intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích thực trạng quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyên Minh Hóa từ năm 2010 đến năm 2017; đánh giá các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Đưa ra các giải pháp quản lý nhà nước về lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THỊ HUYỀN TRANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại:HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH ĐỨC HƯNG Phản biện 1: ....................................................................... Phản biện 2: ...................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 201- Đường Phan Bội Châu - TP Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi …… giờ...…ngày....….tháng……năm 2018
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luận văn Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đề ra mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó khẳng định rõ vai trò quan trọng của văn hóa: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa, lễ hội truyền thống không chỉ đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân mà còn tạo điều kiện để kinh tế xã hội phát triển. Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội truyền thống không chỉ là di sản trong quá khứ để lại mà còn là tài sản vô giá trong đương đại; vốn liếng của nhiều lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội nhất là trong bối cảnh đất nước đang phát triển. Hiện nay, lễ hội truyền thống ngày càng được phục dựng nhưng lại bị biến tấu nhiều, thậm chí có sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai làm mất đi giá trị nguyên gốc của nó. Vì thế, quản lý nhà nước (QLNN) về lễ hội truyền thống là một trong những công việc trọng tâm của Đảng và nhà nước, các cấp chính quyền trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Bình, Huyện Minh Hóa là nơi có lễ hội truyền thống đa dạng, phong phú. Trong xu thế giao lưu và hội nhập hiện nay, cũng như ở các nơi khác, nếu lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện không có giải pháp quản lý tốt sẽ đứng trước nguy cơ bị thương mại hóa, thậm chí bị mai một. Góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về lễ hội trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bànhuyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình”làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Cao học Quản lý công của mình. 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn 1
  4. Từ lâu đề tài lễ hội đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và những quan điểm khácnhau. Từ 1975 đến nay rất nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm nghiên cứu sâu sắc về lễ hội như Lê Trung Dũng - Lê Hồng Lý với “Lễ hội Việt Nam” cuốn sách với trên 300 lễ hội, Bên cạnh đó cũng phải nói đến “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam’’củanhiều tác giả (2000), Ngoài ra cuốn sách “Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm” của Trần Quốc Vượng dày gần 1000 trang bao gồm các công trình đã công bố của GS. Trần Quốc Vượng do Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật lựa chọn đưa vào Tủ sách Văn hóa học cũng là một trong những công trình nghiên cứu về lễ hội tiêu biểu. Cùng với đó, một công trình nghiên cứu khác về lễ hội truyền thống mang giá trị văn hóa cao đó là công trình nghiên cứu “60 lễ hội truyền thống Việt Nam” của Thạch Phương – Lê Trung Vũ, Hay như công trình “Lễ hội - một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng” của tác giả Hồ Hoàng, - Đinh Thị Chung (2012) “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động lễ hội ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, - Nguyễn Quang Lê (1999) “Khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ trong xã hội hiện nay”,Viện nghiên cứu văn hoá dân gian, - Hà Ngọc Thọ (2011) “Lễ hội và công tác quản lý lễ hội”, Tạp chí Công tác tôn giáo, Số 3, Tại tỉnh Quảng Bình và huyện Minh Hóa có các công trình nghiên cứu sau: - Nguyễn Tú (2007) “Những nét đẹp về văn hóa cổ truyền Quảng Bình”. Như vậy, cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu toàn diện vấn đề quản lý nhà nước về các lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. 2
  5. - Đinh Thanh Dự (2005) “ Bảo tồn và phát huy văn hóa người nguồn huyện Minh Hóa”. Nhà xuất bản Thuận Hóa. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các kiến thức về lễ hội truyền thống, quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống; phân tích thực trạng lễ hội truyền thống, QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất các giải pháp có hiệu quả QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các kiến thức quản lý nhà nước về lễ hội, - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyên Minh Hóa từ năm 2010 đến năm 2017; đánh giá các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. - Đưa ra các giải pháp quản lý nhà nước về lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý của nhà nước đối với lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: từ năm 2010 đến năm 2017. - Về nội dung: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác – Lê nin; tư tưởng 3
  6. Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý hoạt động lễ hội truyền thống. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp sưu tầm, thu thập các nguồn tư liệu, các nghiên cứu về quản lý, bảo tồn và phát triển các lễ hội văn hóa truyền thống của các địa phương trong nước và huyện Minh Hóa. - Phương pháp đối sánh: so sánh, đánh giá những hoạt động liên quan đến việc quản lý lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện với các địa phương khác trong cả nước… nhằm đúc kết kinh nghiệm cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó đề tài còn được thực hiện bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên quan khác như: Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp diễn dịch, quy nạp… 6. Đóng góp của Luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có một số đóng góp về lý luận và thực tiễn như sau: 6.1. Về lý luận Luận văn khái quát, có chọn lọc cơ sở khoa học quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống; vận dụng trong QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình 6.2. Về thực tiễn - Nghiên cứu thực trạng hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình thời gian qua. - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình - Phân tích phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. - Kết quả nghiên cứu của tác giả có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu môn học Quản lý 4
  7. nhà nước về văn hóa và cho các nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở khoa học về lễ hội truyền thống và quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống. Chương 2: Thực trạng về lễ hội truyền thống và quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Quan điểm của Đảng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình 5
  8. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái niệm lễ hội truyền thống 1.1.1.1. Khái niệm lễ hội Văn hóa Văn hóa là hệ thống giá trị tinh thần đặc trưng cho một cộng đồng xã hội, do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn, được cộng đồng chấp nhận, sử dụng và gìn giữ theo thời gian. Văn hóa bao gồm nhiều thành tố như ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, phong tục, tập quán…trong đó lễ hội cũng là một thành tố. Lễ hội Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc nhằm tôn vinh hay quảng bá cho những giá trị nhất định, là dịp để nuôi dưỡng tâm hồn cá nhân con người và củng cố tinh thần đoàn kết của dân tộc. 1.2.2.2. Khái niệm lễ hội truyền thống Lễ hội truyền thống là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, trình diễn và các hình thức khác. 1.2.2.3. - Khái niệm về bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống Lễ hội truyền thống là một bảo tàng sống, ở đó tích tụ vô số những giá trị văn hóa của dân tộc. QLNN về lễ hội truyền thống là việc làm cần thiết để bảo tồn và phát huy giá trị của nó. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh để các hoạt động lễ hội, lễ hội truyền thống diễn ra theo đúng quy định của phápluật. Lễ hội truyền thống 6
  9. là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian tổng thể, mang nhiều giá trị truyền thống đặc sắc, có mối quan hệ mật thiết với di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nên công tác quản lý và chỉ đạo tổ chức lễ hội truyền thống cũng phải có định hướng, chỉ đạo mang tính tổng thể và hài hòa với các lĩnh vực trong đời sống xã hội. 1.2. Đặc điểm, sự cần thiết, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống 1.2.1. Đặc điểm của lễ hội truyền thống 1.2.1.1. Tính thiêng Muốn hình thành một lễ hội, bao giờ cũng phải tìm ra được một lý do mang tính "thiêng" nào đó. Những tính “thiêng” đó bao giờ cũng được "thiêng hóa" và đã trở thành "Thần thánh" trong tâm trí của người dân. 1.2.1.2. Tính địa phương Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định. Bởi thế lễ hội ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó. Tính địa phương của lễ hội chính là điều chứng tỏ lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng những nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân. 1.2.1.3. Tính cộng đồng Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn. Bởi thế mới có lễ hội của một họ, một làng, một huyện, một vùng hoặc cả nước. 1.2.1.4. Tính đương đại Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của lịch sử, cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đương đại. Những trò chơi mới, những cách bài trí mới, những phương tiện kỹ thuật mới như rađio, cassete, video, tăng âm, micro... đã tham gia vào lễ hội, giúp cho việc tổ chức lễ hội được thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu mới. 7
  10. 1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống 1.2.2.1. Thực hiện chức năng của nhà nước Hoạt động QLNN về lễ hội sẽ góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển của lễ hội truyền thống. QLNN về lễ hội truyền thống góp phần hoàn thiện bộ máy tổ chức nhân sự trong lĩnh vực văn hóa, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức văn hóa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ về mặt tinh thần của nhân dân. 1.2.2.2. Vai trò của lễ hội truyền thống trong phát triển kinh tế-xã hội Lễ hội truyền thống hướng con người tới cội nguồn dân tộc và lịch sử. Lễ hội truyền thống đóng vai trò cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng. Lễ hội truyền thống thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người, giải quyết những khát khao, những mơ ước của cộng đồng dân tộc. Lễ hội truyền thống thỏa mãn nhu cầu được hưởng thụ sáng tạo văn hóa của cộng đồng xã hội. 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống 1.2.3.1. Yếu tố chủ quan Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước: là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống của từng địa phương nói riêng. Tổ chức bộ máy; cơ chế hoạt động; nguồn nhân lực quản lý; nguồn lực cho quản lý: Hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội bản thân nó cũng là một hoạt động cung cấp sản phẩm là các quyết định quản lý nhà nước. 1.2.3.2. Yếu tố khách quan 8
  11. - Yếu tố về kinh tế- xã hội - Yếu tố về phong tục, tập quán, tín ngưỡng - Yếu tố hội nhập quốc tế 1.3. Chủ thể, Nội dung quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống 1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống Chủ thể quản lý là các cơ quan QLNN về lễ hội truyền thống ở trung ương và địa phương. Ở trung ương có: Chính phủ; Bộ VH, TT & DL; Hội đồng Di sản quốc gia. Ở địa phương có UBND các cấp; sở VH, TT & DL, phòng Văn hóa - Thông tin; ban quản lý di tích các cấp. - Khách thể quản lý là người tham dự lễ hội truyền thống; cơ sở vật chất như di tích, nguồn tài chính; cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, nước… 1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống 1.3.1.1. Ban hành văn bản, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống Quy hoạch phát triển lễ hội truyền thống có trong chiến lược phát triển văn hóa quốc gia và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 1.3.1.2. Tổ chức bộ máy QLNN, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quản lý hoạt động lễ hội truyền thống Cơ quan QLNN về lễ hội bao gồm: Chính phủ, Bộ VH, TT & DL, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (cấp trung ương) và UBND các cấp, phòng Văn hóa - Thông, ban quản lý di tích các cấp (cấp địa phương). Bên cạnh công tác tổ chức bộ máy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội. 1.3.1.3. Xây dựng thể chế, chính sách quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống và đầu tư các nguồn lực quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống 9
  12. Xây dựng thể chế hành chính nhà nước về lễ hội bao gồm nhiều nội dung. Xây dựng chính sách QLNN về lễ hội truyền thống là việc nhà nước đề ra đường lối cụ thể bao gồm các mục tiêu đạt được đối với lễ hội truyền thống và cách làm để đạt được các mục tiêu đó. 1.3.1.4. Tổng kết, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống Tổng kế t, đánh giá là việc làm cần thiết và bắt buộc sau khi lễ hội kết thúc. Ban tổ chức lễ hội đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm cho những lần hội sau và báo cáo bằng văn bản lên cơ quan cấp trên. 1.3.1.5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động lễ hội truyền thống Hai nội chung cơ bản: Một là, việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; Hai là, kiểm tra và xử lý nghiêm những sai phạm trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong lễ hội. 1.3.1.6. Xã hội hóa và hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống. Xã hội hóa là nội dung quan trọng của giải pháp xây dựng, ban hành các chính sách văn hóa trong đường lối của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc. 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với lễ hội văn hóa truyền thống. 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với lễ hội văn hóa 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với lễ hội văn hóa truyền thống của tỉnh Quảng Ninh 1.4.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với lễ hội văn hóa truyền thống của huyện Hà Nội 1.4.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với lễ hội văn hóa truyền thống của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Một là, muốn xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, bảo tồn, phát triển lễ hội hoạt động đúng hướng, đúng quy định quản lý, đồng 10
  13. thời cũng đảm bảo giữ được truyền thống văn hóa dân tộc thì cần xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của lễ hội đối với sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa. Hai là, cần quan tâm xây dựng cơ sở vật chất phục vụ lễ hội nhằm làm tốt việc giáo dục truyền thống. Ba là, chính quyền địa phương cần triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội truyền thống đúng theo quy định của nhà nước. Bốn là, thường xuyên đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân. Năm là, Đẩy mạnh công tác xã hội hóa việc tổ chức lễ hội, nhất là việc tổ chức các hoạt động hội thi, hội diễn, trò chơi dân gian. Sáu là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động lễ hội, bảo vệ các di tích lịch sử- văn hóa, môi trường tự nhiên và xã hội của hoạt động lễ hội. Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên Minh Hoá là huyện miền núi vùng cao nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình. Phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào với 89 km đường biên giới, phía Bắc giáp huyện Tuyên Hoá, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Bố Trạch. Toàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là 1.410 km2. Dân số trên 49 nghìn người, trong đó, dân số ở độ tuổi lao động trên 27 nghìn người. Minh Hoá có dân tộc Kinh chiếm đa số và các dân tộc ít người Bru - Vân Kiều, Chứt với 6.500 người, tập trung ở các xã biên giới (Dân Hoá, Trọng Hoá, Thượng Hoá và Hoá Sơn). Do điều kiện tự nhiên 11
  14. khắc nghiệt nên cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như đời sống của nhân dân còn rất nhiều thiếu thốn khó khăn. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế Minh Hoá là huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh. Huyện có cửa khẩu quốc tế Chalo - Nà Phàu các đầu mối và tuyến giao thông quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh chạy suốt chiều dài của huyện, đường 12C là tuyến đường ngắn nhất nối các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan qua Lào, về QL1A, đến cảng biển Hòn La (Quảng Bình), cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh). Bên cạnh đó, Minh Hoá còn có nhiều di tích lịch sử như đèo Đá Đẽo, Mụ Dạ, Ngầm Rinh, Khe Ve, Chalo, Cổng Trời…, các khu rừng tự nhiên, sơn thuỷ hữu tình có thể xây dựng thành khu du lịch sinh thái như hang động Tú Làn ở Tân Hóa, Thác Mơ ở Hoá Hợp, Nước Rụng ở Dân Hoá, phía Bắc đèo Đá Đẽo và các hang động ở Thượng Hoá, Hoá Tiến, Hoá Thanh. 2.1.3. Đặc điểm văn hóa xã hội, tôn giáo tín ngưỡng dân tộc Văn hóa - xã hội có bước phát triển. Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, cơ sở vật chất được tăng cường. Đến nay, Minh Hóa có 100% số xã có trường tiểu học, 70% số xã có trường trung học cơ sở; 75% số xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, 93,8% số xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. 2.1.4. Phân bố dân cư Toàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là 1.410 km2. Dân số trên 49 nghìn người, trong đó, dân số ở độ tuổi lao động trên 27 nghìn người. Minh Hoá có dân tộc Kinh chiếm đa số và các dân tộc ít người Bru - Vân Kiều, Chứt với 6.500 người, tập trung ở các xã biên giới (Dân Hoá, Trọng Hoá, Thượng Hoá và Hoá Sơn). 2.1.5. Đặc điểm Lịch sử 12
  15. Lịch sử Huyện Minh Hoá gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Quảng Bình, Trong tiến trình lịch sử Huyện Minh Hoá trải qua nhiều thăng trầm và biến động. 2.1.6. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến việc Quản lý nhà nước về truyền thống Ở vào vị trí trung độ của bán đảo Đông Dương- một vị trí địa lý khá đặc thù nên Minh Hóa đã là nơi gặp gỡ, tiếp nhận và giao hòa nhiều hệ văn hóa khác nhau, là nơi hội tụ dấu tích của các nền văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh, Đại Việt và Chămpa, Trung Hoa và Ấn Độ, kể cả văn hóa phương Tây… là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóa cho Minh Hóa. 2.2. Khái quát về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình 2.2.1. Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu trên địa bàn Huyện Minh Hóa Huyện Minh Hóa phong phú về lễ hội truyền thống, có 03 lễ hội được tổ chức thường xuyên hàng năm, đó là: Lễ hội rằm tháng 3 đực tổ chức trên toàn huyện, lễ hội đua thuyền tổ chức tại xã Tân hóa, lễ hội buộc chỉ tay được tổ chức tại xã Dân Hóa. Trong các lễ hội truyền thống, diễn xướng dân gian, trò chơi dân gian được người dân Minh Hóa luôn quan tâm và tham gia với lòng phấn khích và hào hứng. 2.2.2. Lễ hội Rằm tháng ba- nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá Trong dòng chảy của hàng loạt lễ hội của mùa xuân với các hoạt động văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng nhiều màu sắc ở mọi miền đất nước thì ở vùng đất miền núi phía tây Quảng Bình cũng đang hòa mình vào không khí vui tươi, hân hoan nhưng không kém phần quan trọng và nghiêm trang của một mùa lễ hội- Hội chợ rằm tháng ba Của người Nguồn Minh Hóa được tổ chức vào ngày 15/3 âm lịch hàng năm. 2.2.3. Lễ hội đua thuyền 13
  16. Lễ hội đua thuyền được tổ chức vào ngày 2/9 hàng năm, tại khe Rào Nam huyên Minh Hóa. Tương truyền, vùng chiêm trũng Tân hóa ngày xưa thường cầu mưa ’’lấy nước để uống, lấy ruộng để cày’’. Mùa hạn, dân làng cúng lễ và ’’hô huầy’’ đẩy thuyền xuống sông. Lâu dần tục lệ đã biến thành ngày hội chung của cả huyện. Các làng xã thi nhau việc chuẩn bị thuyền tốt, trai bơi tài, người lái giỏi. Nếu chưa có thuyền dài gấp rưỡi nấc ngang, phải tìm gỗ tốt, mời thợ đóng mới sao cho thuyền thon nhẹ và lướt nhanh. Cùng với việc tuyển chọn tay chầm, tiến hành bơi thử, tìm bạn bơi thử nhằm kiểm tra sức dẻo dai với tốc độ cao trên con đường ba vòng sáu tao. 2.2.4. Lễ hội buộc chỉ tay Lễ buộc chỉ cổ tay được tiến hành vào các dịp Tết Nguyên Đán vào dịp cưới xin, dịp tiễn người đi xa hoặc trở lại nhà sau thời gian xa cách, tân gia …. Phong tục này đặc biệt còn dành cho bạn bè thân thiết với gia chủ. Tục lệ buộc chỉ cổ tay là một nét văn hóa độc đáo, nó thể hiện lòng mến khách đối với bạn bè của tộc người Mày xã Dân Hóa. Buộc chỉ cổ tay kèm với những lời chúc bình an, may mắn đó là một thông điệp mà mỗi người dân nơi đây dành cho mọi người xung quanh, bạn bè trên mọi miềm đất nước rằng chúng tôi yêu mến các bạn 2.2.3. Xu hướng biến đổi của lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. - Thời gian tổ chức lễ hội biến đổi. - Đối tượng người tham dự lễ hội càng ngày càng có xu hướng tăng nhanh. - Lễ hội truyền thống đang có xu hướng biến đổi cả về mục đích, chức năng và cấu trúc. - Nhiều trò chơi dân gian trong lễ hội truyền thống bị mai một, xuất hiện những trò chơi hiện đại không phù hợp 2.3. Thực trạng QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình 14
  17. 2.3.1. Thực trạng ban hành văn bản, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tổ chức triển khai các văn bản quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình Trong giai đoạn 2015 – 2017, huyện Minh Hóa đã ban hành nhiều văn bản về phát triển và quản lý về lễ hội truyền thống. Đặc biệt, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Minh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã khẳng định: Tạo bước phát triển vượt bậc về quản lý lễ hôi truyền thống, phát triển du lịch, phấn đấu xây dựng Minh Hóa thành khu du lịch, lễ hội truyền thống về cội nguồn với. Chủ trương đó được Ban chấp hành Đảng bộ cụ thể hóa thành các nghị quyết, quyết định, đề án, kế hoạch, chương trình và quy hoạch quản lý lễ hội truyền thống huyện Minh hóa trong từng giai đoạn . Đây là cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch và định hướng đầu tư, quản lý lễ hội truyền thống củahuyện. 2.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy QLNN, đào tạo, đào tạo lại,bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quản lý hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm công tác quản lý văn hóa, lễ hội luôn được quan tâm đẩy mạnh. Bảng 2.1. Số lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về văn hóa của huyện Minh Hóa Trình độ chuyên môn Giới tính T Cấp Số Chuyên quản lý lượng Trên ĐH ngành Nam Nữ ĐH VH 1 UBND huyện - Cán bộ lãnh 1 1 1 đạo 2 Phòng VH- TT 8 2 6 4 3 5 15
  18. huyện 3 Cán bộ phụ trách văn hóa- xã hội 24 24 11 9 15 ở các xã, phường Nguồn: Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Minh Hóa 2.3.3. Thực trạng chính sách quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống và huy động các nguồn lực quản lý nhà nước về lễ hội truyền thốngtrên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình Theo thống kê của Văn phòng HĐND- UBND huyện Minh Hóa. Từ 2010- 2017, huyện chi gần 10 tỉ đồng cho công tác tổ chức các lễ hội văn hóa trên địa bàn, trong đó ngân sách huyện, các địa phương đảm bảo trên 86, còn lại 14% huy động từ nguồn xã hội hóa. Bên cạnh nguồn ngân sách, huyện đã ban hành các chính sách kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân tài trợ kinh phí cho lễ hội chủ yếu là các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thương mại trên địa bàn huyện và những người con xa xứ đang học tập và làm việc trên các địa phương trong nước và nước ngoài. 2.3.4. Thực trạng tổng kết, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình Sau mỗi kỳ tổ chức lễ hội đều có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau. Việc sơ kết, tổng kết và đánh giá kết quả tổ chức lễ hội truyền thống được thực hiện 6 tháng, hàng năm , Phòng VH-TT huyên tham mưu cho UBND huyện tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với một số cá nhân, tập thể có thành tích, cống hiến trong việc phục dựng, bảo tồn và phát triển lễ hội văn hóa của địa phương. Huyện đã tặng nhiều giấy khen cho các cá nhân, tập thể; đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen cho những cá 16
  19. nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn, phục dựng, tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống của địa phương. 2.3.5. Thực trạng thanh tra, kiểm tra hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn Minh Hóa chưa được thường xuyên, cho nên tình trạng tiêu cực trong quản lý, tổ chức lễ hội ở một số nơi vẫn tồn tại. Huyện chưa kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về tới cơ sở, chưa tổ chức ký cam kết với các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ trong địa điểm tổ chức lễ hội. Các hoạt động dịch vụ chưa được Ban Tổ chức lễ hội các cấp quy hoạch một cách cụ thể, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng tới cảnh quan di tích và tính tôn nghiêm trong lễ hội. 2.3.6. Thực trạng xã hội hóa trong quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình Công tác xã hoá hoạt động lễ hội trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình được đa số các cấp, các ngành và từng thành viên trong cộng đồng hưởng ửng tích cực . 2.4. Nguyên nhân của kết quả đạt được và hạn chế về thực trạng quản lý nhà nước đối với về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình 2.4.1. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. Trong những năm vừa qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. 2.4.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. - Việc quy hoạch lễ hội trên toàn bộ địa bàn huyên chưa thực hiện được, mới chỉ dừng lại ở kiểm kê, đánh giá giá trị. 17
  20. - Sự phối hợp giữa các tiểu ban, sư phân công nhiệm vụ giữa ban quản lý di tích, thủ nhang trong lễ hội truyền thống chưa rõ ràng, chặt chẽ, chưa kịp thời giải quyết những chấn chỉnh những phát sinh, tồn tại diễn ra trong lễ hội. - Các văn bản quản lý nhà nước về lễ hội của huyện mới chủ yếu là các văn bản hành chính nhà nước. Còn các văn bản mang tính quy phạm pháp luật rất ít, hầu như không có. - Việc quản lý nguồn thu từ di tích và lễ hội vẫn chưa được thống nhất do mỗi di tích và lễ hội có cách quản lý khác nhau. - Công tác tuyên truyền về ý nghĩa, giá trị của di tích, lễ hội truyền thống chưa được chú trọng, đôi khi chỉ mang tính hình thức.. - Số lượng cán bộ văn hóa xã, phường đào tạo đúng chuyên ngành còn ít, phần lớn được đào tạo ở các chuyên ngành khác. -Kinh phí đầu tư vào tu bổ di tích và cơ sở hạ tầng cho lễ hội truyền thống còn ít, chủ yếu dừng lại ở những lễ hội có quy mô lớn. 2.4.3. Nguyên nhân của kết quả đạt được và hạn chế về thực trạng quản lý nhà nước đối với về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện 2.4.3.1. Nguyên nhân của những kết quả Do công tác lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của các cơ quan quản lý của huyện. 2.4.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất, kinh phí đầu tư và nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quy hoạch rất lớn. Trong khi đó, ngân sách cho văn hóa còn ít nên chưa thể có quy hoạch tổng thể về lễ hội. Thứ hai, đội ngũ cán bộ QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện còn mỏng, trình độ chuyên môn còn hạn chế, thiếu đồng bộ, nhất là tại cấp huyện và cấp xã dẫn đến chất lượng quản lý không cao. Thứ ba, mỗi di tích và lễ hội có cách quản lý khác nhau nên khó có thể quy định về quản lý nguồn thu sau lễ hội. Thứ tư, do kinh phí cho ngân sách xã về văn hóa rất hạn chế nên nhiều xã không đủ để cấp cho tổ chức các lễ hội truyền thống ở địa phương. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2