intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk gồm: tổ chức bộ máy, nguồn lực các cơ quan quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình; hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VÕ XUÂN QUANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK, NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN THỊ THU THỦY Phản biện 1:…………………………………………… …. ………………………………………………... Phản biện 2:………………………………………………. ……………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2023... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước về phát thanh và truyền hình làm cho sức mạnh của kênh thông tin này được phát huy cao nhất, để từ đó tập trung nguồn lực và mọi cố gắng vào phục vụ mục đích phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; tạo mọi điều kiện cho phát thanh và truyền hình phát triển và phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời nhằm bảo đảm tự do kênh sóng này được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh, mạnh của hệ thống phát thanh, truyền hình đang đặt ra những thách thức trong công tác quản lý nhà nước, nhất là đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Phát thanh, truyền hình là loại hình báo chí mang tính đặc thù, đòi hỏi sự gắn kết giữa nội dung, kỹ thuật và hạ tầng. Vì vậy, quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình đòi hỏi sự thống nhất, mang tính đồng bộ cao cả về nội dung và kỹ thuật, trong khi đó ở nhiều địa phương điều này vẫn chưa đáp ứng được. Thực hiện chủ trương, đường lối, sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, tỉnh Đắk Lắk đã rất chú trọng đến lĩnh vực phát thanh, truyền hình; tạo điều kiện cho hệ thống phát thanh, truyền hình phát triển, góp phần tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phản ánh kịp thời những chỉ đạo của các cấp và chính quyền địa phương; góp phần xây dựng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn bộc lộ nhiều hạn chế, đó là: văn bản quy phạm pháp luật về nhiều nội dung về quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình chưa được quy định rõ ràng; nội dung chương 2
  4. trình phát thanh, truyền hình chưa phong phú; hình thức thể hiện còn đơn điệu; chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chưa xứng tầm, nhất là cán bộ Truyền thanh xã còn bất cập; kinh phí duy trì hoạt động thấp; chính quyền một số địa phương chưa nhận thức rõ tầm quan trọng, nhất là hệ thống Truyền thanh xã nên thiếu sự quan tâm cả về nhân lực và công tác quản lý. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn thạc sĩ là phù hợp với chuyên ngành đào tạo, có ý nghĩa nhất định về lý luận và thực tiễn. 2. Tình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh. - Phân tích, nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk gồm: tổ chức bộ máy, nguồn lực các cơ quan quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình; hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình. - Phân tích nguyên nhân những hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3
  5. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: Tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được nghiên cứu từ năm 2019-2021 và các giải pháp được đề xuất đến năm 2025. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận của triết học Mác – Lê nin, các quan điểm, chủ trương của Đảng, luật, chính sách của Nhà nước và của tỉnh Đắk Lắk về quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình. 5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp thường sử dụng trong nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận, các lý thuyết nói chung. - Phương pháp tổng hợp và phân tích - Phương pháp so sánh - Phương pháp xử lý số liệu điều tra: sử dụng phần mềm Excel 2013 để xử lý các số liệu điều tra. 4
  6. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần hệ thống hóa, có bổ sung cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn cấp tỉnh. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn vận dụng các lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình để giải quyết các vấn đề còn tồn tại tại Đài phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó đề xuất cho chính quyền tỉnh Đắk Lắk một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Luận văn là cơ sở tham khảo cho các địa phương khác có đặc điểm tương tự tỉnh Đắk Lắk sử dụng và là tài liệu trong công tác giảng dạy về phát thanh, truyền hình sau này. 7. Kết cấu nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp lý quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 5
  7. Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH 1.1. Lý luận chung về phát thanh, truyền hình 1.1.1. Khái niệm phát thanh, truyền hình 1.1.1.1. Khái niệm phát thanh Phát thanh là loại hình thông tin đại chúng mà nội dung thông tin được chuyển tải bằng âm thanh, tiếng nói qua làn sóng vô tuyến điện và truyền thanh qua hệ thống dây dẫn. 1.1.1.2. Khái niệm truyền hình Có thể hiểu, truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện. Truyền hình tác động (giao tiếp trực tiếp) cả thính giác và thị giác vì thế mức độ tác động đến đối tượng sẽ tốt hơn. - Truyền hình sóng - Truyền hình cáp: (hữu tuyến – CATV- viết tắt tiếng Anh là Community Antenna Television) 1.1.2. Vai trò, chức năng của phát thanh, truyền hình với đời sống xã hội 1.1.2.1. Vai trò của phát thanh, truyền hình với đời sống xã hội Thứ nhất, báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, là diễn đàn của nhân dân Thứ hai, báo chí là công cụ, vũ khí sắc bén đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ và bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. 6
  8. Thứ ba, báo chí là lực lượng quan trọng tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. 1.1.2.2. Chức năng của phát thanh, truyền hình với đời sống xã hội - Chức năng thông tin - Chức năng tư tưởng - Chức năng tổ chức – quản lý xã hội - Chức năng phát triển văn hóa và giải trí của truyền hình - Chức năng chỉ đạo, giám sát xã hội 1.2. Lý luận quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm 1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng thống nhất của Nhà nước. 1.2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình Quản lý nhà nước về PT-TH là sự tác động có tổ chức, có định hướng và điều chỉnh bằng quyền lực của nhà nước đối với các hoạt động PT-TH nhằm bảo đảm cho hoạt động ở lĩnh vực này được ổn định, tự do phát triển trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. 1.2.1.3. Đặc điểm quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình 7
  9. Thứ nhất, do đối tượng quản lý không phải là một cơ quan nhà nước, nên quản lý nhà nước về PT-TH cần phải đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đối tượng quản lý trong tổ chức và hoạt động.. Thứ hai, do đối tượng quản lý là những pháp nhân hình thành từ sự tự nguyện của những nhóm công dân cùng chung mục đích, ý nguyện nên quản lý nhà nước về hội phải dựa trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm lợi ích chính đáng của đối tượng quản lý. Thứ ba, nội dung quản lý nhà nước về PT-TH rất đa dạng: (i) Quy định về quyền lập hội của công dân; (ii) Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Đài PT- TH; (iii) Quy định về xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước về PT- TH; (iv) Quy định về các cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về PT- TH. 1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình Quản lý nhà nước về PT-TH là đòi hỏi tất yếu khách quan, là nguyên tắc và phương thức bắt buộc để huy động tối đa năng lực tác động của báo chí, truyền thông vào mục đích phát triển đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất những hiệu ứng ngoài mong đợi. Quản lý nhà nước về PT-TH làm cho sức mạnh của kênh thông tin này được phát huy cao nhất, để từ đó tập trung nguồn lực và mọi cố gắng vào phục vụ mục đích phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; tạo mọi điều kiện cho PT-TH phát triển và phục vụ sự phát triển KT-XH của đất nước. Đồng thời nhằm bảo đảm tự do kênh sóng này được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 8
  10. 1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về phát thanh và truyền hình - Nguyên tắc Đảng lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng hoạt động báo chí - Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa - Nguyên tắc khoa học khách quan - Nguyên tắc dân chủ 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về phát thanh và truyền hình 1.2.4.1. Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát thanh, truyền hình Đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên các loại hình thông tin: báo chí, xuất bản, thông tin công cộng trên Internet, thông tin cơ sở, được ban hành kèm theo Quyết định số 1497/QĐ-TTg ngày 08/11/2018; phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 để sắp xếp hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí để phát triển hệ thống báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử, được ban hành kèm theo Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 16/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020; Quyết định số 01/2015/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/2/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020. 9
  11. 1.2.4.2. Công tác xây dựng hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về phát thanh và truyền hình Theo thống kê của Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), từ năm 1999 đến nay, Đảng ta đã ban hành 48 nghị quyết, kết luận, chỉ thị về lĩnh vực báo chí - xuất bản. Bộ Thông tin và truyền thông đã chủ trì, phối hợp xây dựng và trình Chính phủ ký ban hành, tự ban hành hơn 30 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực báo chí. Chính phủ và các bộ, ngành chức năng cũng đã ban hành 35 văn bản quy phạm pháp luật để chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước, điều chỉnh pháp luật đối với lĩnh vực báo chí - xuất bản. Trong đó, riêng lĩnh vực báo chí, truyền thông là 21 văn bản. Triển khai kế hoạch, chương trình xây dựng pháp luật theo thẩm quyền, Bộ TT&TT đã xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản. Theo đó, Nghị định 119 góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; mở rộng thẩm quyền cho lực lượng thanh tra Sở TT&TT; có tính cảnh báo, răn đe cao hơn; tăng cường chế tài bảo vệ trẻ em;… 1.2.4.3. Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước phát thanh và truyền hình Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26/7/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông. Nghị định nêu rõ, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí; Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính Phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản, in, phát hành; phát thanh và truyền hình; thông tin điện tử; thông tấn; thông 10
  12. tin đối ngoại; thông tin cơ sở; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghiệp công nghệ thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin; an toàn thông tin mạng; giao dịch điện tử; chuyển đổi số quốc gia và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ. 1.2.4.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên Ngày 07/4/2016 của Bộ TT-TT và Bộ Nội vụ ban hành, Thông tư số 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV sửa đổi, bổ sung điều 6 Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các chức danh viên chức BTV, PV, KTV, Biên dịch viên và Đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành PT-TH, Quyết định 1371/QĐ-BTTTT ngày 17/8/2017 của Bộ trưởng Bộ TT-TT về việc điều chỉnh, bổ sung chương trình bồi dưỡng chức danh viên chức BTV, PV. Đề án “Quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định 308/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ cũng cụ thể hóa điều này bằng giải pháp 1.2.4.5. Công tác thực hiện chế độ, chính sách phát triển phát thanh, tuyền hình - Đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến sự phát triển của báo chí nói chung, PT-TH nói riêng - Đổi mới cơ chế quản lý tài chính - Xây dựng cơ chế, chính sách về tiền lương, phụ cấp và các chế độ khác cho cán bộ của các Đài truyền thanh xã. 11
  13. - Xây dựng, nghiên cứu cơ chế đãi ngộ trong tuyển dụng và làm việc cho đội ngũ nhà báo, PV tham gia hoạt động báo chí PT- TH. - Xây dựng nguồn vốn thực hiện quy hoạch PT-TH. 1.2.4.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, khen thưởng, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình Từ năm 1999 đến nay, Bộ đã tiếp nhận và giải quyết hơn 1.750 đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh về những thông tin không chính xác trên báo chí do các cá nhân, tổ chức trong cả nước gửi tới liên quan đến gần 1.000 vụ việc. Lưu chiểu là một khâu quan trọng của quản lý nhà nước về báo chí nhằm thực hiện chức năng kiểm tra trước khi cho lưu hành. Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành công văn số 844/BTTTT-CBC ngày 10/03/2022 về việc tăng cường rà soát, chấn chỉnh, xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí gửi các cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan báo chí. Tiểu kết chương 1 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về phát thanh truyền hình tại tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk 2.1.2. Khái quát về phát thanh, truyền hình tại tỉnh Đắk Lắk 2.1.2.1. Khái quát về ngành phát thanh, truyền hình tại tỉnh Đắk Lắk * Quá trình hình thành và phát triển Đài PT-TH Đắk Lắk: 12
  14. Đài PT-TH Đắk Lắk tiền thân là Đài Phát thanh Đắk Lắk phát sóng đầu tiên vào ngày 1/5/1975, ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. Đến năm1984, Đài Phát thanh Đắk Lắk đổi tên thành Đài PT-TH Đắk Lắk và chương trình truyền hình đầu tiên của Đài chính thức phát sóng vào ngày 19-6- 1984. Trải qua 42 năm qua xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự quan tâm của các sở, ban, ngành, đoàn thể và sự nỗ lực của cán bộ, viên chức, người lao động trong cơ quan, Đài PT-TH Đắk Lắk đã không ngừng phát triển lớn mạnh. * Kết quả hoạt động của Đài PT – TH tỉnh Đắk Lắk Năm 2021, Đài PT-TH Đắk Lắk tổ chức 531 cuộc phát thanh trực tiếp, trong đó có 365 cuộc trực tiếp chương trình thời sự buổi trưa và 166 cuộc phát thanh trực tiếp. Đài PT-TH Đắk Lắk đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua do bộ, ngành và địa phương phát động. 2.1.2.2. Phát thanh, truyền hình cở sở * Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố Toàn tỉnh Đắk Lắk có 15/15 huyện, thị xã, thành phố và đều có Đài Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố. Bình quân mỗi Đài TT-TH huyện sản xuất và phát sóng 461 CT/năm bao gồm chương trình tổng hợp (Thời sự- chuyên đề-giải trí). Cơ cấu tổ chức Đài TT- TH huyện chia thành 3 bộ phận chính: quản lý,nội dung và kỹ thuật. * Truyền thanh xã, phường, thị trấn Tỉnh Đắk Lắk có 184 cấp xã phường thị trấn có Đài truyền thanh (gọi chung là Truyền thanh xã) hoạt động, trong đó bao gồm 161 Đài truyền thanh vô tuyến và 23 Đài truyền thanh ứng dụng Công nghệ thông tin – viễn thông,. Trong các Đài truyền thanh vô 13
  15. tuyến, truyền thanh thông minh có 160 Đài hoạt động tốt, 12 Đài hoạt động bình thường, 7 Đài hoạt động kém, 5 Đài đã hỏng.. 2.1.2.3. Truyền hình trả tiền Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 6 đơn vị cung cấp dịch vụ Truyền hình trả tiền gồm: Viễn thông Đắk Lắk: truyền hình Internet MyTV; Viettel Đắk Lắk: truyền hình Internet NetTV; truyền hình kỹ thuật số vệ tinh, kỹ thuật số mặt đất AVG; Công ty cổ phần Viễn thông FPT Đắk Lắk: truyền hình Internet OneTV; Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (chi nhánh Đắk Lắk): truyền hình vệ tinh K+; Công ty truyền hình cáp Sài gòn Tourist (chi nhánh Đắk Lắk): truyền hình cáp SCTV. 2.1.2.4. Truyền dẫn và phát sóng Hiện tại, Đắk Lắk truyền dẫn các chương trình phát thanh từ Đài PT - TH tỉnh đến Đài TT-TH huyện theo phương thức bằng sóng vô tuyến FM và truyền dẫn qua vệ tinh. Công nghệ phát sóng vẫn sử dụng công nghệ tương tự trên kênh sử dụng băng tần (87 – 108) MHz, phủ sóng phát thanh trên toàn tỉnh. 2.1.2.5. Phát thanh online và Truyền hình online - Trang thông tin điện tử Đài PT-TH tỉnh Đắk Lắk: Trang TTĐT của Đài PT-TH tỉnh https://drt.org.vn/. 2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Thực trạng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển phát thanh, truyền hình Công tác quy hoạch, phát triển PT-TH luôn được tỉnh Đắk Lắk quan tâm và chỉ đạo thực hiện. UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Công văn số 4568/UBND- KGVX gửi Sở Thông tin và Truyền thông về thực hiện Kế hoạch số 1738/KH-BTTTT ngày 04/6/2019 của Bộ 14
  16. Thông tin và Truyền thông về việc triển khai sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk, đến nay tỉnh Đắk Lắk có 3 cơ quan báo chí là Báo Đắk Lắk, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Tạp chí Chư Yang Sin (của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh), 1 Tạp chí Khoa học chuyên ngành (của Trường Đại học Tây Nguyên); có 1 Cổng thông tin điện tử của tỉnh; hầu hết các sở, ngành, địa phương đều có trang, cổng thông tin điện tử; có 2 cơ quan báo chí thường trú; 13 cơ quan báo chí có văn phòng đại diện; 16 cơ quan báo chí cử phóng viên thường trú tại tỉnh và 15 cơ quan báo chí đăng ký, phân công phóng viên tác nghiệp thường xuyên tại tỉnh. 2.2.2. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về phát thanh và truyền hình Thời gian qua, trên cơ sở đánh giá, phân tích Luật báo chí và các luật, nghị định, thông tư của Chính phủ liên quan đến PT – TH, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ TT-TT, Sở TT-TT tỉnh Đắk Lắk đã quy hoạch, sắp xếp hệ thống PT-TH trong tỉnh, tổ chức hội nghị quán triệt, hướng dẫn triển khai và tổ chức thực hiện theo và trình UBND tỉnh ban hành các Nghị quyết, quyết định về PT –TH nhằm cụ thể hóa kế hoạch, chủ trương, quy định về quản lý nhà nước về PT – TH. 2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước phát thanh và truyền hình Theo phân cấp của Chính phủ, trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương thuộc về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Thông tin và Truyền thông. Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng thực hiện 15
  17. một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của phát luật.. Phòng Văn hóa – Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp, có chức năng thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của phát luật.. 2.2.4. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên 2.2.4.1. Thực trạng đội ngũ biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên * Các Đài truyền thanh truyền hình cấp huyện: Tổng số người đang làm việc trong 15 Trung tâm Văn hóa Thông tin và thể thao của 15 huyện, thành phố trên địa bàn Đắk Lắk là 79 người. Trong đó thực hiện công việc liên quan đến sản xuất nội dung là 37 người, Thực hiện công việc liên quan đến kỹ thuật: 35 người, công việc khác: 07 người. * Các Đài truyền thanh truyền hình cấp xã: Năm 2021, Đài truyền thanh cấp xã trên địa bàn tỉnh có 215 cán bộ thì trong đó có 95 người có trình độ chuyên ngành khác, 72 người trình độ cao đẳng chuyên ngành khác, 42 người có trình độ cao đẳng điện tử viễn thông, 06 người có trình độ đại học điện tử viễn thông. * Đài PT-TH tỉnh Đắk Lắk: có 109 cán bộ, viên chức. Từ đầu năm 2022 đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức bồi dưỡng cho nghiệp vụ cho gần 90 phát thanh viên Đài Truyền thanh cơ sở trên địa bàn 16
  18. 2.2.5. Thực trạng công tác thực hiện chế độ, chính sách phát triển phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Hằng năm từ nguồn ngân sách huyện đã hỗ trợ cho các Đài huyện mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn. Xây dựng cơ chế hỗ trợ cho cán bộ phụ trách Đài truyền thanh xã theo tinh thần Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 20/12/2021 về “quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách, mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, buôn, tổ dân phố; mức khoán kinh phí hoạt động đối với ủy ban mặt trận tổ quốc Việt nam, tổ chức chính trị- xã hội ở cấp xã và mức hỗ trợ thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư trên địa bàn tỉnh”. 2.2.6. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, khen thưởng, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Cùng với công tác tuyên truyền, Sở Thông tin và Truyền thông cũng thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực VII trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Trong năm 2022, Sở Thông tin và Truyền thông và Trung tâm đã phối hợp kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với 07 đơn vị sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, trong đó 02 đơn vị hoạt động không có giấy phép và 01 đơn vị sử dụng tần số không đúng với tần số quy định trong giấy phép, 02 đơn vị sử dụng tần số đã hết hạn. Về khen thưởng trong lĩnh vực PT-TH, hằng năm, UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện công tác khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ; 17
  19. 2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Những thành công Thứ nhất, phát thanh truyền hình thực hiện đúng tôn chỉ là tiếng nói của Đảng, chính quyền và nhân dân Thứ hai, phát thanh, truyền hình giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển tỉnh Đắk Lắk. Thứ ba, phát thanh, truyền hình hòa nhập với xu thế chuyển đổi số. Thứ tư, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk luôn xác định rõ tầm quan trọng của PT-TH nên thường xuyên quan tâm chỉ đạo, định hướng hoạt động quản lý PT-TH, đầu tư nguồn lực phát triển. 2.3.2. Những hạn chế Một là, hạn chế trong việc xây dựng ban hành văn bản pháp luật quản lý nhà nước về PT-TH trên địa bàn tỉnh. Hai là, hạn chế về chất lượng, nội dung thông tin và cơ sở vật chất. Ba là, thiếu nhân lực chất lượng cao làm công tác quản lý nhà nước về PT-TH. Bốn là, hạn chế trong công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động phát thanh, truyền hình. Năm là, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình. Sáu là, hạn chế về tài chính. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan - Cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để quản lý còn thiếu và chưa theo kịp thực tiễn, các Nghị định, 18
  20. Thông tư ban hành để quy định chi tiết việc thi hành luật còn rất chậm trễ. - Do sự tác động của tình hình phát triển của thế giới nói chung và trong nước nói riêng, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin tác động mạnh đến sự nhận thức, tư tưởng của cán bộ cho đến nhân dân. 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan - Xuất phát từ nguồn nhân lực: Thời gian qua, việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho những người làm công tác chỉ đạo, quản lý và đội ngũ làm công tác truyền thanh cơ sở chưa được coi trọng. Cơ chế quản lý còn có những ràng buộc nên các Đài Truyền thanh cấp huyện phát triển không đồng đều, nhiều nguồn lực chưa được phát huy đúng mức. - Sự phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản trong quản lý báo chí có lúc, có nơi còn chưa kịp thời, hiệu quả thấp. - Sự phát triển không đồng đều giữa các Đài TT-TH huyện xuất phát từ cơ chế quản lý dẫn đến chế độ, quy định, quy phạm pháp luật... áp dụng không đồng đều ở các địa phương khác nhau. Tiểu kết chương 2 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2