Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội
lượt xem 5
download
Luận văn hướng tới mục tiêu đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công các Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức nhằm góp phần thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THU HUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS LÊ MINH ĐỨC HA NỘI, 2018
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ MINH ĐỨC Phản biện 1: PGS. HOÀNG VĂN CHỨC Phản biện 2: TS. ĐỖ NANG KHANH Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng……., Nhà……-Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện hành chính Quốc gia. Số 77 – đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Thời gian : hồi…..giờ…..ngày……tháng……năm 2018 Có thể tìm hiểu thêm luận văn tại thư viện Học viện hành chính Quốc gia hoặc trên web khoa sau đại học, Học viện hành chính Quốc gia.
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Làng nghề là nơi thu hút nhiều lao động, trong đó có giai đoạn lên đến gần 13 triệu lao động, gồm 35% là lao động thường xuyên còn lại là lao động thời vụ và nông nhàn, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho đông đảo cư dân nông thôn. Thu nhập bình quân của lao động làng nghề thường cao hơn lao động nông nghiệp, làng nghề góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Trên địa bàn huyện hiện có 53 làng có nghề tập trung các ngành nghề: Thủ công mỹ nghệ, đồ thờ, tượng Phật, chế biến nông sản, dệt may, với hơn 8.000 doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh; nguồn nhân lực năng động, sáng tạo. Huyện có một số làng nghề và sản phẩm rất đặc biệt như: điêu khắc tạc tượng, đồ thờ Sơn Đồng; các sản phẩm dệt may, may mặc, nông sản thực phẩm, miến…Tuy nhiên, các làng nghề phát triển còn thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, công nghệ, thiết bị sản xuất còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, nhiều sản phẩm chưa có thương hiệu, một số nghề truyền thống bị mai một, sản xuất còn chạy theo thị hiếu thị trường và chạy theo lợi nhuận ít chú ý đến thương hiệu sản phẩm. Đội ngũ nghệ nhân thợ giỏi truyền thống đang dần mai một, môi trường ở các làng nghề bị ô nhiễm, cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ sản xuất và các làng nghề chưa đồng bộ. Mặt khác, cùng với sự tăng trưởng kinh tế là quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, hiện tượng người lao động từ các làng quê dịch chuyển ra các thành phố là rất lớn. Vì vậy việc phát triển các nghề và làng nghề
- nông thôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị xã hội và là đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Xuất phát từ nhận thức đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài : “ Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau đều có giá trị thiết thực và được vận dụng vào thực tiễn. Có thể kể đến như: - Có một số công trình như : “ Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” ( Bùi Văn Vượng, 1998). - “Khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng – thực trạng và giải pháp” của Thạc sĩ Vũ Thị Hà năm 2002. -“Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH- HĐH” ( Mai Thế Hớn, 2003)… - Luận văn Thạc sĩ “ Quản lý nhà nước với phát triển làng nghề và làng nghề Hà Tây giai đoạn hiện nay ” của tác giả Trần Thị Minh Nguyệt, Đại học Thương Mại năm 2008. - Ngoài ra còn có một số luận văn về “ Phát triển làng nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trường hiện nay trên địa bàn huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh” của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hải năm 2006 và “Nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Trọng Tuấn.
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục đích Luận văn hướng tới mục tiêu đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công các Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức nhằm góp phần thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay 3.2 Nhiệm vụ Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài cần thực hiện 3 nhiệm vụ nghiên cứu : Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phân tích, đánh giá đúng thực trạng QLNN về phát triển làng nghề truyền thống những năm qua, từ đó nhận định những thành tựa hạn chế trong công tác này. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị thiết thực, có tính khả thi nhằm hoàn thiện Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu trên địa bàn huyện Hoài Đức Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu đánh giá từ giai đoạn 2011 – 2016. Đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống; kế thừa có hệ thống và chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các tài liệu khoa học, kinh tế, chính trị có nội dung liên quan hoặc đề cập đến vấn đề nghiên cứu luận văn. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp điềutra, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê… phân tích các vấn đề theo nguyên tắc logic. Từ đó, đánh giá khách quan nhất thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với sự phát triển của làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về làng nghề, quản lý nhà nước đối với làng nghề. Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của một số công
- trình nghiên cứu kết hợp đúc rút từ thực tiễn để đưa ra bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn huyện. - Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nguồn số liệu cập nhật có chọn lọc, luận văn đã trình bày tổng quan thực trạng hoạt động của các làng nghề và hoạt động quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn Huyện giai đoạn 2011 – 2016 đồng thời tìm ra những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế. Đồng thời luận văn cũng đề xuất những định hướng, quan điểm cơ bản, các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với các làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng biểu, luận văn được cấu thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Làng nghề truyền thống 1.1.1.1. Khái niệm làng nghề Làng nghề là một thiết chế KT-XH ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lí nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết chặt chẽ về kinh tế - xã hội và văn hóa. 1.1.1.2. Khái niệm làng nghề truyền thống Khái niệm làng nghề truyền thống (LNTT) được khái quát dựa trên hai khái niệm nghề truyền thống và làng nghề nêu trên. Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời”. 1.1.1.3. Đặc điểm làng nghề truyền thống Thứ nhất, việc sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống gắn liền với hộ gia đình và nông nghiệp nông thôn. Thứ hai, sản phẩm của làng nghề truyền thống mang đậm yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc Thứ ba, việc tổ chức sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền thống nhỏ lẻ, manh mún. Thứ tư, đặc điểm về kỹ thuật sản xuất.
- 1.1.2. Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống 1.1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống Quản lý nhà nước đối với làng nghề là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước và thông qua một nhệ thống các chính sách với các công cụ lên các hoạt động của làng nghề nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các người lực phát triển, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển hoạt động của làng nghề đã đặt ra. 1.1.2.2. Vai trò quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống. Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống có vai trò sau: Thứ nhất, QLNN đối với làng nghề truyền thống sẽ định hướng cho các hoạt động sản xuất sản phẩm làng nghề của địa phương phát triển theo đúng mục tiêu của địa phương đã đề ra trên cơ sở tạo lập môi trường thuận lợi cho các làng nghề tại địa phương tiếp cận với các yếu tố tài nguyên, nguồn nhân lực. Thứ hai, QLNN đối với làng nghề truyền thống có vai trò điều tiết các nguồn lực, phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề của địa phương. Bằng công cụ quản lý, cơ quan QLNN sẽ giám sát các hoạt động kinh doanh của các làng nghề và có những biện pháp thích hợp để xử lý nếu có vi phạm xảy ra. Thứ ba, QLNN đối với làng nghề truyền thống có vai trò giám sát, đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề nhằm đảm bảo tính công bằng, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh, từ đó bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề. 1.1.2.3. Cơ chế và công cụ tác động của Nhà nước đến làng nghề.
- a.Hệ thống pháp luật b.Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước c.Chính sách kinh tế 1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề truyền thống 1.2.1. Xây dựng, ban hành tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động của làng nghề truyền thống 1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về làng nghề truyền thống 1.2.3. Tổ chức thực hiện chính sách hồ trợ và phát triển làng nghề truyền thống 1.2.4. Công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề truyền thống. 1.2.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động các làng nghề truyền thống 1.2.6. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phát triển làng nghề truyền thống 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến làng nghề truyền thống và quản lý nhà nƣớc về làng nghề truyền thống 1.3.1. Chế độ, chính sách của Nhà nước 1.3.2. Trình độ năng lực của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 1.3.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề một số nƣớc và các địa phƣơng 1.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản 1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
- 1.4.3. Kinh nghiệm ở Thái Bình 1.4.4. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức
- Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.1.2.1. Vị trí địa lý Huyện Hoài Đức nằm ở vị trí trung tâm ''Hà Nội mới" và nằm về phía Tây trung tâm Thành phố Hà Nội. Huyện mới sát nhập vào thành phố Hà Nội năm 2008 (theo Nghị quyết số 15/2018/QH12 ngày 29/5/2012 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan), có vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ; Phía Nam giáp quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ; Phía Tây giáp huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ; Phía Đông giáp huyện Từ Liêm, quận Hà Đông. 2.1.2.2. Địa hình, địa mạo Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy, địa hình nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được phân làm 2 vùng tự nhiên rõ rệt là vùng bãi ven sông Đáy và vùng nội đồng bởi đê Tả sông Đáy.
- 2.1.2.3. Khí hậu 2.1.2.4. Thuỷ văn 2.1.2. Các nguồn tài nguyên 2.1.2.5. Tài nguyên đất 2.1.2.6. Tài nguyên nước 2.1.2.7. Tài nguyên khoáng sản 2.1.2.8. Tài nguyên nhân văn, du lịch 2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế 2.1.3.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a) Dân số Năm 2014 dân số huyện Hoài Đức là 204,4 nghìn người, mật độ dân số khoảng 23,3 người/ha, cao hơn so với mật độ dân số của Hà Nội (19,7 người/ha) và cao hơn so với mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 9,3 người/ha) và cả nước (2,59 người/ha). b) Lao động và việc làm 2.1.3.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng * Thực trạng hệ thống đường quốc lộ: * Thực trạng hệ thống đường tỉnh lộ: * Hệ thống đường huyện lộ: * Hệ thống đường liên xã, liên thôn: 2.1.4. - 2.1.4.1. Lợi thế
- 2.1.4.2. Khó khăn 2.2. Khái quát về thực trạng hoạt động của các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội 2.2.1. Giới thiệu làng nghề truyền thống trên địa bàn Huyện có 51/53 làng có nghề, trong đó 12 làng nghề đã được công nhận, sản phẩm trong các làng nghề phong phú, đa dạng song tập trung chủ yếu một số ngành nghề như: Chế biến nông sản (mỳ, miến, bột, xay sát gạo), dệt may, bánh kẹo, tạc tượng, sản xuất đồ gỗ .v.v…. bao gồm: 1. Làng nghề chế biến LTTP Lưu Xá, xã Đức Giang; 2. Làng nghề bún bánh Cao xá Hạ, xã Đức Giang; 3. Làng nghề Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng; 4. Làng nghề Bánh kẹo- Dệt kim La Phù; 5. Làng nghề CBNSTP Minh Khai; 6. Làng nghề CBNSTP Dương Liễu; 7. Làng nghề CBNSTP Cát Quế; 8. Làng nghề Nhiếp ảnh truyền thống thôn Lai Xá, xã Kim Chung; 9. Làng nghề Bánh đa nem Ngự Câu, xã An Thượng; 10. Làng nghề xây dựng, chế biến nông sản Yên Sở; 11. Làng nghề cơ khí, mộc dân dụng, mỹ nghệ Đại Tự, xã Kim Chung; 12. Làng nghề dệt may CB nông lâm sản Đồng Nhân, xã Đông La.
- 2.2.2. Kết quả hoạt động của làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Số lượng nghề và làng nghề. Tổng số doanh nghiệp trên toàn huyện. Lao động và thu nhập bình quân Giá trị sản xuất Nguồn nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất của các làng nghề của huyện hiện đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất, đối với những hộ có quy mô sản xuất nhỏ thường là mua nguyên liệu đã được sơ chế của các DN nhập khẩu, về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất ở Hoài Đức là rất dồi dào đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất. Nguồn vốn. Ngân sách huyện hàng năm bố trí tỷ lệ hợp lý đầu tư cho phát triển Công nghiệp – TTCN và các làng nghề. Nguồn vốn do các doanh nghiệp, hộ đóng góp ( các DN, hộ thuê đất ở các Cụm Công nghiệp). Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng ở các làng nghề nhìn chung đã được đầu tư nhưng so với yêu cầu thì còn chưa đáp ứng được, hệ thống xử lý nước thải, vì vậy việc sản xuất trong các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn. Mặt bằng sản xuất Môi trường làng nghề và thực trạng hoạt dộng quản lý môi trường.
- Các hoạt động Xúc tiến thương mại (tham gia hội chợ triển lãm) Xây dựng thương hiệu: Việc tiếp cận công nghệ mới: Công tác đào tạo nghề: Thị trường tiêu thụ sản phẩm. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội 2.3.1. Xây dựng, ban hành tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động của làng nghề truyền thống Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2016-2020); trong đó, xác định mục tiêu lĩnh vực công nghiệp-TTCN có tốc độ tăng trưởng bình quân 9%/năm. Và chú trọng phát triển các sản phẩm truyền thống có thế mạnh như: dệt may xuất khẩu, chế biến nông sản thực phẩm ở các làng nghề, đồng thời tiếp tục thực hiện tốt công tác khuyến công, nhân cấy nghề và phát triển các ngành nghề mới với 500 học viên/năm. - Hàng năm, UBND huyện xây dựng Kế hoạch khuyến công (trong đó có công tác phát triển làng nghề) triển khai tới các xã, thị trấn, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hội … trên địa bàn huyện với một số lĩnh vực chủ yếu: tổ chức các khoá đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề mới; hỗ trợ khuyến khích đổi mới dây truyền máy móc thiết bị; tổ chức hội chợ triển lãm cho các cơ sở công nghiệp, nông thôn; tập huấn chính sách khuyến công.
- Đề án số của UBND huyện về bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống huyện Hoài Đức giai đoạn 2015-2020. Với mục tiêu phát triển nghề, làng nghề nhằm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời phát triển các làng nghề mới; rà soát, phân loại các làng nghề cần được duy trì, bảo tồn hoặc chuyển nghề khác. Phát triển các sản phẩm thủ công thế mạnh, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội. Phát triển lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động. Hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề. Phát triển các sản phẩm của làng nghề truyền thống đang có thị trường tiềm năng, gắn với khôi phục văn hóa truyền thống của làng nghề. 2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong việc quản lý Nhà nước về làng nghề truyền thống Hệ thống bộ máy QLNN về kinh tế được thống nhất từ Trung ương đến Huyện, đến xã, thị trấn, dưới sự chỉ đạo thực hiện trực tiếp là UBND huyện thông qua phòng kinh tế huyện. 2.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách hồ trợ và phát triển làng nghề truyền thống Giai đoạn 2011- 2016, Huyện Hoài Đức đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. Cụ thể như sau: a. Tổ chức xúc tiến thương mại hộ trợ các làng nghè truyền thống, làng nghề gắn với du lịch, phát triển làng nghề mới
- b. Thực hiện chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn: c. Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề d. Chính sách hộ trợ tín dụng e. Chính sách về xây dựng thương hiệu làng nghề f. Chính sách khuyến công g. Công tác triển khai xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội, Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú h. Công tác khôi phục làng nghề truyền thống đã bị mai một 2.3.4. Thực trạng công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề truyền thống. Về công tác đào tạo truyền nghề, nhân cấy nghề: hàng năm huyện tổ chức và phối hợp cùng Trung tâm Khuyến công tổ chức được từ 07-10 lớp tại các xã trên địa bàn huyện; các nghề chủ yếu như: cơ khí, chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ, may công nghiệp, thêu, in bao bì, in công nghiệp, sản xuất hương thắp, nhựa công nghiệp. Từ năm 2015 đến nay, huyện do khó khăn về kinh phí nên không tổ chức được các lớp truyền nghề (03 tháng/lớp) mà phối hợp với Trung tâm Khuyến công tổ chức được 2-3 lớp/năm. Năm 2016 tổ chức 03 lớp truyền nghề tại các xã: Kim Chung (SX két bạc, tủ văn phòng), Cát Quế (SX tăm hương), Đức Thượng (may công nghiệp). 2.3.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động các làng nghề truyền thống Công tác kiểm tra, giám sát được xác định là nhiệm vụ quan trọng. Xác định và lựa chọn các vấn đề nổi cộm để thực hiện các
- cuộc giám sát sâu để ban hành những chính sách có tính thiết thực nhất, phù hợp nhất đối với các làng nghề. 2.3.6. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phát triển làng nghề truyền thống 2.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức (Có số liệu, so sánh với nhiệm kỳ trƣớc) 2.4.1. Những kết quả đạt được Các làng nghề góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2030 3.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng và kế hoạch tổ chức thực hiện phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức 3.1.1. Quan điểm, phương hướng 3.1.2. Kế hoạch tổ chức thực hiện a) Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp: b) Hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu làng nghề, đổi mới dây chuyền sản xuất: c) Phát triển làng nghề gắn với du lịch 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Đức 3.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động phát triển làng nghề truyền thống. Nhà nước sớm hoàn thành hệ thống pháp luật và kinh doanh cho các làng nghề. Chính sách đầu tư phát triển phải đồng bộ và hướng vào mục tiêu đã định. Từ đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho môi trường sản xuất kinh doanh ở các làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt chú ý đến chính sách trọ giúp cho các làng nghề có sản phẩm mang đậm nét văn hóa nhưng đang gặp khó khăn trong sản xuất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 461 | 115
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 458 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 340 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn