt động cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 2.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn hành lang lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp là trách nhiệm của Đơn vị quản lý vận hành nguồn, lưới điện, Uỷ ban nhân dân các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân địa phương nơi có công trình lưới điện đi qua. Bộ máy QLNN về HLATLĐ tại Cao Bằng được tổ chức theo quy định pháp luật hiện hành, xắp xếp từ trên xuống dưới, với sự lãnh đạo của UBND tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn tham mưu, chỉ đạo đến các UBND huyện, UBND xã, phường tại địa bàn. * Uỷ ban nhân dân tỉnh * Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn * Các Sở, Ngành chuyên môn lien quan đến quản lý AT HLLĐ * Các đơn vị quản lý, vận hành công trình lưới điện cao áp *Ban Chỉ đạo về bảo về an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 2.3.4. Thực trạng chính sách quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng * Chính sách về nguồn vốn đầu tư cho QLNN về HLATLĐ Lưới điện và lưới điện cao áp luôn là vấn đề được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Trong những năm qua, trong điều kiện kinh tế và ngân sách hạn hẹp tỉnh Cao Bằng đã có những cố gắng đầu tư phát triển hạ tầng lưới điện. Bên cạnh đó là sự 16
- nỗ lực cải thiện hệ thống lưới điện của Công ty Điện lực Cao Bằng không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng lưới điện trên địa bàn. * Lương, phụ cấp Căn cứ các Văn bản, chính sách, nguyên tác hoạt động của các ở, Ban, Ngành trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và Luật tổ chức chính quyền địa phương thì các hoạt động quản lý nhà nước về an toàn hành lang lưới điện đều được phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng cán bộ, công chức cụ thể tại các cơ quan chuyên môn và các cấp khác nhau. * Bồi dưỡng và đào tạo cán bộ Với thành phần cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý HL ATLĐ đều kiêm nhiệm và có nhiều trình độ chuyên môn khác nhau. Bên cạnh đó việc hiểu và nắm rõ những Quy định, quy phạm của pháp luật về HL ATLĐ yêu cầu cán bộ, công chức phải nắm vững kiến thức 2.3.4.3 Động lực và khen thưởng * Động lực và khen thưởng Căn cứ các Văn bản, chính sách, nguyên tác hoạt động của các ở, Ban, Ngành trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tính đến 12/2017 chưa đề cập đến hoạt động đánh giá hoàn thành nhiệm vụ và khen thưởng đối với những cá nhân thực hiện tốt hoạt động quản lý HLATLĐ trên địa bàn quản lý. 2.3.5. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng * Về hoạt động thanh tra: Nhiệm vụ thanh tra về hoạt động quản lý HLATLĐ được giao cho Thanh tra các ở chuyên môn phối hợp xử lý * Về hoạt động kiểm tra: Với chức năng và nhiệm vụ của mình, ở Công thương phối hợp với phòng Kinh tế - Hạ tầng của huyện lập đoàn kiểm tra định kỳ đến các đơn vị Điện lực huyện, thành phố. 2.4. Đánh giá chung hoạt động quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 2.4.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được Cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của trung ương trong thời gian vừa qua, các tỉnh và địa phương đã từng bước chú trọng vào hoạt động bảo vệ an toàn hành lang lưới điện. Chỉ đạo về thực hiện các quy định, quy phạm về an toàn hành lang lưới điện đến các đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tầng lớp nhân dân... đã được triển khai và có những kết quả nhất định. 17
- 2.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại Theo đánh giá của Ban chỉ đạo an toàn lưới điện cao áp tỉnh, nguyên nhân chủ yếu của việc vi phạm an toàn hành lang lưới điện cao áp là do người dân chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của tai nạn điện, cố tình xây dựng nhà ở, công trình vi phạm khoảng cách an toàn hành lang lưới điện. Bên cạnh đó, hoạt động QLNN về HLATLĐ vẫn còn nhiều tồn tại và thiếu sót như: - Hệ thống các VBQPPL về HLATLĐ được ban hành từ trung ương khi triển khai thi hành cho thấy nhiều bất hợp lý, chưa phù hợp với những điều kiện thực tiễn khác nhau. - Việc tổ chức bộ máy QLNN về HLATLĐ chưa hiệu quả, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, chưa quy rõ trách nhiệm. - ự đầu tư các nguồn lực (nhân lực, tài chính…) cho QLNN về HLATLĐ của UBND tỉnh và huyện chưa thỏa đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ,. - Hoạt động truyền thông, giáo dục về HLATLĐ thiếu tính sáng tạo, chưa chủ động đến việc giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân. - Chưa có những chính sách hợp lý về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý HLATLĐ. - Hoạt động thanh gia, kiểm tra hệ thống lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh và xử lý các công trình vi phạm HLATLĐ trên địa bàn tỉnh chưa được các đơn vị quản lý quan tâm và trú trọng, chưa coi là nhiệm vụ thường xuyên. Tiểu kết chƣơng 2 Tại chương 2, Luận văn đã tập trung đưa ra những đặc điểm tự nhiên, văn hóa, dân trí và kinh tế, xã hội đặc biệt là thực trạng HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, bao gồm: Thực trạng ban hành, hướng dẫn, tuyên truyền các VBQPPL về HLATLĐ; thực trạng tổ chức bộ máy QLNN về HLATLĐ; thực trạng chính sách, thanh tra, kiểm tra QLNN về HLATLĐ. Trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, tại Chương 2, Luận văn đã đưa ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế còn tồn tại trong hoạt động QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay. Kết quả đã nghiên cứu tại Chương 2 sẽ là tiền đề trong việc đưa ra các giải pháp nhằm kiện toàn QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tại Chương 3 của Luận văn. 18
- CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN HÀNH LANG LƢỚI ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG. 3.1. Định hƣớng về bảo vệ hành lang an toàn lƣới điện 3.1.1. Định hướng của Chính phủ về bảo hành lang an toàn lưới điện Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Việt Nam cần rất nhiều nguồn năng lượng để phục vụ cho tiến trình phát triển. Nhu cầu sử dụng năng lượng ở Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng cùng với sự tăng trưởng mạnh về kinh tế - xã hội trong bối cảnh chung của thế giới và khu vực. Việc đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức khó khăn, bên cạnh đó là vấn đề cung cấp điện một cách an toàn và liên tục cũng được đặt lên những ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, việc khai thác và sử dụng các công trình lưới điện một cách an toàn, hiệu quả và hợp lý đảm bảo an ninh năng lượng có ý nghĩa hết sức quan trọng và mang tính chiến lược xét trên mọi khía cạnh cả về kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và phát triển bền vững của đất nước. Đứng trước những thách thức đó, Chính phủ đã định hướng vấn đề về an ninh năng lượng và an toàn điện, bảo vệ các công trình lưới điện là một công việc rất quan trọng. Qua đó đã cụ thể hóa thành những những Nghị Định, Quy định của Chính Phủ, mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng sử dụng năng lượng một cách an toàn, hiệu quả. Với tiền thân là Nghị định số 161-CP ngày 20/8/1971 của Chính Phủ về Ban hành quy định về việc bảo vệ an toàn lưới điện cao thế từ sau thời kỳ đổi mới, qua nhiều năm đã được phát triển và thể hiện trong những văn bản quy phạm pháp luật của các cấp, các ngành như Luật Điện lực, Nghị định số 169/2003/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ về An Toàn điện, Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ về quy định bảo vệ công trình lưới điện cao áp… Đến nay Nghị 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính Phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực và an toàn điện một lần nữa đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước đến vấn đề bảo vệ HLATLĐ 3.1.2. Định hướng của tỉnh Cao Bằng về bảo vệ an toàn hành lang lưới điện 19
- Bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao là một hoạt động có vai trò hết sức quan trọng. Bảo vệ HLATLĐ không những sẽ đảm bảo được nguồn điện được duy trì một cách liên tục và ổn định, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà còn đảm bảo tính mạng con người và tài sản cho nhân dân. Trong thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan chức năng, các đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh quan tâm nhiều hơn trong việc bảo vệ, xử lý các hộ vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo đúng quy định pháp luật. Bên cạnh việc đáp ứng tiêu chí số bốn trong chương trình quốc gia xây dựng Nông thôn mới về an toàn điện. Tại Nghị quyết số 38/2016/NQ-HĐND ngày 15/11/2016 của UBND tỉnh Cao Bằng về Định hướng phát triển lưới điện cao áp và bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp. Trong đó, Ủy Ban nhân dân tỉnh Cao Bằng cũng đưa ra những định hướng rõ ràng về mục tiêu, định hướng riêng để khắc phục tình trạng vi phạm an toàn và bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp trong những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng/ 3.2. Giải pháp kiện toàn quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Trước thực trạng trên, để hoạt động quản lý nhà nước về an toàn hành lang lưới điện trên địa bàn tỉnh được tốt hơn, đạt được những mục tiêu đề ra dựa trên cơ sở nhiệm vụ cần thực hiện, cần tập trung thực hiện những giải pháp sau: 3.2.1. Giải pháp về Ban hành, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hành lang an toàn lưới điện Để thực hiện tốt việc quản lý an toàn hành lang lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh cần phải có những quy định, chính sách và pháp chế cụ thể của các cấp có thẩm quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; có hệ thống cơ chế và đủ hệ thống văn bản, pháp lý để thuận tiện trong quá trình quản lý hành lang an toàn lưới điện cao áp. Cụ thể đó là: * Giải pháp về ban hành các VBPPPL về HLATLĐ - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá về tình hình quản lý HLATLĐ của tỉnh, trên cơ sở đó, dự báo những nguy cơ và động thái của đối tượng quản lý. Việc nghiên cứu, phân tích thường xuyên về tình hình HLATLĐ giúp cho cơ quan QLNN có những định hướng mang tính chiến lược, bên vững trong tương lai. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 310 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn