intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về công chức nói chung và chất lượng công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã nói riêng, các tiêu chí đánh giá chất lượng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………../………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VÕ TRỊNH THU HIỀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNHTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8340403 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG ĐĂK LĂK, NĂM 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG VĂN CHỨC Phản biện 1: PGS.TS. Đặng Khắc Ánh Phản biện 2: TS. Nguyễn Thành Dũng Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa chỉ: Phòng họp………, Nhà…………. -Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 51 Phạm Văn Đồng, thành phố Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk Thời gian: vào hồi 10 giờ 45’ ngày 31 tháng 5 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc giahoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Sự phát triển nhanh chóng của số lượng tín đồ và hệ phái của đạo Tin lành trong những năm qua đặt ra cho công tác QLNN về tôn giáo nhiều vấn đề có tính phức tạp, thiếu thống nhất, sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các cấp trong việc quản lý, phân định trách nhiệm chưa rõ ràng, gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị. Trong khi đó, tổ chức bộ máy, biên chế làm công tác QLNN về tôn giáo thường xuyên thay đổi, tinh giản, trình độ chuyên môn có phần chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, nhận thức của cấp ủy, chính quyền về công tác tôn giáo một số nơi chưa thống nhất. Từ những lý do trên, tác giả chọn “Quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên ” làm đề tài tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý công không chỉ có một ý nghĩa nghiên cứu lý luận và thực tiễn hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Yên, mà còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên phạm vi cả nước trong quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin Lành. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Nguyễn Thanh Xuân (2002), Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành trên thế giới và Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội [40]. Hoàng Văn Chức (chủ biên, 2009), Giáo trình Quản lý Nhà nước về tôn giáo và dân tộc, NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội [29]. Hoàng Văn Chức (2015), QLNN đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Bình Định. Tạp chí Quản lý nhà nước. Số 10 [30]. 1
  4. Thiều Thu Hương (2009) Công tác quản lý Nhà nước đối với các tổ chức, nhóm Tin Lành ngoài CMA ở Việt Nam hiện nay, Luận văn chuyên ngành Tôn giáo học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [48]. Ở Phú Yên hiện nay,vấn đề nâng cao hiệu quả QLNN về hoạt động của đạo Tin lành chưa có đề tài khoa học nào được công bố, mới chỉ được đề cập đến trong những báo cáo tổng kết. Vì vậy, với đề tài đã chọn, tác giả luận văn hi vọng sẽ làm sáng tỏ hơn những bất cập trong QLNN về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay, đồng thời khuyến nghị các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với lĩnh vực nhạy cảm này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài luận văn góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về đạo Tin lành ở tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Tổng quan cơ sở khoa học quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành ở nước ta. + Phân tích thực trạng đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên. + Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên thời gian qua. + Phân tích phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2
  5. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý của nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên theo quy định của pháp luật. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Về không gian: trên địa bàn tỉnh Phú Yên. - Về thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2019 (thời điểm triển khai Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành). 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phƣơng pháp luận Luận văn được hình thành trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp sưu tầm số liệu, tài liệu.Phương pháp phân tích, tổng hợp.Phương pháp thống kê.Phương pháp so sánh. Phương pháp logic, lịch sử.Phương pháp tổng kết thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Hệ thống hóa cơ sở khoa học quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành và áp dụng trong hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 6.2. Về mặt thực tiễn 3
  6. Làm rõ thực trạng hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Phân tích phương hướng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên thời gian tới.Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sơ khoa học quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành Chương 2: Đạo Tin lành và quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 4
  7. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNGCỦA ĐẠO TIN LÀNH 1.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến luận văn 1.1.1. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo 1.1.1.1. Tôn giáo: Từ góc độ của khoa học quản lý Nhà nước, chúng ta có thể định nghĩa tôn giáo như sau: Tôn giáo là một tổ chức, đại diện cho một tập thể người có chung một niềm tin theo một giáo chủ hoặc một giáo lý và có một cấu trúc nhất định thường gọi là giáo hội hạy hội thánh. 1.1.1.2. Hoạt động tôn giáo Luật tín ngưỡng tôn giáo định nghĩa: hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức tôn giáo. 1.1.2. Tín đồ và chức sắc tôn giáo Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và tổ chức tôn giáo thừa nhận. Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức. 1.1.3. Tổ chức tôn giáo và cơ sở tôn giáo Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp của tổ chức tôn giáo. 5
  8. 1.1.4. Đạo Tin lành 1.1.4.1. Đạo Tin lành trên thế giới Tin lành, Tin mừng: Đây là khái niệm chỉ về một tôn giáo có niềm tin tốt lành, mang đến cho con người tin vui, tin tốt lành. Người ta cho rằng, cách gọi này xuất phát từ ghi chép trong Kinh thánh: hãy đem tin mừng đi giao giảng khắp nơi. 1.1.4.2. Đạo Tin lành ở Việt Nam Hội Truyền giáo Phúc Âm Liên hiệp Hoa Kỳ truyền đạo Tin lành vào Việt Nam và đặt cơ sở đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng vào năm 1911. Khi bắt đầu được truyền vào Việt Nam được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau, như “đạo Rối” (tôn giáo gây nên phức tạp cho đời sống tôn giáo, xã hội),“đạo Hoa Kỳ” (đạo của người Mỹ), đạo "bỏ ông bỏ bà" (tôn giáo bỏ thờ cúng tổ tiên). 1.1.5. Quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành Quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành theo nghĩa rộng là tất cả các cơ quan nhà nước (bao gồm cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp) đều có trách nhiệm tham gia và theo nghĩa hẹp là Ủy ban Nhân dân các cấp quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý. 1.2. Sự cần thiết và những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về hoạt động của đạo Tin lành 1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành 1.2.1.1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Bên cạnh xu hướng đồng hành cùng dân tộc, thuần túy tôn giáo, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật cũng đã xuất hiện hoạt động tôn giáo không bình thường, vi 6
  9. phạm pháp luật, kích động tín đồ gây mất ổn định chính trị,... Do đó, để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, phát huy những mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực, chúng ta cần phải tổ chức quản lý để các hoạt động của đạo Tin lành diễn ra đúng quy định pháp luật, phù hợp với sự phát triển. 1.2.1.2. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. 1.2.1.3. Vai trò của tôn giáo và của đạo Tin lành trong xã hội Vềđạo đức, lối sống, phong tục tập quán: Giáo lý, lễ nghi tôn giáo hướng con người tới Chân - Thiện - Mỹ, đạo đức tôn giáo góp phần ổn định đời sống xã hội. Về văn hóa, nghệ thuật: mọi tôn giáo chân chính đều có những đóng góp nhất định về phương diện văn hóa cho nhân loại. Đạo Tin lành ra đời đã góp phần đưa Châu Âu thoát khỏi tình trạng trì trệ, ngưng đọng dưới sự cai trị của phong kiến và Giáo hội Công giáo.Với quan niệm lao động là “trách nhiệm hằng ngày”, là “nghĩa vụ trước Thiên chúa” là cách “tạ ơn Thiên chúa” và luôn kêu gọi tiết kiệm, từ bỏ những cái vô dụng, sa hoa và là lượt của phong kiến quý tộc, Đạo Tin lành đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước phương Tây. 1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành 1.2.2.1. Yếu tố khách quan - Toàn cầu hóa và kinh tế thị trường Toàn cầu hóa trước hết được hiểu là quá trình chuyển từ tính quốc tế, vốn được hiểu theo nghĩa liên nhà nước, sang tính xuyên 7
  10. quốc gia.Kinh tế thị trường cũng tác động không nhỏ đến tôn giáo. Đó là các xu thế thế tục hoá tôn giáo, hiện đại hoá tôn giáo, đa dạng hoá tôn giáo, sự xuất hiện hiện tượng tôn giáo mới. - Khoa học công nghệ Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ mà trong đó mọi khía cạnh của đời sống đều có ảnh hưởng của khoa học công nghệ. Tác động của khoa học công nghệ có sức mạnh đặc biệt đối với niềm tin tôn giáo truyền thống. 1.2.2.2. Yếu tố chủ quan - Quan điểm phát triển và thể chế nhà nước Nhà nước là chủ thể quản lý các tôn giáo. Trong đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về tôn giáo và công tác tôn giáo là những nhiệm vụ trọng tâm. Điều này được thể hiện rõ nét trong Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016; Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành... Hệ thống chính sách được ban hành, sửa đổi, bổ sung có tác động tích cực trong việc bảo đảm nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của nhân dân. - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách của nhà nước Thực tế hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo rất phức tạp và nhạy cảm, đa dạng và thường xuyên phát sinh những vấn đề mới. Mặc dù hệ thống pháp luật về lĩnh vực tôn giáo của nước ta mới được ban hành như Luật Tín ngưỡng, tôn giáo nhưng một số mặt, một số nội dung chưa bao quát hết được mọi nội dung trong hoạt động của các tổ chức tôn giáo. 8
  11. - Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về tôn giáo còn thiếu, bộ máy tổ chức chưa ổn định, thường xuyên tách, nhập. Đặc biệt là trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước trong tình hình mới. Chưa thấy hết được tính nhạy cảm và những diễn biến khó lường, phức tạp trong công tác tôn giáo. - Tín đồ, chức sắc, nhà tu hành Các tổ chức, cá nhân tôn giáo đã khai thác triệt để những khía cạnh hiện nay chưa được quy định cụ thể trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành mà có lợi cho tổ chức tôn giáo để thực hiện các hoạt động tôn giáo như hiến tặng, chuyển nhượng đất đai của tổ chức tôn giáo, chia tách giáo xứ, giáo họ... 1.3. Chủ thể, nội dung quản lý nhà nƣớc về hoạt động của đạo Tin lành 1.3.1 Chủ thể, đối tượng quản lý 1.3.1.1. Chủ thể quản lý Chính phủ, UBND các cấp ngoài ra có các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý như Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ. 1.3.1.2. Đối tượng quản lý Là tín đồ, chức sắc, nhà tu hành, cơ sở thờ tự và các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động. - Đặc điểm của tín đồ, chức sắc, chức việc 9
  12. Chức sắc, chức việc trước hết họ là tín đồ của một tổ chức tôn giáo nhất định bởi vậy họ cũng mang đặc điểm của một tín đồ. - Đặc điểm của tổ chức tôn giáo Tổ chức tôn giáo là tổ chức điều hành hoạt động của tôn giáo, đại diện cho tôn giáo trong quan hệ với Nhà nước và các tổ chức khác liên quan khi giải quyết các công việc của tôn giáo.Đa số các tổ chức tôn giáo có mối liên hệ đồng đạo với các tổ chức tôn giáo nước ngoài. Tình hình đó đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý các hoạt động quan hệ quốc tế của tổ chức, cá nhân tôn giáo. - Cơ sở thờ tự:các cơ sở thờ tự luôn luôn có sự thống nhất giữa các mặt là mặt vật chất: mặt tinh thần, mặt xã hội. - Cơ sở vật chất:cơ sở vật chất của tôn giáo như: cơ sở thờ tự, cơ sở từ thiện (cơ sở giáo dục, trại cùi, cô nhi viện, tuệ tĩnh đường...). - Đồ dùng việc đạo gồm: kinh, sách, tượng, tranh ảnh, trống, chuông... trong đó mỗi đồ dùng việc đạo có vai trò, vị trí khác nhau trong sinh hoạt, lễ nghi tôn giáo. 1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành 1.3.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo và đạo Tin lành Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo; Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX); Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối 10
  13. với đạo Tin lành; Chỉ thị số 1940/2008/CT-TTg, ngày 31/12/2008 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo. 1.3.2.2. Quy định tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và của đạo Tin lành Để xây dựng và tổ chức thực hiện tốt pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng cần phải có hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo thống nhất, với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. 1.3.2.3. Tuyên truyền giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và đạo Tin lành Để việc thực hiện pháp luật có hiệu quả thì văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tôn giáo ban hành phải được tổ chức triển khai, tuyên truyền sâu rộng đến mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tín đồ, chức sắc, nhà tu hành. 1.3.2.4. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và đạo Tin lành Tăng cường công tác đối ngoại tôn giáo được tăng cường (bao gồm cả đối ngoại nhân dân và đối ngoại nhà nước) như: trao đổi đoàn, tham dự các diễn đàn, hội thảo đối thoại về nhân quyền, tôn giáo với các nước EU, Mỹ, Ốtxtrâylia, với Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế (Mỹ); diễn đàn nhân dân ASEM hàng năm v.v.. giúp cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo nắm bắt được các xu hướng phát triển. 1.3.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo Việc tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, không chỉ tổ chức áp dụng pháp luật mà cần phải tổ chức 11
  14. thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Quá trình thanh tra phải phát hiện, trực tiếp hoặc gián tiếp kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về tôn giáo. 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về hoạt động của đạo Tin lành của một số địa phƣơng 1.4.1 Kinh nghiệm của tỉnh Gia Lai 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Yên Một là, quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước để thống nhất nhận thức và hành động. Hai là, coi trọng công tác vận động quần chúng, tôn trọng đức tin và quyền sinh hoạt tôn giáo hợp pháp của công dân. Ba là, chú trọng nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở. Bốn là, thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát,tổng kết rút kinh nghiệm. Năm là, chú trọng thông tin đối ngoại. Sáu là, thực hiện công tác phối hợp, trao đổi thông tin. 12
  15. Tiểu kết Chƣơng 1 Kết quả nghiên cứu ban đầu của tác giả thể hiện qua các nội dung sau: Đã phân tích làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến tôn giáo và đạo Tin lành; từ đó chỉ ra sự cần thiết phải quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành; hiểu rõ về chủ thể, đối tượng, nội dung quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành. Tác giả có chú trọng nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương như Gia Lai, Nghệ An là những địa phương hoạt động của đạo Tin lành mạnh và phức tạp để rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước về hoạtd động của đạo Tin lành ở tỉnh Phú Yên. 13
  16. Chƣơng 2 ĐẠO TIN LÀNH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên 2.1.1 Vị trí địa lý 2.1.2. Điều kiện tự nhiên 2.1.3. Kết cấu hạ tầng 2.1.4. Phát triển kinh tế 2.1.5. Đặc điểm xã hội 2.1.5.1. Đặc điểm về cư dân 2.1.5.2. Tín ngưỡng, tôn giáo 2.2. hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên 2.2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên Tin lành đến Việt Nam năm 1911, tại Đà Nẵng và đến Sông Cầu, Phú Yên năm 1928 rồi đến Tuy Hòa năm 1929 sau lan sang các địa phương khác trong tỉnh. 2.2.2. Khái quát hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên 2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức Tổ chức của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) có hai cấp: Chi hội và Tổng Liên hội.Chi hội là cấp cơ sở của Giáo hội. Tổng Liên hội là cấp Trung ương của Giáo hội, bao gồm tất cả các Chi hội trực thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) 14
  17. chiếu theo Hiến chương.Ngoài ra, còn có Đại diện các tỉnh, thành phố. Trước khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện có 20 hệ phái Tin lành đang hoạt động với khoảng 6.000 tín đồ, chiếm 0,7% dân số của tỉnh và 14 hệ phái, nhóm Tin lành chưa được Nhà nước công nhận. Sau khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực có sự thay đổi: Số hệ phái giảm 01, còn tồn tại 19 hệ phái (hệ phái Liên hữu Báp tít chuyển sang Trưởng Lão) và 11 hệ phái, nhóm Tin lành chưa được Nhà nước công nhận. 2.2.2.2. Số lượng tín đồ Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam):có gần 5.500tín đồ, 13 Chi hội với 10 Mục sư, 08 Mục sư nhiệm chức, 08 Truyền đạo, 150 chấp sự [Nguồn: Ban Tôn giáo tỉnh Phú Yên]. Trước thời điểm Luật tín ngưỡng tôn giáo có hiệu lực, trên địa bàn toàn tỉnh có 81 điểm nhóm; sau thời điểm Luật tín ngưỡng tôn giáo có hiệu lực, trên địa bàn toàn tỉnh có 68 điểm nhóm (giảm 13 điểm nhóm). Hệ phái Tin lành Việt Nam (miền Nam):26 người (Mục sư: 10 người, Mục sư nhiệm chức: 08 người, Truyền đạo: 08 người). Tăng 02 chức sắc. Có 01 Ban Đại diện Hội thánh Tin lành tỉnh và 13 Chi hội (tăng 06 chi hội). Có 07 Chi hội mượn nhà riêng tín đồ.Các hệ phái khác chưa có chức sắc. 2.2.2.3. Cơ sở thờ tự Toàn tỉnh có 06 nhà thờ, 01 cơ sở sinh hoạt tôn giáo và 07 Chi hội mượn tạm nhà dân sinh hoạt; các hệ phái khác chưa có cơ sở thờ tự, chỉ mượn tạm nhà dân làm địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung. 2.2.2.4. Hoạt động từ thiện 15
  18. Trên địa bàn tỉnh, các tôn giáo tham gia các hoạt động từ thiện xã hội như nuôi dạy trẻ em nghèo, tàn tất, người già cô đơn, không nơi nương tựa, lập các cơ sở mầm non, xây dựng nhà ở cho người nghèo, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, bão lũ, 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên 2.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo và đạo Tin lành Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên, UBND tỉnh ban hành:Kế hoạch số 1527/KH-UBND ngày 13/10/2005 cụ thể hoá việc thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 1527/KH-UBND, ngày 07/9/2005 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 2.3.2. Tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo Ở cấp tỉnh: 11 biên chế công chức. Ở cấp huyện: Phòng Nội vụ, chỉ còn một lãnh đạo phòng kiêm nhiệm và một chuyên viên phụ trách. Ở cấp xã: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách. 2.3.3. Tuyên truyền giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và đạo Tin lành Triển khai thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) đã phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ, các ngành tổ chức các lớp phổ biến pháp luật luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp trên địa bàn tỉnh. 16
  19. 2.3.4. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và đạo Tin lành. Thực tế cho thấy trong những năm qua, tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh diễn ra phức tạp, có nhiều vấn đề nhạy cảm, nhất là sau các vụ bạo loạn 2001, 2004, 2008. Do vậy, các đoàn đặc phái viên không thường trú Vatican, Đại sứ Mỹ thường xuyên đến Phú Yên để tìm hiểu tình hình. 2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Hằng năm, thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành của Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ và nhiệm vụ chung được UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng ở tỉnh và các cấp chính quyền thành lập các đoàn khảo sát, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo. 2.4. Nhận xét quản lý nhà nƣớc về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Phú Yên 2.4.1. Kết quả quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành và nguyên nhân Quá trình triển khai thực hiện Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo kịp thời, nhạy bén và cụ thể hóa chủ trương đối với đạo Tin lành trong tình hình mới tại Phú Yên; sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các ngành, các cấp ở địa phương. 2.4.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành và nguyên nhân Công tác vận động quần chúng tín đồ ở một số địa phương trên địa bàn còn làm chưa tốt, nên một bộ phận quần chúng vẫn bị lừa bịp, mua chuộc hoặc bị kẻ xấu lợi dụng, kích động lôi kéo tham gia các vụ gây rối trật tự công cộng; một số chức sắc của đạo Tin 17
  20. lành đang gia tăng các hoạt động mục vụ ngoài phạm vi phụ trách, xúi giục tín đồ xây dựng nhà nguyện trái phép; kích động tín đồ đòi lại cơ sở thờ tự, đất đai cũ của tôn giáo mà chính quyền đã trưng dụng sử dụng vào phục vụ công ích. Tiểu kết Chƣơng 2 Qua nghiên cứu nội dung Chương 2, tác giả đã khái quát được tình hình tín ngưỡng, tôn giáo cũng như quá trình hình thành, phát triển của đạo Tin lành ở Phú Yên. Tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh về các nội dung xây dựng, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện chính sách về tôn giáo, tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp; công tác tuyên truyền pháp luật, chính sách về tôn giáo. Từ đó tác giả đã có những nhận xét ban đầu về công tác quản lý Nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh làm căn cứ để đề ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến. Bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế nguyên nhân do nhận thức về công tác tôn giáo giữa các cấp, các ngành ở một số nơi có sự khác nhau; công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành có lúc chưa kịp thời, chưa thực sự coi trong công tác tuyên truyền vận động; cán bộ làm công tác tôn giáo thường xuyên thay đổi nên không có kinh nghiệm trong việc tham mưu giải quyết các vụ việc liên quan đến tôn giáo. Từ thực tế tình hình tôn giáo nói chung, đạo Tin lành nói riêng và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Yên cần thiết phải đưa ra một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trong thời gian tới. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2